1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương tài chính tiền tệ

45 425 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 54,63 KB

Nội dung

1. Phân tích vai trò và mục đích các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ? Liên hệ Việt Nam? Ngân hàng trung gian: là động lực chính để phát triển thị trường tiền tệ. Mục đích: Tham gia TTTT nhằm duy trì khả năng thanh toán của Ngân Hàng, huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế với chi phí thấp nhất để phục vụ cho hoạt động kinh doanh vì mục đích sinh lời. Ngân hàng trung ương: có vai trò tổ chức, quản lý, kiểm tra giám sát thị trường nhằm đảm bảo cho thị trường hoạt động năng động, có hiệu quả, trôi chảy và có tổ chức Mục đích: hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, mục đích chủ yếu là quản lý, điều hành thị trường. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng: có vai trò là động lực thúc đẩy phát triển thị trường, bởi họ có nguồn vốn lớn và đa dạng về cơ cấu, số lượng, thời gian, … Mục đích: phân phối rủi ro, đạt lợi nhuận tối đa Nhà môi giới: có vai trò là kết nối giữa người mua và người bán giúp cho quá trình mua bán diễn ra nhanh chóng và thúc đẩy thị trường phát triển. Mục đích: hưởng hoa hồng phí môi giới sau mỗi lần giao dịch thành công Các chủ thể kinh tế phi ngân hàng: + Kho bạc nhà Nước: có vai trò tạo hàng hóa cho thị trường; mục đích: vay vốn nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời NSNN năm tài chính thông qua phát hành tín phiếu kho bạc, hoạt động ko vì mục tiêu lơi nhuận. +Doanh nghiệp: có vai trò thúc đẩy sự phát triển của thị trường tiền tệ; mục đích: tìm kiếm lợi nhuận, thỏa mãn nhu cầu vốn trong kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán. Cá nhân, hộ gia đình: tham gia với tư cách nhà đầu tư – chủ thể vay vốn; mục đích: kiếm lời, thanh toán, phòng ngừa rủi ro Liên hệ thực tế: Câu 2: Phân tích vai trò và mục đích của NHTM khi tham gia trên thị trường tiền tệ. Trả lời: Ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trên thị trường tiền tệ, hệ thống NH với các chi nhánh ở trong và ngoài nước đã tiến hành các hoạt động kinh doanh một cách rộng rãi. Với vai trò là cầu nối giữa người đi vay và người cho vay, thông qua việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi , NHTM tiến hành cho vay thông qua việc mua các công cụ ngắn hạn, đồng thời NHTM là chủ thể giao dịch với số lượng lớn nhất trên thị trường tiền tệ nên NHTM có vai trò thúc đẩy sự phát triển của thị trường tiền tệ. Tham gia vào thị trường tiền tệ NHTM có mục đích đó là: Duy trì khả năng thanh toán ngắn hạn, với việc vay mượn qua thị trường tiền tệ liên ngân hàng, các NHTM có thể đảm bảo khả năng thanh toán trong các trường hợp bất thường xảy ra chẳng hạn như người dân rút tiền gửi ồ ạt,… Huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi với chi phí thấp nhất để phục vụ cho hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Thông qua thị trường liên ngân hàng, các NHTM có thể vay vốn với chi phí thấp để phục vụ cho nhu cầu sử dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận, bên cạnh đó các NHTM đảm bảo