1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CHO NGÀNH THAN Ở VIỆT NAM

36 2,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 675 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN    MÔN HỌC: QUẢN LÝ BỀN VỮNG CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG BÀI TIỂU LUẬN: HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CHO NGÀNH THAN Ở VIỆT NAM Giảng viên : GS.TS. Lê Chí Hiệp Học viên: Nguyễn Thị Thùy Dương MSHV : 1080100012 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2011 MỤC LỤC Mở đầu 3 Chương I NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ HIỂU BIẾT CHUNG VỀ THAN ĐÁ I. Khái niệm chung 5 II. Than đá 5 Chương II TRỮ LƯỢNG VÀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC SỬ DỤNG THAN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM I. Trữ lượng than đá trên thế giới 7 1.1 Tình hình phân bố than trên thế giới 7 1.2 Hiện trạng sử dụng 10 II. Trữ lượng than ở Việt Nam 11 2.1 Sơ lược về lịch sử khai thác than ở Việt Nam 11 2.2 Trữ lượng than ở Việt Nam 14 III. Ứng dụng của than trong đời sống và sản xuất 17 IV. Những tác động của việc khai thác và sử dụng than đến môi trường 20 4.1 Trong quá trình khai thác ở Việt Nam 20 4.2 Ô nhiễm môi trường trong quá trình sử dụng 25 V. Giải pháp 27 5.1 Đối với các mỏ khai thác than 27 5.2 Đối với các hoạt động sử dụng than làm nhiên liệu 28 Chương III NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN I. Nhận xét 33 II. Kết luận 34 Tài liệu tham khảo 35 2 MỞ ĐẦU Năng lượng có một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của loài người. Không kể đến năng lượng sống để tồn tại, thì bất cứ mặt nào trong đời sống của con người cũng cần đến năng lượng. Từ việc sử dụng các phương tiện đi lại, ánh sáng, nước, sửa ấm, làm mát, giải trí … đều cần dùng đến năng lượng và để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của mình thì mỗi ngày lượng năng lượng tiêu thụ ấy càng lúc càng tăng cao vì vậy có thể nói, khủng hoảng năng lượng đang làm cho cuộc sống của con người khủng hoảng theo, bên cạnh đó nó cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều lĩnh vực trong xã hội từ vấn đề quân sự đến kinh tế, ngoại giao, môi trường … đều bắt nguồn từ các cuộc khủng hoảng này. Tuy việc tranh giành các nguồn năng lượng có nguy cơ cạn kiệt diễn ra ngày một khốc liệt trên thế giới, những việc quan tâm, tuyên truyền, giáo dục con người sống một cách hài hòa hơn với việc sử dụng năng lượng hợp lý và hiệu quả lại chưa được quan tâm, chú trọng điều đó không thể khiến cho các vấn đề năng lượng được giải quyết ổn thỏa, Vì vậy trong tương lai điều quan trọng của toàn thế giới chính là hướng xã hội loài nguồi tới ý thức sử dụng một cách bền vững các nguồn năng lượng trên trái đất. Trong quá trình phát triển của con người từ ngàn xưa thì một trong những loại năng lượng được sử dụng phổ biến nhất, lâu đời nhất chính là nguyên liệu hóa thạch mà trong đó than đá đứng thứ hai chiếm khoảng 26,6% trong lượng nguyên liệu hóa thạch trên trái đất và cũng đóng góp một phần khá quan trọng trong đời sống con người. Than đóng góp một phần rất lớn vào nguồn năng lượng được tạo ra trên thế giới, hàng năm than cung cấp 23% nguồn năng lượng chính toàn cầu và trong lượng than được sử dụng thì có tới 60% là phục vụ cho sản xuất điện và chiếm 38% lượng điện được sản xuất ra trên toàn cầu. Đồng thời, than đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất thép, chiếm 