Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
Trang 1Đặng Thị Kim Phượng
ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA PHẦN PHỤ CHÚ TRONG CÂU TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số : 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS DƯ NGỌC NGÂN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin kính gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến
PGS.TS Dư Ngọc Ngân – người đã hết lòng động viên, dẫn dắt
trong quá trình thực hiện đề tài
Em trân trọng cảm ơn quý thầy cô đã truyền đạt kiến thức cùng những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian qua
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng, gia đình, nhà trường và bạn bè đã ủng hộ và tạo mọi điều kiện học tập, nghiên cứu
Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09/12/2009
Tác giả
Đặng Thị Kim Phượng
Trang 3DẪN NHẬP
1 Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
1.1 Lí do chọn đề tài
Phần phụ chú là một vấn đề ngữ pháp thuộc thành phần câu Về mặt ngữ pháp, phần phụ chú là một thành phần biệt lập, nằm ngoài cấu trúc cú pháp của câu Tuy nhiên xét về mặt ý nghĩa trong câu, phần phụ chú lại có quan hệ nội hướng, nó dùng để chú giải thêm một khía cạnh nào đó có liên quan đến sự tình nêu trong câu, giúp người nghe, người đọc hiểu rõ hơn về nội dung của câu hay dụng ý của người chú giải
Vấn đề phân định thành phần câu nói chung là một vấn đề không đơn giản, nhất là khi nó vượt ra ngoài hai thành phần chính của câu là chủ ngữ và
vị ngữ Vì vậy phần phụ chú, với tư cách là một “thành phần phụ”,“thứ yếu”,
“biệt lập”, được nhìn nhận rất khác nhau ở nhiều nhà nghiên cứu Nhìn chung
có hai cách hiểu về phần phụ chú:
Cách thứ nhất cho đó là thành phần phụ nằm trong câu được dùng để giải thích hay bổ sung ý nghĩa cho thành phần câu đứng trước nó và có cùng chức năng ngữ pháp với bộ phận được chú thích (Hoàng Trọng Phiến)
Cách thứ hai cho rằng đây là thành phần có thể cùng chức năng hoặc không đồng chức năng với bộ phận ngữ pháp được nó chú giải bởi nó không chỉ là thành phần phụ giải thích cho một thành phần hay một bộ phận nào đó của câu mà nó còn được dùng để giải thích, bổ sung một điều cần chú thích cho toàn câu
Ngoài ra, phần phụ chú trong câu tiếng Việt, mặc dù là một vấn đề ngữ pháp đã xuất hiện từ lâu nhưng ít được các nhà nghiên cứu quan tâm Chính
vì vậy, khi bàn về vấn đề này, các tác giả cũng chỉ mới đưa ra khái niệm, nêu quan hệ nghĩa chung của phần phụ chú với phần câu còn lại, chưa bao quát được vấn đề Có thể nói rằng, cho đến nay việc nghiên cứu về phần phụ chú
Trang 4trong câu tiếng Việt vẫn chưa được quan tâm đúng mức, vẫn còn có rất ít công trình nghiên cứu đi sâu vào vấn đề này (ngoài công trình nghiên cứu của Đào Thị Vân) Trong khi đó, về nguyên tắc, có thể tìm hiểu phụ chú ở nhiều phương diện nghĩa như: nghĩa biểu hiện, nghĩa tình thái,… để làm rõ vai trò, tác dụng của phụ chú trong câu, văn bản
Vì tính đa dạng, phức tạp trong cách nhìn nhận vấn đề và sự cần thiết khai thác đề tài nên chúng tôi nhận thấy đây là một vấn đề lí thú, một mảng nghiên cứu giàu tiềm năng Trong luận văn này, chúng tôi muốn đi tìm hiểu
sâu hơn về Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt, hy
vọng sẽ có thêm những đóng góp cho loại thành phần câu này
1.2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tiếp thu những kết quả nghiên cứu của người đi trước, luận văn sẽ khảo sát đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trên một số loại văn bản như văn bản nghệ thuật, văn bản khoa học, văn bản chính luận và văn bản báo chí
Hướng đi của chúng tôi là tập hợp các câu có phần phụ chú trong một
số văn bản thuộc những phong cách ngôn ngữ khác nhau để khảo sát và khái quát hoá các đặc trưng về chức năng ngữ nghĩa của phụ chú trong khung câu
Từ đó có thể có được cách nhìn nhận đầy đủ hơn về vai trò, tác dụng của phần phụ chú trong câu và trong văn bản tiếng Việt
Về mặt lý luận, luận văn hy vọng góp phần làm rõ thêm về khái niệm, cách nhận diện phần phụ chú và đặc biệt là làm rõ những đặc điểm về ngữ nghĩa biểu hiện và ngữ nghĩa ngữ dụng của phần phụ chú trong câu tiếng Việt Đó là những vấn đề đã được đề cập đến nhưng chưa được quan tâm đúng mức và chưa được lí giải đầy đủ
Trang 5Về mặt thực tiễn, xuất phát từ thực tế viết câu của học sinh, có thể cung cấp cho các em một số kĩ năng để phát hiện, sửa lỗi câu, cải biến câu… làm cho nghĩa của câu không chỉ chính xác mà còn phong phú, đa dạng hơn
2 Lịch sử vấn đề
Phần phụ chú là một vấn đề đã được các nhà nghiên cứu ngữ pháp trên thế giới cũng như ở Việt Nam quan tâm từ lâu
2.1 Việc nghiên cứu phần phụ chú trên thế giới
Theo một số tài liệu mà chúng tôi có được, từ đầu thế kỉ XX, các nhà
ngôn ngữ học thế giới đã đề cập đến phần phụ chú với hai tên gọi là cú giải
thích (comment clause) và phần trong ngoặc (parenthesis) Cách gọi “trong
ngoặc” là cách gọi hình ảnh, không nhất thiết phải đặt trong ngoặc đơn
Đến năm 1985, R.Quirk, S.Greenbaum, G.Leech, J.Svartvik trong công
trình “A Comprehensive Grammar of the English Language” đánh dấu bước chuyển mới trong việc nghiên cứu phần phụ chú: cú giải thích được coi là
“phần biệt lập kiểu trong ngoặc” (Comment clause are parenthetical disjuncts) Chúng có thể xuất hiện ở đầu hoặc ở cuối hoặc giữa câu, và bởi thế nói chung mang một âm điệu tách rời [61: 106-107]
Năm 1995, Asher R.E trong “The Encyclopedia of language and
linguistics” cho rằng phần trong ngoặc “là một phần chêm có tính chất mở
rộng trong một văn bản, loại như I saw him – John that is – yesterday” (tôi đã gặp hắn – cái anh chàng John ấy mà – hôm qua)
2.2 Việc nghiên cứu phần phụ chú ở Việt Nam
Ở nước ta, một trong những tài liệu đầu tiên bàn về vấn đề liên quan
đến phụ chú có lẽ là “Việt Nam văn phạm” của các tác giả Trần Trọng Kim,
Bùi Kỉ, Phạm Duy Khiêm (in lần thứ tư, tủ sách giáo khoa Tân Việt, không đề năm in) Trong quyển sách này, tuy không nhắc đến phụ chú nhưng khi bàn
về dấu câu, các tác giả viết như sau: “Dấu ngoặc đơn [( )]dùng để phân những
Trang 6tiếng có nghĩa riêng ở giữa câu và để giải thích cái nghĩa cả câu” [31:36]
Từ những năm 60 của thế kỉ XX, giới nghiên cứu Việt ngữ học đã đề cập đến phụ chú trong tiếng Việt
Năm 1963, Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê dùng khái niệm giải
từ (tức phụ chú) để chỉ hiện tượng ngữ pháp này Các tác giả đã phân biệt giải
từ của bậc cụm từ (ông gọi là “từ kết”) với giải từ bậc câu
Bàn về phần phụ chú, tác giả Nguyễn Kim Thản trong “Nghiên cứu về
ngữ pháp tiếng Việt”, tập II (1964) dùng hai tên gọi đồng vị ngữ và phụ chú ngữ Ở đây ông đã xem xét hai khái niệm này với tư cách là thành phần biệt
lập (hoặc còn gọi là thành phần thứ yếu biệt lập) Tuy nhiên đến 1997, trong cuốn “Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt”, ông đã dùng một thuật ngữ khác để gọi tên
hiện tượng ngữ pháp này: gia ngữ, ông cho rằng gia ngữ là một thành phần
phụ bên cạnh những thành phần khác như trạng ngữ, khởi ngữ, hô ngữ
Đến năm 1980, Hoàng Trọng Phiến, trong công trình nghiên cứu “Ngữ pháp tiếng Việt, câu”, đã nhắc đến hiện tượng ngữ pháp này với thuật ngữ
đồng vị ngữ
Cùng năm ấy, Hữu Quỳnh trong “Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại” đã đề
cập đến phần phụ chú với tên gọi thành phần xen Cách hiểu về thành phần
xen của tác giả Hữu Quỳnh có quan niệm rộng hơn so với tác giả Hoàng
Trọng Phiến về hiện tượng ngữ pháp này
Theo quan niệm của các tác giả của cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt”- Uỷ
ban Khoa học xã hội Việt Nam (1983), thành phần phụ chú là “thành phần bổ
