V. Giải pháp
5.1 Đối với các mỏ khai thác than
Do những hậu quả nghiêm trọng về môi trường từ quá trình khai thác than và việc nâng cao sản lượng khai thác đột biến trong những năm qua với việc đi trước quy hoạch 15 năm mà Chính phủ đã phê duyệt (quy hoạch phát triển ngành than giai đoan 2003 - 2010 có xét triển vọng đến năm 2020 được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 20/2003/QĐ-TTg ngày 29/1/2003), trong khi việc đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường chưa được đầu tư thích đáng đã gây ra những bức xúc mạnh mẽ về ô nhiễm môi trường. Vì vậy, với chiến lược phát triển ngành than trong giai đoạn tới đây (Chiến lược phát triển ngành than đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030) đang trình Chính phủ cần có những cân nhắc, tính toán một cách đầy đủ về BVMT để tránh những xung đột trong sản xuất và BVMT.
Nghị định số 63/2008/NĐ - CP ngày 13/5/2008 của Chính phủ ra đời đã tạo ra nguồn lực đáng kể cho hoạt động bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, với định mức hiện nay, cần xem xét để đảm bảo kinh phí tương xứng cho yêu cầu bảo vệ môi trường để giải quyết bài toán tổng thể về các vấn đề môi trường do khai thác than. Đồng thời, cần có sự hỗ trợ tích cực từ phía Trung ương, các Bộ, ngành và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5.2 Đối với các hoạt động sử dụng than làm nguyên liệu:
- Sử dụng các loại nguyên liệu thay thế khác:
Năng lượng sinh khối từ nông nghiệp là một trong những giải pháp tạm thời nhằm giúp giảm thiểu việc sử dụng than cũng như giảm những áp lực về vấn đề sản lượng đối với ngành than cũng như những ảnh hưởng đến môi trường. Một trong những nguyên liệu có thể sử dụng được là vỏ trấu, đặc biệt là ở những nước sản xuất
lúa gạo hàng đầu tại Châu Á như nước ta. Vỏ trấu là nguồn liệu thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm và cũng như đem lại lợi ích kinh tế vì giá rẻ hơn.
Củi trấu hiện nay có thể nhiên liệu thay thế cho than đá, củi (gỗ), gas, dầu FO phục vụ cho lò hơi trong công nghiệp và lò nung. Mỗi năm ở Việt Nam có hàng triệu tấn trấu thải bỏ không sử dụng. Việc sử dụng và chuyên chở những chất liệu này gặp khó khăn vì chúng quá rời rạc, tuy nhiên hiện nay đã có thể cải tạo chúng thành củi trấu với độ nén cao mà không cần một chất kết dính nào.
Những ưu điểm của củi trấu:
- Có thể tái chế lại trong khi dầu, than đá, than non chỉ sử dụng được một lần. - Than đá và dầu có hàm lượng lưu huỳnh và cácbon cao có thể gây ô nhiễm
môi trường.
- Có chất lượng ổn định, cháy hiệu quả và kích thước lý tưởng cho sự cháy hoàn toàn.
Tuy hiện nay nguồn nguyên liệu này chưa ổn định cũng như việc sản xuất chúng còn phụ thuộc vào vụ mùa cũng như các nhà máy nén trấu thành củi nhưng đây cũng là một trong những nguồn nhiên liệu có thể xem xét đối với một số ngành công nghiệp sử dụng than trong đun nấu, trong các lò hơi, lò nung …
- Đổi mới công nghệ đối với những nhà máy sản xuất đang hoạt động:
Ví dụ như việc thay đổi công nghệ nhằm giảm lượng khí thải ra môi trường trong ngành sản xuất thép. ArcelorMittal và một nhóm những công ty sản xuất thép ở châu Âu đã lên kế hoạch trị giá 665 triệu USD để biến Florance thành một nhà máy sản xuất kiểu mẫu thân thiện môi trường. Nếu tiến trình khả thi, công nghiệp thép có thể cắt giảm lượng khí thải carbon dioxide (CO2) xuống 55%. Điều này góp phần làm giảm đáng kể khí thải nhà kính thế giới, khi mà ngành công nghiệp thép chiếm 8%.
Ở châu Âu, các tổ chức Greenpeace và Friends of the Earth (FOE) đã cáo buộc những công ty sản xuất thép, về việc họ vận động hành lang chống lại đề xuất của Liên minh châu Âu (EU) thay đổi mục tiêu giảm chất thải từ 30% năm 1990 xuống còn 20% trong hiện tại.