70% sản lượng thép được sản xuất trên thế giới. Than được tiêu thụ trên thế giới được phân chia như sau: Các nước thuộc OECD chiếm 51% trong tổng lượng tiêu thụ than cứng, các nước có nền kinh tế chuyển đổi là 9% và 40% là tỉ lệ của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà than đá mang lại thì những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến môi trường cũng ngày một lớn, ngoài là một nguồn năng lượng không có khả năng tái tạo, việc khai thác quá mức than cũng như các nguồn năng lượng hóa thạch còn là nguyên nhân có thể làm rỗng đàn vỏ trái đất và khiến cho cường độ các cuộc động đất có thể mạnh hơn và sử dụng than trong hoạt động sản xuất cũn là nguồn phát sinh CO 2 ô nhiễm môi trường, hàng năm cũng 3 có hàng trăm vụ tai nạn lao động chết người trên trái đất vì việc khai thác than không an toàn … Việt Nam là một trong những quốc gia có trữ lượng than lớn trên thế giới, với ước tính có khoảng 4 tỷ tấn than Antraxit. Với trữ lượng than phân bố chủ yếu là ở độ sâu dưới 500m trong khi lượng than ở các mỏ lộ thiên lại rất nhỏ, khoảng 300 triệu tấn nên gặp không ít khó khăn trong việc khai thác. Hơn nữa, Việt Nam có trữ lượng khoảng 17 tỷ tấn than nâu thích hợp cho việc sử dụng trong các ngành công nghiệp nồi hơi, nhưng phần lớn lượng than này nằm dưới Đồng bằng châu thổ sông Hồng nên số than này sẽ rất khó khăn trong việc khai thác do việc ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp và ảnh hưởng của lượng nước ngầm cao. Than Antraxit nằm chủ yếu ở vùng mỏ Quảng Ninh còn than nâu chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Hồng. Ngành than là một bộ phận của nền kinh quốc dân thống nhất, phát triển của ngành than phải đặt trong sự phát triển của các ngành liên quan và đặt trong tổng thể phát triển của nền kinh tế và xã hội. Ngành than là một trong những ngành công nghiệp mang tính chất hạ tầng và là nguồn cung cấp đầu vào phục vụ cho nhiều ngành kinh tế khác. Mang tính chất là một ngành công nghiệp hạ tầng nên ngành cần có tính chất đặc thù cho cả đầu tư phát triển nội ngành và cả con người, đảm bảo cho ngành than Việt Nam phát triển một cách bền vững, chắc chắn và đồng bộ với các ngành nó phục vụ. Vì vậy, việc nghiên cứu về than đá, về các vấn đề như trữ lượng, lợi ích, tác hại của than đá sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và đưa ra những dự báo chính xác cũng như việc quản lý, sử dụng một cách có tính toán, khoa học, hợp lý và bền vững hơn đối với nguồn năng lượng hóa thạch này trong tương lai, ngoài ra việc tìm ra các giải pháp phù hợp vấn đề quản lý, sử dụng than đá hay những giải pháp thay thế khác đều cần có sự hiểu biết về bản thân nó, đề tài “ Hiện trạng khai thác, sử dụng và các biện pháp giảm thiểu những tác động đến môi trường của ngành than ở Việt Nam” được lựa chọn để đi sâu tìm hiểu trong yêu cầu tiểu luận của môn “ Quản lý và sử dụng bền vững nguồn năng lượng” 4 Chương I NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ HIỂU BIẾT CHUNG VỀ THAN ĐÁ I. Khái niệm chung: Năng lượng là gì? "Năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất xuất phát từ hai nguồn chủ yếu: Năng lượng mặt trời và năng lượng lòng đất". Năng lượng mặt trời tạo tồn tại ở các dạng chính: bức xạ mặt trời, năng lượng sinh học (sinh khối động thực vật), năng lượng chuyển động của khí quyển và thuỷ quyển (gió, sóng, các dòng hải lưu, thuỷ triều, dòng chảy sông ), năng lượng hoá thạch (than, dầu, khí đốt, đá dầu). Năng lượng lòng đất gồm nhiệt lòng đất biểu hiện ở các các nguồn địa nhiệt, núi lửa và năng lượng phóng xạ tập trung ở các nguyên tố như U, Th, Po, Phát triển bền vững: Sự phát triển trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến việc thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai. Năng lượng hóa thạch: Là năng lượng được sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Nhiên liệu hóa thạch chủ yếu là than đá và dầu mỏ. Như chúng ta đã biết, việc tạo ra than đá và dầu mỏ là 1 quá trình xảy ra hàng triệu năm. Đó là quá trình cây cối và các chất hữu cơ khác bị vùi lấp lâu ngày phân hủy tạo nên. Vậy khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch thì sẽ xảy ra việc phát thải khí CO 2 , lượng CO 2 này hàng triệu năm sau các loại thực vật mới hấp thụ hết để tạo sự cân bằng CO 2 . Người ta coi nhiên liệu hóa thạch là nhiên liệu không tái tạo. Năng lượng tái tạo: Có nhiều dạng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, địa nhiệt, thủy triều, năng lượng sinh ra khi đốt cháy các loại nhiên liệu như trấu, bã mía 5 II. Than đá: Khái niệm về than đá Than đá là một loại nhiên liệu hóa thạch được hình thành ở các hệ sinh thái đầm lầy nơi xác thực vật được nước và bùn lưu giữ không bị ôxi hóa và phân hủy bởi sinh vật (biodegradation). Thành phần chính của than đá là cacbon, ngoài ra còn có các nguyên tố khác như lưu huỳnh. Than đá, là sản phẩm của quá trình biến chất, là các lớp đá có màu đen hoặc đen nâu có thể đốt cháy được. Than đá là nguồn nhiên liệu sản xuất điện năng lớn nhất thế giới, cũng như là nguồn thải khí carbon dioxide lớn nhất, được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu. Than đá được khai thác từ các mỏ than lộ thiên hoặc dưới lòng đất (hầm lò). 6 Chương II TRỮ LƯỢNG VÀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC SỬ DỤNG THAN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM I. Trữ lượng than đá trên thế giới: 1.1 Tình hình phân bố than trên thế giới: Trữ lượng than của cả thế giới vẫn còn cao so với các nguyên liệu năng lượng khác ( dầu mỏ , khí đốt ). Được khai thác nhiều nhất ở Bắc bán cầu , trong đó 4/5 thuộc các nước sau : Hoa Kì, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc, Đức, Ba Lan, Canada , sản lượng than khai thác là 5 tỉ tấn/năm. Than được dùng làm nguồn năng lượng phục vụ nhu cầu của con người từ hàng ngàn năm nay, trên thế giới cũng như Việt Nam, than được dùng làm chất đốt trong sinh hoạt, là nguyên liệu phục vụ trong các ngành công nghiệp luyện kim, hóa chất, sành sứ và thủy tinh… Kể từ cuộc khủng hoảng năng lượng vào những năm thập niên 70 đến nay, nhu cầu sử dụng nguồn năng lượng thương mại không ngừng được tăng lên với mức tăng khoảng 60%, trong dó 1/4 nguồn năng lượng được cung cấp từ than. Trên thực tế thì than vẫn là nguồn năng lượng hóa thạch có trữ lượng lớn nhất trong các nguồn năng lượng hóa thạch khác như dầu mỏ, khí đốt, Uran, với trữ lượng chiếm khoảng 68% nguồn trữ lượng của năng lượng hóa thạch. Trong lòng trái đất đang có một trữ lượng than khổng lồ mà chưa thể khai thác hết được, theo dự báo của Cơ quan năng lượng thế giới – IEA thì tổng lượng than khoáng sản của thế giới hiện nay vào khoảng 1089 tỷ tấn và được nằm rải rác trên khắp trái đất. Các quốc gia có trữ lượng than lớn trên thế giới là Mỹ 25%, Liên Xô cũ 23%, Trung Quốc 12%, các quốc gia Ấn Độ, Australia, Nam Phi, Đức có tổng trữ lượng chiếm 29% và