những điều kiện đề ra của NHTW có thể vay của NHTW với chi phí thấp để hoạt động từ đó tối đa hóa lợi nhuận. Câu 3 : Các NHTM là động lực chính thúc đẩy thị trường tiền tệ. Hãy phân tích nhận định trên. Liên hệ thực tế hoạt động NHTM trên TTTT Việt Nam? Câu 4: Có ý kiến cho rằng: “ Thị trường thứ cấp và thị trường sơ cấp có mỗi quan hệ tác động qua lại lẫn nhau”. Hãy chứng minh nhận định này. Liên hệ Việt Nam? TT sơ cấp hay thị trường cấp 1 là thị trường phát hành ra các chứng khoán hay nơi mua bán các chứng khoán đầu tiên. Tại thị trường này, giá cả chứng khoán là giá phát hành. Việc mua bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp làm tăng vốn cho nhà phát hành. TT thứ cấp hay thị trường cấp 2 là thị trường giao dịch, mua bán trao đổi những chứng khoán đã được phát hành nhằm mục đích kiếm lời, di chuyển vốn đầu tư hay di chuyển tài sản xã hội. Thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề cho sự hình thành và phát triển của thị trường thứ cấp vì đó là nơi cung cấp hàng hóa chứng khoán trên thị trường thứ cấp. Không có thị trường sơ cấp thì không thể có sự xuất hiện của thị trường thứ cấp. Ngược lại, thị trường thứ cấp đến lượt nó là động lực, là điều kiện cho sự phát triển của thị trường sơ cấp. Mối quan hệ đó thể hiện qua các giác độ: Thứ nhất, TT thứ cấp làm tăng tính lỏng cho các chứng khoán đã phát hành, làm tăng sự ưa chuộng của chứng khoán và giảm rủi ro của các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư sẽ dễ dàng hơn trong việc sàng lọc, lựa chọn, thay đổi danh mục đầu tư, trên cơ sở đó, doanh nghiệp giảm bớt được chi phí huy động và sử dụng vốn, tăng hiệu quả quản lý doanh nghiệp. Việc tăng tính lỏng của chứng khoán tạo điều kiện chuyển đổi thời hạn của vốn, từ ngắn hạn sang trung và dài hạn, đồng thời tạo điều kiện phân phối vốn một cách hiệu quả. Thứ hai, TT thứ cấp được coi là tt định giá các công ty, xác định giá các chứng khoán đã phát hành trên thị trường sơ cấp. Thứ ba, thông qua việc xác định giá, tt thứ cấp cung cấp một danh mục chi phí vốn tương ứng với mức đọ rủi ro khác nhau của từng phương án đầu tư, tạo cơ sở tham chiếu cho các nàh phát hành cũng như các nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp. Thông qua “ bàn tay vô hình”, vốn sẽ được chuyển đến những công ty làm ăn hiệu quả nhất, qua đó làm tăng hiệu quả kinh tế xã hội. Liên hệ thực tế: Thị trường sơ cấp: thị trường sơ cấp hoạt động lặng lẽ, hầu như không mấy ai biết đến, người tham gia chủ yếu là các nhà quản lý. Khối lượng chứng khoán giao dịch ít, chưa xứng với khả năng tạo vốn của thị trường này. Thông tin thị trường còn thiếu và chưa đầy đủ để các nhà đầu tư có thể đánh giá mức độ rủi ro của DN để ra quyết định đầu tư. Thị trường thứ cấp: thị trường thứ cấp ở Việt Nam tương đối phát triển. Thị trường chứng khoán chính thức đi vào hoạt động từ năm 2000. Đến nay, cả hai sàn Hà Nội và Sài Gòn có khoảng 700 mã niêm yết, trong đó sàn Hà Nội khoảng 400. Do chịu ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường chứng khoán Việt Nam đã lao dốc nhưng hiện nay đang có dấu hiệu hồi phục trở lại cụ thể là từ cuối 2012 đến 2013 