1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER VÀ ỨNG DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MÁY ẢNH

23 826 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,9 MB

Nội dung

Sự áp dụng phương pháp sáng tạo SCAMPER với sự phát triển của máy ảnh 14 3.2.1... Nhằm tìm ra các phương pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sáng tạo và tăngcường khả năng tư duy của mộ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH SÁCH HÌNH ẢNH 2

PHẦN 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 4

PHẦN 2 GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY SÁNG TẠO SCAMPER 5 2.1 Lịch sử ra đời của phương pháp sáng tạo SCAMPER 5

2.2 Các nguyên tắc của phương pháp sáng tạo SCAMPER 6

2.2.1 Phép thay thế - Substitute 6

2.2.2 Phép kết hợp – Combine 6

2.2.3 Phép thích ứng – Adapt 7

2.2.4 Phép điều chỉnh – Modify 7

2.2.5 Phép thêm vào – Put 8

2.2.6 Phép loại bỏ - Eliminate 8

2.2.7 Phép đảo ngược – Reverse 8

PHẦN 3 ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SCAMPER TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN MÁY CHỤP ảNH 10

3.1 Lịch sử ra đời của máy ảnh 10

3.2 Sự áp dụng phương pháp sáng tạo SCAMPER với sự phát triển của máy ảnh 14 3.2.1 Phép thay thế 14

3.2.2 Phép kết hợp 16

3.2.3 Phép thích ứng 17

3.2.4 Phép hiệu chỉnh 19

3.2.5 Phép thêm vào 20

3.2.6 Phép loại trừ 21

Trang 3

3.2.7 Phép đảo ngược 22

PHẦN 4 KếT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 23

4.1 Kết luận 23

4.2 Kiến nghị 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

DANH SÁCH HÌNH ẢNH Hình 1: 7 nguyên tắc sáng tạo của phương pháp SCAMPER 5

Hình 2: Obscura – Thế hệ máy ảnh đầu tiên 9

Hình 3: Lucida - Máy ảnh của thế kỉ 19 10

Hình 4: Thế hệ máy ảnh điều chỉnh tiêu cự đầu tiên sử dụng phim dương bản 11

Hình 5: Máy ảnh dùng phim âm bản 12

Hình 6: Máy ảnh kỹ thuật số 13

Hình 7: Chụp ảnh bằng đèn đánh sáng sử dụng bột phát quang 13

Hình 8: Máy ảnh sử dụng bóng đèn đánh sáng 14

Hình 9: Máy ảnh hiện đại cùng đèn điện tử 15

Hình 10: Điện thoại thông minh kết hợp máy chụp ảnh 16

Hình 11: Máy ảnh cao cấp chụp ảnh trong nước 17

Hình 12: Máy ảnh sử dụng lớp bảo vệ chông thấm nước 17

Hình 13: Máy ảnh khổng lồ Mammoth 18

Hình 14: Máy ảnh mini 19

Hình 15: Chức năng nhận biết khuôn mặt và nụ cười của máy ảnh 20

Hình 16: Máy ảnh sử dụng 1 lần 20

Hình 17: Các chi tiết của máy ảnh sử dụng 1 lần 21

Hình 18: Sensor được đặt ở mặt trước của màn hình 22

Trang 4

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Hiện nay, tại Việt Nam cũng như tình hình chung của thế giới, một số xu thế đangdiễn ra như suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên; sự gia tăng ô nhiễm môitrường và biến đổi khí hậu; gia tăng quy mô và chuyển đổi cơ cấu dân số; gia tăng các

áp lực cạnh tranh dưới tác động toàn cầu hóa,… Đặc điểm chung của các xu thế này làtốc độ diễn ra càng nhanh, khó dự báo và khó ứng phó hơn

Khi thế giới mất dần các điểm tựa từ nguồn tài nguyên thiên nhiên, nền kinh tế tấtyếu phải trông cậy nhiền hơn vào nguồn tài nguyên phi thiên nhiên và quan trọng nhất

là nhân tố con người với sáng tạo là hình thức lao động cốt lõi Vì vậy, việc hình thànhnên lối tư duy sáng tạo là một nhu cầu thiết yếu trong thời cuộc

Nhằm tìm ra các phương pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sáng tạo và tăngcường khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập thể cộng đồng làm việc chung vềmột vấn đề hay lĩnh vực nào đó, đã có rất nhiều phương pháp tư duy sáng tạo đượctriển khai thành các lớp học, các hội nghị chuyên đề ở các cơ quan, tổ chức xã hội,chính trị - xã hội nhằm nâng cao hiệu quả làm việc