sung một điều chú thích kịp thời hoặc cho cả nòng cốt câu hoặc cho một yếu
tố thuộc bậc cấu tạo thành phần trước đó [49: 43,191]
Như vậy, cách hiểu của Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam có phần gần gũi với các tác giả Trương Văn Chình – Nguyễn Hiến Lê, Hữu Quỳnh
Trang 7Cũng trong năm 1983, Lê Cận, Phan Thiều, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung trong quyển “Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt”, tập II, đã nhắc đến
hiện tượng ngữ pháp này với tên gọi thành phần biệt lập (biệt lập ngữ) Theo quan niệm của các tác giả này, thành phần biệt lập là một bộ phận “không cấu
tạo nên nòng cốt câu”, không bổ sung ý nghĩa cho câu, không có quan hệ về ý nghĩa và về ngữ pháp với câu” [8: 204]
Tác giả Diệp Quang Ban trong “Câu đơn tiếng Việt” (1987) đã phân
biệt giải ngữ của câu với giải ngữ của từ “Giải ngữ của câu thường đứng
giữa chủ ngữ và vị ngữ hoặc đứng sau nòng cốt câu, cũng có kiểu có thể đứng
trước nòng cốt câu Còn giải ngữ của từ được coi là phần phụ của từ “được
dùng để thuyết minh thêm nội dung hay giải thích thêm một khía cạnh nào đó của từ mà nó phụ thuộc về nghĩa Theo ông điểm chung của hai thành phần này là “tuy biệt lập về mặt ngữ pháp (không có quan hệ về mặt ngữ pháp) với các yếu tố khác trong câu một cách hiển nhiên nhưng về mặt ý nghĩa lại giải thích cho toàn câu, hoặc một yếu tố nào đó trong câu, tức là có quan hệ nội hướng”
Trong một công trình khác [5], Diệp Quang Ban cho rằng phần phụ chú
là một bộ phận có tính chất trung gian Theo ông, có những trường hợp phần
phụ chú nằm trong cấu trúc cú pháp của câu một cách rõ rệt Nhưng trong
không ít trường hợp khác, ông cũng thừa nhận rằng phần phụ chú nằm ngoài cấu trúc cú pháp của câu chứa nó
Sau đó, Hồ Lê trong “Cú pháp tiếng Việt” quyển II (1992) gọi thành
phần này là phụ chú ngữ Quan điểm của ông gần với quan điểm của Nguyễn Kim Thản Ông đề nghị gọi đồng vị ngữ của Nguyễn Kim Thản là đồng danh
ngữ và phụ chú ngữ của Nguyễn Kim Thản là đoạn chú thích Ngoài ra, tác giả Hồ Lê cũng nêu những điều kiện khống chế để thiết lập hai kiểu nhỏ phụ chú này
Trang 8Điểm chung giữa các tác giả Nguyễn Kim Thản, Diệp Quang Ban, Hồ
Lê, Lê Cận, Phan Thiều, Hoàng Văn Thung là đều coi phụ chú là thành phần
biệt lập, mặc dù cách diễn đạt có phần khác Mặc dù vậy, quan niệm về phần
phụ chú vẫn còn có những điểm khác biệt, chưa thống nhất ở nhiều nhà
nghiên cứu, thậm chí chúng ta cũng có thể thấy những quan niệm khác nhau ở
cùng một nhà nghiên cứu
Gần đây nhất, Đào Thị Vân trong công trình nghiên cứu về “phần phụ
chú trong câu tiếng Việt” (2003) đã xem xét phần phụ chú ở các phương diện:
phương diện cấu tạo hình thức, phương diện hành động nói, phương diện
quan hệ nghĩa với phần văn bản hữu quan Tuy vậy, ở mảng đề tài này, chúng
tôi nhận thấy có thể khai thác sâu hơn nữa về mặt ngữ nghĩa biểu hiện và ngữ
nghĩa ngữ dụng để làm rõ hơn nữa vai trò, tác dụng của phần phụ chú trong
câu tiếng Việt
3 Nhiệm vụ của luận văn
Luận văn này có những nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Xem xét một số ý kiến tiêu biểu về phụ chú nói chung và phụ chú trong
tiếng Việt nói riêng, vận dụng chúng vào việc nhận diện phụ chú, đồng thời
xác lập một cách nhìn về phụ chú trong câu tiếng Việt
- Xem xét vai trò của phần phụ chú trong khung câu ở hai bình diện: ngữ
nghĩa biểu hiện và ngữ nghĩa ngữ dụng Cụ thể, xem xét phần phụ chú trong
khung câu ở các phương diện: nghĩa biểu hiện, nghĩa tình thái và các hành
động nói
- Đối chiếu tần số sử dụng của các kiểu phụ chú trên bốn loại văn bản:
văn bản nghệ thuật, văn bản khoa học, văn bản hành chính và văn bản báo
chí Từ đó luận văn khái quát hóa đặc điểm và cách thức sử dụng của phần
phụ chú trong câu, văn bản tiếng Việt
Trang 9
4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
4.1 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, trong quá trình nghiên cứu, ngoài những phương pháp, thủ pháp nghiên cứu khoa học chung như: thu thập ngữ liệu, phân loại, khảo sát, nhận xét…, luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp sau:
- Phương pháp miêu tả: Phương pháp này được sử dụng để miêu tả các quan hệ giữa phần phụ chú và nội dung câu ở bình diện ngữ nghĩa (ngữ nghĩa biểu hiện và ngữ nghĩa ngữ dụng)
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ học: Phương pháp này được sử dụng thường xuyên để phân tích những đặc điểm ngữ nghĩa biểu hiện và ngữ nghĩa ngữ dụng của phần phụ chú, làm rõ vai trò và tác dụng của chúng trong khung câu
- Phương pháp thống kê: Luận văn dùng phương pháp này để định lượng đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong các loại văn bản tiếng Việt
4.2 Nguồn ngữ liệu
Nguồn ngữ liệu chủ yếu được thu thập từ các văn bản thuộc các phong
cách ngôn ngữ như: phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách khoa học, phong cách chính luận và phong cách báo chí
5 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Dẫn nhập và phần Kết luận, phần Nội dung chính của
luận văn được phân thành 3 chương
Chương 1: Chương này trình bày những vấn đề lí luận cơ sở như khái
niệm phần phụ chú trong câu, những phương diện nghĩa của câu bao gồm nghĩa biểu hiện, nghĩa tình thái và lí thuyết hành động ngôn từ Đây là chương làm tiền đề cho việc khảo sát và phân tích ngữ nghĩa biểu hiện, ngữ nghĩa ngữ dụng của phụ chú trong các chương sau
Trang 10Chương 2: Chúng tôi tiến hành khảo sát mặt ngữ nghĩa biểu hiện của
phần phụ chú với những ngữ liệu được thu thập trong các văn bản thuộc nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau Thông qua kết quả khảo sát ngữ liệu, trong chương này, luận văn nêu bật những ý nghĩa của phần phụ chú trong quan hệ với cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu
Chương 3: Chương này khảo sát phần phụ chú về mặt ngữ nghĩa ngữ
dụng Từ đó luận văn phân tích và khái quát phần phụ chú trên cơ sở đích ngôn trung và nghĩa tình thái
Trang 111.1.1.1 Giới nghiên cứu ngôn ngữ học trên thế giới
Khái niệm về thành phần phụ chú phụ thuộc khá nhiều vào tên gọi của
nó Trong tiếng Anh, phụ chú được gọi là cú giải thích (comment clause) và
phần trong ngoặc (parenthesis)
*Theo R Qurik, Cú giải thích được coi là “phần biệt lập kiểu trong
ngoặc” (comment clause are parenthetical disjuncts), “một cú dùng để chú thích cho một cú khác trong câu” (comment clause: a clause which comments
on another clause in a sentence); ở một chỗ khác, tác giả viết Cú giải thích là
“một lời chú thích thêm, thường theo kiểu đặt trong ngoặc đơn, cho một cú khác” (A comment added, often parenthetically, to another clause) Chúng có thể xuất hiện ở đầu hoặc ở cuối hoặc giữa câu, và bởi thế nói chung mang một
âm điệu tách rời Cú giải thích cũng là phần biệt lập về mặt nội dung, dùng để
diễn đạt những lời giải thích của người nói đối với nội dung của câu chứa chúng, hoặc là biệt lập về mặt phong cách, dùng để kèm thêm cách nhìn của người nói đối với cách nói đang được dùng [61: 112]
Ví dụ:
- He is, I believe, an American
(Anh ấy, tôi tin vậy, là người Mĩ)
-Coming from you, that sounds surprising
(Theo anh nói, điều đó nghe có vẻ bất ngờ quá)
Trang 12* Theo Asher, Phần trong ngoặc “là một phần chêm có tính chất mở
rộng trong một văn bản”
Ví dụ:
I saw him – John that is – yesterday
(Tôi đã gặp hắn – cái anh chàng John ấy mà – hôm qua)
1.1.1.2 Giới nghiên cứu Việt ngữ học
Cách hiểu về phần phụ chú vẫn chưa có sự thống nhất Dựa vào quan điểm của các nhà nghiên cứu, có thể chia thành 2 khuynh hướng:
a Khuynh hướng 1
