ĐỀ CƯƠNG TÀI CHÍNH CÔNG

12 1.6K 24
ĐỀ CƯƠNG TÀI CHÍNH CÔNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG TÀI CHÍNH CÔNG CÂU 1: *Nhận định về chức năng tài chính công: - Chức năng phân bổ nguồn lực tài chính: + Khái niệm: là khả năng khách quan của tài chính công mà nhờ đó các nguồn lực tài chính thuộc quyền chi phối của các chủ thể công được phân phối và sử dụng một cách hợp lí nhằm đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước và các chủ thể công quyền. + Chủ thể: nhà nước và các chủ thể công quyền. + Đối tượng: nguồn lực tài chính công là một bộ phận của cải xã hội biểu hiện dưới hình thái giá trị mà các chủ thể công có thể khai thác, huy động và sử dụng phục vụ cho việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình. + Yêu cầu phân phối nguồn lực tài chính công: • Phân bổ nguồn lực tài chính thuộc quyền chi phối của nhà nước. • Phân bổ nguồn lực tài chính công phải chú ý xử lí mối quan hệ giữa khu vực công và khu vực tư. • Phân bổ nguồn lực tài chính công phải phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH của từng quốc gia, phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kì. + Nhận xét, bình luận: • Kết quả: các quỹ công được tạo lập, phân phối và sử dụng. • Ý nghĩa: việc phân bổ một cách hợp lí, đúng đắn nguồn lực tài chính công sẽ giúp sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, thúc đẩy việc hoàn thiện cơ cấu KT-XH.  Vận dụng: trong hoạt động của tài chính công, nhà nước có thể phân bổ nguồn ngân sách để xây một cây cầu vượt, để trợ giá, để ủng hộ đồng bào lũ lụt,… • Chức năng tái phân phối thu nhập: + Khái niệm: là khả năng khách quan mà nhờ đó tài chính công được sử dụng vào việc phân phối và phân phối lại các nguồn lực tài chính trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu công bằng xã hội. + Qúa trình phân phối của tài chính công: phân phối và phân phối lại nhằm đảm bảo công bằng trong phân phối cả theo chiều dọc và chiều ngang: • Chiều ngang: phát sinh thu nhập như nhau thì sẽ bị tài chính công điều tiết như nhau. • Chiều dọc: có điều kiện hoàn cảnh khác nhau thì được tài chính công điều tiết thu nhập khác nhau.  Vận dụng: trong hoạt động tài chính công, nhà nước thu thuế thu nhập cá nhân, doanh nghiệp theo từng mức, điều đó cho thấy người giàu (có thu nhập cao) sẽ phải nộp mức thuế cao hơn người nghèo (có thu nhập thấp). Sau đó có thể dùng một phần số tiền đó để trợ cấp cho người nghèo. Đó là việc làm thể hiện sự phận phối lại thu nhập, đem lại sự công bằng trong xã hội. • Chức năng kiểm tra, giám sát: + Khái niệm: là khả năng khách quan mà nhờ vào đó nhà nước có thể xem xét tính đúng đắn, hợp lí của quá trình nhà nước tham gia phân phối của cải xã hội để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội. 1 + Chủ thể: là các cơ quan lập pháp, hành pháp, tài chính, kiểm toán của nhà nước, thanh tra nhà nước. + Đối tượng: • Kiểm tra, giám sát quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ công. • Kiểm tra, giám sát quá trình phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính của các chủ thể khác trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu của chính sách tài chính công và luật pháp tài chính. + Nội dung: • Kiểm tra quá trình kế hoạch hóa tài chính. • Kiểm tra việc chấp hành luật pháp, chính sách, kỉ luật tài chính của các chủ thể trong lĩnh vực tài chính công. • Kiểm tra tính cân đối, hợp lí, tính tiết kiệm và hiệu quả,… trong việc phân phối nguồn lực tài chính công.  