Vì thế sáng tạo được xem là một khả năng giúp con người phát triển.Thế nhưng để vận dụng được khả năng này một cách thành thạo chúng ta cần phảibiết một vài phương pháp.. GIỚI THIỆU PHƯƠ
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Khả năng sáng tạo là một trong những khả năng quan trọng nhất trong cuộcsống của chúng ta, nếu không có nó chúng ta không thể có một cuộc sống tiện nghinhư ngày nay Nếu không có tư duy sáng tạo, liệu con người đã thoát khỏi cuộc sốnghang động chưa hay vẫn đang còn loay hoay với thời kỳ đồ đá, phụ thuộc vào thiênnhiên để tồn tại? Vì thế sáng tạo được xem là một khả năng giúp con người phát triển.Thế nhưng để vận dụng được khả năng này một cách thành thạo chúng ta cần phảibiết một vài phương pháp
Nội dung bài viết này sẽ đề cập đến một trong những phương pháp đó:Phương pháp sáng tạo SCAMPER Trên cơ sở phân tích SCAMPER ta sẽ liên hệ đếnviệc vận dụng các nguyên lý sáng tạo trong quá trình phát triển iPhone, một trongnhững sản phẩm thuộc đỉnh cao công nghệ ngày hôm nay và cuối cùng thông qua việc
“vận dụng SCAMPER giải quyết vấn đề” ta sẽ đưa ra những nhìn nhận chủ quan củamình về xu hướng phát triển sắp tới của sản phẩm này
Hy vọng bài viết sẽ đem lại cho mọi người một vài thông tin bổ ích và thôngqua đây tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến GS,TSKH Hoàng Kiếm, người đã giảngdạy và giúp tôi hoàn thành tiểu luận này Chúc thầy có nhiều sức khỏe, niềm vui vàthành công nhiều hơn nữa trong công việc của mình
TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 04 năm 2013
Hv, Vũ Thanh Phong
HVTH: Vũ Thanh Phong - CH1201125 1
Trang 2MỤC LỤC
I PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER
1.1 GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP SCAMPER
“Giản dị nhất, tính sáng tạo được định nghĩa là một ý tưởng mới, phù hợp với thời đại và không gian sinh ra nó, và ý tưởng đó mang lại giá trị”
Một trong những phát minh đầu tiên và quan trọng nhất của con người là lửa.Lửa được người tiền sử phát hiện ra từ cách đây hàng nghìn năm Sự phát hiện ra lửa,
và sử dụng chúng cho mục đích của cuộc sống, được coi là một bước tiến quan trọngtrong văn minh của loài người Nhờ có lửa, con người ăn các thức ăn được nấu chín,
đã tiệt trùng, giảm bớt nguy cơ bệnh tật Cũng nhờ có lửa, con người biết đốt nóngkim loại để rèn, đúc các dụng cụ bằng kim loại, tăng năng suất lao động Lửa đượcxem là một trong những phát minh quan trọng nhất của nhân loại Hay nói cách kháclửa là biểu tượng của sáng tạo
Trong một kỳ thi tuyển đặc biệt vào trường đại học Oxford (Mỹ) Giáo sư chỉcầm một tờ báo sau khi đã yêu cầu cậu thí sinh hãy làm điều gì đó với tờ báo, nhằm
đo chỉ số IQ của anh ta Sau vài giây suy nghĩ, anh bèn châm lửa đốt tờ báo và rồi ungdung bước vào trường đại học danh tiếng nhất nước Mỹ
Đó chính là sáng tạo Thường thì sáng tạo là một điều gì đó mới mẻ táo bạo vàkhác thường Sáng tạo là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta,không phải chỉ có những người làm nghệ thuật mới phải thường xuyên sáng tạo mànhững người ở những ngành nghề khác nhau cũng va chạm với nó trong cuộc sốnghàng ngày Nghĩ sáng tạo là nhìn một vấn đề, một câu hỏi, … theo những cách khácvới thông thường Tức là nhìn mọi thứ từ các góc độ, tầm nhìn khác nhau, “ nhìn”theo những cách khác không bị hạn chế bởi thói quen, bởi phong tục, bởi tiêu chuẩn.Sáng tạo đến từ đổi mới hàng ngày từ những nhu cầu cuộc sống của con người ngàycàng tốt hơn và cao hơn