Khuynh hướng này bao gồm những quan điểm cho rằng thành phần phụ chú là một thành phần phụ nằm trong câu, được dùng để giải thích hay bổ sung nghĩa cho thành phần câu đứng trước nó (tức nó chỉ có quan hệ với bộ phận nào đó của câu) và có cùng chức năng ngữ pháp với bộ phận này
Đại diện cho khuynh hướng này có thể kể đến Hoàng Trọng Phiến,
Hữu Quỳnh… Hoàng Trọng Phiến gọi thành phần phụ chú là đồng vị ngữ, ông định nghĩa: đồng vị ngữ là “những từ khác nhau cùng biểu hiện một biểu
vật, có cùng chức năng ngữ pháp của thành phần trước đó” [40: 148] “Đó là thành phần có tổ chức riêng, có cùng vị trí, chức năng của thành phần trước
đó Chức năng của nó là chú thích thêm cho rõ nghĩa của thành phần trước nó” [39: 146] và “có thể bỏ đi cũng không phương hại gì đến cấu trúc câu và
ý nghĩa cơ bản của câu” [40: 148]
Ví dụ: Hà Nội – thủ đô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là
nơi đại diện cho nền văn hóa của dân tộc ta
Còn Hữu Quỳnh [42] gọi đây là thành phần xen và xác định nội dung
của nó như sau: “thành phần có tác dụng nói rõ thêm nội dung của một từ hay nhóm từ ở trong câu, về ý nghĩa, nó giống như lời chú thích, bổ sung đối với một điều nào đó trong câu Về mặt cấu tạo ngữ pháp, nó không phải là thành
Trang 13phần trong nòng cốt câu; nó thường được đặt tiếp sau từ hay nhóm từ mà nó
có quan hệ về ý nghĩa” [42: 135]
b Khuynh hướng 2
Khuynh hướng này được hầu hết các nhà nghiên cứu Việt ngữ học tán đồng Đây là quan điểm cho rằng phụ chú không chỉ là thành phần phụ giải thích cho một thành phần hay một bộ phận nào đó của câu mà nó còn được dùng để giải thích, bổ sung một điều cần chú thích cho toàn câu, hoặc những đơn vị lớn hơn câu, nó không đồng chức năng ngữ pháp với bộ phận được nó chú thích
* Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê [12] dùng khái niệm giải từ (tức phụ chú) và phân biệt giải từ của bậc cụm từ (ông gọi là “từ kết”) với giải từ
bậc câu
- Giải từ ở bậc cụm từ được xác định “là tiếng dùng để giải thích một
tiếng khác, chứ không thêm nghĩa Giải từ đứng sau tiếng chính” [12: 252] Trong các ví dụ, tác giả có dẫn ra ví dụ lấy từ tác phẩm của Trần Tế Xương:
Bắt chước ai ta chúc mấy lời,
Chúc cho khắp hết cả trên đời,
Vua quan sĩ thứ, người muôn nước,
Sao được cho ra cái giống người
- Giải từ bậc câu “là tiếng dùng để giải thích một việc hay nhiều việc”
[12: 583] Ví dụ:
Tối ba mươi nghe pháo nổ đùng: òa! tết!
Sáng mồng một đụng nêu kêu cộp: ủa! xuân!
* Nguyễn Kim Thản [44] dùng hai tên gọi đồng vị ngữ và phụ chú ngữ theo hai cách hiểu: Đồng vị ngữ được định nghĩa là “khác ngữ đồng vị ở chỗ
nó đứng biệt lập, không nhập vào từ tổ với từ mà nó giải thích Đồng vị ngữ
trong tiếng Việt bao giờ cũng là danh từ đứng sau từ mà nó giải thích, và có
Trang 14thể xen vào sau bất kì thành phần nào [44: 222] Để minh họa cho khái niệm
này, tác giả đã đưa ra ví dụ: Đích bèn chung vốn với Oanh, một bạn gái đồng
sự của y
Còn phụ chú ngữ thì giải thích thêm một từ nào đó hoặc dùng để tỏ
thái độ chủ quan của người nói đối với sự vật, hoạt động hay trạng thái nêu ra trong câu [44: 225]
Như vậy, theo cách giải thích của Nguyễn Kim Thản thì phụ chú vừa
hẹp hơn (loại trừ cái gọi là “đồng vị ngữ” ra khỏi phụ chú), vừa rộng hơn (cộng thêm cái mà một số tác giả khác coi là “phần tình thái”) so với quan
niệm của nhiều tác giả khác
Sau này, Nguyễn Kim Thản lại dùng thuật ngữ “gia ngữ” [45] và định nghĩa: Gia ngữ là phần phụ có tác dụng giải thích thêm nội dung của một từ,
một cụm từ nào đó, hoặc chú thích thái độ tình cảm của người nói, người viết
Gia ngữ bao giờ cũng đặt ở sau từ, cụm từ được giải thích thêm, hoặc được chú thích thêm, và thường xen vào giữa lời nói Gia ngữ thường đặt sau một quãng ngắt nhỏ thể hiện trên chữ viết bằng một dấu phẩy hay một dấu gạch ngang (-) và kết thúc bằng một quãng ngắt nhỏ [45: 53]
Ví dụ: Thưa ông – người lạ mặt hỏi – có phải ông là ông Hai không ạ? Các tác giả của Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam [49] cho rằng thành
phần phụ chú là “thành phần bổ sung một điều chú thích kịp thời hoặc cho cả
nòng cốt câu hoặc cho một yếu tố thuộc bậc cấu tạo thành phần trước đó [49:191]
Thành phần phụ chú còn được gọi bằng hai thuật ngữ: giải thích ngữ
và chú thích ngữ dựa vào vào ý nghĩa, cấu tạo và đặc trưng ngữ pháp Theo
quan niệm của các nhóm tác giả Lê Cận, Phan Thiều, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung [8]:
Trang 15- Giải thích ngữ là thành phần biệt lập dùng để giải thích thêm cho nội
dung của từ hoặc cụm từ làm thành phần câu hay thành tố phụ trong cụm từ [8: 204]; có vị trí ngay sau từ mà nó giải thích, được ngăn cách với từ này bằng một quãng ngắt, được biểu thị bằng dấu phẩy, dấu ngang hoặc dấu ngoặc đơn và có cấu tạo thường do danh từ hoặc cụm danh từ đảm nhiệm
- Chú thích ngữ là “thành phần biệt lập dùng để chú thích thêm tình cảm,
thái độ, cảm tưởng, ý nghĩ của người nói về một ý nào đấy do một bộ phận nào đấy trong câu biểu thị; có vị trí thường đứng liền sau bộ phận mà nó chú thích, tách khỏi bộ phận này bằng một quãng ngắt được đánh dấu bằng vạch ngang hoặc bằng một dấu ngoặc đơn”; có cấu tạo do cụm từ, câu, hoặc có khi
cả một đoạn văn gồm nhiều câu biểu thị [8: 207] Như vậy, nội dung của
“thành phần biệt lập” cũng không có gì khác “thành phần xen” và “thành
phần phụ chú” đã nói ở trên
Diệp Quang Ban [1] phân biệt giải ngữ của câu với giải ngữ của từ như sau: “Giải ngữ của câu thường đứng giữa chủ ngữ và vị ngữ hoặc đứng sau nòng cốt câu, cũng có kiểu có thể đứng trước nòng cốt câu Giải ngữ của câu
được dùng làm sáng tỏ thêm về một phương diện nào đó có liên quan gián tiếp đến câu làm cho người nghe hiểu câu nói đúng hơn, rõ hơn Thông thường nội dung của giải ngữ câu là sự bổ sung các chi tiết, là sự bình phẩm
về việc nói trong câu, làm rõ xuất xứ câu, làm rõ thái độ, cách thức đi kèm khi câu được diễn đạt [1: 200]
Giải ngữ của từ được coi là phần phụ “được dùng để thuyết minh thêm
nội dung hay giải thích thêm một khía cạnh nào đó của từ mà nó phụ thuộc về
nghĩa (…) Giải ngữ thường đứng sau từ nó có quan hệ nghĩa, Tuy nhiên cũng
không hiếm trường hợp không có sự liên hệ trực tiếp về không gian tuyến tính
như vậy Trên chữ viết, giải ngữ thường được tách biệt bằng hai dấu chấm,
dấu ngang, dấu phẩy, hoặc dấu ngoặc đơn Khi đọc, giải ngữ thường được
Trang 16phát âm nhỏ hơn và nhanh hơn [1: 239-240]
Gần đây, Diệp Quang Ban [5] lại cho rằng phần phụ chú là một bộ
phận có tính chất trung gian Theo ông “phần phụ chú có thể nằm trong hoặc
không nằm trong hoặc không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu chứa nó, với chức năng nghĩa là làm sáng tỏ thêm phương diện nào đó có liên quan đến nghĩa cả câu, giúp cho người đọc người nghe hiểu rõ hơn, hiểu đúng hơn nội dung của câu hoặc ý định của người nói
- Còn Hồ Lê [36] nói về phụ chú với cách gọi: phụ chú ngữ Theo ông phụ chú ngữ có hai dạng: Đồng danh ngữ (“từ tổ danh từ dùng để nói rõ hơn
về đối tượng do danh từ hoặc đại danh từ đứng trước nó biểu thị”[36: 405]) và
Đoạn chú thích (“một ý riêng” nào đó được “xen vào” “để giải thích hoặc lưu
ý thêm một điều gì đó Ý riêng này được biểu đạt bằng một từ tổ động từ hoặc bằng cú và không đồng thành phần, đồng chức năng với bất cứ thành phần nào, bộ phận nào trong câu)
Ví dụ: Vội vàng (ấy, cũng cái kiểu vội vàng cố hữu đó mà), ông ba kéo tay
mấy ông bạn già vào giữa phòng
Đoạn chú thích trên có tác dụng lưu ý thêm về cách thức vội vàng của ông Ba Theo tác giả, bỏ nó đi câu vẫn nguyên vẹn là câu cách thức – hành động
Điểm chung giữa các tác giả Nguyễn Kim Thản, Diệp Quang Ban (trong quan niệm truyền thống), Hồ Lê, Lê Cận, Phan Thiều, Hoàng Văn Thung… là đều coi phụ chú là thành phần biệt lập, mặc dù cách diễn đạt có phần khác nhau
Qua ý kiến của các tác giả đã được trình bày, có thể thấy rằng cách hiểu
về phụ chú vẫn còn có chỗ chưa thống nhất, thậm chí có những quan niệm khác nhau ở cùng một nhà nghiên cứu ở những thời điểm khác nhau Tuy nhiên ở đây ta vẫn có thể thấy những điểm giống nhau cơ bản:
Trang 17- Về thành phần câu, các tác giả đều cho đây là thành phần biệt lập, nằm ngoài nòng cốt câu, có thể bỏ đi mà không ảnh hưởng gì đến cấu trúc cú pháp của câu
- Về chức năng, các tác giả cũng đã khẳng định phần phụ chú có tác dụng làm rõ những yếu tố ngôn ngữ mà nó phụ thuộc về nghĩa hoặc bổ sung thêm một điều gì đó (như nội dung, ý nghĩa, thái độ, tình cảm,…) cho phần câu được nó giải thích
- Về vị trí, nó thường đứng sau phần câu được nó chú thích
- Về hình thức, nó thường được ngăn cách với phần câu còn lại bằng các dấu câu như: dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn, dấu ngang cách
Đến đây, luận văn tạm tiếp thu quan điểm của Đào Thị Vân trong luận
án khoa học về “Phần phụ chú trong câu tiếng Việt” (2003) để xác định khái
niệm của phần phụ chú như sau:
Phần phụ chú không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu Nó chỉ là một
bộ phận chêm xen với chức năng thực hiện một số hành động nói nào đó, như: giải thích, minh họa, quy ước, chuyển chú, biểu cảm…nhằm giúp người nghe, người đọc hiểu rõ hơn, hiểu đúng hơn nội dung của câu hay một ý định nào đó của người chú thích
Về nội dung, phụ chú có quan hệ với văn bản hữu quan theo những kiểu nghĩa nhất định
Về hình thức, nó có thể được cấu tạo từ từ, câu, chữ số hoặc kí hiệu quy
ước…
Về vị trí, nó thường đứng liền sau phần câu được chú thích và ngăn cách với bộ phận này bằng các dấu câu, như: dấu ngang cách, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu móc vuông,…
Trang 181.1.2 Phân loại
Về cách phân loại phụ chú, ý kiến của các nhà nghiên cứu cũng có những điểm không giống nhau
*Hoàng Trọng Phiến (1980) với tên gọi “đồng vị ngữ” đã phân loại dựa
vào chức năng cú pháp của đối tượng mà phụ chú giải thích như sau:
- Thành phần đồng vị chủ ngữ: Đại đội trưởng, Huy, ra lệnh cho anh em
tiếp tục lên đường
- Thành phần đồng vị vị ngữ: Chúng ta là thế hệ thanh niên Hồ Chí
Minh, thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng
- Thành phần đồng vị định ngữ: Măng mọc trên phù hiệu ở ngực thiếu
nhi Việt Nam, lứa măng non của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (TM)
- Thành phần đồng vị bổ ngữ
Nước non đau xót như lòng mẹ
Mất một người con: Nguyễn Chí Thanh (HT)
Theo tác giả, “Thành phần đồng vị ngữ cũng có thể bao gồm hơn hai bộ phận để làm chú giải cho thành phần nào đó trong câu”
*Hữu Quỳnh (1980) đã chia thành phần xen (phụ chú) thành hai loại
lớn dựa vào nội dung chú thích của thành phần này
Thành phần xen nói rõ thêm về nội dung của từ hay nhóm từ trong kết
cấu chủ ngữ, vị ngữ hoặc thành phần phụ của câu
Thành phần xen chú thích ý nghĩ, cảm tưởng, thái độ của người nói,
người viết
*Các tác giả cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” (1983) của Ủy ban Khoa học
xã hội Việt Nam đã phân biệt hai trường hợp:
- Thành phần chú thích thuộc bậc cấu tạo câu và không có quan hệ riêng với thành phần nào hay yếu tố nào trong nòng cốt
Ví dụ: Em học sinh ấy – thật là gan dạ - đã nổ mìn diệt cả tốp địch
Trang 19- Thành phần chú thích có thể coi là thuộc bậc cấu tạo thành phần câu và
có tác dụng chú thích một yếu tố ở trước nó và yếu tố này thuộc cấu tạo của một thành phần trong nòng cốt
Ví dụ: Thành phố Huế, quê tôi, thật đẹp
Như vậy, theo quan niệm của tác giả Hoàng Trọng Phiến, phần phụ chú (cách gọi của tác giả luận văn) chỉ giải thích cho một số bộ phận của câu Đến tác giả Hữu Quỳnh việc phân loại chủ yếu dựa vào nội dung ý nghĩa của phụ chú Theo đó, phần phụ chú ngoài việc làm rõ nội dung ý nghĩa của một thành phần câu, đôi khi nó còn chú thích cho ý nghĩ, cảm tưởng, thái độ của người nói, viết Với các tác giả của “Ngữ pháp tiếng Việt” (1983), thành phần phụ chú không chỉ chú thích cho một thành phần nào đó của câu mà có khi nó chú thích cho cả câu
Ngoài ra, các tác giả khác như Lê Cận, Phan Thiều, Diệp Quang Ban, Nguyễn Kim Thản… cũng đã có những cách phân loại tương tự
Qua ý kiến phân loại của một số tác giả đã được trình bày và ý kiến của nhiều tác giả khác, chúng tôi nhận thấy các tác giả đã phân loại phụ chú theo nhiều hướng khác nhau Tuy nhiên, ở đó các tác giả chưa đưa ra các tiêu chí
cụ thể để làm cơ sở cho việc phân loại
Theo chúng tôi, việc phân loại phụ chú có thể dựa trên các tiêu chí sau đây:
1 Dựa vào đặc điểm cấu tạo của đối tượng (thành tố) phụ chú
2 Dựa vào quan hệ ngữ nghĩa giữa phần phụ chú và đối tượng phụ chú Dựa vào (1), ta thấy về chức năng phần phụ chú có thể giải thích cho một yếu tố nào đó trong câu, một thành phần câu, cho cả câu, hoặc một chuỗi câu Vì vậy có thể phân loại như sau:
- Phụ chú cho từ hoặc cụm từ
- Phụ chú cho câu
Trang 20- Phụ chú cho một chuỗi câu hay một đoạn văn
Dựa vào (2), ta thấy giữa phần phụ chú và đối tượng được phụ chú có thể có nhiều quan hệ nghĩa khác nhau Tuy nhiên ở đây, chúng tôi thấy có thể phân phụ chú thành hai loại như sau:
- Phụ chú giải thích cho nội dung câu hoặc nghĩa biểu hiện của câu (nghĩa sự việc)
- Phụ chú giải thích hoặc bổ sung ý nghĩ, thái độ, tình cảm của người nói, người viết (nghĩa tình thái)
1.2 Những phương diện nghĩa của câu
Xét về phương diện nghĩa của câu, có thể phân biệt hai loại nghĩa: nghĩa biểu hiện, nghĩa tình thái Như đã trình bày, phụ chú là phần “dùng để chú giải thêm một khía cạnh nào đó có liên quan đến sự tình nêu trong câu, giúp người nghe, người đọc hiểu rõ hơn về nội dung của câu hay dụng ý của người chú giải” Như vậy có thể thấy rằng phần phụ chú có liên quan chặt chẽ với nghĩa biểu hiện của câu và bản thân nó cũng có lúc biểu hiện nghĩa tình thái có liên quan đến nội dung câu Vì vậy trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sẽ đề cập đến nghĩa biểu hiện và nghĩa tình thái trong câu
1.2.1 Nghĩa biểu hiện
1.2.1.1 Khái quát
Nghĩa biểu hiện (còn được gọi là nghĩa miêu tả, nghĩa mệnh đề, nghĩa hạt nhân) là thành phần nghĩa phản ánh sự vật, hiện tượng khách quan vào trong lời nói thông qua nhận thức của con người
Về chức năng, nghĩa biểu hiện là thành phần cốt lõi làm nên nội dung thông báo để thực hiện chức năng giao tiếp, chức năng tư duy
Tóm lại, những sự tình được thông báo, các hiển ngôn, hàm ngôn đều phải trực tiếp hay gián tiếp dựa vào câu mà biểu hiện Mỗi từ ngữ, mỗi thành phần chức năng trong câu đều có vai trò của nó, nhưng có thể nói hạt nhân
Trang 21của câu là cái khung ngữ vị từ gồm có vị từ trung tâm và các tham thể quây quần xung quanh, biểu thị một vai nghĩa nào đó Có những vai nghĩa bắt buộc, nhưng cũng có những vai nghĩa không bắt buộc Theo lí thuyết diễn trị của Tesnière, những vai nghĩa bắt buộc được hiện thực hóa thông qua những ngữ đoạn được gọi là diễn tố (actant), còn những vai nghĩa không bắt buộc thì được hiện thực hóa thông qua những ngữ đoạn được gọi là chu tố (circonstant) Việc đánh giá một vai nghĩa bắt buộc hay không bắt buộc phải đặt trong quan hệ với vị từ trung tâm Một vai nghĩa có thể có tính không bắt buộc đối với vị từ này nhưng lại bắt buộc đối với vị từ khác
Ví dụ: - Anh ấy làm việc ở Sài Gòn (vai nghĩa nơi chốn không bắt
để phân biệt hai loại tham tố là diễn tố và chu tố
a Diễn tố (actants)
Diễn tố là loại tham tố cần và đủ, có số lượng nhất định cho từng vị từ tham gia vào nội dung biểu hiện của khung ngữ vị từ Đó là những vai nghĩa được giả định một cách tất yếu trong nội dung nghĩa của vị từ mà nếu thiếu đi thì cái sự tình hữu quan không thể thực hiện, không còn là nó nữa Có thể nói,