Vận dụng: trong hoạt động của tài chính công, nhà nước có thể quy định và kiểm soát cả nguồn thu cũng như cân đối việc phân phối nguồn lực sao cho hiệu quả: bao nhiêu dành cho giao thông, bao nhiêu dành cho giáo dục-y tế,… tùy theo mục tiêu đề ra của nhà nước. CÂU 2: *Vai trò của tài chính công: - Đảm bảo nguồn lực tài chính cho việc duy trì sự tồn tại và hoạt động có hiệu quả của bộ máy nhà nước: + Tài chính công là công cụ khai thác, động viên và tập trung các nguồn lực tài chính, đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho các nhu cầu chi tiêu đã được nhà nước dự tính cho từng thời kì phát triển. Các nguồn lực tài chính từ nội bộ nền kinh tế, nước ngoài, mọi lĩnh vực và mọi thành phần dưới nhiều hình thức (thuế, công trái, phí,…), mang nét đặc trưng là bắt buộc và không hoàn trả.  Ví dụ: thuế là một nguồn thu của tài chính công, thuế bao gồm nhiều loại và thu ở mọi đối tượng như cá nhân, doanh nghiệp,…. Nó mang tính bắt buộc và không hoàn trả một cách trực tiếp mà thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng, đường xá,…để đáp ứng nhu cầu cho những đối tượng đóng thuế sử dụng các hàng hóa, dịch vụ công. + Tài chính công phân phối các nguồn lực tài chính đã tập trung trong các quỹ công cho các nhu cầu chi tiêu của nhà nước theo những quan hệ tỉ lệ hợp lí nhằm: đảm bảo, duy trì sự tồn tại và tăng cường sức mạnh của bộ máy nhà nước, ngoài ra còn đảm bảo thực hiện các chức năng KT-XH của nhà nước đối với các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.  Ví dụ: nhà nước chủ trương phát triển xuất khẩu gạo sang các nước thuộc khối thị trường chung châu Âu khó tính nên đã trích phần quỹ công một cách hợp lí để đầu tư cho việc thu hoạch, đóng gói,… để đảm bảo đúng tiêu chuẩn. + Tài chính công là công cụ kiểm tra giám sát để đảm bảo cho các nguồn tài chính đã phân phối được sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm và có hiệu quả nhất, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của quản lí nhà nước và phát triển KT-XH.  Ví dụ: hiện nay, nhà nước chủ trương phát triển chất lượng nền giáo dục và dịch vụ y tế và đã chi ra những khoản đầu tư được coi là hợp lí từ quỹ công, tài 2 chính công là công cụ giúp nhà nước biết được chi ra bao nhiêu cho mỗi lĩnh vực là hợp lí, hiệu quả. -Tài chính công là công cụ quan trọng trong quản lí và điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội. Cụ thể: + Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững. Việc này được phát huy nhờ vận dụng chức năng phân phối của tài chính công thông qua 2 công cụ là thuế và chi tiêu công: • Thuế: nhờ thiêt lập hệ thống thuế hợp lí (thuế trực thu, gián thu, các loại thuế suất và mức thuế suất, ) đã định hướng đầu tư , thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, vùng lãnh thổ, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng sản xuất kinh doanh. • Chi tiêu công: nhà nước phân bổ nguồn lực tài chính huy động được cho các công trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, đầu tư cho các ngành kinh tế mũi nhọn, công trình trọng điểm, hỗ trợ đầu tư cho các thành phần kinh tế, giải quyết các mối quan hệ cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân. Các khoản chi tiêu công đã tạo động lực phát triển kinh tế của khu vực công và khu vực tư, nâng cao hiệu của sử dụng các nguồn lực tài chính quốc gia, góp phần hoàn thiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững.  