Nhưng một câu hỏi được đặt ra là liệu sự sáng tạo có một khuôn mẫu haykhông? Câu trả lời là có, có những nguyên tắc và quy luật cho sáng tạo Để sử dụng
và duy trì khả năng nhận thức rõ sự vật này của trí não, bạn nên hiểu một vài nguyêntắc suy nghĩ sáng tạo cơ bản Những nguyên tắc này tạo nên một nền tảng về thái độ
HVTH: Vũ Thanh Phong - CH1201125 2
Trang 3hoặc tâm lý của tất cả các phương pháp khái quát lên được những ý tưởng có tínhsáng tạo cao hơn khi bạn áp dụng những nguyên tắc về cách suy nghĩ sáng tạo này.Tuy nhiên, để có thể nghĩ ra một ý tưởng được coi là thực sự sáng tạo là một điềukhông đơn giản và cũng không dễ dàng Do đó, bạn càng hiểu biết về cách thức tưduy sáng tạo bao nhiêu thì bạn sẽ suy nghĩ sáng tạo hơn bấy nhiêu.
Não của chúng ta là một kho chứa những ý tưởng Những gì ta biết chính lànhững gì ta đã được học và đã trải nghiệm Ý tưởng đều nằm trong đó cả Tất cảnhững gì ta phải làm chỉ là lấy chúng ta ra mà thôi Tuy nhiên, chúng ta sẽ không thểbàn đến tất cả những ý tưởng trong đầu ta mà không đề cập đến những quan điểm vàphương pháp trí tuệ thích hợp Không có cách nào giúp ta có thể gợi nhớ được mọithứ Hơn nữa, chúng ta sẽ không bao giờ nghĩ về một ý tưởng nhất định nếu ta khôngphụ thuộc vào những nguồn kích thích sự sáng tạo khác nhau Bộ óc của chúng ta lànhững công cụ liên kết không giới hạn, chúng có thể chứa được rất nhiều ý tưởnggiống như chúng ta là những cơ sở dữ liệu chứa những ý tưởng
Ai trong chúng ta cũng có sự sáng tạo Công việc càng khó thì não bạn hoạtđộng càng tích cực tuy nhiên trước một vấn đề khó nếu bạn không tĩnh táo thì bạn dễdàng đi lạc đường Theo nghiên cứu thì đến thiên tài cũng mới sử dụng có 1,5% hiệusuất não của mình Cho nên, học nghĩ sáng tạo để não bạn đi xa hơn là hoàn toàn cóthể Thật là may mắn vì chúng ta không phải gợi nhớ mọi thứ trong đầu để có thể tưduy một cách sáng tạo Tất cả những gì chúng ta phải làm là kết hợp khả năng sángtạo bẩm sinh trong chúng ta với những nguồn kích thích sáng tạo và những nguyên tắcsuy nghĩ sáng tạo Kiến thức và những kinh nghiệm của chúng ta sẽ giúp khái quát lênnhững nguồn kết hợp mà từ đó sẽ tạo ra ý tưởng
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp sáng tạo khác nhau nhưng không cóphương pháp nào vượt trội trong mọi tình huống, trong mọi lĩnh vực Tuy nhiên,phương pháp sáng tạo SCAMPER tỏ ra có nhiều ưu điểm trong việc phát triển hoạtđộng kinh doanh của các doanh nghiệp Hai trọng tâm sáng tạo trong doanh nghiệp làsáng tạo trong phát triển đổi mới sản phẩm và sáng tạo trong tiếp thị kinh doanh sảnphẩm
Phương pháp sáng tạo SCAMPER được giáo sư Michael Mikalko phát triển,SCAMPER là ghép các chữ cái đầu của nhóm từ sau: Substitute ( thay thế), Combine(kết hợp), Adapt (thích nghi), Modify (hiệu chỉnh), Put (thêm vào), Eliminate (loạibỏ) và Reverse (đảo ngược) Phương pháp sáng tạo SCAMPER dễ lĩnh hội, dễ vận
HVTH: Vũ Thanh Phong - CH1201125 3
Trang 4dụng và khá hữu hiệu nên ngày càng được sử dụng phổ biến rộng rãi, nhất là trongcác doanh nghiệp.