Trang 22diễn tố là tham tố quan trọng không thể thiếu của khung ngữ vị từ chẳng hạn,
một sự tình bơi, chạy, nhảy, phải có diễn tố (người hoặc vật) thực hiện Thiếu
đi diễn tố này, không thể tồn tại sự tình bơi, chạy, nhảy, Diễn tố có thể vắng
mặt trong câu nhưng vẫn được người đọc, người nghe hiểu ngầm
Ví dụ : Trong cái sự tình được gọi là “Mất rồi”, diễn tố không có mặt nhưng chúng ta vẫn ngầm hiểu là có một cái gì đó hay một người nào đó vừa
Ví dụ : Trong câu phản ánh sự tình “chạy”có thể có những tham tố chỉ
nơi chạy, hướng chạy, chỉ đích, chỉ điểm xuất phát…Những tham tố này
không cần phải có mặt mà sự tình “chạy” vẫn được thực hiện Những tham tố
đó được gọi là chu tố [Dẫn theo 25]
Chu tố là tham tố có thể có (không bắt buộc) bên cạnh các diễn tố, chỉ các tình huống như thời gian, nơi chốn, phương thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích, kết quả… của sự tình
Ví dụ: Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha (Nguyễn Du)
Khung ngữ vị từ, với vị từ trung tâm và các tham tố của nó là cơ sở để nghiên cứu nghĩa của câu, xét ở góc độ cấu trúc nội tại: quan hệ giữa các yếu
tố nghĩa tạo câu, các loại câu xét theo nghĩa biểu hiện
1.2.1.3 Phân loại câu theo nghĩa biểu hiện
Theo Cao Xuân Hạo, phân loại câu theo nghĩa biểu hiện (của khung ngữ vị từ) thực chất là phân loại các sự tình Các sự tình được phân loại như
Trang 23Ví dụ: * Có muỗi
** Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
*** Sao đầy trời
**** Trên tường treo một bức tranh
b Câu hành động
- Câu hành động diễn tả một sự tình động có chủ ý Chủ thể của hành động gọi là hành thể Nếu hành động trong câu có tác động đến một số đối tượng, hành thể thường được gọi là tác thể Hành thể là diễn tố thứ nhất, có khi là duy nhất của vị từ hành động Ngoài các diễn tố, trong câu hành động cũng có thể có các chu tố
+ Câu hành động vô tác
Hành động vô tác là hành động không tác động đến đối tượng nào ở bên ngoài
Trang 24Ví dụ: Em bé bò trên sàn nhà
(Diễn tố: hành thể) (hành động) (Chu tố: vị trí)
Thằng bé nhìn con hổ
(Diễn tố: hành thể) (hành động) (Diễn tố: mục tiêu)
Các hành động vô tác có thể chia làm hai loại: + di chuyển và – di
chuyển (như bò và nhìn trong hai ví dụ trên)
Ví dụ: Liên nấu cơm (chuyển thái)
Liên cho em cái bánh (chuyển vị - chuyển vị trí sở hữu)
Các bác thợ xây nhà (tạo tác)
c Câu quá trình
Câu quá trình diễn tả một sự tình động (biến cố) không có chủ ý, bao gồm 2 loại: câu quá trình vô tác và câu quá trình chuyển tác
+ Câu quá trình vô tác
Câu quá trình vô tác là câu có nội dung biểu thị quá trình không
chuyển tới đối tượng bên ngoài Quá trình được biểu thị có thể là một sự chuyển biến, một sự nảy sinh hoặc một sự hủy diệt Chủ thể của quá trình vô tác có thể là người, động vật, hoặc vật vô tri
Ví dụ: Mưa rơi
Cây đổ
Người chết
Em bé ngã
Trang 25+ Câu quá trình chuyển tác
Câu quá trình chuyển tác biểu thị quá trình trong đó vật vô tri gây ra một tác động thay đổi trạng thái hay vị trí của một đối tượng hoặc hủy diệt đối tượng đó Câu biểu thị quá trình chuyển tác có chủ đề giữ vai lực, vị từ trung tâm là vị từ chỉ quá trình chuyển tác
Ví dụ: Gió mở tung cửa sổ
Sét đánh đổ cây
d Câu trạng thái
Câu trạng thái là câu diễn tả tình hình nội tại, tức tính chất hay tình trạng của sự vật Chủ thể của tính chất, tình trạng của sự vật hiện tượng có thể
là người, vật, hay động vật, giữ cương vị chủ đề
Tính chất và tình trạng phân biệt nhau một cách tương đối và có phần ước định ở chỗ nó thường tồn (tính chất) hay nhất thời (tình trạng)
Câu trạng thái thường có một diễn tố là đương thể của tính chất hay nghiệm thể của tâm trạng
Ví dụ: Con chó gầy giơ xương
(Diễn tố: đương thể)
Chúng tôi rất thương cháu
(Diễn tố: nghiệm thể) (tâm trạng)
Những vị từ tình cảm như thích, yêu, ghét, giận, sợ, kính, nể,… có hai
diễn tố: một nghiệm thể và một là đối thể hoặc nguồn gây ra tình cảm ấy ở nghiệm thể
Ví dụ: Hắn rất nể anh ấy
(Diễn tố1 (Tình cảm) (Diễn tố 2
nghiệm thể) đối thể/nguồn
Trang 26e Câu quan hệ
Quan hệ là một tình hình mà nội dung là một cái gì đó ở giữa hai sự vật, chẳng hạn một khoảng cách, một mối liên hệ nhân quả, một sự so sánh, một sự tiếp xúc… Câu quan hệ nhất thiết phải có hai vế Loại câu này được
đánh dấu bằng sự xuất hiện của những vị từ quan hệ như hơn, kém, bằng,như,
giống, khác…, và những danh từ quan hệ như: trên, dưới, trước, sau, trong, ngoài, giữa…
Ví dụ: Cô ấy là cô giáo cũ của chúng tôi
Minh hơn Nam về khả năng giao tiếp
1.2.2 Nghĩa tình thái
Bên cạnh nghĩa biểu hiện, nghĩa tình thái là một loại thành tố ngữ nghĩa của câu, cung cấp cho người tiếp nhận những thông tin về tình thái trong câu Khởi nguồn cho việc nghiên cứu nghĩa tình thái (tính tình thái của câu) là việc nghiên cứu của các nhà logic học với những khái niệm công cụ như tính hiện thực, tính tất yếu, tính khả năng,…
“Tình thái” vốn là một khái niệm logic học Trong logic học, nội dung của một mệnh đề được chia làm hai phần: phần thứ nhất là phần ngôn liệu (vị ngữ logic và các tham tố của nó được xem xét như một mối liên hệ tiềm năng)
và phần thứ hai là phần tình thái, tức là cách thực hiện mối liên hệ ấy với hiện thực khách quan: Mối liên hệ ấy có tính hiện thực hay không (có xảy ra hay không xảy ra), tất yếu hay không tất yếu (nghĩa là đối tượng được nói có mang đặc trưng được gán cho trong mọi thế giới hay không), có khả năng hay không có khả năng (nghĩa là đối tượng được nói mang đặc trưng được gán cho ít nhất trong một thế giới nào đó hay không) Đi vào chi tiết hơn, các nhà nghiên cứu còn xem xét tính hiện thực, tính tất yếu và tính khả năng được nêu
ra ở phương diện nhận thức (dựa trên bằng chứng hay suy luận), phương diện đạo nghĩa (dựa trên những ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ)
Trang 27Ví dụ: Lớp chúng tôi có lẽ phải học chuyên đề ngôn ngữ học tri nhận
vào tuần tới, tại phòng C705
Phần ngôn liệu của mệnh đề gồm vị ngữ logic “học” và bốn tham tố
của nó: (1) Lớp chúng tôi (chủ thể của hành động), (2) chuyên đề ngôn ngữ
học tri nhận (đối thể của hành động), (3) vào tuần tới (thời gian diễn ra hành
động), (4) tại phòng C705 (nơi thực hiện hành động) Phần ngôn liệu này tiềm
tàng mối liên hệ giữa mệnh đề với thực tại khách quan mà nó phản ánh trên
cơ sở phần ngôn liệu và phần tình thái được xem xét Chẳng hạn, việc Lớp chúng tôi học chuyên đề ngôn ngữ học tri nhận vào tuần tới tại phòng C705 là chưa xảy ra (phi hiện thực), có thể được (có khả năng), không tất yếu, bắt buộc
Ví dụ: Xét tình thái của các mệnh đề:
Trong ví dụ trên, (a) là mệnh đề có tính [+khả năng], [+tất yếu], [+hiện thực] Còn (b) là mệnh đề có tính [+ khả năng], [- tất yếu] (không tất yếu) vì nước có thể không sôi ở nhiệt độ 100 độ C), [- hiện thực] (phi hiện thực), vì tình trạng nước sôi chưa xảy ra
Trong logic học, tình thái của một mệnh đề được nghiên cứu qua ba thông số:
- Tình thái có khả năng hay không có khả năng ( khả năng )
- Tình thái tất yếu hay không tất yếu ( tất yếu)
- Tình thái hiện thực hay phi hiện thực (hiện thực)
Trong ngôn ngữ học, tình thái của câu không chỉ dừng lại ở ba thông số như logic học Vì câu thuộc bình diện ngôn ngữ học, là đơn vị cơ bản của hoạt động giao tiếp và tư duy, tình thái của câu còn được xem xét qua các
Trang 28thông số: thái độ (người nói đồng tình hay không đồng tình với sự tình, tôn trọng hay không tôn trọng người nghe), sự đánh giá của người nói (người nói tin hay không tin vào điều mình nói ra) Sự đánh giá có thể coi như một trong những kiểu tình thái trùm lên nội dung được miêu tả trong sự biểu hiện của ngôn ngữ Thông số này làm cho tình thái của câu phong phú và đa dạng hơn
so với tình thái logic Tuy vậy, thái độ của người nói không chỉ làm thành một thông số tình thái riêng trong câu mà còn thâm nhập vào ba thông số kia để biến những thông số chỉ được xét ở hai với hai trị () (có, không) trong logic trở nên thông số có nhiều giá trị khác nhau trong ngôn ngữ
Ví dụ: a) Tất nhiên là anh ấy sẽ chiến thắng và trở về
b) Dĩ nhiên là anh ấy ra Hà Nội chiều qua
Ở ví dụ (a) có các tình thái phi hiện thực, tất yếu, có khả năng (những tình thái khách quan) và những tình thái chủ quan như: sự tin tưởng, đồng tình, mong muốn (những tình thái bổ sung), còn ở ví dụ (b) lại có tình thái: hiện thực, tất yếu, có khả năng (những tình thái khách quan), tin tưởng, thân mật,… (những tình thái chủ quan)
Tình thái còn được xem xét ở góc độ tình thái của hành động phát ngôn
và tình thái của lời phát ngôn…
Tình thái của hành động phát ngôn là loại tình thái phân biệt các lời nói trên phương diện mục đích và tác dụng trong giao tiếp Đó là sự phân biệt các kiểu câu trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán
Thuộc phạm vi tình thái của hành động phát ngôn, người ta còn phân biệt giữa loại câu miêu tả mang tính chất thông báo thuần túy với loại câu xác nhận, câu phản bác và nhất là câu ngôn hành
Ví dụ:
a) Hôm nay trời mưa to (câu miêu tả) a’) Đúng là hôm nay trời mưa to (câu xác nhận)
Trang 29a’’) Hôm nay trời mưa không to (câu phản bác) b) Nó đã xin lỗi cô giáo (câu miêu tả)
b’) Em xin lỗi cô ạ (câu ngôn hành)
Về vấn đề tình thái, Cao Xuân Hạo có nêu “Tình thái của lời phát ngôn thuộc cái nội dung được truyền đạt (trong trần thuật hay trong câu hỏi), nó có liên quan đến thái độ của người nói đối với điều mình nói ra hoặc đến quan hệ giữa sở đề và sở thuyết của mệnh đề
Ví dụ: Hình như nó đi từ lúc 12 giờ
Có thể nói, tình thái của câu gồm ba nội dung sau:
Một là, tình thái biểu thị mối quan hệ giữa người nói và người nghe
(còn gọi là tình thái liên nhân) Tình thái liên nhân thường được đánh giá qua các thông số [ tôn trọng], [ thân mật],…
Tình thái liên nhân có thể được đánh dấu bằng hô ngữ, phụ ngữ tình thái hoặc bằng các đại từ nhân xưng, trợ từ ngữ khí,… được sử dụng trong câu
Ví dụ: Em thắp lên chị Liên nhé?
(Thạch Lam, Hai đứa trẻ)
Bẩm chỉ mới có hai ông ở Hải Phòng và ở Hà Nội về trình sổ sách (Vũ Trọng Phụng, Giông tố)
Hai là tình thái biểu thị thái độ, cách đánh giá của người nói đối với sự
việc được nêu trong câu (tình thái đánh giá) Tình thái đánh giá thường được xem xét qua các thông số [ đồng tình], [ tin tưởng], [ mong đợi],…
Tình thái đánh giá thường được đánh dấu bằng các phụ ngữ tình thái đánh giá hoặc những trợ từ biểu thị sự đánh giá
Trang 30Ví dụ: a) Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ
(Nam Cao, Chí Phèo)
b) Nếu tôi nói thì chắc người ta cũng bằng lòng
(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)
c) Thằng bé ăn những hai bát cơm d) Thằng bé chỉ ăn hai bát cơm
Ở ví dụ (a), phần câu hình như cho thấy người nói chưa hoàn toàn tin
tưởng vào điều mình nói ra Câu (b) thể hiện sự phỏng đoán có độ tin cậy cao
đối với sự việc Ở ví dụ (c), trợ từ những cho người đọc hiểu là sự đánh giá về
lượng cơm mà thằng bé ăn được là nhiều Nhưng ở ví dụ (d), trợ từ chỉ thể
hiện sự đánh giá ngược lại: theo người nói, lượng cơm mà thằng bé ăn được
là còn ít
Ba là, tình thái biểu thị mối quan hệ của sự việc được nêu với hiện thực
khách quan như thời gian, cách thức diễn ra hành động, tính [ khả năng,
tất yếu, hiện thực] của sự tình được đề cập,… (tình thái khách quan)
Tình thái khách quan thường được đánh dấu bằng các phụ từ như đã, sẽ
đang, không, chưa, chẳng… hoặc bằng các vị từ tình thái, như có thể, bèn,
toan, cần, phải,…hoặc bằng các phương tiện từ vựng
Ví dụ: - Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ
không phải từ tay Pháp
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)
- Hắn nhặt một hòn gạch vỡ, toan đập đầu
(Nam Cao, Chí Phèo)
An Nam tha thiết với giống nòi lo lắng
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức)
Trang 31- Tao không thể là người lương thiện được nữa
(Nam Cao, Chí phèo)
Ba nội dung tình thái của câu vừa trình bày trên có thể gộp thành hai mảng như sau:
1) Tình thái chủ quan (tình thái thuộc về người nói) gồm tình thái đánh giá
và tình thái liên nhân Nội dung tình thái này vừa có thể có những phương tiện riêng để biểu thị vừa sử dụng ngay những phương tiện biểu thị tình thái khách quan
2) Tình thái khách quan là tình thái thuộc về mối liên hệ giữa nội dung của câu với hiện thực được phản ánh Nó cũng có những phương tiện biểu thị đặc thù vừa có những phương tiện chung
Như vậy, trong ngôn ngữ học, tình thái là phạm trù ngữ pháp – ngữ nghĩa biểu thị quan hệ của người nói với phát ngôn và quan hệ của nội dung phát ngôn với hiện thực khách quan Tính tình thái là một phổ niệm ngôn ngữ,
nó thuộc phạm trù cơ bản của ngôn ngữ tự nhiên Nghĩa tình thái cũng là một phạm trù nghĩa của câu
Tình thái của câu là một vấn đề rất phức tạp, hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khác biệt về vấn đề này Đi tìm hiểu vể biểu hiện tình thái trong phần phụ chú, chúng tôi sẽ khai thác theo cách hiểu đã được nhiều người thừa nhận
1.3 Lý thuyết hành động ngôn từ
1.3.1 Khái niệm về hành động ngôn từ
Người đầu tiên nghiên cứu lý thuyết này là nhà triết học người Áo, L.Wittgenstein Ông đã đồng nhất hoạt động giao tiếp với hoạt động xã hội và việc sử dụng ngôn từ (lời nói) như một hành động Sau đó, J L Austin lại là người đã đánh dấu mốc cho sự phát triển của lý thuyết hành động ngôn từ
bằng công trình nghiên cứu “How to do thing with words”, ông bày tỏ luận
Trang 32điểm: “To say is to do something” (nói là làm) Ông cho rằng để biểu hiện, diễn tả một hành động ngôn từ thì cần phải nói ra điều đó, còn làm là thực tế,
là việc đi vào thực tiễn Từ luận điểm này mà người ta xây dựng nên lý thuyết
về hành động ngôn từ
Như vậy, khi ta nói một câu nghĩa là ta đã thực hiện một hành động nào
đó Chẳng hạn như: thông báo, khuyên, chúc mừng, tuyên bố, hứa hẹn…Đó là
những hành động được thực hiện bằng ngôn từ, được gọi là hành động ngôn
từ Và J L Austin xem hành động ngôn từ là một thể thống nhất các hành
động:
- Hành động tạo lời (locutionary act)
- Hành động tại lời (illocutionary act)
- Hành động mượn lời (perlocutionary act)
1.3.2 Các hành động ngôn từ
Hành động tạo lời là “nói một điều gì đó” Đây là hành động sử
dụng các yếu tố ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp để tạo nên một câu nói
Hành động tại lời là “nói một điều gì đó và thực hiện điều đó như thế nào” Đồng thời, hành động ấy phải thực hiện ngay khi phát ra câu nói
Ví dụ: Lớp ồn quá! (Hành động tại lời là nhận xét “lớp ồn”)
Vì vậy hành động tại lời chính là lực ngôn trung, là đích phát ngôn Nó
bị chi phối bởi các qui tắc hình thành tự nhiên theo cộng đồng với những điều kiện sử dụng được thực hiện Cốt lõi của hành động ngôn từ chính là hành động tại lời
Hành động mượn lời là hành động thông qua việc phát ngôn câu
nói, người nói tác động đến tư tưởng tình cảm… của người tiếp nhận Với một hành động mượn lời, người nghe có thể không nhận ra ngay mặc dù hiểu được hành động tại lời Một hành động tại lời có thể có nhiều hành động
Trang 33mượn lời khác nhau
Ví dụ: Một hành động tại lời là người nói không muốn tiếp chuyện với
người nghe và đưa ra một lời yêu cầu trực tiếp: Khuya rồi, anh về đi
Hành động mượn lời có thể là một trong những trường hợp sau:
- Mấy giờ rồi nhỉ ?