phần còn lại là các nước khác trên thế giới. 7 Biểu đồ: Phân bố trữ lượng Than khoáng sản trên thế giới Sản lượng than toàn thế giới Năm Sản lượng (triệu tấn) 1950 1820 1960 2630 1970 2936 1980 3770 1990 3387 2003 5300 Bảng: Sản lượng than trên toàn thế giới từ năm 1950 - 2003 Nếu tính toán theo lượng tiêu thụ năng lượng năm 1999 thì dầu lửa còn đủ sử dụng trong 41 năm, khí gas thiên nhiên 62 năm, riêng than đá 230 năm. Điều cần chú ý ở đây là lượng tiêu thụ năng lượng được lấy làm cơ sở tính toán là năm 1999, không thể tính toán chính xác do nhu cầu về năng lượng trong tương lai sẽ tăng nhanh với nguồn tài nguyên có hạn sẽ càng chóng làm cạn kiệt nguồn năng lượng. Nếu chỉ sử dụng năng lượng tự nhiên (tính theo lượng sử dụng nhiên liệu năm 1999) thì dầu lửa còn đủ sử dụng 16,6 năm, khí gas thiên nhiên 14,9 năm, than đá 58 năm; tổng cộng chỉ còn đủ sử dụng trong vòng 90 năm. Đương nhiên trong tương lai lượng tiêu thụ nhiên liệu tăng lên sẽ làm nguồn năng lượng càng chóng cạn kiệt. Số lượng tài nguyên than đá còn lại có khả năng khai thác được do BP công bố gần đây thì: nếu mức tiêu thụ vẫn trên đà giống như năm 2004 thì dầu lửa / khí thiên nhiên / than đá còn 40.5 năm / 66.7 năm / 164 năm nữa. 8 Về than đá, trữ lượng xác nhận có thể khai thác căn cứ theo cách tính này đều dựa vào con số báo cáo của WEC năm 2003 là 909,6 tỷ tấn, mới đây WEC cũng đã báo cáo bản thống kê năm 2006 . Theo như vậy thì trữ lượng có thể khai thác được là 847,5 tỷ tấn .Nếu chia theo lượng sản xuất năm 2005 thì còn khoảng 143 năm nữa . Theo báo cáo của BP statistical Review 2004, tính đến năm 2004 thì trữ lượng than trên toàn thế giới là 984 tỷ tấn trong đó 50% than Antraxit và 50% là than nâu, chỉ có thể được trong 192 năm nữa. Tiềm năng cung cấp năng lượng tự nhiên cho chúng ta thấy lượng tài nguyên năng lượng hóa thạch còn tồn tại bao nhiêu. Các quốc gia Mỹ, Cộng đồng các quốc gia độc lập và Trung Quốc là có trữ lượng lớn nhất (chiếm trên 50% trữ lượng than của thế giới), một số quốc gia có trữ lượng than như: Ấn Độ là 90 tỷ tấn, Úc là 90 tỷ tấn và Nam phi là 50 tỷ tấn than… Bảng: Phân bố trữ lượng than trên thế giới năm 2004 (Nguồn: BP statistical Review 2004) Trong hơn 50 năm qua, sản lượng than được khai thác và tiêu thụ trên thế giới tăng lên gấp 3 lần, cùng với các giao dịch và buôn bán than trên thế giới được mở rộng nên đã tăng hệ số sử dụng than trong ngành năng lượng, giảm được sức ép lên dầu mỏ. Nhờ việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình khai thác ở các mỏ than nên sản lượng sản xuất của năm sau luôn lơn hơn năm trước, đấy cũng là một phần của nguyên nhân vì sao giá than trên thị trường ít có biến động lớn so với giá của các nguồn năng lượng khác. Mỗi năm ước tính con người moi từ lòng đất lên hơn 3 tỷ tấn than. 9 1.2 Hiện trạng sử dụng: Dự đoán trong tương lai, trong khoảng năm 2005 đến 2030 các nước phát triển sẽ tiêu thụ khoảng 74% lượng gia tăng tiêu thụ năng lượng tự nhiên trên thế giới. So sánh tỉ lệ tiêu thụ năng lượng trong tương lai, lấy mốc năm 2005 là gốc, có thể nhận thấy vào thời điểm năm 2030 lượng khí thiên nhiên sẽ tăng gần đến mức 1.7%, than đá sẽ tăng suốt với mức độ khoảng 2.9%, dầu lửa giảm khoảng 3.5%. Tuy nhiên ước tính tỷ lệ lượng nhiên liệu hóa thạch sẽ tăng từ 80.9% lên 82.0%. Đặc biệt là than đá, nhu cầu sử dụng dự tính tăng mạnh lên tới 73% . Nhận xét: Dựa vào biểu đồ phân bố trữ lượng than trên thế giới, có thể thấy trữ lượng than hiện nay còn nhiều nhất là ở Hoa Kỳ và Trung Quốc. Có thể nói, tiềm năng về năng lượng cũng chính là một trong những thước đo để phát triển và gia tăng sức mạnh về kinh tế cũng như quân sự, vì vậy việc phát triển một chính sách về năng lượng hợp lý cũng chính là một cách để bảo đảm được tiềm lực này một cách hiệu quả. Chưa nói đến những tác động về môi trường, thì có thể thấy than là một trong những nguồn năng lượng có sức ảnh hưởng to lớn đến đời sống, vì vậy việc khai thác sử dụng than hiệu quả cũng là cách để phát triển nền kinh tế một các khoa học hơn. Hiện nay, việc khai thác than ngày càng được gia tăng và thúc đẩy bởi các công nghệ kỹ thuật mới và cả những lợi ích không thể phủ nhận của nó, vì vậy tuy hiện tại giá than chỉ có sự biến động nhỏ, nhưng với lượng tài nguyên ngày càng cạn kiệt thì chẳng mấy chốc than cũng sẽ có những tác động trực tiếp đến những biến động về năng lượng trên thị trường thế giới. Chính vì thế, việc xem xét trữ lượng và các vị trí khai thác ở các khu vực khác nhau trên thế giới sẽ giúp các nước có cái nhìn tổng thể để điều chỉnh việc sử dụng và khai thác hợp lý hơn. 1.3 Hiện trạng trữ lượng và sử dụng tại một số nước trong khu vực: Tổng lượng xuất khẩu than điện của các nước Châu Á – Thái Bình Dương năm 2007 đạt khoảng 680 triệu tấn trong đó: Australia xuất 250 triệu tấn (có 112 triệu tấn than cho điện); Indonexia xuất 196 triệu tấn (có 125 triệu tấn cho điện). Tổng lượng nhập khẩu than điện của các nước Châu Á – Thái Bình Dương năm 2007 khoảng 425 triệu tấn bằng 63% tổng lượng than buôn bán trên thế giới bằng đường biển. Trong đó: Nhật Bản nhập 112 triệu tấn, Hàn Quốc nhập 66 triệu tấn, Trung Quốc nhập 51 triệu tấn, Ấn Độ nhập 45 triệu tấn, Malaixia nhập 11 triệu tấn, Thái Lan 11 triệu tấn. Trong tương lai, do vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng các nước sẽ tăng sử dụng than trong nước, hạn chế xuất khẩu than ví dụ như Indonexia từ năm 2010 chỉ duy trì 10 [...]... cạnh việc sử dụng các giải pháp thay thế, hạn chế và giảm thiểu các vấn đề ô nhiễm môi trường đối với ngành khai thác và sử dụng than trong sản xuất thì để đảm bảo hiệu quả cho các biện pháp này thì một trong các biện pháp không thể thiếu đó chính là vấn đề quản lý và các chính sách khuyến khích phát triển một cách phù hợp Nhận xét: Các ngành công nghiệp sử dụng than làm nhiên liệu cho quá trình sản... khai thác và sử dụng than đến môi trường: 4.1 Trong quá trình khai thác ở Việt Nam: Việc khai thác than trong nhiều năm qua, đã gây ra những biến động xấu về môi trường Tại các vùng khai thác than đã xuất hiện những núi đất, đá thải cao gần 200m, những moong khai thác sâu khoảng 100m Để sản xuất 1 tấn than, cần bóc đi từ 8 đến 10 m3 đất phủ, thải từ 1 đến 3m3 nước thải mỏ Khối lượng chất thải rắn và. .. những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này cũng như việc khai thác và sử dụng than một cách hiệu quả hơn là điều hết sức cần thiết Dưới đây là một số những giải pháp cơ bản có thể xem xét giúp điều tiết, hạn chế và giảm thiểu việc sử dụng than trong sản xuất hiện nay V Giải pháp: 5.1 Đối với các mỏ khai thác than: Do những hậu quả nghiêm trọng về môi trường từ quá trình khai thác than và việc nâng... nhiều các vấn đề về môi trường, chẳng hạn như bụi từ quá trình nghiền than, các loại khí từ các thành phần có trong than sau khi đốt dễ dàng thâm nhập vào môi trường, nước rửa … Rõ ràng, những tác động