Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 114 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
114
Dung lượng
759,96 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHẠM ĐỨC THỌ YẾU TỐ KHOA HỌC TRONG LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng – Năm 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHẠM ĐỨC THỌ YẾU TỐ KHOA HỌC TRONG LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60.22.80 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG ANH HOÀNG Đà Nẵng – Năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Phạm Đức Thọ MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 6 5. Kết cấu của luận văn 6 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 7 CHƯƠNG 1: KHOA HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC TRONG LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT 11 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 11 1.1.1. Các khái niệm về khoa học, công nghệ 11 1.1.2 Khái niệm lực lượng sản xuất theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin 16 1.2. VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ TRONG LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT 23 1.2.1. Khoa học - công nghệ trong sự phát triển của xã hội loài người 23 1.2.2. Vai trò của khoa học - công nghệ đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất 26 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY33 2.1.TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 33 2.1.1. Vị trí địa lý, kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng 33 2.1.2. Vị trí và lợi thế của khoa học - công nghệ ở thành phố Đà Nẵng 36 2.2. THỰC TRẠNG CỦA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC- CÔNG NGHỆ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 38 2.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực khoa học - công nghệ ở thành phố Đà Nẵng 38 2.2.2. Khoa học - công nghệ, nhu cầu tất yếu của sự phát triển thành phố hiện đại 51 2.2.3. Nhận xét, đánh giá việc phát triển khoa học - công nghệ ở thành phố Đà Nẵng 55 2.3. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 63 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 71 CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 72 3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 72 3.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến phát triển khoa học – công nghệ 72 3.1.2. Quan điểm cơ bản về phát triển khoa học và công nghệ của Đảng và Nhà nước đến năm 2020 75 3.1.3. Quan điểm cơ bản phát triển khoa học và công nghệ của thành phố Đà Nẵng 5 năm 2016- 2020 79 3.1.4. Định hướng phát triển khoa học – công nghệ ở thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 80 3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY 82 3.2.1. Nhóm giải pháp đổi mới, đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao 82 3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và tăng cường sự quản lý của Nhà nước 89 3.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện môi trường pháp lý, đổi mới tổ chức, quản lý hoạt động khoa học và công nghệ 92 3.2.4. Nhóm giải pháp nghiên cứu và ứng dụng, phát triển chuyển giao công nghệ phục vụ việc phát triển kinh tế - xã hội 95 3.2.5. Nhóm giải pháp hội nhập, giao lưu hợp tác nghiên cứu đào tạo nguồn nhân lực, hội nghị, hội thảo, tư vấn, trao đổi, học hỏi chuyển giao, phát triển chính sách công nghệ 97 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 100 KẾT LUẬN 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao) DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Biến đổi cơ cấu dân số, lao động và việc làm của Đà Nẵng 39 2.2 Lực lượng lao động ở Đà Nẵng giai đoạn 1997 – 2009 40 2.3 Lực lượng lao động phân theo trình độ giai đoạn 1997 - 2011 42 2.4 Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc thành phố Đà Nẵng 45 2.5 Chuyển đổi về chất lượng của công chức hành chính 46 2.6 Sự thay đổi về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường, xã 47 2.7 Cơ cấu nhân lực theo ngành nghề ở Đà Nẵng 1997 - 2011 49 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự phát triển của nhân loại, chúng ta đã và đang chứng kiến nhiều về sự thay đổi lớn trong toàn bộ đời sống xã hội, từ thay đổi lớn về kinh tế, chính trị, xã hội cho đến nhận thức khoa học. Đặc biệt vào những thập niên cuối của thế kỷ XX, sự phát triển hùng mạnh của các nước công nghiệp mới (NICs) nói chung và Nhật Bản nói riêng, đó là một sự tăng trưởng về kinh tế hết sức lớn mạnh, điều mà trong lịch sử chưa từng thấy. Điều đó đã đặt ra nhiều câu hỏi nguyên nhân nào làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế ngạc nhiên ấy?. Chắc chắn sẽ có nhiều câu trả lời để giải thích về sự thay đổi lớn mạnh đó. Tuy nhiên cách thay đổi phương thức sản xuất hay nói đúng hơn là sự áp dụng khoa học vào lực lượng sản xuất để tạo ra một lượng