6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.2. Vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển của lực
điều kiện cần để đưa lực lượng sản xuất lên một bước phát triển. Cuộc cách mạng khoa học hiện đại là sự thay đổi căn bản trong bản thân lĩnh vực khoa học công nghệ, cũng như mối quan hệ và chức năng của chúng, khiến cho cơ cấu và động thái phát triển của các lực lượng sản xuất cũng được phát triển. Có thể nói sự phát triển của khoa học đã đưa văn minh nhân loại sang một bước phát triển mới về chất. Đó là kết quả của quá tình phát triển lâu dài các kiến thức khoa học của việc đổi mới kỹ thuật sản xuất, và việc tăng quy mô sản xuất mới. Ngày nay khoa học công nghệ đã không ngừng phát triển tạo ra bước đột phát trong nhiều lĩnh vực giúp ích rất lớn cho con người như: Lĩnh vực năng lượng; lĩnh vực sản xuất; trong sản xuất vật liệu;v,v…
Tóm lại, với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nhiều lĩnh vực, con người ngày càng phát triển văn minh, tiến bộ hơn, đó chính là nhờ vào ý nghĩa to lớn của khoa học - công nghệ.
1.2.2. Vai trò của khoa học - công nghệ đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất lượng sản xuất
Theo học thuyết Mác - Lênin lực lượng sản xuất bao gồm con người lao động và tư liệu sản xuất, trong đó, nhân tố “người lao động” giữ vai trò quyết định. Còn tư liệu sản xuất bao gồm đối tượng lao động, công cụ lao động, các tư liệu phụ trợ của quá trình sản xuất…
Về mặt “người lao động” trong thời kỳ đầu của loài người, đặc biệt trong thời kỳ xã hội nguyên thủy cho tới xã hội phong kiến, khoa học chưa phát triển cho nên sức lao động của con người vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất phục vụ xã hội. Tuy nhiên, sau thế kỷ XVIII cho tới nay khoa học kỹ thuật đã từng bước phát triển, nhiều máy móc công cụ lao động ra đời nó đã dần thay thế cho sức lao động của con người trong quá trình tạo ra của cải vật chất trong xã hội là rất lớn. Điều đó có thể nói rằng vai trò của công cụ lao động đang ngày càng thay thế cho sức lao động của con người ngày càng lớn.
Sử dụng sức lao động trong sản xuất vật chất, chủ thể con người đã tác động vào khách thể. Sức lao động là năng lực người thoát ra bên ngoài thông qua mỗi hành động, mỗi thao tác của họ làm thay đổi, tính chất, cấu trúc, cuối cùng ở mỗi quá trình sản xuất nó chính là yếu tố xã hội kết tinh trong mỗi sản phẩm - bao gồm những tư liệu tiêu dùng, những yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, kể cả con người là sản phẩm cuối cùng là sản phẩm của chính lao động của họ.
Lực lượng sản xuất thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động với kỹ năng lao động của họ và tư liệu sản xuất mà trước hết là công cụ lao động. Trong quá trình sản xuất, sức lao động của con người và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động, kết hợp với nhau tạo thành lực lượng sản xuất. Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất thì “lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại, người lao động”. Chính người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, với sức mạnh và kỹ thuật lao động của mình, sử dụng tư liệu lao động, trước hết là công cụ lao động, tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất. Cùng với quá trình lao động sản xuất, sức mạnh và kỹ năng lao động của con người ngày càng được tăng
lên, đặc biệt là trí tuệ lao động ngày càng cao. Ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ, con người trở thành lao động chính yếu và không thể thiếu trong quá trình sản xuất đó. Theo đó công cụ lao động cũng là một yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định trong tư liệu sản xuất. Công cụ lao động do con người sáng tạo ra là “sức mạnh của tri thức đã được vật thể hóa”. Công cụ lao động là yếu tố động nhất, cách mạng nhất của lực lượng sản xuất. Cùng với quá trình phát triển, phát minh sáng chế kỹ thuật, công cụ lao động không ngừng được cải tiến và hoàn thiện. Chính sự cải tiến và hoàn thiện không ngừng của công cụ lao động đã làm biến đổi toàn bộ tư liệu sản xuất. Xét đến cùng, đó là nguyên nhân sâu xa của biến đổi xã hội.
Con người đã đi vào sản xuất và sản xuất làm nên con người, ở đây chúng ta thấy được tiến trình vận động mang tính vòng tròn của nhân loại. Trong tiến trình phát triển đó, sức lao động của con người thâm nhập hết vào mọi khâu của quá trình sản xuất, làm cho các yếu tố của quá trình sản xuất trở nên mang tính xã hội và tất cả làm nên một thế giới người khác biệt với thế giới tự nhiên mang tính thuần túy.