- Ngày mai tôi có việc phải dậy sớm
- Thức khuya có hại cho sức khỏe lắm đấy!
J R Searle trong công trình “Các hành động ngôn từ gián tiếp”
(1969), đã đưa ra khái niệm hành động ngôn từ gián tiếp Một hành động ngôn từ gián tiếp là hành động ngôn từ được thực hiện bằng hình thức của một hành động ngôn từ khác Nghĩa là một hành động tại lời được thực hiện gián tiếp phải thông qua một hành động tại lời khác Nó có đặc điểm sau:
- Một hành động ngôn từ gián tiếp được thực hiện thông qua những hành động tại lời khác nhau
- Cùng một hành động tại lời có thể tạo ra những hành động gián tiếp khác nhau
Ví dụ: Anh có thể chuyển dùm tôi đĩa ớt kia không?
Ở ví dụ trên hành động tại lời là hỏi (hình thức) nhưng mục đích là đề
nghị: Anh hãy chuyển dùm tôi đĩa ớt
J R Searle phân loại các hành động ngôn từ có sự tiến bộ hơn so với J.L Austin Ông đưa ra 12 tiêu chí để phân loại Trong đó có 3 tiêu chí quan trọng chi phối sự phân loại, đó là:
- Mục đích của hành động tại lời (Illocutionary point)
- Hướng thích nghi giữa lời lẽ và hiện thực (Direction of fit)
- Trạng thái tâm lí được biểu hiện
Dựa vào những tiêu chí này mà J.R.Searle chia hành động ngôn từ ra thành 5 loại:
Trang 34(1) Biểu hiện (Representative) (2) Cầu khiến (Directive) (3) Ước kết (Commissive) (4) Bày tỏ (Expressive) (5) Tuyên bố (Declaratives)
1.3.3 Điều kiện sử dụng hành động ngôn từ
Trong hoạt động giao tiếp, lời nói được xem là một hành động Việc sử
dụng lời nói chịu sự chi phối nhất định mà L Wittgenstein gọi là “trò chơi
ngôn ngữ”, đồng thời J Austin cũng đưa ra luận điểm “nói là làm”, nói là một
cách sử dụng âm thanh ngôn ngữ để bộc lộ một nội dung thông báo nào đó
Và để đạt được hiệu quả trong giao tiếp, người nói cần quan tâm đến các điều kiện sử dụng của các hành động ngôn từ Bởi lẽ để hành động được thực hiện thì mỗi hành động ngôn từ đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định Muốn cho người nghe thực hiện một hành động nào đó như yêu cầu, đề nghị, sai bảo, khuyên răn,… mà người nói mong muốn thì từ phía người nói phải lựa chọn cách nói làm sao để người nghe không chỉ hiểu điều mình nói ở bề mặt ngôn từ mà còn tri nhận đích ngôn trung
Các hành động tại lời cũng đòi hỏi những điều kiện nhất định Các hành động tại lời bị chi phối bởi các qui tắc hình thành tự nhiên theo cộng đồng Vì vậy mà mỗi loại hành động tại lời có những điều kiện sử dụng của
nó mà Austin gọi tên chúng là những điều kiện thuận lợi Về vấn đề này,
Searle chia làm 3 loại chính như sau:
- Điều kiện ban đầu
- Điều kiện chân thực
- Điều kiện thiết yếu (điều kiện căn bản)
a Điều kiện ban đầu
Ví dụ: Hành động ngôn từ ra lệnh
Trang 35- S ra lệnh cho H làm một việc gì đó có lợi cho S còn H bị thiệt (về thời gian, công sức hay tiền của…)
- S có vị thế giao tiếp (biểu hiện vị thế xã hội) cao hơn hoặc là người bậc trên so với H (trong trường hợp vị thế xã hội không bình đẳng) Hệ quả là tính bắt buộc cao
- Ra lệnh là làm một việc gì đó cho tôi, hoặc cho cả anh và tôi, hoặc không liên quan gì đến anh nhưng anh vẫn phải làm
- Khi S ra lệnh cho H làm một hành động C thì đương nhiên là hành động chưa được thực hiện hoặc thực hiện rồi mà vẫn chưa đạt yêu cầu, nên S mới ra lệnh cho H thực hiện hay thực hiện lại mà thôi
- Đồng thời người ra lệnh cần biết được rằng người nhận lệnh có khả năng hiểu được và thực hiện được mệnh lệnh của mình Như vậy, điều kiện ban đầu liên quan đến quan hệ giữa hai người: người nói và người nghe, tới những ý nguyện, lợi ích và khả năng của người nghe
b Điều kiện chân thành
Ví dụ: Hành động ngôn từ mời mọc
Khi S muốn mời H (ăn uống hay tham dự một cuộc vui chơi hoặc tham gia vào một công việc kinh doanh …nào đó) thì S phải chân thành mời thực chứ không phải mời lơi Mời mọc thường mang lợi cho H gây thiệt cho S Vì vậy một lời mời chân thành không chỉ hiển ngôn điều lợi mà H nhận được ,và còn cần phải gia tăng tính ép buộc mà vẫn không làm mất đi tính lịch sự của
lời mời Chẳng hạn S dùng câu cầu khiến trực tiếp để mời mọc H “Thế nào tối
mai H cũng phải tới nhà tôi dùng bữa đấy nhé”! H tới nhà S dùng bữa, H
được lợi, còn S bị thiệt (S phải tốn tiền, mất thời gian chuẩn bị bữa ăn…) và
rõ ràng trong lời mời của S, S đã hiển ngôn điều lợi “ tới dùng bữa” và S thể hiện tấm chân tình của mình bằng cách ép buộc “thế nào cũng phải tới”…Đây
chính là điều kiện chân thực của hành động mời mọc Khác hẳn với lời mời
Trang 36gián tiếp bằng hình thức một câu hỏi “Tối mai H có tới nhà tôi dùng bữa được
không?” S đã đặt H vào tình huống lựa chọn có/ không Trong một hoàn cảnh
nào đó thì có thể coi đây là một lời mời lơi, mời cho có mời
Như vậy điều kiện chân thành tập trung chủ yếu nói đến trạng thái tâm
lý của hành động mà người nói thực hiện Thông báo một điều gì đó cho người khác thì phải tâm niệm rằng thông tin đó là sự thật Ra lệnh không chỉ
là ép buộc mà phải thực sự mong muốn người nhận lệnh chấp hành Dùng câu hỏi để tìm hiểu thông tin, người hỏi chân thành khi hoàn toàn chưa biết gì và thực sự muốn biết về thông tin đó chứ không phải là hỏi xã giao, lấy lệ…hay thực hiện hành động mời mọc thì phải mong muốn người nghe nhận lời của mình…
TIỂU KẾT
Qua những nội dung đã trình bày ở trên, chúng tôi tóm lại một số điểm sau:
- Phần phụ chú không thuộc thành phần trong cấu trúc cú pháp của câu Nó chỉ là bộ phận chêm xen với chức năng như: giải thích, minh họa, quy ước, bổ sung, biểu cảm,… nhằm giúp người nghe, người đọc hiểu rõ hơn, đúng hơn nội dung của câu hay ý định nào đó của người nói
- Trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu, có các vai nghĩa mang tính bắt buộc (diễn tố) và các vai nghĩa không bắt buộc (chu tố) Theo đó, dựa vào
vị từ để phân loại câu theo nghĩa biểu hiện, ta có: câu tồn tại, câu hành động, câu quá trình, câu trạng thái, câu quan hệ Nghĩa tình thái trong câu có thể chia thành theo 2 loại: tình thái chủ quan và tình thái khách quan