Hình 1.1 - SCAMPER là ghép các chữ cái đầu của nhóm từ sau:
Substitute, Combine, Adapt, Modify, Put, Eliminate & Reverse
1.2 PHÂN TÍCH SCAMPER
1.2.1 Phép thay thế - Substitute:
Nội dung: Thay thế thành tố hiện có của hệ thống bằng thành tố khác.
Với một sản phẩm, bạn hãy quan sát thành phần tạo nên chúng và thử suy nghĩxem liệu các thành phần này có thể được thay thế bằng nguyên vật liệu nào khác?Trong một quá trình làm việc, liệu vấn đề nhân lực thay thế sẽ là ai? Có nên thay địađiểm? đối tượng?
Câu hỏi trợ giúp:
- Có thể thay thế hay hoán đổi bộ phận nào?
- Có thể thay thế nhân sự nào?
- Qui tắc nào có thể được thay đổi?
- Có thể dùng nguyên liệu, vật liệu nào khác?
- Có thể dùng qui trình hay thủ tục nào khác?
- Có thể thay đổi hình dạng của nó?
- Có thể thay đổi màu sắc, độ nhám, âm thanh hoặc mùi của nó?
HVTH: Vũ Thanh Phong - CH1201125 4
Trang 5- Có thể thay tên khác?
- Có thể thay thế một phần cho người khác?
- Có thể dùng ý tưởng này tại địa điểm khác?
- Có thể thay đổi cảm xúc hay thái độ đối với nó?
Câu hỏi trợ giúp:
- Ý tưởng hay thành phần nào có thể kết hợp được?
- Có thể kết hợp hoặc tái kết hợp mục đích của các đối tượng?
- Có thể kết hợp hoặc hòa trộn yếu tố này với các yếu tố khác?
- Cái gì có thể kết hợp để gia tăng tính hữu dụng?
- Những vật liệu nào có thể kết hợp với nhau?
- Có thể kết hợp những năng lực khác nhau để cải thiện vấn đề?
Ví dụ:
- Bưu thiếp + Chip điện tử = Bưu thiếp có nhạc
- Xe giường nằm + WC = Long-Distance Buses
HVTH: Vũ Thanh Phong - CH1201125 5
Trang 6- Dầu gội + Dầu xả = Dầu gội đầu 2 trong 1.
- Điện thoại + Đèn pin + Máy ảnh + Máy vi tính = Smartphone
- iPod + Smartphone = iPhone
Hình ảnh minh họa:
Hình 1.3 - Bông cải xanh (Canxi) + Cá hồi (Vitamin D)
= Xương chắc khỏe
1.2.3 Phép thích ứng - Adapt:
Nội dung: Thích ứng hệ thống trong một bối cảnh khác.
Adapt (to something or something to it): Nghĩ xem khi thay đổi, các tính năngnày có phù hợp không?
Câu hỏi trợ giúp:
- Đối tượng ta đang xem xét giống với cái gì khác?
- Có cái gì tương tự với nó nhưng trong một bối cảnh khác?
- Ý tưởng nào khác có thể đề xuất?
- Cái gì tôi có thể copy, mượn hay đánh cắp?
- Tôi có thể tương tác với ai?
- Ý tưởng nào tôi có thể hợp nhất?
- Quá trình nào có thể được thích ứng?
- Ý tưởng nào ngoài lĩnh vực của tôi có thể hợp nhất?
Ví dụ:
- Giường cho trẻ em cấu tạo như chiếc xe đua
- Dòng iPod Touch hiện tại có nhiều màu sắc khác nhau
- Quạt trần có thể đảo chiều dùng cho mùa đông
- Dùng xẻng để chiên trứng khi hành quân
- Dùng 3 viên gạch để làm bếp
Hình ảnh minh họa:
HVTH: Vũ Thanh Phong - CH1201125 6
Trang 7Hình 1.4 - Hai chức năng thổi và hút của máy hút bụi Dirt Bullet
đã làm nó trở nên vô cùng đa năng và thuận tiện
1.2.4 Phép điều chỉnh - Modify:
Nội dung: Điều chỉnh qui mô, thành tố của hệ thống.
Modify (magnify something): Tăng và giảm kích cỡ, thay đổi hình dáng, thuộc
tính
Câu hỏi trợ giúp:
- Yếu tố nào có thể điều chỉnh lớn hơn?
- Yếu tố nào có thể cường điệu hoặc cực đoan?
- Yếu tố nào có thể cao hơn, to hơn hay mạnh hơn?
- Có thể gia tăng tần số của hệ thống?
- Yếu tố nào có thể lặp lại? Có thể tạo ra nhiều bản sao?
- Có thể bổ sung thêm những đặc trưng mới hoặc giá trị mới?
Ví dụ:
- Xe đạp đôi, chai nước dung tích lớn
- Chế lời một bài hát, Việt hóa một bộ phim nước ngoài
- Chế tạo xe buýt 2 tầng, máy bay vận tải siêu lớn
Trang 8Nội dung: Thêm thành tố mới vào hệ thống.
Put (Put to Other Uses): Có thể áp dụng cho cách dùng khác? Mục đích khác?Lĩnh vực khác?
Câu hỏi trợ giúp:
- Điều này được sử dụng cho những việc gì khác?
- Điều này được sử dụng bởi những người khác với đối tượng sử dụng banđầu?
- Làm thế nào một đứa trẻ/ người lớn tuổi sử dụng điều này?
- Làm thế nào những người khuyết tật sử dụng điều này?
- Có những cách thức mới để sử dụng trong hình dạng hoặc hình thức hiệntại của nó?
- Có khả năng sử dụng nào khác nếu nó được sửa đổi?
- Nếu tôi không biết gì về nó, tôi có thể luận ra mục đích sử dụng của nó?
- Tôi có thể sử dụng ý tưởng này trong thị trường/ nghành công nghiệpkhác?
Ví dụ:
- Xe lội nước vừa đi được trên bộ, vừa đi được dưới nước
- Bàn chải đánh răng tích hợp lược chải đầu
- Xẻng công binh vừa có thể dùng như xẻng, vừa có thể dùng như cuốc
Hình ảnh minh họa:
Hình 1.6 - Vỏ bọc iPhone xịt được hơi tiêu cay, USB pen drive được
thêm vào chi tiết để trở thành một chiếc móc chìa khóa
1.2.6 Phép Loại bỏ - Eliminate:
Nội dung: Loại bỏ thành tố khỏi hệ thống.
Loại bỏ và đơn giản hóa các thành phần Hãy nghĩ xem chuyện gì xảy ra nếubạn loại đi hàng loạt các quy trình, sản phẩm, vấn đề và cơ hội
HVTH: Vũ Thanh Phong - CH1201125 8
Trang 9Câu hỏi trợ giúp:
- Tôi có thể đơn giản hóa đối tượng như thế nào?
- Bộ phận nào có thể loại bỏ mà không làm thay đổi tính năng hệ thống?
- Bộ phận nào không mang tính cốt lõi hay không cần thiết?
- Qui tắc nào có thể hạn chế hoặc loại bỏ?