Theo Mác sức lao động là một thể thống nhất giữa thể lực và trí lực, nó tác động vào mọi khâu của quá trình sản xuất, làm cho các yếu tố khác trong lực lượng sản xuất đều trở thành hình thức vật thể hóa của sức lao động, tính chất, trình độ, sức mạnh và vai trò của chúng cũng do sức lao động quy định. Chính việc con người sử dụng, rồi chiếm hữu trở lại sức lao động được vật thể hóa và trở nên phong phú thêm đó ở mức độ, trình độ nhất định đã tạo ra những giá trị làm thành nội dung cơ bản của các nền văn minh trong lịch sử của họ, những nền văn minh nông nghiệp, công nghiệp, đều mang những giá trị mang tính căn bản ấy.
Những phương tiện lao động cơ khí truyền thống mà trước kia Mác gọi là hệ thống xương cốt hoặc cơ bắp của sản xuất thì ngày nay trong một chừng mực đáng kể đã nhường chỗ cho các phương pháp điện vật lý, điện hóa học và điện tử trong gia công vật liệu, cho hệ thống tự động hóa và những thiết bị điều khiển với một quy trình công nghệ liên tục.
Trong sản xuất có tự động hóa và điều khiển từ xa, các máy tính điện tử, các cơ cấu điều khiển và người máy được sử dụng ngày càng rộng rãi. Các công nghệ mới về nguyên tắc có áp lực siêu cao và chân không đang được sử dụng. Những máy tạo sóng lượng tử và công nghệ la-de trong gia công chính xác các vật liệu siêu cứng và giòn cũng đang được áp dụng. Đối với việc tạo dạng các thành phẩm từ các vật liệu phi công nghệ, không thích hợp với việc gia công bằng các vật liệu truyền thống, người ta dùng phương pháp mới về nguyên tắc là dựa trên sự nâng cao mang tính mềm dẻo của các vật liệu rắn dưới tác dụng của áp lực cao khoảng vài chục nghìn atmophe. Trong nhiều nhà máy đã sử dụng phương pháp cắt thép bằng ngọn lửa với nhiệt độ 20 nghìn độ, các phương pháp hàn và cắt kim loại bằng tia lửa điện… đang được ứng dụng rộng rãi.
Việc sản xuất và ứng dụng những máy gia công kim loại có năng suất cao với sự điều khiển theo chương trình số tăng lên với nhịp độ nhanh chóng. So với máy vạn năng, năng suất làm việc ở những máy này tăng lên từ 2,5 tới 5 lần. Tình hình đó, làm giảm nhu cầu về thợ đứng máy, tăng nhu cầu về thợ điều chỉnh và thợ sủa chữa, thợ lập chương trình công nghệ có tay nghề cao mà nội dung lao động của nó khác xa với thợ đứng máy trước kia. Như vậy, thợ có tay nghề cao trở thành một lực lượng lao động chất lượng cao phù hợp với nền sản xuất hiện đại, trong nông nghiệp và công nghiệp.
Các nhà khoa học chỉ ra rằng, sự bão hòa sản xuất bằng các công cụ dựa trên sự ứng dụng điện tử học khoa học, điều khiển từ xa và thủy lực học
đang làm thay đổi về tính chất và nội dung lao động của người thợ, đề ra yêu cầu ngày càng cao đối với trình độ học vấn phổ thông, kỹ thuật cơ sở và kỹ thuật chuyên môn của họ. Lao động của người thợ trong sản xuất cơ khí hóa liên hợp, tự động hóa cao độ, ngày càng mang tính chất lao động trí óc của kỹ thuật viên và kỹ sư. Thành phần lao động trí óc của thợ điều chỉnh các dây chuyền tự động chiếm quá nửa thời gian làm việc của họ.
Sự thay đổi tính chất và nội dung lao động lại dẫn đến những chuyển biến cơ bản trong cấu trúc nghề nghiệp - tay nghề của đội ngũ công nhân, điều chỉnh một cách đáng kể sự phân công lao động lâu nay đã hình thành trong lịch sử. Lao động chân tay đã đi vào quá khứ. Nhu cầu xã hội về các nghề lao động chân tay có tay nghề thấp hoặc không có tay nghề với năng suất thấp giảm đi rõ rệt. Những nghề thủ công truyền thống mà cơ sở của nó là những kỹ xảo, kỹ năng có tính chất công nghiệp, khéo léo, sử dụng điêu luyện công cụ lao động bằng tay không còn thịnh hành nữa, nó đã được cơ khí hóa V.I.Lênin đã nhấn mạnh rằng : “Thay lao động chân tay bằng lao động máy móc…đó là việc làm tiến bộ của kỹ thuật loài người. Kỹ thuật ngày càng phát triển cao thì lao động chân tay của con người càng bị loại trừ và thay vào đó là hàng loạt máy móc ngày càng phức tạp”[36; tr.352].