- Dựa vào lí thuyết của hành động ngôn từ, có thể chia hành động thành các lớp: biểu hiện, cầu khiến, hứa hẹn, bày tỏ, tuyên bố Và hành động này đòi hỏi phải có điều kiện nhất định để trở thành hiện thực
Trang 37Chương 2
ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA BIỂU HIỆN CỦA PHẦN PHỤ CHÚ TRONG CÂU TIẾNG VIỆT
Nghĩa là bình diện của “sự tình” được biểu đạt và những “vai trò”
tham gia sự tình ấy gọi là tham tố (participants) của sự tình gồm diễn tố (actants) và chu tố (circumstants - những yếu tố đứng xung quanh) [34: 20]
Cách hiểu trên dựa vào lí thuyết kết trị của động từ và cương vị diễn tố của L.Tesnière (1959) L.Tesnière quan niệm cấu trúc nghĩa của câu xoay quanh động từ (sự tình) và các diễn tố bổ nghĩa cho nó Diễn tố là những vai nghĩa tất yếu được giả định sẵn trong nghĩa của vị từ Chẳng hạn vị từ “tặng”
có chủ thể của hành động “tặng” gọi là hành thể Vị từ “tặng” cũng giả định trước một đối thể là vật đem tặng và một tiếp thể là người nhận tặng phẩm Hành thể, đối thể và tiếp thể là diễn tố Các chu tố làm thành cảnh trí xung quanh các diễn tố Chu tố không được giả định một cách tất yếu trong khung
vị ngữ: đó là những điều kiện, không gian, thời gian, cách thức, phương tiện hoặc những nhân vật có liên quan Ngoài ra, các chu tố cũng được phân biệt theo chức năng nghĩa học thành: vị trí, địa điểm,… (theo quan niệm của S C Dik)
Phần này, luận văn sẽ tìm hiểu thành phần phụ chú trên bình diện ngữ nghĩa biểu hiện
2.1 Phần phụ chú trong quan hệ với cấu trúc nghĩa biểu hiện
2.1.1 Quan hệ nghĩa của phần phụ chú với các tham tố bắt buộc (diễn tố)
Như đã trình bày ở chương trước, phụ chú là một bộ phận không tham gia vào cấu trúc nghĩa của câu với tư cách là thành phần câu mà nó chỉ đóng vai trò phụ thêm cho một bộ phận nào đó của câu hoặc cả câu Và bộ phận
Trang 38nào cũng có thể đặt phụ chú Do vậy, phụ chú có mối liên hệ với tất cả các tham tố trong câu
Tham tố bắt buộc là các diễn tố trong câu, bao gồm diễn tố 1, diễn tố 2
và diễn tố 3 Theo đó, phụ chú cho diễn tố có tác dụng làm rõ đối tượng hay chủ thể được đề cập Qua quá trình khảo sát ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy có thể khái quát một số chức năng ngữ nghĩa chủ yếu của phần phụ chú với các diễn tố như sau:
- Mở rộng nghĩa cho các diễn tố
- Thu hẹp nghĩa cho các diễn tố
Để thể hiện chức năng ngữ nghĩa của diễn tố, phần phụ chú thường có các dạng cấu tạo sau: phụ chú có cấu tạo danh ngữ, phụ chú có cấu tạo chủ -
vị
* Phụ chú có cấu tạo danh ngữ
(1a) Khoảng 23 giờ ngày 26-1-2000, anh Lê Tâm Việt (chiến sĩ Phòng
Cảnh sát hình sự, CSHS) ngồi ở quán Cơm Phở Hà Nội … [ 75:80]
Với dạng phụ chú như ví dụ (1a) thì đa phần là mở rộng thêm thông tin
về nghề nghiệp, nơi làm việc của chủ thể được đề cập; cụ thể là “anh Lê Tâm
Việt” được tác giả văn bản nêu thêm chức danh là “chiến sĩ Phòng Cảnh sát
hình sự”
(1b) Tây Bắc (…) là một vùng rộng lớn (một phần tư diện tích miền
Bắc) rất giàu và đẹp của nước ta [65: 252]
Trong ví dụ (1b), diễn tố là “một vùng rộng lớn” được thu hẹp nghĩa
bằng phần phụ chú “một phần tư diện tích miền Bắc”
* Phụ chú có cấu tạo chủ - vị
(2a) Lâm Xuân Phát khai đã giao hồ sơ vụ án này cho văn thư của
Phòng kiểm sát điều tra án trị an là chị Hải (chị Hải hiện nay đang định cư tại
Mỹ),… [75: 120]
Trang 39Dạng phụ chú cấu tạo chủ - vị này có tác dụng bổ sung thêm, mở rộng thông tin cho đối tượng chú thích Trong ví dụ (2a), “chị Hải” là diễn tố được
phần phụ chú bổ sung thêm thông tin bằng kết cấu chủ vị: chị Hải hiện nay
đang định cư tại Mỹ
(2b) Những người lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội
(Quang Dũng thuộc vào số này) [69: 83]
Ở (2b), phần phụ chú “Quang Dũng thuộc vào số này” đã thu hẹp lại
đối tượng so với diễn tố “những thanh niên Hà Nội”
Sau đây chúng tôi sẽ đi vào quan hệ của phần phụ chú với từng diễn tố
cụ thể
a) Quan hệ của phần phụ chú với diễn tố 1
Diễn tố 1 là thành phần bắt buộc đối với vị từ trong câu và là chủ thể của vị từ Diễn tố 1 có thể là hành thể trong câu hành động vô tác, là tác thể trong câu trong câu hành động chuyển tác, là động thể trong câu quá trình, là đương thể, nghiệm thể trong câu tư thế và trạng thái
Ví dụ: (3) Chị thằng Phác, một cô bé yếu ớt mà can đảm, đã phải vật
lộn để tước con dao trên tay thằng em trai, không cho nó làm một việc trái với luân thường đạo lí [70: 67]
Ở đây, diễn tố 1 là Chị thằng Phác, phần phụ chú bổ sung nghĩa cho
Chị thằng Phác Nhờ phụ chú mà diễn tố 1 được bổ sung thêm ý nghĩa để làm
rõ hơn về chủ thể: cái cô bé phải thực hiện hành động đó rất yếu ớt về hình thể nhưng lại can đảm về tinh thần
Sau đây là những dạng cấu tạo thường thấy của diễn tố 1
a 1 Diễn tố 1 là một danh từ, danh ngữ
Trong hiện thực khách quan, có nhiều trường hợp người, sự vật, hiện tượng, nơi chốn,… có tên gọi giống nhau hoặc ít được biết đến, do đó rất khó xác định vật quy chiếu của những danh từ này một cách chính xác nếu không
Trang 40kèm theo nó một định ngữ miêu tả hoặc một phụ chú để giải thích Khi được phụ chú giải thích, các danh từ này được coi là đối tượng chú thích của phụ chú
Ví dụ: (4) Nhưng dù thế nào thì cái chi tiết quan trọng mà chú bé nhớ
lại (bố nó từng vận chiếc bành tô bằng da) cũng hằn lên tâm trí chú như một
(6) Ở đây, người ta chỉ trông chờ ở mỗi đương sự một cái gì riêng,
người khác không thay thế được Món hàng độc ấy (độc đáo chứ không phải
độc hại) có thể hiểu theo nhiều nghĩa [74: 15]
Trong trường hợp này, nếu không có phụ chú độc đáo chứ không phải
độc hại, người đọc sẽ không hiểu dụng ý dùng từ “độc” của tác giả
a 2 Diễn tố 1 là một đại từ
Nhìn chung, các đại từ đều có bản chất là chưa rõ nghĩa, vì chúng chỉ hiện thực hóa ý nghĩa khi quy chiếu đối tượng nào trong hiện thực khách quan Khi hoàn cảnh giao tiếp không thuận tiện, để người đọc xác định nghĩa của đại từ thì người viết có thể dùng phụ chú để xác định nghĩa cho chúng
Ví dụ: (7) Đằng sau câu nói nhũn nhặn, “có lẽ nó (tức cuốn Tố Tâm –
VTN) ra đời vào lúc người mình đang chờ một tiểu thuyết như thế” là một