- Tôi thực hiện với qui mô nhỏ hơn sẽ ra sao?
- Tính chất nào của hệ thống tôi có thể giảm thiểu hoặc loại bỏ?
- Tôi có thể chia tách hệ thống thành các bộ phận khác nhau?
- Tôi có thể làm cho đối tượng tinh gọn hơn?
Ví dụ:
- Bàn phím, chuột không dây
- Sạc pin không dây
- Quạt không cánh
- Tàu vũ trụ: loại bỏ các tầng khi phóng
- Xe môtô thể thao: loại bỏ những phụ tùng không cần thiết
Hình ảnh minh họa:
Hình 1.7 - Cửa hàng tự chọn, nhà hàng tự chọn hạn chế lượng nhân viên phục vụ
1.2.7 Phép đảo ngược - Reverse:
Nội dung: Đảo ngược trật tự các thành tố của hệ thống.
Reverse (or rearrange something): Bạn có thể lật ngược vấn đề? Cách suy nghĩnày sẽ giúp bạn nhìn rõ mọi góc cạnh của vấn đề cũng như như cơ hội thấy điểm mớicho vấn đề
Câu hỏi trợ giúp:
- Có phương án cấu trúc khác tốt hơn phương án hiện hành?
- Có thể hoán đổi bộ phận này với bộ phận khác trong hệ thống?
- Có thể bố trí theo lớp hay theo chuỗi?
HVTH: Vũ Thanh Phong - CH1201125 9
Trang 10- Có thể hoán đổi giữa tác nhân và hệ quả?
- Có thể thay đổi nhịp điệu hay lịch trình của kế hoạch?
- Có thể hoán đổi giữa yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực?
- Có thể tác động ngoại vi thay vì chính diện? Tác động bên trên thay vì bêndưới? Tác động bên dưới thay vì bên trên?
- Xem xét vấn đề/ bài toán theo chiều hướng ngược lại?
- Thực hiện ngược lại với dự định ban đầu?
Hình 1.8 - Khi nhân vật chính trong màn đu dây trong rạp xiếc là khỉ
và voi Chuyện gì sẽ xảy ra kế tiếp khi voi đu sang bên khỉ?
1.3 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SCAMPER ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Bạn có tin rằng Sáng tạo là Năng khiếu không?
Nếu như vậy thì chúng ta không thể học cách tạo ra những điều đặc biệt
HVTH: Vũ Thanh Phong - CH1201125
10
Trang 11SCAMPER là một trong các phương pháp sáng tạo dùng để tạo ra ý tưởng, tạibất kỳ tình huống tư duy sáng tạo, một mình hoặc trong một nhóm, các giải pháp mớiđược đề xướng khi suy nghĩ về vấn đề với nhiều khía cạnh khác nhau Vì vậy, bằngcách sử dụng một phần hay tất cả các suy nghĩ theo cách trình bày dưới đây sẽ đem lạikết quả đáng ngạc nhiên và đôi khi rất hữu ích.
- Substitute: thành phần nào của chủ thể có thể được thay thế
- Combine: những thành phần nào trong chủ thể được kết hợp để tạo rathành phần mới
- Adapt: thành phần nào có thể thích ứng được
- Modify of magnify: thành phần nào cần được điều chỉnh lại cho phù hợp
- Put to other uses: thành phần nào cần phải thêm vào
- Eliminate or reduce: thành phần nào cần phải được loại bỏ
- Reverse or rearrange: đảo ngược các thành phần để tạo ra chủ thể mới
Hình 1.9 - Bản đồ tư duy của phương pháp SCAMPER
Vận dụng các phương pháp trên như thế nào?