Như vậy, việc gạt bỏ những nghề lao động chân tay nặng nhọc và các loại lao động không có tay nghề ra khỏi lĩnh vực sản xuất xã hội, đồng thời hình thành những nghề mới, trí tuệ cao là xu thế mới của tiến bộ khoa học – công nghệ, là quy luật phát triển của sự phân công lao động nghề nghiệp trong điều kiện phát triển của khoa học - công nghệ hiện đại. Trong hoàn cảnh ấy, tính chất của việc đầu tư cũng khác trước: “Tổng sản phẩm quốc nội là 100% thì đầu tư vào tiến bộ kỹ thuật nói chung đã đem lại hiệu quả 71,4% cao hơn so với đầu tư mở rộng sản xuất đơn thuần là 28,6%” [33; tr.33].
Cơ cấu nhân lực luôn luôn có sự thay đổi và chuyển biến mạnh mẽ dưới tác động của sự phát triển khoa học - công nghệ. Trong khu vực công
nghiệp bao giờ cũng có những yêu cầu gay gắt nhất và nhiều biến động và nhân lực so với các khu vực khác trong nền kinh tế.
Có thể thấy, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, lực lượng sản xuất ngày càng được cải thiện nâng cao, từ đó giúp tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội.
Nhờ những thành tựu to lớn của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu… xã hội loài người đang trong quá trình chuyển đổi từ văn minh nông nghiệp sang thời đại thông tin, từ nền kinh tế dựa vào nguồn lực tự nhiên sang nền kinh tế dựa vào tri thức, mở ra cơ hội mới cho các nước đang phát triển, rút ngắn quá tình công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Khoa học và công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, hàng đầu. Sức mạnh của mỗi quốc gia đang tùy thuộc vào năng lực khoa học công nghệ. Lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ đang ngày càng ít quan trọng hơn. Vai trò của nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, có năng lực sáng tạo đang là vất đề quan trọng nhất cho các nước trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Như vậy, có thể khẳng định rằng: Khoa học đóng vai trò hết sức to lớn trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phát triển của khoa học gắn liền với sản xuất và là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Ngày nay khoa học trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều thay đổi to lớn trong xã hội. Những phát minh khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Có thể nói khoa học và công nghệ hiện đại đang nắm vai trò chủ đạo cho sự phát triển của văn minh nhân loại.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã nêu rõ một số vấn đề lý luận chung về khoa học – công nghệ, trong đó đã trình bày đầy đủ các khái niệm về khoa học và công nghệ. Đặc biệt trong chương đầu tiền của luận văn, nội dung về lực lượng sản xuất theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin đã được trình bày khá rõ, đó chính là tiền đề cơ sở lý luận thực tiễn để phát triển khoa học – công nghệ trong tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam nói chung và ở thành phố Đà Nẵng nói riêng. Đây là cơ sở để đi vào phân tích thực trạng của sự phát triển khoa học – công nghệ ở Đà Nẵng hiện nay.
Bên cạnh đó vai trò to lớn của khoa học – công nghệ trong lực lượng sản xuất và đối với sự phát triển chung của xã hội loài người, đã được trình bày đầy khá đủ. Như vậy, nội dung của chương này chính là tiền đề lý luận sắc bén, có giá trị khoa học hết sức bổ ích để làm luận chứng xây dựng và phát triển nội dung luận văn trong chương 2 và chương 3.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ Ở THÀNH PHỐĐÀ NẴNG
HIỆN NAY
2.1.TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1.1. Vị trí địa lý, kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng
* Vị trí địa lý
Thành phố Đà Nẵng có một vị trí đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững. Nằm trên trục giao thông Bắc - Nam của đất nước về đường bộ; cách thành phố Hà Nội 764 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam và Tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông. Đà Nẵng được xem là cầu nối chiến lược của hai trung tâm kinh tế lớn đó là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Địa hình thành phố Đà Nẵng rất đa dạng, gồm có đồi núi, đồng bằng và có núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, đặc biệt có đường bờ biển kéo dài 92 km trải dài từ Bắc tới Nam. Biển có nhiều vùng vịnh, nước sâu thuận tiện cho việc giao thông đường thủy, giao lưu buôn bán với bạn bè trong khu vực nói chung và các nước lớn trên thế giới nói riêng. Đó là một thuận lợi lớn nhất cho việc phát triển kinh tế toàn diện mà vị trí địa lý đã mang lại cho thành phố.
Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc là một đặc trưng không riêng Đà Nẵng mà đó còn là đặc trưng chung của cả nước về hệ thống sông ngòi. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của ngập mặn, nơi đây tập trung nhiều cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và là nơi tập trung đông dân cư của thành phố.
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: “Mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình 28 - 30 °C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18 - 23 °C. Riêng vùng rừng núi Bà