Ví dụ: khi nhà nước đầu tư đường xá thuận tiện đến những khu vực trọng điểm cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng cho các nhà máy, xí nghiệp,…tự khác những khu công nghiệp đó sẽ phát triển, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Khi các doanh nghiệp làm ăn có lãi, thu nhập cao, mức thuế phải nộp sẽ lớn, tạo ra mức quỹ công lớn, giúp điều tiết, giải quyết những biến động trong nền kinh tế và giúp nền kinh tế phát triển bền vững. + Điều tiết thị trường và bình ổn giá cả: • Điều tiết thị trường: nhờ các quỹ công, nhà nước đã tạo lập hệ thống quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước và sử dụng hợp lí để ứng phó với những biến động (lạm phát, lãi suất tăng cao, chứng khoán mất giá,…). Cụ thể, quỹ dự trữ nhà nước và bình ổn giá là công cụ điều tiết thị trường và bình ổn giá cả.  Ví dụ: khi giá xăng tăng, nhà nước phải xả quỹ để bù lỗ cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu để giữ mức giá, không cho nó tiếp tục tăng nữa. Hay khi xảy ra lạm phát, nhà nước hạn chế chi tiêu công và sử dụng công cụ thuế, trái phiếu,…để giảm lượng tiền lưu hành trong dân chúng. + Duy trì sự cân đối của cán cân ngoại thương, thanh toán quốc tế và bình ổn tỉ giá hối đoái: như đã phân tích, nhờ các quỹ công, nhà nước đã giúp nền kinh tế phát triển và bền vững. Khi kinh tế phát triển, nhập khẩu sẽ ít dần, tăng cường xuất khẩu, làm cân bằng cán cân ngoại thương. Khi kinh tế phát triển, tiềm lực kinh tế lớn, có vị thế trên trường quốc tế giúp tỉ giá hối đoái không bị biến động quá nhiều và đồng tiền có giá hơn. Ngoài ra, nhà nước cũng trích lập các quỹ hỗ trợ xuất khẩu, dự trữ ngoại tệ cũng là công cụ góp phần duy trì sự cân đối của cán cân thanh toán, bình ổn tỉ giá hối đoái.  Ví dụ: nhờ quỹ hỗ trợ xuất khẩu nên việc xuất khẩu các sản phẩm như gạo, cá tra, cá basa, tôm,… sang các thị trường khó tính cũng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, có thể tự sản xuất các mặt hàng mà trước đây chúng ta phải nhập khẩu, giúp cân bằng cán cân ngoại thương. Việc nền kinh tế phát triển, cũng giúp tỉ giá hối 3 đoái của đồng tiền việt so với các đồng mạnh như USD, bảng Anh, EURO,… sẽ ổn định. + Phát triển văn hóa, xã hội, điều tiết thu nhập của các chủ thể trong xã hội để thực hiện mục tiêu công bằng thông qua công cụ thu, chi tiêu công. • Phát triển văn hóa, xã hội: nhờ các quỹ công, nhà nước có thể đầu tư phát triển để đảm bảo những nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ công với chất lượng cao như y tế, giáo dục, văn hóa và các dịch vụ khác ngày càng tăng theo sự phát triển của xã hội. nhà nước sẽ phân bổ nguồn lực để thực hiện những biện pháp trong lĩnh vực giáo dục (phổ cập bậc tiểu học), y tế (chương trình y tế cộng đồng), văn hóa (truyền thanh, truyền hình),…ngoài ra, nhà nước còn chi cho nghệ thuật, bảo hiểm xã hội, an sinh xã hội,…  Ví dụ: nhà nước đã trích một phần quỹ công để trùng tu những di tích lịch sử còn sót lại, đầu tư các chương trình y tế cộng đồng để đưa bác sĩ đến từng bản làng có điều kiện khó khăn, tổ chức trợ cấp cho những người có thu nhập thấp, … • Điều tiết thu nhập để đạt mục tiêu công bằng cho các chủ thể trong xã hội: thông qua công cụ thuế, nhà nước áp mức thuế cao hay thấp tùy thuộc vào mức thu nhập, từ đó, người giàu bớt giàu và người nghèo bớt do được nhận trợ cấp từ chính một phần khoản thuế đánh vào người giàu.  