Những hãng thép đang sản xuất loại thép nhẹ và bền hơn để làm giảm trọng lượng xe và ít hao xăng. Có một vấn đề nan giải đặt ra: công nghiệp sản xuất thép lệ vốn thuộc vào carbon – thông thường vẫn có trong quá trình tạo ra than cốc từ than đá
– như một vật liệu thô để chế tạo sản phẩm mới. Những lò luyện gang dùng than cốc như phần chính trong quá trình hóa học, nhằm làm biến đổi quặng sắt thành gang lỏng. Sau đó các nhà sản xuất thép biến chúng thành thép lỏng trước khi cán thành thép thành phẩm. Các nhà sản xuất thép đã cố gắng cải tiến quá trình này qua các thế kỷ. Đây là một tin vui cho những ai ưa chuộng loại thép chất lượng cao không gây nguy hại cho môi trường.
Vì vậy, ArcelorMittal đang tập trung đến một tiếp cận khác, một dự án đang được thực hiện cho Florange. Ở đó, người ta giữ lại những khí thải CO2 và carbon dioxide, sau đó rót lại carbon dioxide cùng với oxygen nguyên chất vào lò luyện thép. Kỹ thuật này có tên là tái chế khí gas, nhằm làm gia tăng hiệu quả lò luyện thép và tiêu thụ đáng kể khí thải CO2. Nó cũng yêu cầu các công ty thép phải tích trữ khí lại CO2 , để đạt tới khả năng làm giảm toàn phần chất thải carbon trong công nghiệp sản xuất thép.
- Chôn khí thải CO2 vào lòng đất:
Đây cũng là một giải pháp đang bắt đầu được các nước quan tâm và thực hiện, là giải pháp hiệu quả nhằm hạn chế bớt lượng khí CO2 thải ra hàng ngày từ các nhà máy sản xuất. Do tính chất nặng hơn không khí nên CO2 sẽ tồn tại vĩnh viễn dưới lòng đất ở độ sâu khoảng 2.000 m. Toàn bộ số khí gây hiệu ứng nhà kính đã gom được từ các nguồn phát thải CO2 này liền được bơm xuống một mỏ đã ngưng hoạt động, dưới biển sâu … tùy vào hiện trạng của từng khu vực.
Tuy cũng còn hạn chế vì chi phí cao nhưng đây cũng là một giải pháp tạm thời và hiệu quả cho tương lai và đang dần được các nước trên thế giới quan tâm đến.
- Sử dụng các loại năng lượng khác:
Sử dụng phương pháp tạm thời như việc thay thế bằng năng lượng nguyên tử, năng lượng địa nhiệt :
Mặc dầu trong những năm trước đây có những sự cố trong một số nhà máy điện nguyên tử, nhưng với các tiến bộ khoa học kỹ thuật thì sang thế kỷ 21 người ta dự đoán sự cố về hoạt động của lò phản ứng sẽ nhỏ hơn một phần triệu (có nghĩa là rất an toàn). Do vậy, việc sử dụng năng lượng hạt nhân là một yêu cầu cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của loài người ở thế kỷ này. Uỷ ban năng lượng nguyên tử quốc tế dự
báo tỷ trọng của điện nguyên tử trong nguồn năng lượng chung của thế giới sẽ tăng lên trong tuơng lai đến năm 2020 đạt 7% (hiện tại là 5% ).
Hiện nay có 31 nước đã triển khai 440 lò phản ứng hạt nhân (đang xây dựng tiếp 27 lò) với công suất 369,19 GWe cần 67.320 tấn Urani. Đến năm 2015, với kịch bản tăng cao công suất lên 533 GWe cần 100.760 tấn Urani, còn với kịch bản tăng 449 GWe thì chỉ cần 82.275 tấn Urani.
Với những hiểu biết về trữ lượng của Urani hiện tại đủ đảm bảo phục vụ cho phát triển năng lượng hạt nhân trong nhiều năm nữa.
Ngoài các khoáng sản năng lượng dầu khí, than, urani thì vài chục năm trở lại đây người ta đã chú ý đến nguồn địa nhiệt và đã có hàng trăm nhà máy điện địa nhiệt với tổng công suất tới hàng nghìn Me bổ sung vào nguồn năng lượng chung. Các nguồn thuỷ điện, sinh khối, năng lượng mặt trời, gió...vẫn đang được sử dụng phục vụ cho nhu cầu tăng cao năng lượng của thế giới.