tài sản khổng lồ và giữ mức tăng trưởng là câu trả lời xứng đáng nhất để chứng minh cho sự phát triển không ngừng của thế giới. Chính vì vậy khoa học đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống nhân loại, mà kết quả quan trọng nhất đó là tạo được bước ngoặt phát triển về chất của lực lượng sản xuất. Vì vậy, khoa học chính là nguyên nhân đầu tiên tạo ra sự thay đổi, thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt của nhân loại. Điều đó đã chứng minh được những dự báo của Mác: Khoa học- kỹ thuật sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp - điều mà C.Mác đã phát biểu từ những năm giữa của thế kỷ XIX. Toàn cầu hóa đang mở ra nhiều cơ hội cho tất cả các nước trên thế giới, ở đó các nước đang được học hỏi và cạnh tranh nhau nhằm để tránh khỏi nguy cơ tụt hậu. Trước sự phát triển không ngừng ấy, khoa học trở thành như một kim chỉ nam tiểu biểu nhất mà các nước đều phải ứng dụng nó vào cho sự phát triển chung của mình, bằng cách này hay cách khác mọi sự phát triển 2 chung của các nước, khoa học trở thành một nấc thang quan trọng không thể thiếu cho sự phát triển chung của mọi quốc gia. Nhìn từ mọi phương diện hay mức độ khác nhau, khoa học - công nghệ đã có tầm ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển chung của mọi quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay - khi nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Khoa học - công nghệ được Đảng và Nhà nước ta chú trọng đầu tư phát triển một cách chú trọng nhất, đó là yếu tố quan trọng đảm bảo cho thắng lợi của sự nghiệp xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong các văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là trong các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đến nay, vấn đề giáo dục - đào tạo; khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu được Đảng ta nhấn mạnh và đưa ra chính sách nâng cao dân trí để tiếp thu khoa học và công nghệ tiên tiến, từng bước tiến vào hội nhập nền văn minh quốc tế. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng khẳng định: “Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Tại Đại hội IX, văn kiện Đại hội Đảng ta lại khẳng định: “Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt” việc phát triển khoa học công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa hiện đại hóa”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X Đảng ta đề cập vấn đề khoa học công nghệ một cách sâu sắc hơn: “Phát triển mạnh khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phát triển kinh tế tri thức”. Đặc biệt trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI gần đây vấn đề khoa học và công nghệ được Đảng và Nhà nước ta đề cập một cách cụ thể sâu, sắc trong từng chi tiết đó là: “Phát triển mạnh khoa học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế tri thức”[26; tr.78]. 3 Trong đó góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước; nâng tỉ lệ đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp vào tăng trưởng. Thực hiện đồng bộ ba nhiệm vụ chủ yếu: Nâng cao năng lực khoa học, công nghệ; đổi mới cơ chế quản lý; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng. “Phát triển năng lực khoa học, công nghệ có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho những ngành, lĩnh vực then chốt, mũi nhọn, đảm bảo đồng bộ về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực. Nhà nước tăng mức đầu tư và ưu tiên đầu tư cho các nhiệm vụ, các sản phẩm khoa học, công nghệ trọng điểm quốc gia, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là của các doanh nghiệp cho đầu tư phát triển khoa học, công nghệ”[26; tr.218]. “Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động khoa học, công nghệ, xem đó là khâu đột phá để thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả của khoa học, công nghệ. Chuyển các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; phát triển các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, thị trường khoa học, công nghệ. Đổi mới căn bản cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước; xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả các chương trình, đề tài khoa học và công nghệ theo hướng phục vụ thiết thực mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, lấy hiệu quả ứng dụng làm thước đo chủ yếu đánh giá chất lượng công trình. Thực hiện đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học, công nghệ ”[26; tr.219]. Và cuối cùng là “đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng; phát triển đồng bộ khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Khoa học xã hội làm tốt nhiệm vụ tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, dự báo xu hướng phát triển, cung cấp luận cứ cho việc xây dựng đường lối, chính sách phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Hướng mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã [...]... nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn - Là luận cứ khoa học cho các chủ trương, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch và chương trình phát triển của thành phố - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm về việc phát triển khoa học - công nghệ của Đà Nẵng - Cơ sở lý luận và thực tiễn của luận văn sẽ đóng góp vào việc phát triển khoa học - công nghệ ở thành phố Đà Nẵng, góp phần vào công. .. Tác động của khoa học - công nghệ trong sự phát triển xã hội Khoa học - công nghệ là động lực phát triển kinh tế - xã hội được đánh giá bởi hai tiêu chí cơ bản: Sự đóng góp của khoa học - công nghệ đối với sự phát triển đất nước; hoạt động khoa học - công nghệ có bước tiến bộ về tiềm lực, quản lý Nhà nước, hệ thống pháp luật, thị trường khoa học - công nghệ , hợp tác quốc tế Khoa học - công nghệ mang... triển khoa học và công nghệ đến năm 2020 - Khoa học và công nghệ thế giới – thách thức và vận hội mới” ( Bộ khoa học và công nghệ, Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, năm 2005), nội dung công trình nghiên cứu đến các xu hướng phát triển khoa học và công nghệ hiện nay, coi khoa học và công nghệ là động lực phát triển của toàn thể nhận loại Vô số các ngành công nghệ mới được tạo ra trong. .. tài “ Yếu tố khoa học trong lực lượng sản xuất với việc phát triển khoa học - công nghệ ở thành phố Đà Nẵng” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình 2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục tiêu: Từ sự phân tích vai trò của yếu tố khoa học trong lực lượng sản xuất, luận văn đưa ra một số định hướng và xây dựng các giải pháp nhằm phát triển khoa học - công nghệ ở thành phố Đà Nẵng hiện nay - Nhiệm vụ:... triển khoa học - công nghệ ở thành phố Đà Nẵng, dưới góc độ triết học + Những lý luận về yếu tố khoa học và học thuyết của triết học về lực lượng sản xuất + Các yếu tố trong mối quan hệ với sự phát triển khoa học - công nghệ ở thành phố Đà Nẵng - Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Tập trung nghiên cứu về vai trò của yếu tố khoa học trong lực lượng sản xuất với việc phát triển khoa học - công nghệ trên... phố Đà Nẵng hiện nay 6 4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về lực lượng sản xuất Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển khoa học - công nghệ cùng các lý thuyết kinh tế liên quan đến đề tài - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật... chế của khoa học và công nghệ ở nước ta thời gian qua Trên cở sở đó, luận giải một 8 số giải pháp cơ bản nhằm tạo ra sự phát triển mang tính đột phá của khoa học và công nghệ, phát huy vai trò động lực của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước - “Để khoa học và công nghệ thực sự là nền tảng và động lực trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (Hoàng Văn Phong,... một nền văn minh mới, trí tuệ, mà nguyên nhân và động lực chính là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới, được hình thành từ mấy chục năm qua * Cách mạng khoa học - công nghệ Thuật ngữ khoa học - công nghệ thể hiện sự đồng hành gắn bó giữa lý luận, lý thuyết và thực tiễn, thực hành, giữa nghiên cứu và ứng dụng thực tế Nhân loại đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghệ Cuộc cách mạng khoa học - công. .. phố 5 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và mục lục, luận văn gồm có 3 chương và 7 tiết: Chương 1: Khoa học và vai trò khoa học trong lực lượng sản xuất Chương 2: Thực trạng và xu hướng phát triển của khoa học - công nghệ ở thành phố Đà Nẵng hiện nay Chương 3: Quan điểm, mục tiêu và những giải pháp chủ yếu để phát triển khoa học - công nghệ ở thành... luận về khoa học – công nghệ và học thuyết triết học Mác – Lênin về lực lượng sản xuất, đặc biệt hơn, đề tài này còn làm rõ vai trò của khoa học - công nghệ ảnh hưởng đến sự phát triển của lực lượng sản xuất Ngoài ra, luận văn này còn đề xuất và phân tích những giải pháp cần thiết, mang tính đặc thù, để phát triển khoa học và công nghệ của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay Trong luận văn này, . Mác - Lênin 16 1.2. VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ TRONG LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT 23 1.2.1. Khoa học - công nghệ trong sự phát triển của xã hội loài người 23 1.2.2. Vai trò của khoa học - công. thế của khoa học - công nghệ ở thành phố Đà Nẵng 36 2.2. THỰC TRẠNG CỦA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC- CÔNG NGHỆ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 38 2.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực khoa học - công nghệ. pháp phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020. - Khoa học và công nghệ thế giới – thách thức và vận hội mới” ( Bộ khoa học và công nghệ, Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc