Khoa học công nghệ trong sự phát triển của xã hội loài người

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Yếu tố khoa học trong lực lượng sản xuất với việc phát triển khoa học - công nghệ ở Thành Phố Đà Nẵng (full) (Trang 30)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.1.Khoa học công nghệ trong sự phát triển của xã hội loài người

Cuối thế kỷ XX, nền sản xuất xã hội biến đổi sâu sắc, mạnh mẽ cả về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động tạo nên sự phát triển nhảy vọt, bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng đại sang một thời đại kinh tế mới, đó là nền kinh tế tri thức, một nền văn minh mới, trí tuệ, mà nguyên nhân và động lực chính là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới, được hình thành từ mấy chục năm qua.

* Cách mạng khoa học - công nghệ

Thuật ngữ khoa học - công nghệ thể hiện sự đồng hành gắn bó giữa lý luận, lý thuyết và thực tiễn, thực hành, giữa nghiên cứu và ứng dụng thực tế. Nhân loại đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghệ. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ lần nhất (thế kỷ XVIII), bắt nguồn từ giai đoạn thay thế lao động thủ công bằng lao động cơ giới, lần thứ hai (thế kỷ XIX) tiêu biểu là sản xuất điện năng và nền sản xuất đại cơ giới và lần thứ ba, động lực chính là khoa học - công nghệ, hình thành từ giữa thế kỷ XX. Nội dung cơ bản của mỗi cuộc cách mạng là sự thay thế công cụ sản xuất thô sơ, thủ công, quá trình sản xuất lạc hậu, đơn biệt bằng áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, tiến dần lên cơ khí hoá, tự động hoá, sản xuất dây chuyền hiện đại với những nguồn năng lượng mới,... đó là cải tiến, thay thế, sáng chế ra những hệ thống công cụ mới, trên cơ sở đó nâng cao năng suất lao động, tăng của cải cho xã hội.

Ngày nay, kinh tế tri thức đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc

điểm của kinh tế tri thức là những đổi mới liên tục về khoa học - công nghệ trong sản xuất và vai trò chủ đạo của thông tin và tri thức với tư cách là nguồn lực cơ bản tạo nên sự tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Làm cho quyền lực đang dịch chuyển từ sức mạnh của bạo lực, vũ khí, tiền bạc thuộc hai nền văn minh nông nghiệp, công nghiệp, sang sức mạnh của tri thức, trí tuệ. Trong nền văn minh mới này, quyền lực không còn phụ thuộc vào sức mạnh vật chất và của cải sẵn có trong tay mà chủ yếu phụ thuộc vào những nguồn tri thức nắm được. Tài nguyên tri thức - trí tuệ cơ bản khác với tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động ở chỗ khi sử dụng hoặc trao đổi nó không mất đi mà được bảo tồn hoặc bổ sung phong phú thêm, chi phí cho sử dụng, trao đổi, phổ biến ít tốn kém. Tri thức là thứ “của cải” mà bất cứ người nào, dân tộc nào, dù yếu, nghèo nhất, nếu có quyết tâm học hỏi đều có thể giành, chiếm đoạt được.

* Tác động của khoa học - công nghệ trong sự phát triển xã hội

Khoa học - công nghệ là động lực phát triển kinh tế - xã hội được đánh giá bởi hai tiêu chí cơ bản: Sự đóng góp của khoa học - công nghệ đối với sự phát triển đất nước; hoạt động khoa học - công nghệ có bước tiến bộ về tiềm lực, quản lý Nhà nước, hệ thống pháp luật, thị trường khoa học - công nghệ , hợp tác quốc tế.