Việt Nam là nước có tiềm năng về các loại khoáng sản năng lượng và đang được huy động tích cực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay các nhà địa chất dầu khí đã phát hiện và xác định được tiềm năng dầu khí ở các bể trầm tích Đệ tam khoảng 4,3 tỷ tấn dầu quy đổi, trong đó trữ lượng là 1,2 tỷ tấn và trữ lượng dầu khí có khả năng thương mại là 814,7 triệu tấn. Tổng tài nguyên khoáng sản than của bể than Quảng Ninh đạt trên 10 tỷ tấn, trong đó trữ lượng đạt hàng tỷ tấn. Than lignit ở dưới sâu đồng bằng sông Hồng với tiềm năng khoảng 200 tỷ tấn là nguồn năng lượng lớn cho thế kỷ 21.
Về năng lượng hạt nhân, các nhà địa chất đã xác định được tài nguyên Urani đạt vài trăm ngàn tấn U3O8 đảm bảo nguồn cung cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam năm 2015 - 2020.
Nguồn địa nhiệt ở Việt Nam rất phong phú. Chúng ta đã phát hiện được 287 nguồn nước nóng - nước khoáng, trong đó có 60 nguồn có nhiệt độ >500 cần được nghiên cứu sử dụng bổ sung cho nguồn năng lượng chung của đất nước.
Sử dụng các nguồn năng lượng có khả năng tái tạo : năng lượng mặt trời, năng lượng gió, … phát triển các nguồn năng lượng tái tạo vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt; đặc biệt là trong sản xuất điện nhằm giảm áp lực lên các nhà máy nhiệt điện đang sử dụng than làm nhiên liệu đốt.
Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo đang là mục tiêu lâu dài và bền vững cho việc sử dụng các nguồn năng lượng trên trái đất, trong khi các nguồn năng lượng, nhiên liệu không thể tái tạo được đang ngày càng cạn kiệt cùng với những tác động tiêu cực đến môi trường thì việc tìm ra một hướng đi hợp lý cho năng lượng tái tạo là một việc bức thiết, cần sự đầu tư và quan tâm hơn nữa.
Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay thì các nguồn năng lượng tái tạo vẫn chưa được sử dụng một cách rộng rãi vì nhiều lí do bên cạnh vấn đề công nghệ thì giá thành là một trong những vấn đề khiến cho việc phát triển các nguồn năng lượng này vẫn chưa được phổ biến. Bên cạnh đó còn nhiều những vấn đề về chính sách phát triển chưa hợp lý, các nhà đầu tư chưa mặn mà với việc sản xuất phát triển …
Biểu đồ: Tỷ lệ sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo trên thế giới.
Bên cạnh việc sử dụng các giải pháp thay thế, hạn chế và giảm thiểu các vấn đề ô nhiễm môi trường đối với ngành khai thác và sử dụng than trong sản xuất thì để đảm bảo hiệu quả cho các biện pháp này thì một trong các biện pháp không thể thiếu đó chính là vấn đề quản lý và các chính sách khuyến khích phát triển một cách phù hợp.
Nhận xét:
Các ngành công nghiệp sử dụng than làm nhiên liệu cho quá trình sản xuất thì khá nhiều, hầu hết những vấn đề phát sinh từ than ở nhà máy nhiệt điện như là tro xỉ, đốt than tạo ra các khí CO, SOx, … là một trong các tác nhân gây hiệu ứng nhà kính, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường toàn cầu. Những ảnh hưởng này nhất thời chưa thể giải quyết triệt để, tuy nhiên cần phải có cái nhìn thực tế hơn đối với việc bảo vệ môi trường vì thực chất việc bảo vệ môi trường là giúp phát triển một cách bền vững cho xã hội loài người mà trong đó việc phát triển bền vững nguồn năng lượng, sử dụng một cách hợp lý chính là một trong những cách hiệu quả để đảm bảo sự bền vững cho toàn xã hội.
Chương III
NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN I. Nhận xét:
Không thể phủ định những lợi ích thực tế trước mắt mà nhiên liệu hóa thạch mà trong đó có than đã đem lại đối với đời sống của con người từ khi hình thành đến trong quá trình phát triển hiện đại. Tuy nhiên, trong giai đoạn cần hướng tới một sự phát triển bền vững hơn, cần những nguồn năng lượng xanh hơn, cần những công nghệ hiện đại thiết thực mà quan tâm đến môi trường hơn thì việc sử dụng những nguồn nhiên liệu gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường này có chăng là cần phải hạn chế và tiến tới loại bỏ. Bên cạnh đó, với số lượng năng lượng này đang ngày càng cạn kiệt mà khả năng tái tạo lại không cao, phải mất hàng nghìn năm mới có thể hình thành một số lượng nhỏ mà tính đến thời gian hiện nay thì trữ lượng còn có thể khai thác của than là khoảng gần 250 năm (tính với công suất năm 2002) thì việc tính toán cho những giải pháp để giảm việc sử dụng than theo thời gian cần được tính toán tích cực.
Trong tình hình hiện nay, vấn đề bất ổn do khủng hoảng về năng lượng đang diễn ra ngày càng quyết liệt trên thế giới, ngay cả ở Việt Nam vấn đề tranh chấp việc khai thác các vỉa dầu ở biển Đông cũng là một vấn đề nóng bỏng mà các nước trong khu vực đang phải giải quyết, cùng với những vấn đề về an ninh quốc gia, an ninh lãnh thổ và an ninh năng lượng đang khiến cho thế giới ngày một nóng lên. Làm thế
nào để giải được cơn khát tài nguyên để thế giới có thể ổn định và phát triển một cách bền vững hơn đang là câu hỏi nhức nhối đối với các nhà cầm quyền trên toàn thế giới. Có thể nói một cách đơn giản về dễ hiểu là tìm ra những biện pháp cải thiện tình hình như các giải pháp về công nghệ, chính sách khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên có thể cạn kiệt, sử dụng một cách hiệu quả các nguồn tài nguyên có thể tái tạo, đưa ra những chính sách khuyến khích phát triển các nguồn tài nguyên này, tìm các giải pháp thay thế, khắc phục các hạn chế nhằm đẩy mạnh sự phát triển …
Tuy nhiên, có thể thấy rõ rệt rằng, hầu hết sự cố gắng phát triển một nguồn năng lượng mới ít ảnh hưởng tới môi trường và các nguồn năng lượng có khả năng tái tạo lại chỉ giành được sự quan tâm của các nước đang phát triển, các nước nghèo tài nguyên hoặc các nhà môi trường trên thế giới. Hầu hết các nước giàu vẫn đang ỷ y vào lượng tài nguyên còn lại trên thế giới và bỏ mặc những lời cảnh bảo về các vấn đề môi trường bởi những tiện ích trước mắt của các loại năng lượng này. Xem ra việc chung tay phát triển, xây dựng một nguồn năng lượng hữu ích, sạch sẽ cho toàn thế giới vẫn chưa nhận được sự quan tâm bằng việc tranh giành tài nguyên bởi các nước giàu trên thế giới hiện nay.
Nhìn chung, than đá tuy chưa phải là nguồn năng lượng bị tranh giành hay có những biến động về giá cả một cách phức tạp như dầu mỏ, tuy nhiên nó lại gây những tác động đến môi trường khá rõ rệt, cùng với việc gia tăng các nhu cầu thì hiện nay việc khai thác cũng đang dần ở mức ngày càng phát triển mạnh, vì vậy tìm ra các giải pháp thay thế cho việc sử dụng các loại tài nguyên không thể tái tạo này chính là việc làm cho các nhà nghiên cứu về các lĩnh vực năng lượng và thậm chí là việc kết hợp giữa các nhà nghiên cứu về môi trường, bên cạnh đó chính là việc quản lý, giám sát một cách chặt chẽ bởi các chính sách về môi trường bởi tất cả chúng ta đều đang dần nhận ra những tác hại mà thế giới đang phải đón nhận bởi những hoạt động sống bừa bãi và thiếu suy nghĩ trong thời gian vừa qua.
II. Kết luận:
Đối với các ngành công nghiệp phục vụ cho cuộc sống hiện đại như : điện, luyện kim, dệt nhuộm … thì việc sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch vẫn đang chiếm ưu thế rất lớn trên thế giới. Có thể thấy, việc tính toán các hướng giải pháp cho tương lai thì cần nhiều thời gian, sức lực và tiền lực nhiều hơn nữa để đảm bảo việc thực