Ví dụ: những người có thu nhập càng cao thì mức thuế thu nhập phải chịu càng tăng (từ 0-5 triệu, mức thuế suất là 5%, từ 5-10 triệu; mức thuế suất là 10%; …). Khi những người có mức sống cao và chi tiêu vào các sản phẩm xa xỉ như ô tô nhập khẩu,… họ sẽ bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt khá cao. Việc đó làm cho người giàu bớt giàu đi tương đối. Và những người có mức sống thấp nhờ nhận được trợ cấp từ một phần thuế mà người giàu phải nộp sẽ trở nên bớt nghèo một cách tương đối. Điều đó tạo ra sự công bằng cho các chủ thể trong xã hội. CÂU 3: *Vai trò ngân sách nhà nước: - NSNN là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước: + Trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ của mình, việc nhà nước dùng NSNN để huy động nguồn tài chính gắn chặt với các chi phí của nhà nước.  Để phát huy vai trò này phải chú ý đến mức độ và tỉ lệ huy động các nguồn lực tài chính của NSNN sao cho hợp lí: đối với doanh nghiệp, mức độ và tỉ lệ huy động sẽ cao hơn so với dân cư,… - NSNN là công cụ điều tiết vĩ mô nền KT-XH: + NSNN là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển SXKD và chống độc quyền: • Thông qua chi NSNN để đầu tư cơ sở hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế thuộc các ngành then chốt đã hướng các chủ thể trong nền kinh tế đi theo quỹ đạo mà nhà nước đã định ra và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được hình thành. • Việc chi NSNN để cấp vốn hình thành các doanh nghiệp là một trong những biện pháp chống độc quyền và hiện tượng cạnh tranh không hoàn hảo. • Nguồn kinh phí NSNN được sử dụng để hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hay chuẩn bị chuyển đổi cơ cấu. 4 • Việc huy động nguồn tài chính thông qua thuế, NSNN đảm bảo thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích hay hạn chế SXKD.  Để phát huy vai trò này, nhà nước cần xác định đâu là xương sống của nền kinh tế rồi đầu tư vào đó (xăng dầu, điện, nước, hàng tiêu dùng,…). Khi đã tồn tại những doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn về những lĩnh vực này, tự khác thị trường sẽ xuất hiện các doanh nghiệp tư nhân, cổ phần,…để cạnh tranh. Điều này giúp kích thích phát triển SXKD (nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường), chống độc quyền (không chỉ tồn tại 1 hay 2 doanh nghiệp trong một ngành) và hình thành cơ cấu kinh tế mới (nếu nhà nước đầu tư mạnh vào công nghiệp, dịch vụ, cơ cấu kinh tế sẽ chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ). Ngoài ra, nhà nước có thể dùng NSNN để hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn để tiếp tục thúc đẩy sản xuất, hay dùng thuế để điều tiết hợp lí (các ngành nghề hạn chế sản xuất, đánh thuế nặng hơn so với các ngành nghề đang được kích thích phát triển). + NSNN có vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, kiểm soát lạm phát. • Thông qua thu, chi NSNN, nhà nước có thể tác động vào cung, cầu hàng hóa để tạo ra sự cân bằng, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả. • Thông qua các biện pháp như thắt chặt, nâng cao hiệu quả các khoản chi tiêu của NSNN, sử dụng công cụ thuế,…nhà nước có thể kiểm soát lạm phát.  