Có rất nhiều phương pháp tư duy sáng tạo được giới thiệu và triển khai phổ biến

cho nhiều lứa tuổi như Tập kích não, Thâu thập ngẫu nhiên, Giản đồ ý,… Tất cả các

phương pháp này đều mang lại những kết quả nhất định trong việc phát triển tư duy

sáng tạo Một phương pháp tư duy sáng tạo khác có tên gọi là SCAMPER mang lại

một làn gió mới trong việc thúc đẩy lối suy nghĩ sáng tạo

Trong khuôn khổ bài luận này, tôi chỉ trình bày về “Giới thiệu Phương pháp sáng tạo SCAMPER và ứng dụng trong quá trình phát triển của máy ảnh” nhằm

mang lại những thông tin cơ bản của phương pháp sáng tạo và sức mạnh sáng tạo của

nó thông qua một chuỗi phát triển của máy ảnh từ sơ khai đến hiện đại

Trang 5

GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY SÁNG TẠO SCAMPER

1.1 Lịch sử ra đời của phương pháp sáng tạo SCAMPER

Tác giả của phương pháp sáng tạo SCAMPER là Robert F Eberle (Bob Eberle),một nhà quản trị giáo dục tại thành phồ Edwardsville thuộc quận Madison, tiểu bangIllinois, Hoa Kỳ

Với hơn 30 năm làm nhà lãnh đạo của Viện Sáng tạo (CPSI), ông đã lồng ghép cácnguyên tắc sáng tạo vào các lớp học truyền thống “Ông là một tín đồ không mệt mỏicủa tư duy sáng tạo và đã truyền bá thông điệp này đi xa và rộng…”

SCAMPER là một kỹ thuật dùng để làm khai thác sự sáng tạo và giúp vượt quanhững thách thức mà ta có thể gặp phải Về bản chất thì SCAMPER chỉ là một tậpdanh sách những khái niệm chung đi cùng với những câu hỏi nhằm thúc đẩy sự sángtạo làm thay đổi một sản phẩm hiện có thành một sản phầm mới một cách tài tình.Bob Eberle đã tạo ra SCAMPER vào những năm 70 của thế kỷ 20, nhằm giúp trẻ

em dễ dàng khai thác tư duy sáng tạo tự nhiên dựa trên 83 câu hỏi của Alex Osborn.Phương pháp sáng tạo SCAMPER được ghép từ những chữ cái đầu tiên của nhữnghành động sau:

S = Substitute

C = Combine

A = Adapt

M = Magnify

P = Put to Other Uses

E = Eliminate (or Minify)

R = Rearrange (or Reverse)

Trang 6

Hình 1: 7 nguyên tắc sáng tạo của phương pháp SCAMPER

1.2 Các nguyên tắc của phương pháp sáng tạo SCAMPER

1.2.1 Phép thay thế - Substitute

Nội dung: Thay thế thành tố hiện có của hệ thống bằng thành tố khác.

Một số câu hỏi gợi mở cho phép thay thế:

o Có thể thay thế hay hoán đổi bộ phận nào trong hệ thống?

o Có thể thay thế nhân sự nào?

o Qui tắc nào có thể được thay đổi?

o Có thể dùng nguyên liệu, vật liệu nào khác

o Có thể dùng qui trình / thủ tục nào khác?

o Có thể thay tên khác?

o Có thể dùng ý tưởng này tại địa điểm khác?

1.2.2 Phép kết hợp – Combine

Nội dung: Kết hợp thành tố của các hệ thống khác nhau để tạo ra hệ thống mới.

Một số câu hỏi gợi mở cho phép kết hợp:

o Ý tưởng / thành phần nào có thể kết hợp được?

Trang 7

o Tôi có thể kết hợp / tái kết hợp mục đích của các đối tượng?

o Tôi có thể kết hợp hoặc hòa trộn yếu tố này với các yếu tố khác?

o Cái gì có thể kết hợp để gia tăng tính hữu dụng?

o Những vật liệu nào có thể kết hợp với nhau?

o Tôi có thể kết hợp những năng lực khác nhau để cải thiện vấn đề?

1.2.3 Phép thích ứng – Adapt

Nội dung: Thích ứng hệ thống trong một bối cảnh khác.

Một số câu hỏi gợi mở cho phép thích ứng:

o Đối tượng ta đang xem xét giống với cái gì khác?

o Có cái gì tương tự với đối đối tượng ta đang xem xét nhưng trong một tìnhhuống khác?

o Ý tưởng nào khác có thể đề xuất?

o Cái gì tôi có thể copy, mượn hay đánh cắp?

o Tôi có thể tương tác với ai?

o Ý tưởng nào tôi có thể hợp nhất?

o Quá trình nào có thể được thích ứng?

o Ý tưởng nào ngoài lĩnh vực của tôi có thể hợp nhất?

1.2.4 Phép điều chỉnh – Modify

Nội dung: Điều chỉnh qui mô thành tố của hệ thống.

Một số câu hỏi gợi mở cho phép điều chỉnh:

o Yếu tố nào có thể điều chỉnh lớn hơn?

o Yếu tố nào có thể cường điệu hoặc cực đoan?

o Yếu tố nào có thể cao hơn, to hơn hay mạnh hơn?

o Tôi có thể gia tăng tần số của hệ thống?

Trang 8

o Yếu tố nào có thể lặp lại? Tôi có thể tạo ra nhiều bản sao?

o Tôi có thể bổ sung them những đặc trưng mới hoặc giá trị mới?

1.2.5 Phép thêm vào – Put

Nội dung: Đưa vào sử dụng ở mục đích khác.

Một số câu hỏi gợi mở cho phép thêm vào:

o Đối tượng đang xem xét có thể dùng vào mục đích khác?

o Đối tượng đang xem xét có thể dùng bởi người khác với mục đích khác?

o Trẻ em hay người già sử dụng đối tượng đang xem xét như thế nào?

o Có cách nào khác sử dụng đối tượng đang xem xét không?

o Có thể sử dụng ý tưởng này trong lĩnh vực khác, thị trường khác?

1.2.6 Phép loại bỏ - Eliminate

Nội dung: Loại bỏ thành tố khỏi hệ thống

Một số câu hỏi gợi mở cho phép loại bỏ:

o Tôi có thể đơn giản hóa đối tượng như thế nào?

o Bộ phận nào có thể loại bỏ mà không làm thay đổi tính năng hệ thống?

o Bộ phận nào không mang tính cốt lõi hay không cần thiết?

o Qui tắc nào có thể hạn chế hoặc loại bỏ?

o Tôi thực hiện với qui mô nhỏ hơn sẽ ra sao?

o Tính chất nào của hệ thống tôi có thể giảm thiểu hoặc loại bỏ?

o Tôi có thể chia tách hệ thống thành các bộ phận khác nhau?

o Tôi có thể làm cho đối tượng tinh gọn hơn?

1.2.7 Phép đảo ngược – Reverse

Nội dung: Đảo ngược trật tự các thành tố của hệ thống.

Một số câu hỏi gợi mở cho phép đảo ngược:

Trang 9

o Có phương án cấu trúc khác tốt hơn phương án hiện hành?

o Có thể hoán đổi bộ phận này với bộ phận khác trong hệ thống?

o Có thể bố trí theo lớp hay theo chuỗi?

o Có thể hoán đổi giữa tác nhân và hệ quả?

o Có thể thay đổi nhịp điệu hay lịch trình của kế hoạch?

o Có thể hoán đổi giữa yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực?

o Có thể tác động ngoại vi thay vì chính diện? Tác động bên trên thay vì bêndưới? Tác động bên dưới thay vì bên trên?

o Xem xét vấn đề/bài toán theo chiều hướng ngược lại?

o Thực hiện ngược lại với dự định ban đầu?

Trang 10

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SCAMPER TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT

TRIỂN MÁY CHỤP ảNH

1.3 Lịch sử ra đời của máy ảnh

Trên 450 năm kể từ khi máy ảnh được Obscura thiết kế với cấu tạo máy ảnh đơn

sơ gồm một ống kính và chiếc hộp vào năm 1558 đến nay hàng loạt thế hệ máy ảnh rađời liên tục với công nghệ ngày càng tiên tiến Máy ảnh đã gắn liền đời sống sinh hoạthàng ngày của con người

Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển, đây là cũng chính là nỗ lực của các nhànghiên cứu và phát triển nhằm biến việc sử dụng máy ảnh ngày càng trở nên rộng rãihơn trong xã hội Những năm 1800 chứng kiến sự xuất hiện của một số mẫu thiết kếmáy ảnh Ngày nay, chúng trở thành một vật dụng tiện nghi và được sử dụng rộng rãitrên toàn thế giới Các mẩu thiết kế liên tục được phát triển sau này, cùng với sự pháttriển của phim, đã giúp người sử dụng cảm thấy đơn giản hơn so với thuở sơ khai banđầu

Hình 2: Obscura – Thế hệ máy ảnh đầu tiên

Các nhà nghiên cứu về lịch sử chiếc máy ảnh cho rằng chính Obscura nhà thiết kếchiếc máy ảnh đầu tiên có cấu tạo giản đơn với một ống kính và chiếc hộp Được giớithiệu vào năm1558, nó được sử dụng chủ yếu như một công cụ để quan sát hình ảnh

Trang 11

một cách rõ nét hơn và ngay lập tức trở thành một hiện tượng Đầu thế kỷ 19, nhà khoahọc William Hyde Wollaston đã trình làng mẫu máy ảnh Lucida khi đó, máy ảnhmang thiết bị quang học giúp một nghệ sĩ xem cảnh, người, hoặc vật ở xa và chuyểnhình ảnh lên trên giấy Sau đó, các nghệ sĩ tiến hành vẽ, kẻ hoặc sơn Cả máy ảnhObscura và Lucida mới chỉ cung cấp những hình ảnh mang tính tạm thời.

Hình 3: Lucida - Máy ảnh của thế kỉ 19

Các nhà nghiên cứu về nhiếp ảnh đã có phát minh ra cách ghi hình ảnh lên vậtliệu Năm 1822, nhà nghiên cứu người Pháp Joseph Nicéphore Níepce đã tạo ra nhữngbức ảnh đầu tiên bằng cách sử dụng giấy tráng hóa học để nghi lại những hình ảnh tạmthời Nghiên cứu sau đó đã được nâng lên một tầm cao khi ông bắt đầu xem xét: bằngcách nào có thể giữ lại những hình ảnh vĩnh viễn lên trên giấy Năm 1829, một ngườiPháp khác là Louis-Jacques-Mande Daquerre đã hợp tác với Niépce đã mất năm 1833,nhưng Daquerre vẫn tiếp tục công việc Cuối cùng vào năm 1837, ông đã gặt háithành công Sau nhiều năm dài thử nghiệm, Daquerre đã giới thiệu phép chụp hìnhđage – quá trình đưa những hình ảnh chụp được lên trên giấy (hình ảnh được tạo rabằng sụ kết hợp hóa chất thủy ngân và bạc)

Trang 12

Hình 4: Thế hệ máy ảnh điều chỉnh tiêu cự đầu tiên sử dụng phim dương bản

Tiếp theo sự thành công trên một phiên bản được cải tiến hơn so với phương phápchụp hình đage là calotype và được ứng dụng chỉ vài năm sau đó Năm 1940, quá trìnhcalotype cho phép người dùng tạo ra nhiều bản sao ảnh bằng cách sử dụng phươngpháp âm và dương bản Phương pháp mới này là động lực thúc đẩy sự phát triển sửdụng hình ảnh chụp trong các quảng cáo Không lâu sau đó, vào những năm 1850, cácnhiếp ảnh gia thậm chí bắt đầu tiến hành thử nghiệm việc chụp ảnh dưới nước Cho tớinăm 1850, quá trình chụp ảnh vẫn còn rườm rà và cần tới 30 phút tiếp xúc ánh sáng.Năm 1851, Frederick Scott Archer đã phát minh ra quá trình Collodion giúp thời giantiếp xúc với ánh sáng để chụp hình chỉ còn từ 2-3 giây

Trước 1871, nhiếp ảnh đã trải qua một quá trình phát triển đáng kể khi tấm kínhảnh được phủ một lớp hóa chất ướt, xử lý hình ảnh ngay tức thì Quá trình bạc bromuađĩa gelatin khô được phát minh bởi Richard Leach Maddox giúp không cần phải xử lýcác âm bản ngay lập tức Đây là một phát minh quan trọng vì từ đó, hình ảnh khôngnhất thiết phải được xử lý ngay tức thì