khối lượng chứng khoán giai dịch tăng liên tục, VN- index tăng từ 413 lên 504,63 điểm và hiện tại là 570,36 điểm. Câu 5: Phân tích quy trình dự báo vốn khả dụng trên cơ sở phương pháp tiếp cận bảng cân đối tiền tệ của NHTW, qua đó nêu rõ ưu nhược điểm của phương pháp? TL: Để dự báo vốn khả dụng trên cơ sở tiếp cận bảng cân đối tiền tệ của NHTW Thứ nhất, cần xác định các yếu tố cần dự báo gồm có các yếu tố về cung vốn khả dụng và cầu vốn khả dụng. Trong cung vốn khả dụng bao gồm cung vốn khả dụng tự định: tài sản có ngoại tệ ròng, cho vay CP ròng, tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng, các khoản mục khác ròng; cung VKD chính sách bao gồm: cho vay các tổ chức tín dụng dưới hình thức tái cấp vốn và thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Cầu vốn khả dụng bao gồm dự trữ bắt buộc và dự trữ vượt mức. Thứ hai, lập dãy số liệu lich sử về các yếu tố cung- cầu vốn khả dụng trong một khoảng thời gian cần thiết. Thứ ba, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các tiêu thức dự báo trong kỳ dự báo • Các nhân tố ảnh hưởng đến cung VKD tự định + Tài sản có ngoại tệ ròng: Về ngắn hạn, sự biến động của các khoản mục tài sản có ngoại tệ ròng thường có thể dự đoán với mức độ chắc chắn cao nếu thanh toán các giao dịch ngoại hối có độ trễ vài ngày. Việc dự báo việc mua bán ngoại tệ giữa NHTW và các NH theo phương pháp chủ yếu là dựa trên cơ sở kế hoach mua/bán hoặc hợp đồng đã ký kết về mua/bán ngoại tệ giữa hai bên. Khi NHTW mua ngoại tệ sẽ có tác động làm tăng vkd của các NH và ngược lại. Trong dài hạn, những thay đổi về tài sản có ngoại tệ ròng tổng hợp những thay đổi của các yếu tố cấu thành cán cân thanh toán quốc tế. + Cho vay chính phủ ròng: hiệu quả dự báo của yếu tố này phụ thuộc vào - Mối quan hệ giữa NHTW và BTC: Trên cơ sở hợp tác hai bên cùng có lợi BTC cung cấp cho ngân hàng TW các thông tin về hoạt động ngân sách và dự báo luồng ngân sách, ngược lại NHTW cung cấp cho BTC kết quả dự báo vốn khả dụng của toàn hệ thống. - Việc mở tài khoản của chính phủ: đối với nước CP chỉ gửi tiền tại NHTM và không có quan hệ vay vốn tai NHTƯ thì yếu tố cho vay chính phủ ròng không ảnh hưởng đến dự báo VKD của NHTW. Trường hợp ngược lại CP có gửi tiền ở NHTW thì yếu tố cho vay chính phủ ròng sẽ ảnh hưởng đến dự báo VKD của NHTW. + Tiền ngoài NHTW: về ngắn hạn , cầu tiền mặt chịu tác động chủ yếu bởi các yếu tố mang tính thời vụ như ngày chi trả lương, ngày nghỉ, do đó việc dự báo yếu tố này cần dựa trên các số liệu lịch sử để phân tích, tìm ra các yếu tố có tính thời vụ. Về dài hạn, cầu tiền mặt chịu tác động của một số yếu tố như GDP, lãi suất, tỷ giá, do đó cầu tiền mặt có thể dự báo trên cơ sở dự báo các mô hình cấu trúc tính đến các yếu tố thời vụ. + Các khoản khác ròng: về ngắn hạn, các khoản khác ròng biến đổi không đáng kể, thậm chí có một số khoản không có tác động đến vốn khả dụng của TCTD như: các khoản định giá lại giá trị tài sản, có khoản có thể biết trước như khoản mục về lãi của NHTW. Dự báo mục này nếu không có các thông tin biết trước thì có thể dự báo không thay đổi trừ các khoản phải thu, phải trả. • Các nhân tố