Để phát huy vai trò này, nhà nước cần sử dụng các biện pháp như thuế, quỹ dự trữ quốc gia,…để tác động vào cung cầu (nếu cung lớn hơn cầu, nhà nước có thể giảm thuế VAT đánh vào các hàng hóa, dịch vụ làm giá cả của chúng giảm đi, khi đó, các doanh nghiệp sẽ sản xuất ít đi_ cung giảm và người tiêu dùng sẽ tăng tiêu dùng_ cầu tăng, tạo ra sự cân bằng cung-cầu). Ngoài ra, đứng trước tình trạng lạm phát, nhà nước có thể giảm bớt chi tiêu để hạn chế dòng tiền tung ra ngoài thị trường, phát hành trái phiếu để hút các dòng tiền trong dân về với nhà nước,… + NSNN là công cụ điều tiết thu nhập giữa các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo công bằng xã hội. • Thông qua thu NSNN, nhà nước điều tiết một phần thu nhập của người giàu, hướng dẫn tiêu dùng hợp lí, tiết kiệm. • Thông qua chi NSNN dưới hình thức trợ cấp đảm bảo an sinh xã hội, nhà nước hỗ trợ để nâng cao đời sống của người dân trong xã hội.  Để phát huy vai trò này, nhà nước thông qua công cụ thuế, trợ cấp để điều tiết thu nhập. Người giàu có thu nhập cao, bị đánh thuế ở mức cao nên làm họ bớt giàu đi tương đối và khi họ sử dụng các hàng hóa cao cấp sẽ bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt khiến họ có thể hạn chế sử dụng các mặt hàng đó, việc đó giúp họ điều chỉnh tiêu dùng hợp lí, tiết kiệm. Đối với người nghèo, mức thuế mà họ phải nộp rất thấp, ngoài ra họ còn được hưởng chế độ trợ cấp, khiến cho họ bớt nghèo đi tương đối, nâng cao đời sống, tạo ra sự công bằng xã hội giữa người giàu và nghèo. CÂU 4: *Nội dung hoạt động thu, chi ngân sách: - Thu ngân sách: 5 + Khái niệm: là quá trình huy động, tập trung cá nguồn lực tài chính trong xã hội vào quỹ ngân sách (là hệ thống quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể trong xã hội để tạo lập quỹ ngân sách). + Kết cấu: • Theo tính chất kinh tế của các khoản thu:  Thu thuế  Thu phí, lệ phí  Thu từ các hoạt động kinh tế của nhà nước.  Thu khác • Theo tính chất phát sinh các khoản thu:  Thu thường xuyên  Thu không thường xuyên. • Theo nội dung kinh tế của các khoản thu:  Thuế, phí, lệ phí.  Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước.  Thu từ hoạt động sự nghiệp  Thu hồi quỹ dự trữ nhà nước.  Thu tiền sử dụng đất, hoa lợi công sản, thu từ đất công ích.  Các khoản đóng góp của các tổ chức và dân cư để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở.  Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài nước.  Các khoản di sản nhà nước được hưởng.  Thu kết dư NSNN năm trước.  Tiền bán và cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp.  Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật  Các khoản tiền phạt, tịch thu  Các khoản viện trợ không hoàn lại bằng tiền, hiện vật.  