Những phát minh trong lĩnh vực chụp ảnh đã từng bước cải thiện dần quy trình sảnxuất ảnh Đồng thời sự sáng tạo của con người cũng đã đến đỉnh điểm giúp ngànhnhiếp ảnh có bước thăng hoa và đột phá phát triển mạnh mẽ sau này George Eastman

là một nhà tiên phong trong phát triển máy ảnh và nhiếp ảnh Ông đã tạo ra Kodak vàonăm 1888 Ông cùng làm việc với một đội ngũ các nhà khoa học để tạo ra cuộn phimđầu tiên trên thế giới và đưa đến tay đông đảo người tiêu dùng vào năm 1889 Đây

Trang 13

chính là cột mốc quan trọng trong ngành giải trí cũng như trong lịch sử truyền thống,bởi sự phát triển của phim cuộn chính là tiền đề để dẫn tới một phát minh quan trọngkhác của Thomas Edison – máy ảnh ghi lại hình ảnh chuyển động vào năm 1891.

Hình 5: Máy ảnh dùng phim âm bản

Trong thập niên 80 sự xuất hiện của máy ảnh cùng những công dụng tuyệt với của

nó đã thu hút sự cú ý của mọi người và từ đó hàng loạt các công trình nghiên cứu thiết

kế máy ảnh nối tiêp ra đời Kễ từ đó thế giới đã có nhiều phát minh quan trọng nhấtcủa thế kỹ này Ngày nay, chúng ta có thể thấy những mẫu máy ảnh đơn giản, cuốnphim trong nghành máy ảnh kỹ thuật số và điện ảnh đã đáp ứng nhu cầu của mọi đốitượng, từ người bình thường đến hầu hết các chuyên gia Các yếu tố quan trọng sựphát triển xa hơn của máy ảnh có thể kể đến là: độ phân giải lớn hon cho ngay cảnhững thứ đơn giản nhất; giá của máy ảnh ngày càng giảm; khả năng sử dụng đượctrong bất kỳ loại điều kiện ánh sáng; tương thích qua với nhiều phần mềm, phần cứng

và các loại hình ảnh; giàu màu sắc và giai điệu

Trang 14

Hình 6: Máy ảnh kỹ thuật số

Ngày nay với xu hướng phát triển mạnh mẽ khoa học kỹ thuật và sự hội tụ côngnghệ kỹ thuật số Thế giới đã sản xuất hàng ngàn loại máy ảnh đời mới với nhiều côngdụng khác nhau, nhiều loại máy ảnh chuyên dùng phục vụ cho quân sự, y tế, giáo dục,nghiên cứu không gian, cho tới ngành nghệ thuật thứ 7 (điện ảnh),… Máy ảnh đã trở

thành phương tiện hữu dụng và gắn liền với đời sống của mọi người.

1.4 Sự áp dụng phương pháp sáng tạo SCAMPER với sự phát triển của máy ảnh 1.4.1 Phép thay thế

Đầu thế kỷ 20, để hổ trợ ánh sáng cho nhiếp ảnh người ta đã dùng đèn flash để tạoánh sáng Đèn sử dụng dòng điện để đốt cháy bột phát quang, giúp tạo nên một lượngánh sáng trong thời gian ngắn

Hình 7: Chụp ảnh bằng đèn đánh sáng sử dụng bột phát quang

Trang 15

Đèn flash đèn này được phát minh bởi Joshua Cohen vào năm 1899 Nó đã đượccấp bằng sáng chế tại Mỹ Thiết bị này được dùng để chụp ảnh trong nhà trong nhữngnăm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

Việc sử dụng đèn phát sáng với chất bột đã được thay thế bằng bóng đèn; sợimagiê được chứa trong bóng đèn chứa đầy oxy và dòng điện để đốt cháy được nối vớimáy ảnh Tuy nhiên, mỗi bóng đèn như vậy chỉ được sử dụng một lần và rất là nóngngay sau khi được sử dụng nhưng đây là một bước tiến quan trọng của nền nhiếp ảnh

Hình 8: Máy ảnh sử dụng bóng đèn đánh sáng

Sau nhiều bước tiến và sáng tạo, từ một đèn flash sử dụng chất bột đốt cháy nó đãđược thay thế bởi các sản phẩm tiên tiến hơn, tốt hơn như hiện nay người ta đã sửdụng đèn điện tử để phục vụ chụp ảnh trong nhà hoặc ban đêm, rất tiện lợi và tuổi thọ

sử dụng kéo dài hơn

Ngày đăng: 05/07/2015, 17:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w