của than đối với đời sống con người là khá rõ rệt, đặc biệt với các khu vực chịu tác động trực tiếp Dưới đây là những phân tích chi tiết hơn đối với những tác động môi trường của ngành than IV Những tác động. .. nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của nhân dân Nhận xét: Ô nhiễm môi trường đối với ngành công nghiệp khai thác than đang là một vấn đề nhức nhối đối với những nhà quản lý ở khu vực có các mỏ than, đặc biệt là các mỏ than lộ thiên Không chỉ ảnh hưởng đến các môi trường đất, nước, không khí ở những khu vực có các mỏ khai thác mà nó còn tác động trực tiếp đến những người dân trong vùng, đến sức khỏe... triển thì việc khai thác sẽ có nhiều khả năng hơn nữa Bên cạnh tìm hiểu, nâng cao các công nghệ khai thác để đáp ứng nhu cầu sử dụng và xuất khẩu, thì việc đưa ra những giải pháp về các vấn đề kèm theo đối với đặc thù của ngành than cũng cần được sự quan tâm từ phía chính phủ và địa phương có các hoạt động khai thác và sử dụng than Tuy sản lượng và tiềm năng về khoáng sản than ở Việt Nam không phải... thác khoáng sản Tuy nhiên, với định mức hiện nay, cần xem xét để đảm bảo kinh phí tương xứng cho yêu cầu bảo vệ môi trường để giải quyết bài toán tổng thể về các vấn đề môi trường do khai thác than Đồng thời, cần có sự hỗ trợ tích cực từ phía Trung ương, các Bộ, ngành và Bộ Tài nguyên và Môi trường 5.2 Đối với các hoạt động sử dụng than làm nguyên liệu: - Sử dụng các loại nguyên liệu thay thế khác: Năng... để đảm bảo cho tương lai thì việc phải hạn chế sử dụng than cho phát triển điện cũng cần được xem xét, kiềm chế và tìm một xu hướng giải quyết khác Vừa phải thúc đẩy việc khai thác trong nước mà vừa phải hạn chế việc phát triển và mở rộng của các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than II Trữ lượng than ở Việt Nam: 2.1 Sơ lược về lịch sử khai thác than tại Việt Nam: Than đá ở Quảng Ninh là loại than Antraxit... lao động Rõ ràng “vàng đen” không chỉ đem lại cho người ta những lợi ích thiết thực trong cuộc sống mà nó còn đem lại cả những bất cập về vấn đề sức khỏe và môi trường Những khảo sát, đánh giá tác động môi trường đối với các mỏ khai thác than tuy chưa hoàn thiện tuy nhiên cũng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với công tác an toàn, sức khỏe và môi trường lao động cũng như môi trường sống tại các. .. huỳnh cao, có tính tự cháy nên việc khai thác, vận chuyển, chế biến sử dụng rất khó khăn và hạn chế Do đó, Tổng công ty Than Việt đang nghiên cứu hợp tác với nước ngoài xây dựng nhà máy điện trong vùng mỏ, để sử dụng loại than này Vì nếu không khai thác, than sẽ tự cháy và phá hủy nguồn tài nguyên đồng thời gây tác động xấu hơn đến môi trường e Than nâu: Tập trung chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, trữ lượng dự . bằng sông Cửu Long (với hai mỏ than lớn là U-Minh-Thượng và U-Minh-Hạ). Cụ thể: - Đồng bằng Bắc Bộ: 1.650 tr.m 3 - Ven biển Miền Trung: 490 tr. m 3 - Đồng bằng Nam Bộ: 5.000 tr. m 3 14 Trước. từ nay đến 201 0-2 020 mới ở mức 50 0- 600 triệu tấn. Mức độ khai thác xuống sâu là -1 50m. Còn từ -1 50m đến -3 00m, cần phải tiến hành thăm dò địa chất, nếu kết quả thăm dò thuận lợi, thi t bị và công. nên bị phá sản. 2.2 Trữ lượng than ở Việt Nam: Có 5 loại chính: - Than antraxit - Than mỡ - Than bùn - Than ngọn lửa dài - Than nâu. a. Than antraxit: Trữ lượng than đá được đánh giá là

Ngày đăng: 06/07/2015, 19:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w