Các khoản vay trong nước và nước ngoài để bù đắp thâm hụt ngân sách. - Chi ngân sách: + Khái niệm: là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. + kết cấu: • Theo tính chất phát sinh các khoản chi:  Chi thường xuyên  Chi không thường xuyên • Theo chức năng, nhiệm vụ của nhà nước:  Chi đầu tư phát triển kinh tế  Chi phát triển văn hóa, y tế, giáo dục  Chi quản lí nhà nước  Chi an ninh quốc phòng  Chi phúc lợi xã hội  Chi khác • Theo thời hạn tác động của các khoản chi và phương thức quản lí:  Chi thường xuyên 6  Chi đầu tư phát triển  Chi trợ nợ, viện trợ  Chi dự trữ • Theo mục đích các khoản thu:  Chi cho tích lũy (chi đầu tư)  Chi cho tiêu dùng *Quản lí hoạt động thu, chi ngân sách: - Khái niệm: là quá trình nhà nước sử dụng các công cụ, biện pháp thích hợp để tác động (thu-chi) vào các đối tượng của quản lí NSNN làm cho chúng vận động phù hợp với mục tiêu đặt ra. - Tác dụng: + Giúp cho nguồn thu NSNN tập trung đầy đủ, kịp thời, hợp lí, phục vụ các nhu cầu chi tiêu của nhà nước. + Giúp các khoản chi NSNN được xem xét, tính toán một cách hợp lí, hiệu quả, đảm bảo những nhiệm vụ của nhà nước.  Đảm bảo sự cân đối giữa thu-chi của nền tài chính quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế. - Cơ quan quản lí thu-chi ngân sách: + Cơ quan quản lí trực tiếp: Kho bạc nhà nước. + Cơ quan quản lí gián tiếp: cơ quan Tài chính, cơ quan Thuế, Hải quan,… CÂU 5: *Phân cấp quản lí ngân sách nhà nước: - Khái niệm: là sự phân chia quyền hạn, trách nhiệm của các cấp chính quyền nhà nước trong việc quản lí, điều hành nhiệm vụ thu chi của mỗi cấp ngân sách. - Nguyên tắc: + Phân cấp ngân sách phải phù hợp với phân cấp quản lí kinh tế-xã hội , quốc phòng, an ninh của nhà nước và năng lực quản lí của mỗi cấp trên địa bàn. + Đảm bảo thực hiện vai trò chủ đạo của ngân sách TW và vị trí độc lập của ngân sách địa phương trong hệ thống ngân sách nhà nước thống nhất. + Đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân cấp ngân sách. -Nội dung: + Giải quyết mối quan hệ quyền lực giữa các cấp chính quyền trong việc ban hành các văn bản, chế độ thu chi, quản lí ngân sách. + Giải quyết mối quan hệ vật chất trong quá trình phân giao nhiệm vụ chi, nguồn thu và cân đối ngân sách. + Giải quyết mối quan hệ trong việc thực hiện chu trình ngân sách. CÂU 6: *Nguyên nhân thâm hụt ngân sách: - Nguyên nhân khách quan: + Do biến động của chu kì kinh tế. + Nhu cầu chi tiêu tăng do phục hồi kinh tế, an ninh quốc phòng, khắc phục hậu quả thiên tai,… -Nguyên nhân chủ quan: + Do điều hành NSNN không hợp lí. 7 + Do quá trình phân cấp quản lí NSNN còn nhiều bất cập. + Do chủ trương chuyển đổi nền kinh tế.  Nguyên nhân thâm hụt NSNN ở Việt Nam: + Phục hồi, chuyển đối cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ: thành lập các doanh nghiệp nhà nước, góp vốn các công ty cổ phần,… + Đầu tư sức mạnh quốc phòng, an ninh: trang bị vũ khí, đào tạo bộ đội,… + Khắc phục thiên tai ở miền trung mỗi khi lũ về: lũ lụt, bão,… + Đầu tư cơ sơ hạ tầng, giao thông: xây các cây cầu vượt để giảm ách tắc giao thông, sửa lại vỉa hè nhân đại lễ nghìn năm thăng long,… + Việc điều hành thu chi ngân sách còn nhiều bất cập, nạn tham nhũng, bòn rút ngân sách vần còn,… CÂU 7: CÂU 8: *Vai trò chi tiêu công: - Chi tiêu công có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư của khu vực tư và chuyển dịch cơ cấu: - Chi tiêu công góp phần điều chỉnh chu trình kinh tế: - Chi tiêu công góp phần tái phân phối thu nhập xã hội giữa các tầng lớp dân cư, thực hiện công bằng xã hội : CÂU 9: *Nhân tố ảnh hưởng tới chi