ảnh hưởng đến Cung chính sách. + Cho vay các TCTD dưới hình thức tái cấp vốn: xét về dài hạn, việc tái cấp vốn của NHTW phụ thuộc vào: mục tiêu chính sách trong từng thời kỳ, việc sử dụng tiền cung ứng hàng quý qua kênh tái cấp vốn của các TCTD. Trong ngăn hạn, phụ thuộc vào kế hoạch cho vay của NHTW, nhu cầu xin vay, các điều kiện kinh tế tiền tệ, tài sản thế chấp. + Thông qua nghiệp vụ thị trường mở: Việc này phụ thuộc vào mục tiêu của CSTT trong từng thời kỳ, sự phát triển của thị trường tài chính, nhu cầu vốn của các TCTD. • Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu vốn khả dụng. Cầu về dự trữ bắt buộc: dự báo cầu về DTBB chỉ khó khăn khi kỳ duy trì và kì xác định trùng nhau một phần hoặc trùng nhau hoàn toàn. Trường hợp kỳ nối tiếp nhau thì NHTW có thể biết chắc chắn về lượng cầu DTBB. Dự báo về cầu DTBB. NHTW cần dự báo những thay đổi về cơ sở tính DTBB, nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc thống nhất với các loại tiền gửi thì việc thực hiện dễ dàng, còn tỷ lệ DTBB khác nhau thì dự báo từng loại tiền gửi cần tính đến sự chuyển dịch giữa các loại tiền gửi. Do đó, dự báo sử dụng mô hình cấu trúc hay mô hình chuỗi thời gian có tính đến thời vụ của các yếu tố tiền gửi và các yếu tố như thay đổi hệ thống thuế. Cầu về dự trữ vượt mức: dự báo về cầu dự trữ vượt mức cần kết hợp việc sử dụng mô hình kinh tế lượng và mô hình mang tính thể chế; có thể sử dụng số liệu lịch sử để thiết lập mô hình cấu trúc hay mô hình theo chuỗi thời gian kết hợp với các dự đoán, dánh giá về thay đổi cơ cấu vốn khả dụng. Thứ tư, phân tích lỗi của kỳ dự báo trước: để đảm bảo chất lượng dự báo cần phân tích đánh giá sai số chẳng hạn như:do thời điểm thực hiện một số khoản mục khác với dự kiến, sai số trong khâu nhập số liệu, có thể do dự báo không chính xác,… Thứ năm, tiến hành dự báo: có thể sử dụng hai phương pháp để dự báo là phân tích theo số liệu lịch sử và điều chỉnh theo tính thời vụ và phân tích dựa trên co sổ phân tích các số liệu theo kế hoạch hoặc các khoản thu, chi đến hạn theo hợp đồng. Thứ sáu, tổng hợp kết quả dự báo. Ưu nhược điểm: trong slide có đầy đủ, ghi dài gây ức chế đọc :D Câu 6: Có ý kiến cho rằng: “dự báo vốn khả dụng theo phương pháp tiếp cận bảng cân đối tiền tệ của ngân hàng trung ương thể hiện tính chủ động của NHTW cao hơn phương pháp tiếp cận từ bảng cân đối của các TCTD”. Quan điểm của a chị ntn? Trả lời: Theo em ý kiến trên là đúng. Vì dự báo vốn khả dụng theo phương pháp tiếp cận bảng cân đối tiền tệ của NHTW có nghĩa là NHTW trực tiếp thu thập dữ liệu của các yếu tố cấu thành nên cung, cầu vốn khả dụng, rồi sau đó từ những số liệu đó phân tích, đánh giá các thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động dự báo. Còn đối với phương pháp tiếp cận từ bảng cân đối của TCTD thì NHTW kém chủ động hơn do việc dự báo vốn khả dụng của NHTW chủ yếu là trên cơ sở điều chỉnh những dự báo của các TCTD đã dự báo do đó két quả dự báo này thường không phản ánh thực chất và thường có lợi cho các TCTD. Câu 7: Có ý kiến cho rằng: “Để dự báo vốn khả dụng của NHTM có hiệu quả nên áp dụng cả hai phương pháp dự báo dựa trên phân tích số liệu theo số liệu lịch sử, điều chỉnh theo thời vụ và phương pháp dự báo dựa trên cơ sở phân tích các số liệu theo kế hoạch hoặc các khoản thu chi đến hạn theo hợp đồng”. A chị hãy cho biết ý kiến của mình? Trả lời: Theo em nhận định trên là đúng. Ta thấy phương pháp phân tích số liệu theo lịch sử và điều chỉnh theo thời vụ là phương pháp thường được sử dụng khi dự báo vốn khả dụng vì nó đơn giản, dễ thực hiện nhưng phương pháp này không tính toán được hết các biến động bất thường ( thiên tai, hạn hán,…). Do đó cần kết hợp thêm phương pháp thứ hai dó là phương pháp phân tích dựa trên số liệu theo kế hoạch hoặc các khoản thu bởi phương pháp này do căn cứ dự báo là các hợp đồng sẽ hoặc đã ký nên việc áp dụng phương pháp này khá chính xác nhất là với dự báo ngắn hạn. Câu 9: Các yêu tố cấu thành cầu vốn khả dụng gồm cầu vốn khả dụng chính sách và cầu vốn khả dụng tự định: -Cầu VKD chính sách là nghĩa vụ của TCTD phải thực hiện dự trữ một khoản gọi là tiền dự trữ bắt buộc theo yêu cầu của NHTW DTBB là số tiền mà các NHTM buộc phải duy trì trên tài khoản tiền gửi của NHTW,dựa vào tỉ lệ DTBB và số dư tiền gửi mà tổ chức đó huy động.Đây chính là phần cầu mà các TCTD phải thực hiện theo yêu cầu của NHTW và xuất phát từ mục tiêu của CSTT -Cầu VKD tự đinh là bộ phận vốn khả dụng được hình thành từ bản thân hoạt động của các ngân hàng trong giao dịch trực tiếp với các chủ thể trong nền kinh tế. Các Ngân hàng duy trì một bộ phận tiền dự trữ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn khả dụng trong quá trình hoạt động như: + Đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho khách hàng + đảm bảo nhu cầu thanh toán giữa các ngân hàng + Nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách ……. Câu 10: Các nhân tố ảnh hưởng yếu tố cung vốn khả dụng chính sách: -Tái cấp vốn cho NHTM: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng thương mại. Khi cấp 1 khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ. - Việc tái cấp vốn cho các NHTM dựa trên: + Ngắn hạn: kế hoạch cho vay, nhu cầu xin vay, các điều kiện kinh tế tiền tệ và tái sản thế chấp. + Dài hạn: mục tiêu chính sách tiền tệ từng thời kì, và việc sử dụng tiền cung ứng hàng quý qua kênh tái cấp vốn cho các TCTD. -Thông qua các nghiệp vụ thị trường gồm:nghiệp vụ thị trường mở và các phương tiện thường xuyên chịu ảnh hưởng bỏi các nhân tố +Mục tiêu chính sách tiền tệ tường thời kì +Sự phát triển của thị trường tài chính +Nhu cầu vốn của tổ chức tín dụng Câu 8 -Phương pháp dự báo dựa trên cơ sở phân tích các số liệu theo kế hoạch hoặc các khoản thu chi đến hạn theo hợp đồng: Ưu:chính xác do căn cứ dự báo là những khoản theo hợp đồng sẽ hoặc đã kí kết Nhược:dự báo chính xác trong ngắn hạn,không có kế hoạch dài hạn -Phương pháp dự báo theo số liệu lịch sử,điều chỉnh theo thời vụ Ưu:đơn giản ,nhanh chonhs Nhược:không tính toán được các yếu tố bất thường Chỉ hiệu quả khi nền kinh tế không có biến động lớn Câu 11: Phân tích phương pháp dự báo của các nhân tố ảnh hưởng đến các yếu tố hình thành nên cung VKD tự định của NHTM Cung VKD tự định bao gồm các yếu tố: TSC ngoại tệ ròng, Cho vay Cp ròng, tiền ngoài NHTW và các khoản mục khác ròng  Dự báo TSC ngoại tệ ròng _ Về ngắn hạn: việc dự báo các khoản mua bán ngoại tệ giữa NHTW và các ngân hàng theo phương pháp chủ yếu là dựa trên cơ sở kế hoạch mua/bán ngoại tệ của NHTW và các hợp đồng đã kí kết về việc mua bán ngoại tệ _ Về dài hạn: Những thay đổi về tài sản có ngoại tệ ròng tổng hợp những thay đổi của các yếu tố cấu thành cán cân thanh toán quốc tế  Dự báo cho vay CP ròng Cho vay CP ròng = Cho vay chính phủ- Tiền gửi chính phủ _ Dự báo Các khoản cho vay chính phủ: các khoản vay mới từ hệ thống NHTM, phát hành chứng khoán mới, vay nước ngoài mới hoàn toàn đc quyết định bởi chính phủ nên có thể thu thập thông tin từ Bộ tài chính _ Dự báo tiền gửi CP: Tiền gửi CP= Thu CP- Chi CP. • Dự báo các khoản thu và tài trợ: để dự báo có thể chia thành: thu từ thuế, thu từ phí, lệ phí, thu khác. Nguyên tắc chung là cần chia nhỏ dự toán năm thành các kì tháng, tuần thích hợp và kết hợp phân tích số liệu để tìm ra tính thời vụ • Dự báo các khoản chi chính phủ: Nguyên tắc chung của dự báo: căn cứ vào số liệu lịch sử qua đó xác định mức độ, thời điểm chi tiêu và chú ý đến các hoạt động ngân sách. Ngoài ra có thể dùng phương pháp đối chứng so sánh, dự đoán ngân sách và sổ thực hiện cập nhật để làm cơ sở điều chỉnh các dự báo chi tiêu NS có tính ngàn năm  Dự báo tiền ngoài NHTW [...]... VKD= (TSC ngoại tệ ròng + CVCPR + Các khoản mục khác ròng- tiền ngoài lưu thông)+ cho vay các NH của NHTW  Cung VKD tự định • Tài sản có ngoại tệ ròng = TSC ngoại tệ - TSN ngoại tệ Nếu TSC ngoại tệ ròng dương, thể hiện sự tăng lên của trạng thái ngoại tệ chảy vào lãnh thổ làm tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, đồng thời NHTW can thiệp tăng cung VKD nội tệ tương ứng với giá trị lượng ngoại tệ mua vào và... tố: TSC ngoại tệ ròng, Cho vay Cp ròng, tiền ngoài NHTW và các khoản mục khác ròng  TSC ngoại tệ ròng _ Về ngắn hạn: NHTW có thể sử dụng các công cụ CSTT để điều chỉnh các tác động từ giao dịch ngoại hối đến vốn khả dụng của các NH Khi NHTW mua ngoại tệ sẽ tác động làm tăng VKD của các NH, NHTW bán ngoại tệ sẽ tác động giảm VKD của các NH _ Về dài hạn: Những thay đổi về tài sản có ngoại tệ ròng tổng... với chính sách tiền tệ , liên hệ VN Trả lời: LSLNH nằm trong mục tiêu hoạt động đây được coi là mục tiêu tổng quát chỉ khi mục tiêu này thực hiện được thì mới thực hiện đc mục tiêu trung gian và mục tiêu cuối cùng Nhìn tổng quát và có chiến lược lâu dài thì các mục tiêu, chính sách tiền tệ có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau Điều đó cho thấy rằng, trong quá trình thực thi chính. .. trên thị trường ttlnh Ở VN các TCTD giao dịch trên thị trường ntn? Trả lời: Gủi tiền và nhận tiền gửi ở các ngân hàng khác - các nh có thể gửi tiền và nhận tiền gửi ở các nh khác Các khoản đầu tư này là ngắn hạn và dưới 1 năm; lãi suất áp dụng theo quan hệ cung cầu của các NHTM - có hai loại tiền gửi Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi ko Vay và cho vay các ngân hàng khác các nh có thể vay và cho vay các nh... thay vì ngoại tệ NHNN đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm chuyển dần quan hệ huy động - cho vay ngoại tệ sang quan hệ mua - bán ngoại tệ, như thu hẹp dần đối tượng được phép vay ngoại tệ, giảm giới hạn trạng thái của các TCTD, tăng dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ _ Thứ tư, NHNN tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ NHNN đã tăng... lượng tiền dự trữ trong quỹ dự trữ của các NHTM và các TCTC, hạn chế tiềm năng tín dụng và thanh toán của các NH này, qua đó điều khiển khối lượng tiền trong thị trường tiền tệ Khối lượng tiền tệ ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ lạm phát , việc thay đổi cung tiền tệ sẽ làm thay đổi tỷ lệ lạm phát  Năm 2011 Lạm phát tăng 18,13% so với mức 11,8% năm 2010 Lạm phát cao khiến LS vay vốn có lúc lên tới 22-25%/năm... phát hành  Giao dịch hoán đổi ngoại tệ (SWAP) - Tương tự như GD hoàn lại, GD hoán đổi ngoại tệ gồm 2 HĐ: Giao dịch giao ngay và giao dịch kì hạn giữa đồng nội tệ và ngoại tệ Tỉ giá kì hạn = tỉ giá giao ngay +/- điểm kì hạn Bằng cách này NHTW có thể ảnh hưởng đến lượng VKD, giúp bổ sung VKD nội tệ khi cần thiết, dịch chuyển rủi ro về loại ngoại tệ này sang loại ngoại tệ khác  Giao dịch hoán đổi chứng... VND tiếp tục được điều chỉnh giảm và giữ nguyên trong suốt năm 2009 _ Sang năm 2010, tỉ lệ DTBB đối với tiền gửi bằng VND được giữ nguyên nhưng NHNN đã ra thông tư quy định giảm tỉ lệ DTBB đối với tiền gửi bằng ngoại tệ _ Năm 2011, tỉ lệ DTBB đối với tiền gửi VND giữ nguyên, đối với tiền gửi ngoại tệ tăng thêm 1% _ Năm 2012, tỉ lệ DTBB ko thay đổi _ Năm 2013, NHNN ra quyết định giảm tỉ lệ DTBB đối với... buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam bằng 1/5 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường tương ứng với từng kỳ hạn tiền gửi Các TCTD khác giữ nguyên tỉ lệ DTBB vs tiền gửi bằng VND _ Năm 2014, NHNN chưa có đợt điều chỉnh nào Vậy nhìn chung từ năm 2008 đến nay, tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND giảm việc điều chỉnh này của NHNN, một mặt, nhằm đưa ra tín hiệu nới lỏng tiền tệ; mặt khác,... Cho vay Chính phủ ròng = Cho vay CP – Tiền gửi CP Sự chênh lệch giữa trạng thái cho vay và tiền gửi CP sẽ thể hiện sự tăng giảm của cung VKD từ NHTW Nếu trạng thái cho vay CP ròng tăng thể hiện cung VKD tăng lên và ngược lại • Tiền mặt trong lưu thông: bao gồm các loại tiền do NHTW phát hành hiện đang nằm trong quỹ của các khu vực thể chế khác Khoản mục này biến động ngược chiều vs cung VKD, nếu tiền . 1. Phân tích vai trò và mục đích các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ? Liên hệ Việt Nam? Ngân hàng trung gian: là động lực chính để phát triển thị trường tiền tệ. Mục đích: Tham gia TTTT. dịch với số lượng lớn nhất trên thị trường tiền tệ nên NHTM có vai trò thúc đẩy sự phát triển của thị trường tiền tệ. Tham gia vào thị trường tiền tệ NHTM có mục đích đó là: Duy trì khả năng thanh. vốn; mục đích: kiếm lời, thanh toán, phòng ngừa rủi ro Liên hệ thực tế: Câu 2: Phân tích vai trò và mục đích của NHTM khi tham gia trên thị trường tiền tệ. Trả lời: Ngân hàng thương mại đóng vai

Ngày đăng: 03/06/2015, 18:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w