Ví dụ 1: Giả sử bạn là một nhà thiết kế găng tay lái xe, bạn được tiếp cận vớinhà đầu tư phát triển găng tay đánh golf chuyên nghiệp, làm thế nào bạn có thể mang
HVTH: Vũ Thanh Phong - CH1201125
11
Trang 12găng tay lái xe chuyển đối thành găng tay đánh golf chuyên nghiệp? SCAMPER là
phương pháp tiếp cận tốt nhất để bạn đưa ra ý tưởng Đầu tiên bạn cô lập chủ đề cầnkhám phá và áp dụng các phương pháp vào chủ đề để tìm ra cách ý tưởng mới cầnphát triển
Hình 1.10 - Bạn là một nhà thiết kế găng tay lái xe, làm thế nào bạn có thể mang găng tay lái xe chuyển đối thành găng tay đánh golf chuyên nghiệp?
Các câu hỏi cần được đặt ra để vận dụng trên chủ đề:
- Điều gì cần được thay thế trong bản thiết kế?
- Điều gì có thể được kết hợp trong bản thiết kế?
- Điều gì có thể thích ứng với ý tưởng bản thiết kế?
- Điều gì có thể sửa đổi lại để phù hợp với bản thiết kế hiện tại hoặc với đốithủ cạnh tranh?
- Điều gì có thể thêm vào để phù hợp với bản thiết kế?
- Điều gì có thể loại bỏ từ bản thiết kế cơ sở?
- Áp dụng ngược lại so với bản thiết kế cơ sở?
Ví dụ 2: Đổi mới phương pháp giảng dạy truyền thống Để đổi mới phươngpháp giảng dạy thì rất phức tạp, ta cần phải biết bắt đầu từ đâu và giải pháp phù hợpnhất trong hoàn cảnh này là gì? Ta có thể áp dụng phương pháp SCAMPER để tìm ralời giải đáp
Giải quyết vấn đề theo các tiêu chí:
- Những hạn chế trong phương pháp truyền thống là gì? Vấn đề nào ta cầnphải thay thế? Khi nghĩ đến ý tưởng thay thế thì ta có thể nảy sinh nhiều ýtưởng mới (cách truyền đạt 1 chiều, học tập trong không gian phònghọc, có thể thay thế bằng cách đưa ra các ý tưởng chính để người học tựtìm hiểu, có thể áp dụng các phương pháp hiện đại học trực tuyến, )
HVTH: Vũ Thanh Phong - CH1201125
12
Trang 13- Trong phương pháp truyền thống, những vấn đề nào rời rạc? Có thể kếthợp chúng lại hay không? Kết hợp nhiều vấn đề lại có thể nảy sinh nhiềuvấn đề mới có thể áp dụng được (vừa học vừa thực hành,…)
- Trong phương pháp truyền thống, những vấn đề nào thích hợp có thể giữlại? Nhiều lúc ta giữ lại các vấn đề cũ để tạo sự thích ứng của chủ thểtrong môi trường mới (học với bảng phấn, giáo trình,…)
- Những vấn đề nào có thể được sửa đổi lại cho phù hợp với hoàn cảnh mới?
- Những vấn đề gì có thể được thêm vào để phương pháp mới có nhiều ưuđiểm hơn (minh họa hình ảnh, âm thanh, máy chiếu, )
- Điều gì cần phải loại bỏ từ phương pháp giảng dạy truyền thống?
- Đảo ngược lại một số phương thức trong phương pháp giảng dạy truyềnthống?
Tóm lại, sáng tạo là cần thiết để tồn tại trong thế giới ngày nay Các tổ chức,
cá nhân sẽ tiếp tục đối mặt bởi những thách thức chưa từng có trong lịch sử, cần phảiđổi mới để thích nghi với từng hoàn cảnh cụ thể Phương pháp sáng tạo SCAMPER sẽgiúp các tổ chức, cá nhân thành công trong việc đối đầu với những thách thức này
II QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN iPHONE VÀ NHỮNG NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG
2.1 BẢNG SO SÁNH CẤU HÌNH CÁC DÒNG SẢN PHẨM iPHONE
HVTH: Vũ Thanh Phong - CH1201125
13