Khoa học - công nghệ mang lại nhiều lợi ích đối với sự phát triển quốc gia, giúp đẩy nhanh công nghiệp hóa và hiện đại hóa, thay thế công nghệ cũ bằng công nghệ mới hiện đại, nâng cao năng suất lao động, hàng hóa, của cải vật chất tăng cao, đất nước ngày càng phát triển và có vị thế về kinh tế trong quá trình hội nhập. Ngoài ra, khoa học - công nghệ giúp nâng cao chất lượng y tế, quốc phòng, an ninh,... về máy móc, phương tiện. Đời sống nhân dân từng bước cải thiện, quốc phòng an ninh ngày càng hiện đại. Tăng cường sức mạnh phòng thủ đất nước, hiện đại hóa máy móc, công nghệ trong các lĩnh

vực như: Văn hóa, giáo dục. Rút ngắn thời gian thực hiện ý tưởng, vòng đời các sản phẩm khoa học - công nghệ, giải phóng người lao động khỏi quá trình sản xuất trực tiếp, thay đổi các quan hệ xã hội, thể hiện hào khí dân tộc.

Ngày nay khoa học - công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy tốc độ phát triển công nghiệp ngày càng nhanh như thế kỷ XVIII phải mất 100 năm, đầu thế kỷ XX khoảng 30 năm, vào thập niên 70 - 80 còn 20 năm, thập niên 90 chỉ còn trên dưới 10 năm. Vì vậy, “tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới năm 1990 so với 1982 tăng 28,5% - khối lượng thương mại thế giới tăng 57,9% (IMF 10/1990). Trong 5 năm đầu thế kỷ XXI, GDP của thế giới tăng 40,5%. Chu kỳ thay thế sản phẩm trước đây từ 15 - 20 năm, ngày nay chỉ còn 3 - 5 năm. Cho nên, quãng thời gian cần thiết để tăng gấp đôi GDP theo đầu người đã được rút ngắn một cách ổn định. Nếu như Anh mất 58 năm (từ 1780), Mỹ 47 năm (từ 1839), Nhật 34 năm (từ 1880) thì sau Đại chiến thế giới thứ hai, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ lần thứ ba còn đẩy tốc độ này lên nhanh hơn như: Braxin 18 năm, Indonesia 17 năm, Hàn Quốc 11 năm, Trung Quốc 10 năm. Trong vòng 20 năm (từ 1970 - 1990) sản xuất của cải trên thế giới đã tăng 2 lần, vượt khối lượng được sản xuất ra trong 230 năm trước (1740 - 1970)[54].

Như vậy từ khi xuất hiện, con người không ngừng nổ lực cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của mình. Với sự lao động sáng tạo con người đang dần dần khám phá, nghiên cứu và phát triển, và ứng dụng nhiều công cụ máy móc, quy trình công nghệ để áp dụng vào sản xuất trong cuộc sống. Đem lại nhiều hiệu quả đáng ghi nhận. Trải qua sự phát triển thăng trầm của lịch sử xã hội, nhiều công cụ mới được tạo ra. Đặc biệt vào thế kỷ 18, Cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất, khoa học của nhân loại có một bước tiến vượt bậc trong lịch sử đó là máy hơi nước được chế tạo ra, nó tạo ra một bước ngoặt lớn cho xã hội loài người, hay nói đúng hơn, xuất hiện máy hơi nước nó đã

thể hiện rõ vai trò của khoa học ứng dụng vào cuộc sống xã hội loài người. Từ đó tạo ra nhiều công cụ máy móc thay thế cho sức lao động của súc vật và con người. Năng suất lao động được nâng lên vượt bậc. Tuy nhiên qua đến cuộc cách mạng lần thứ II, sự xuất hiện của động cơ đốt thay thế cho động cơ hơi nước đã tạo ra một sự đột phá trong lĩnh vực sản xuất.

Tới đầu thế kỷ XX, sự kết hợp giữa khoa học với công nghệ đã tạo ra một cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại của xã hội loài người, đánh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Yếu tố khoa học trong lực lượng sản xuất với việc phát triển khoa học - công nghệ ở Thành Phố Đà Nẵng (full) (Trang 30)