tiêu công: - Sự phát triển về vai trò Chính phủ trong nền kinh tế thị trường hiện đại: + Gánh vác thêm nhiệm vụ mới: + Xã hội hóa các rủi ro: rủi ro của cá nhân được chia sẻ nhiều hơn. - Sự phát triển của lực lượng sản xuất: - Mô hình tổ chức bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà nhà nước phải đảm nhiệm trong từng thời kì:  Nhân xét: CÂU 10: *Thuế: - Đặc điểm: + Mang tính chất không hoàn trả trực tiếp: + Là khoản động viên bắt buộc phi hình sự gắn với quyền lực của nhà nước. + Là một hình thức phân phối lại, gắn chặt với các hoạt động kinh tế. -Vai trò: CÂU 11: *Phân loại thuế: - Căn cứ vào tính chất điều tiết của thuế: + Thuế trực thu: điều tiết trực tiếp vào thu nhập của người chịu thuế (người nộp thuế). Ví dụ: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp,… 8 + Thuế gián thu: điều tiết gián tiếp vào thu nhập của người chịu thuế thông qua giá cả hàng hóa trong tiêu dùng, người chịu thuế là người tiêu dùng, người nộp là người sản xuất kinh doanh. Ví dụ: thuế xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng, … -Căn cứ vào đối tượng đánh thuế (cơ sở đánh thuế): + Thuế đánh vào thu nhập: + Thuế đánh vào tiêu dùng: + Thuế đánh vào tài sản: CÂU 12: *Thuế suất: -So sánh giữa quy mô của đối tượng chịu thuế và mức thuế tương ứng. -Bao gồm: + Thuế suất tuyệt đối: + Thuế suất tương đối (tỉ lệ): • Thuế suất cố định: không thay đổi. • Thuế suất tỉ lệ: • Thuế suất lũy tiến: quy mô của đối tượng chịu thuế càng lớn thì thuế suất càng cao.  Thuế suất lũy tiến từng phần  Thuế suất lũy tiến toàn phần • Thuế suất lũy thoái: - Một số công thức về thuế suất: + Thuế suất biên (MTR): • Công thức: MTR=100%* • Ý nghĩa: thuế suất biên cho biết số thuế phải nộp tăng thêm bao nhiêu khi giá trị cơ sở thuế thay đổi một đơn vị. + Thuế suất trung bình (ATR): • Công thức: ATR=100%* • Ý nghĩa: thuế suất trung bình cho biết số thuế phải nộp trung bình khi giá trị cơ sở thuế là một đơn vị. CÂU 13: *Quỹ tài chính công: - Đặc điểm: +Về chủ thể: nhà nước là chủ thể quyết định thành lập quỹ, huy động nguồn tài chính, sử dụng quỹ và tổ chức bộ máy quản lí quỹ. + Về nguồn tài chính: • Một phần trích từ NSNN: nguồn lực tạo lập ban đầu. • Một phần huy động từ các nguồn tài chính trong xã hội. + Về mục tiêu sử dụng: nhằm giải quyết các biến động bất thường của nền KTXH, không có trong dự toán NSNN. - Vai trò: 9 + Tạo thêm công cụ tài chính năng động để đa dạng hóa sự huy động các nguồn lực tài chính tỏng xã hội vào nhà nước, qua đó tiến hành phân phối lại phục vụ cho các mục tiêu xã hội trong phát triển. + Tạo cho nhà nước có thêm công cụ để gia tăng nguồn lực tài chính, khắc phục những khiếm khuyết của kinh tế thị trường và chuyển dần nền kinh tế xã hội sang hoạt động theo cơ chế thị trường. - Nội dung hoạt động của từng loại quỹ: + Quỹ dự trữ quốc gia: • Khái niệm: là quỹ dự trữ chiến lược do nhà nước quản lí và sử dụng nhằm đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các nhiệm vụ cấp thiết khác của nhà nước. • Nguồn hình thành:  NSNN cấp hàng năm để mua hàng dự trữ.  Tiền thu từ bán luân phiên đổi hàng dự trữ:  Tự bán hàng: mỗi chủ thể (nhà nước, cá nhân, doanh nghiệp) tự thành lập quỹ bán hàng để sử dụng trong trường hợp bất thường.  Tham gia bán hàng: kinh doanh bán hàng. • Sử dụng quỹ:  Phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh,…  Đảm bảo quốc phòng an ninh  Bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.  Thực hiện các nhiệm vụ cấp thiết khác của nhà nước. • Tổ chức quản lí quỹ:  Cơ cấu tổ chức: quỹ dự trữ quốc gia được tổ chức theo hệ thống dọc gồm bộ phận quản lí cấp TW trực thuộc Chính phủ và các đơn vị ở địa phương theo khu vực. Bộ tài chính -> cục dự trữ quốc gia -> chi cục dự trữ quốc gia -> các đơn vị quản lí hàng dự trữ quốc gia chuyên dùng, đặc chủng.  Nguyên tắc quản lí:  Nguyên tắc tập trung thống nhất.  Nguyên tắc bí mật  Nguyên tắc sẵn sang  Nội dung quản lí:  Lập kế hoạch dự trữ  Tổ chức thực hiện kế hoạch dự trữ  Hạch toán, quyết toán quỹ  Thanh tra, kiểm tra hoạt động của quỹ. + Qũy bảo hiểm xã hội: • Khái niệm: là một quỹ tài chính được tạo lập nhằm mục đích hỗ trợ về tài chính cho các đối tượng được bảo hiểm khi họ mất khả năng thu nhập từ lao động (tạm thời hoặc vĩnh viễn theo luật định). • Nguồn hình thành:  Nguồn sử dụng lao động đóng góp.  Người lao động đóng góp.  NSNN cấp. 10 [...]... chi độc lập:  Quỹ hưu trí và trợ cấp  Quỹ khám chữa bệnh bắt buộc  Quỹ khám chữa bệnh tự nguyện +Quỹ hỗ trợ phát triển: • Khái niệm:  Là một quỹ tài chính được tạo lập nhằm thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của nhà nước  Là một tổ chức tài chính nhà nước phi lợi nhuận, có tư cách phát nhân, là đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống thực hiện thu chi và quyết toán theo chế độ quy định... các nhiệm vụ khác theo quy định của chính phủ  Mua bảo hiểm tài sản và các bảo hiểm khác liên quan đến vốn theo quy định  Sử dụng vốn nhàn rỗi để đầu tư nhằm bảo toàn quỹ • Tổ chức quản lí quỹ:  Cơ cấu tổ chức: ngân hàng phát triển VN  Nội dung quản lí:  Quản lí hoạt động thu-chi  Phân phối thu nhập  Thực hiện chế độ kế toán, thống kê, kiểm toán, kế hoạch tài chính 12 ... vi phạm luật BHXH  Nguồn vốn khác Đối tượng áp dụng:  Cán bộ công chức, viên chức nhà nước  Lực lượng vũ trang  Người làm việc ở nước ngoài mà trước đó đã đóng BHXH bắt buộc  Người làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn hoặc đủ 3 tháng trở lên trong các cơ quan nhà nước , đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tại VN, doanh nghiệp,... nước , đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tại VN, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, cá nhân có thuê mướn và trả công cho người lao động • Mức đóng, trách nhiệm đóng trong mấy năm gần đây:  Từ 1/2010 đến 12/2011: mức đóng 22% (người sử dụng lao động đóng 16%, người lao động đóng 6%)  Từ 1/2012 đến 12/2013: mức . ĐỀ CƯƠNG TÀI CHÍNH CÔNG CÂU 1: *Nhận định về chức năng tài chính công: - Chức năng phân bổ nguồn lực tài chính: + Khái niệm: là khả năng khách quan của tài chính công mà nhờ đó. dụng nguồn lực tài chính của các chủ thể khác trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu của chính sách tài chính công và luật pháp tài chính. + Nội dung: • Kiểm tra quá trình kế hoạch hóa tài chính. • Kiểm. tiêu đề ra của nhà nước. CÂU 2: *Vai trò của tài chính công: - Đảm bảo nguồn lực tài chính cho việc duy trì sự tồn tại và hoạt động có hiệu quả của bộ máy nhà nước: + Tài chính công là công cụ

Ngày đăng: 07/07/2015, 07:55

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan