Đề cương hành chính công - Chương II docx

6 276 0
Đề cương hành chính công - Chương II docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chương II Câu 6: tại sao khoa học HCC là một lĩnh vực khoa học liên ngành có liên hệ chặt chẽ và dựa trên thành tựu của ngành khoa học khác. Hành chính học là khoa học lấy quản lý hành chính làm đối tợng nghiên cứu chính. Có thể định nghĩa hành chính học là khoa học nghiên cứu các quy luật quản lý có hiệu quả những công việc xã hội của các tổ chức hành chính Nhà nớc . Hành chính học là một khoa học ra đời muộn hơn nhiều ngành khoa học khác và do tính chất đặc biệt của đối tợng nghiên cứu – hoạt động QLHCNN nên HCH có sự liên kết chặt chẽ với các ngành khoa học. Hành chính học là một khoa học liên ngành và mang tính ứng dụng cao. 1.Hành chính học và chính trị học. Chính trị học là khoa học nghiên cứu về tổ chức và đời sống chính trị của xã hội, về những đờng lối, chính sách đối nội,quan hệ đối ngoại. Chính trị học là khoa học nghiên cứu về đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa các tầng lớp xã hội có những quyền lợi khác nhau, là khoa học nghiên cứ về quyền lực chính trị trong xã hội có giai cấp hành chính học là khoa học về những quy luật tổ chức và vận hành bộ máy Nhà nớc, về hoạt động quản lý của BMNN. Hành chính học vận dụng những lý luận cơ bản của chính trị học trong những nghiên cứu về tổ chức hành chính và quản lý hành chính . Nếu chính trị học là khoa học mang nặng đặc điểm lý luận thì hành chính học là một khoa học liên ngành mang nặng đặc điểm ứng dụng. 2.Hành chính học với luật học. Luật học là một môn khoa học xã hội lấy quy tắc pháp lý trong các hiện tợng xã hội làm chất lợng nghiên cứu. Quy luật quan trọng của HCH là hành chínhdựa vào luật pháp. Quản lý hành chính vừa phải chịu sự chỉ đạo và chế ớc của luật pháp, vừa vận dụng luật pháp để định ra những pháp quy của nenè hành chính trong việc quản lý Nhà nớc đối với toàn bộ xã hội. Mặt khác HCH lại làm sinh động và phong phú thêm những nội dung của luậthọc . Vì vậy, giữa luật học và HCH tồn tại một mối quan hệ thẩm thấu lẫn nhau và giao thoa với nhau. 3.Hành chính học với kinh tế học Hành chính học nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến việc quản lý mọi mặt trong xã hội của Nhà nớc trong đó có kinh tế . Kinh tế học là một khoa học nghiên cứu cách thức của con ngời trong việc sử dụng các nhân tố sản xuất có hiệu qủa để thoả mãn tối đa nhu cầu vô hạn của con ngời. HCH và kinh tế học có mối quan tâm chung về các vấn đề; tài chính công, thuế khoá. Hiện nay các nớc phát triển kinh tế hỗn hợp với sự điều tiết của Nhà nớc và bản thân cơ chế thị trờng thì kinh tế ngày càng đợc áp dụng rộng rãi và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của HCH. 4.Hành chính học và xã hội học Xã hội học là một môn khoa học nghiên cứu xã hội nh một hệ thống toàn vẹ, về những thể chế xã hội khác nhau, về các tiến trình và các nhóm xã hội với các mối quan hệ phức tạp của chung với mục đích tìm ra quy luật vận hành một xã hội tốt đẹp. HCH vận dụng những lý luận, phơng pháp và nguyên tắc trong xã hội học vào quản lý hành chính, bổ sung thêm vào nội dung của HCH . Những lý luận, nguyên tắc của HCH cũng phải nhờ vào thực tiễn thực thi và nghiệm chứng trong hành chính . 5.Hành chính học với tâm lý học. Tâm lý học là khoa học về thế giới nội tâm củ con ngời và động cơ dẫn đến các hành vi của họ. HCH trong khi nghiên cứu để tìm ra những quy luật quản lý HCNN có hiệu quả cần dựa vào lý luận và phơng pháp của tâm lý học, vì con ngời với những đặc điểm hành vi của họ cũng là một trong những vấn đề trọng tâm của những nghiên cứu trong HCH. 6.Hành chính học với quản lý học HCH là khoa học nghiên cứu những quy luật quản lý của nền HC . Khoa học quản lý nghiên cứu những quy luật quản lý nói chung. Quản lý học lấy mọi loại quản lý làm đối tợng nghiên cứu phạm vi của nó rộng còn HCH lấy quản lý trong nền HC làm đối tợng nghiên cứu do đó phạm vi của nó hẹp hơn. Những nguyên lý nguyên tắc trong khoa học quản lý mang tính chất chủ đạo trong nghiên cứu của HCH, ng- ợc lại những nguyên lý của HCH thuộc phạm trù của khoa học quản lý, song cụ thể hơn, và chuyên sâu hơn. Câu 7: Anh ( Chị) hãy so sánh mô hình HCC truyền thống với mô hình mới của quản lý công (QLC). Một trong những đặc trng của HCH là tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt, thích ứng với các xu hớng của thời đại. Vì vậy khi nghiên cứu chức năng HC cũng cần tiếp cận đến sự chuyển đổi của nền HCH . Một trong những học giả tiêu biểu đã tập hợp và hệ thống hoá hoạt động của tổ chức HC dới dạng bộ máy th lại là học thuyết của nhà xã hội học Đức Marc Weben (1864 – 1920). Mô hình này đợc gọi là mô hình HCH truyền thống. Mô hình HCC truyền thống đợc tổ chức trên các nguyên tắc. -Hợp pháp hoá các lĩnh vực hoạt động thành các nhiệm vụ chính thức. -Sắp xếp bộ máy HC theo hệ thống thứ bậc hình tháp cấp dới phục tùng cấp trên và chịu sự kiểm soát của cấp trên. -Tính khách quan: Các viên chức Nhà nớc hành động theo một trận tự khách quan trong mối liên hệ với cá nhân bên trong và các cá nhân bên ngoài. -Xây dựng các quy chế văn bản và áp dụng theo thể thức nhất định dựa trên cơ sở pháp luật, phùhợp với pháp luật bảo vệ pháp luật. -Tính trung lập: Các viên chức đợc lựa chọn trên cơ sở năng lực chuyên môn không phụ thuộc vào địa vị xã hội sự trung thành hay sự ủng hộ. Từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX mô hình HCC truyền thống ngày càng bộc lộ những nhợc điểm hẫng hụt đối với những nớc công nghiệp phát triển, nhất là khi có sự biến đổi lớn lao về tầm nhìn xây dựng lại cơ cấu xã hội, tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghiệp. Nói cách khác là thực tiễn đời sống xã hội, bối cảnh bên trong và bên ngoài đòi hỏi có một mô hình HCH mới hiện đại xuất hiện. Ngời ta đã nghiên cứu tìm nhiều cách thức khác nhau để tâm cho HCC thích ứng với tình hình mới, đòi hỏi mới. Từ đó t tởng quản lý công ra đời thay thế cho t tởng HCC. #Đặc trưng HCC truyền thống -Mục tiêu Bảo đảm đúng chu trình đúng quy tắc, thủ tục hành chính-coi trọng yếu tố đầu vào Đánh giá việc quản lý HC qua việc xem xét mức độ thực thi các quy tác thủ tục HC . -Đối với công chức Các nhà HC chủ yếu là làm nhiệm vụ thi hành mệnh lệnh và làm theo các quy tác có sẵn. Những quy định điều kiện để công chức thực hiện khi công vụ theo một hệ thống thứ bậc rất chặt chẽ, cứng nhắc theo quy định. Các nhà HC chủ yếu là làm nhiệm vụ thi hành mệnh lệnh và làm theo các quy tác có sẵn. Những quy định điều kiện để công chức thực hiện khi công vụ theo một hệ thống thứ bậc rất chặtchẽ, cứng nhắc theo quy định. Chế độ công vụ suốt đời: thời gian làm việc của công chức theo quy định chặt chẽ, có thời gian công (thời gian làm việc ở cơ quan và thời gian tư (thời gian không làm việc ở cơ quan). Công chức mang tính trung lập, không tham gia chính trị thực hiện một cách trung lập các chính sách do nhà chính trị đề ra -Chính phủ Tất thảy các công vụ được Cp thực thi giải quyết theo pháp luật quy định. Chức năng của HC thuần tuý mang tính HC không trực tiếp liên hệ đến thị trường -Tính xã hội Vấn đề xã hội hoá hầu như không được đặt ra trong nền hành chính công truyền thống -Tính chất cơ bản Mang nặng tính chất cai trị, người dân thụ động cầu xin dịch vụ của Nhà nước. #Đặc trưng Mô hình của QLC -Mục tiêu Bảo đảm kết quả tốt nhất, hiệu quả nhất-coi trọng yếu tố đầu ra không quan tâm nhiều đến chu trình. Đúng các tiêu chí cụ thể để đánh giá kết quả quản lý HC . -Đối với công chức Các HC với tư cách là nhà quản lý họ phải tính toán, dự đoán, sáng tạo, để đạt được mục tiêu . Những quy định điều kiện để công chức thực thi nhiệm vụ có hình thức linh hoạt mềm dẻo dễ thích nghi với tình hình kinh tế chính trị, xã hội mới. Thời gian làm việc linh hoạt hơn . Người công chức không nhất thiết phải làm công ăn lương suốt đời, mà họ có thể làm hợp đồng toàn phần hoặc một phần thời gian . Công chức cam kết về mặt chính trị cao hơn trong các hoạt động của mình; các hoạt động HC mang tính chính trị nhiều hơn . -Chính phủ Đẩy mạnh sự hân quyền Chính phủ củng cố vai trò trung tâm trong việc tạo ra những chính sách và phương pháp quản lý năng động thích ứng với môi trường biến động . Chức năng của Cp đối mặt với những thách thức của thị trường . -Tính xã hội Đẩy mạnh quá trình tự nhân háo, xã hội hoá mở rộng sự tham gia của công chúng vào quản lý HCNN. -Tính chất cơ bản Mang tính phục vụ người dân trở thành khách hàng sử dụng dịch vụ có quyền đòi hỏi phục vụ . . tợng nghiên cứu chính. Có thể định nghĩa hành chính học là khoa học nghiên cứu các quy luật quản lý có hiệu quả những công việc xã hội của các tổ chức hành chính Nhà nớc . Hành chính học là một. những lý luận cơ bản của chính trị học trong những nghiên cứu về tổ chức hành chính và quản lý hành chính . Nếu chính trị học là khoa học mang nặng đặc điểm lý luận thì hành chính học là một khoa. ngành khoa học. Hành chính học là một khoa học liên ngành và mang tính ứng dụng cao. 1 .Hành chính học và chính trị học. Chính trị học là khoa học nghiên cứu về tổ chức và đời sống chính trị của

Ngày đăng: 27/07/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan