SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 4 Số: BC/TX4. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc Thọ Xuân, ngày 26 tháng 03 năm 2011 BÁO CÁO THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG THTT, HSTC” Căn cứ Kế hoạch số 1480/KHLN/SGDĐT-SVHTTDL-TĐTN ngày 03/10/2008 về phối hợp thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" giai đoạn 2008- 2013 giữa Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tỉnh đoàn TNCS Hồ Chí Minh; công tác phối hợp giữa Sở với Hội Khuyến học, Hội LHPN tỉnh. Căn cứ Quyết định số 544/QĐ- SGDĐT ngày 27/8/2010 của Giám đốc Sở GD&ĐT về phê duyệt kế hoạch toàn ngành năm học 2010-2011. Căn cứ công văn số 281/SGDĐT – VP ngày 18/3/2011 của Sở GD&ĐT Thanh Hoá về hướng dẫn đánh giá 3 năm thực hiện phong trào xây dựng THTT – HSTC. Trường THPT Thọ Xuân 4 báo cáo như sau: I - Về quy mô, trường lớp (tính đến tháng 4/2011) 1. Tổng số lớp: 22. 2. Tổng số học sinh: 934. II - Kết quả triển khai thực hiện 5 nội dung phong trào thi đua: 1. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, thu hút học sinh đến trường: a) Trường có khuôn viên cây xanh, cây cảnh được quy hoạch có đảm bảo thoáng mát, luôn sạch đẹp chưa? - Trường đã tạo được khuôn viên cây xanh, cây cảnh gồm nhiều loại cây khác nhau như: Bàng, xà cừ, keo, lát hoa, si, đa, tùng, bách tán, hệ thống cây hàng rào, hoa bốn mùa, hoa đồng tiền, hoa hồng, hoa cúc…từ đó lấy bóng mát, tạo cho khuôn viên sân trường luôn sạch đẹp, thu hút học sinh đến trường. - Hệ thống cây xanh, cây cảnh và bồn hoa được giao đến tận lớp để chăm sóc, giao cho giáo viên dạy nghề cùng các lớp học nghề Làm vườn chăm sóc tốt các cây trong trường. b) Tổng số cây trồng mới (tính từ tháng 9/2008 đến nay): 1200 cây. c) Các công trình vệ sinh xây mới (tính từ tháng 9/2008 đến nay): 04 công trình. d) Số bàn ghế, phù hợp với độ tuổi học sinh: 180 bộ/tổng số 252 bộ. e) Cơ sở vật chất đảm bảo an toàn trong khuôn viên trường: Phòng học, bàn ghế, tường rào, các thiết bị điện nước sinh hoạt, thiết bị dạy học; vườn cây, ao, hồ, đã có các biện pháp đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên, học sinh? - Hiện nay, Nhà trường đã có hai dãy nhà học kiên cố hai tầng, đảm bảo an toàn cho việc dạy và học. - Bàn ghế đang trong quá trình được thay mới, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho giáo viên và học sinh làm việc và học tập. 1 - Trường đã có tường rào bao quanh với hệ thống dây thép gai bên trên để ngăn cách với khu vực bên ngoài, đảm bảo an toàn cho người cũng như cơ sở vật chất trong trường. - Các thiết bị điện được bố trí đến từng phòng học, phòng làm việc, mỗi phòng học gồm 16 bóng đèn và 04 quạt trần, đảm bảo đủ ánh sáng và độ thoáng mát cho học sinh; các thiết bị điện được thiết kế an toàn cho giáo viên và học sinh. - Nhà trường đã bố trí hợp lí hệ thống bình xịt chữa cháy tại những nơi có nguy cơ xảy ra cháy nổ cao nhất, Hiệu trưởng nhà trường cũng đã ra quyết định thành lập ban phòng cháy, chữa cháy, thành lập ban phòng chống bão lụt và đã tạo điều kiện để các ban này thực hiện tốt nhiệm vụ. - Hệ thống ống nước được dẫn đến tận các khu vệ sinh, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Nhà trường đã kết hợp với Hội Cha mẹ học sinh xây dựng hệ thống máy lọc nước sạch công nghệ R.O cho học sinh, đảm bảo nước uống sạch, đầy đủ cho tất cả các học sinh và cán bộ giáo viên trong trường. - Đoàn thanh niên đã xây dựng vườn cây thuốc nam phục vụ cho cán bộ giáo viên và học sinh, với nhiều vị thuốc thông dụng mà bổ ích. - Ban chấp hành Đoàn trường đã thành lập đội thanh niên xung kích giữ gìn trật tự an toàn giao thông cũng như đảm bảo an ninh trật tự trong trường. g) Đã có nội dung, chương trình và thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh về việc bảo vệ, xây dựng trường lớp xanh, sạch đẹp và an toàn? - Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo các tổ chuyên môn dạy học tích hợp nội dung bảo vệ môi trường, tích hợp nội dung sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả, các nội dung xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực… vào các môn học như: Vật lí, hoá học, sinh học, địa lí, lịch sử, văn học, giáo dục công dân… - Nhà trường đã chỉ đạo các giáo viên chủ nhiệm lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm điện, nước trong các tiết hoạt động tập thể theo chủ đề. - Công tác dọn vệ sinh, môi trường luôn luôn được duy trì đều đặn hàng ngày, hàng tuần. Nhà trường đã cho mua bổ sung 04 xe đổ rác để tiện cho công tác dọn vệ sinh; Ban lao động vệ sinh cắt cử lớp trực dọn vệ sinh hàng ngày, đồng thời cử người theo dõi, giám sát chặt chẽ. h) Kết quả thực hiện “3 đủ” (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở) - Công tác phối hợp với các ngành, đơn vị và thực hiện tốt việc đảm bảo “3 đủ” cho 100 % học sinh? - Trong toàn trường đã đạt được ở mức độ: Khá. + Không có học sinh bỏ học vì thiếu ăn, thiếu mặc và thiếu sách vở. + Hầu như không có học sinh bỏ học vì thiếu ăn, thiếu mặc và thiếu sách vở. (Mô tả mức độ cụ thể: Chỉ có học sinh bỏ học vì đi học nghề hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn). + Có chuyển biến tốt trong việc khắc phục hiện tượng thiếu ăn, thiếu mặc và thiếu sách vở, chuyển biến cụ thể là (nêu các chuyển biến, thể hiện rõ nét có được): - Giải pháp của trường trong việc đảm bảo thực hiện “3 đủ” (đã có hiệu quả): Hàng năm Nhà trường tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho học sinh nghèo, cụ thể: + Năm 2008: Nhà trường đã trao tặng 72 xuất quà. + Năm 2009: Nhà trường đã trao tặng 63 xuất quà. + Năm 2010: Nhà trường đã trao tặng 41 xuất quà, trong đó có 03 sổ tiết kiệm trị giá 1.500.000 đồng. Tổng số tiền đã trao tặng lên tới 37 triệu đồng. 2 + Thường xuyên quan tâm đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ sách giáo khoa cho những học sinh là con Liệt sỹ và học sinh thuộc diện hộ nghèo. * Nhận xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm của việc thực hiện ở nội dung này. - Ưu điểm: Sự chỉ đạo quyết liệt của Cấp uỷ, Ban giám hiệu nhà trường; phối hợp với các ban nghành, đoàn thể trong trường để triển khai tốt các nội dung nói trên; thường xuyên quan tâm đến các học sinh có hoàn cảnh khó khăn…qua đó tạo được sự tin yêu của học sinh, sự tin cậy của quần chúng nhân dân quanh vùng, nâng cao uy tín và vị thế của Nhà trường. - Khuyết điểm, tồn tại: Do điều kiện nhiều học sinh phải đi học xa, số học sinh thuộc diện hộ nghèo và diện chính sách còn nhiều nên việc hỗ trợ của Nhà trường có phần còn hạn chế. 2. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập. a) - Số học sinh bỏ học học trong năm học 2010–2011: 21 học sinh (HS)/tổng số 955 HS. b) Ban Giám hiệu: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đã dự tập huấn về đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh (tính từ 5/2010 đến nay): 03 người/tổng số 03 người. c) Tổng số giáo viên đã dự tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh (tính từ tháng 5/2010 đến nay), Tổng số: 44 người/ tổng số 44, trong đó: d) Số giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo: Không có. Trường đã ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hoạt động giáo dục cho học sinh? - 100% giáo viên ở tất cả các bộ môn ứng dụng thành thạo và thường xuyên công nghệ thông tin trong giảng dạy. - Việc dạy học có sử dụng công nghệ thông tin là một tiêu chí quan trọng được đưa vào nghị quyết Hội nghị cán bộ công chức Nhà trường và là tiêu chuẩn để xét thi đua của các cán bộ giáo viên trong trường. f) Số giáo viên đạt giáo viên giỏi (GVG) từ cấp trường trở lên (năm học 2009 – 2010): 09 người / Tổng số: 44 giáo viên, chiếm tỉ lệ 20,45%. g) Số giáo viên đăng ký phấn đấu GVG từ cấp trường trở lên (năm học 2010 – 2011):38 người ở tất cả các bộ môn / Tổng số: 44 giáo viên, trong đó: Cấp tỉnh: 04, cấp trường: 34. h) Số học sinh đạt học sinh giỏi văn hóa năm học 2009 – 2010: Tổng số: 20 học sinh/ tổng số 1074, chiếm tỉ lệ: 1,86%. i) Số học sinh đạt học sinh giỏi học kỳ I năm học 2010 – 2011: Tổng số: 18 học sinh/ tổng số 934, chiếm tỉ lệ: 1,93%. * Nhận xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm của việc ở nội dung này. Nêu một số giải pháp cụ thể đã thực hiện có kết quả nổi bật: - Tổ chức cho GV học chuyên đề kịp thời, đủ số lượng và chất lượng theo yêu cầu của Sở GD&ĐT. - Ban giám hiệu chỉ đạo dạy bám sát chương trình, thực hiện đúng, đủ nội dung chương trình. - Thường xuyên tổ chức dạy phụ đạo cho học sinh yếu, kém. 3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh 3 a) Trường đã xây dựng được Quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường và có biện pháp giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy tắc đó hàng ngày? Có. - Nhà trường đã chỉ đạo Đoàn thanh niên trong trường xây dựng hệ thống các quy tắc ứng xử của học sinh đối với mọi người xung quanh, với bạn bè, với thầy, cô giáo và với cán bộ, nhân viên trong trường. - Xây dựng nội quy Nhà trường dựa theo Luật giáo dục để giáo dục ý thức của học sinh trong trường. - Đoàn thanh niên thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở kịp thời và giao ban hàng tuần để đánh giá xếp loại thi đua các chi đoàn đồng thời nhắc nhở các học sinh có biểu hiện không đúng trong giao tiếp, ứng xử, thực hiện nề nếp, tác phong. - Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên bám lớp vào thời gian hoạt động đầu giờ cũng như buổi hoạt động tập thể cuối tuần để kịp thời chấn chỉnh các biểu hiện không đúng của học sinh. b) Tổ chức các câu lạc bộ, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với nội dung giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống, ý thức bảo vệ sức khoẻ, phòng chống tai nạn đuối nước, thương tích cho học sinh. Nêu tên các câu lạc bộ đã được tổ chức ở nhà trường. - Nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn thanh niên tổ chức tốt các buổi tập huấn kĩ năng công tác Đoàn - Hội, tập huấn hoạt động NGLL và múa hát sân trường cho học sinh. - Thông qua các môn học để tích hợp các nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ cho người học. c) Thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức câu lạc bộ học sinh - Thuận lợi: Sự chỉ đạo sát sao của Cấp uỷ, Ban giám hiệu Nhà trường; các đồng chí trong BCH Đoàn trường còn trẻ, hăng hái, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, nhiều đồng chí có nhiều năng khiếu khác nhau để thu hút học sinh vào các hoạt động của Nhà trường. - Khó khăn: Cơ sở vật chất của Nhà trường còn thiếu thốn, chưa có các phòng sinh hoạt tập thể cho học sinh. * Nhận xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm của việc thực hiện ở nội dung này. Nêu một số giải pháp cụ thể đã thực hiện có kết quả nổi bật. - ưu điểm: Các nội dung, chương trình đề ra đều đạt kết quả tốt, tạo ra không khí thi đua sôi nổi trong học sinh và giáo viên, từ đó góp phần hạn chế các tiêu cực, nhân rộng các gương điển hình trong học sinh. - Khuyết điểm: Do cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên việc tổ chức các hoạt động con đang diễn ra ở quy mô nhỏ. 4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh a) Chương trình hoạt động tập thể hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và tổ chức thực hiện chương trình thường xuyên đạt hiệu quả không khí nhà trường luôn vui tươi, lành mạnh: - Các tổ chuyên môn tổ chức các diễn đàn trao đổi kinh nghiệm học tập đều đặn. - Công Đoàn và Đoàn thanh niên tổ chức tốt các hoạt động hái hoa dân chủ, thi văn nghệ, thể dục – thể thao, thi nữ sinh thanh lịch, tổ chức thi âm vang xứ thanh cấp trường, thi Rung chuông vàng cấp trường…nhân dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm như: Ngày truyền thống Phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3 và các ngày lễ khác. 4 b) Đưa các trò chơi dân gian vào các hoạt động tập thể, hoạt động vui chơi giải trí của học sinh tại trường: Nhà trường đã tổ chức đưa các trò chơi dân gian vào các hoạt động tập thể của Nhà trường như: - Tổ chức thi Nữ sinh thanh lịch nhân ngày 8/3. - Tổ chức thi Nữ công gia chánh (nấu ăn) nhân ngày 20/10. - Tổ chức thi các trò chơi dân gian tại Lễ kỉ niệm 1000 năm ngày giỗ vua Lê Hoàn năm 2009 và đã đạt giải nhất. - Tổ chức thi kéo co, thi nhảy bao bố…nhân dịp lễ kỉ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. e) Trường có đủ diện tích đất theo qui định của trường chuẩn quốc gia (diện tích): Diện tích khuôn viên của Nhà trường: 11.206m 2 ( Bình quân 11m 2 /1HS ). f) Huyện có tổ chức Hội thi văn hoá văn nghệ hoặc tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh các cấp không? Có. Huyện thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh các cấp nhân các ngày lễ kỉ niệm 20/11 và 26/3. g) Những thuận lợi và khó khăn trong việc đưa trò chơi dân gian, tiếng hát dân ca vào trường học: - Thuận lợi: Được sự quan tâm và giúp đỡ, tạo điều kiện của Cấp uỷ, Ban giám hiệu Nhà trường, nên việc đưa các trò chơi dân gian, tiếng hát dân ca vào trường được thuận lợi. - Khó khăn: Nhà trường ít có học sinh có năng khiếu về văn nghệ, ngoài ra cơ sở vật chất thiếu thốn cũng là một trong những khó khăn rất lớn của trường. * Nhận xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm của việc thực hiện ở nội dung này. Nêu một số giải pháp cụ thể đã thực hiện có kết quả nổi bật. 5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương. a. Huyện đã có tài liệu giới thiệu về các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương chưa? Nêu tên cụ thể các di tích đã được giới thiệu trên trang web của đơn vị: - Huyện Thọ Xuân đã có các tài liệu giới thiệu về các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng, như giới thiệu về khu di tích Đền thờ vua Lê Hoàn, khu di tích Lam kinh… - Di tích được giới thiệu trên trang web của trường: Di tích cách mạng nhà ông Lê Văn Sỹ, Thôn 2 Yên Trường, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân – là nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Thọ Xuân và Tỉnh Đảng Bộ Thanh Hoá. b. Nhận chăm sóc di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng, nghĩa trang hoặc Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh, liệt sỹ: - Thường xuyên tổ chức cho học sinh tham gia chăm sóc khu di tích cách mạng nhà ông Lê Văn Sỹ. - Duy trì đều đặn các hoạt động đền ơn đáp nghĩa như: tặng quà cho các gia đình thương binh, bệnh binh nặng và các gia đình Liệt sỹ nhân ngày Thương binh, Liệt sỹ 27/7 hàng năm. - Thường xuyên quan tâm đến các học sinh thuộc diện con của gia đình chính sách, trợ cấp khó khăn cho các học sinh thuộc diện chính sách của trường. c. Những điểm nổi bật về kết quả và những khó khăn hiện nay. III- Kết quả phong trào: 1. Kết quả kiểm tra, đánh giá tham gia Phong trào thi đua năm học 2009-2010, xếp loại: năm học 2010-2011, xếp loại: 5 2. Những tập thể (tổ, nhóm) tiêu biểu có nhiều sáng kiến trong việc thực hiện các nội dung của phong trào thi đua: Tổ Sinh – Thể dục – Công nghệ; Chi Đoàn giáo viên. - Nội dung sáng kiến:Xây dựng công trình thanh niên, xây dựng vườn cây thuốc nam, trồng mới và chăm sóc các bồn hoa, cắt tỉa cây cảnh, xây dựng đội thanh niên xung kích, xây dựng cổng trường tự quản. - Kết quả thực hiện sáng kiến: Tạo khuôn viên Xanh – Sạch – Đẹp trong sân trường, trong bồn hoa luôn luôn có hoa tươi, cổng trường được giải toả tốt sau mỗi buổi học, vì vậy không xảy ra các vụ việc tai nạn giao thông đáng tiếc, an ninh trong trường được đảm bảo. 3. Những cá nhân (cán bộ, giáo viên, nhân viên) tiêu biểu, có nhiều sáng kiến thực hiện tốt các nội dung của phong trào thi đua: Trần Ngọc Nam, Thiều Viết Dũng, Hoàng Văn Dũng, Trịnh Duy Văn, Trần Đình Quang, Nguyễn Thị Huyền… 4. Số lượng bài về kinh nghiệm, sáng kiến, tài liệu tham khảo về Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được nêu trên trang web của đơn vị, báo đài: 05 bài. 5. Những ý kiến khác. IV. Đánh giá kết quả phối hợp liên ngành trong việc triển khai phong trào: 1. Kết quả đạt được trong việc phối hợp tại đơn vị - Việc phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, ban nghành, đoàn thể trong trường đã tạo được sức mạnh tổng hợp giúp cho phong trào của trường đạt được nhiều kết quả sâu sắc. 2. Kết quả nổi bật: - Đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong cán bộ giáo viên và học sinh. Cụ thể: Không còn hiện tượng hút thuốc lá trong trường, không có ai vi phạm uống rượu bia trong giờ làm việc, cảnh quan, môi trường của Nhà trường trở nên sạch đẹp, tạo được sự tín nhiệm của nhân dân và học sinh. - Mức độ thân thiện được nâng lên rõ rệt: Không còn hiện tượng học sinh đánh nhau, học sinh kính trọng thầy cô giáo hơn, giáo viên và phụ huynh càng trở nên gần gũi hơn. 3. Đề xuất, kiến nghị: V. Đánh giá chung tác động của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đối với sự nghiệp giáo dục ở địa phương: 1. Kết quả nổi bật từ khi triển khai thực hiện Phong trào thi đua (Nêu rõ các chuyển biến cụ thể từ khi triển khai thực hiện Phong trào đến nay góp phần nâng cao chất lượng giáo dục): - Từ khi triển khai phong trào thi đua xây dựng “trường học thân thiện - học sinh tích cực” Nhà trường đã tạo ra không khí thi đua sôi nổi trong toàn bộ cán bộ giáo viên và học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của Nhà trường, số lượng học sinh khá, giỏi tăng lên, học sinh yếu kém giảm, tỉ lệ thi đỗ tốt nghiệp và thi đạu ĐH, CĐ năm sau cao hơn năm trước. 2. Biểu hiện, kết quả cụ thể về thân thiện và tích cực: a) Mức độ biểu hiện thân thiện trong các mối quan hệ giữa học sinh-học sinh, học sinh- giáo viên, nhà trường – gia đình, nhà trường – địa phương, các ban ngành, có thay đổi gì? Minh chứng cụ thể. - Những chuyển biến, thay đổi cụ thể từ khi phát động phong trào: + Không còn hiện tượng học sinh đánh nhau. + Không còn hiện tượng hút thuốc, uống rượu, bia trong trường. + Vệ sinh môi trường được duy trì sạch sẽ hàng ngày. 6 + Học sinh tôn trọng và quý mến thầy cô hơn. + Tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa Nhà trường với Hội cha mẹ học sinh, với các ban nghành tại địa phương nơi trường đóng. b) Sự gia tăng tích cực của học sinh được biểu hiện ở những điểm gì? đánh giá mức độ cụ thể: - Sự gia tăng tích cực của học sinh được thể hiện ở phong trào thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt, thi đua xây dựng chi Đoàn kiểu mẫu, xây dựng lớp học tự quản, xây dựng cổng trường tự quản. - Học sinh nhiệt tình tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động giao lưu văn hoá – văn nghệ, TDTT, học sinh tự tin hơn khi tham gia các hoạt động do Nhà trường và Đoàn thanh niên tổ chức. c. Những tác động lớn của phong trào trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, xã hội, kinh tế , tại địa phương: - Phong trào thi đua xây dựng “trường học thân thiện - học sinh tích cực” đã tạo ra sự lan toả trong các phong trào tại địa phương, cụ thể: + Học sinh sau khi tốt nghiệp THPT, một số đậu ĐH, CĐ, một số khác đi học nghề, số còn lại đều tham gia phát triển kinh tế tại địa phương hoặc tham gia quân ngũ…chính vì vậy đã giảm đáng kể số thanh niên lêu lổng tại địa phương. + Đoàn thanh niên của trường tổ chức kết nghĩa với Đoàn xã Thọ lập, từ đó tăng cường sự phối hợp trong việc giáo dục và rèn luyện ĐVTN. Kết quả không có ĐVTN nào vi phạm pháp luật. 3. Nêu ít nhất 01 sáng kiến đã được thực hiện có hiệu quả nhất ở trường (mỗi sáng kiến được trình bày không quá 01 trang giấy A4 (kèm theo nếu có tranh ảnh, CD, VCD ): Các sáng kiến đã thực hiện có hiệu quả nhất ở trường: a. Xây dựng vườn cây thuốc nam: b. Xây dựng bồn hoa, cây cảnh: c. Giữ gìn vệ sinh trường Xanh - Sạch - Đẹp: 4. Giới thiệu 01 gương điển hình học sinh tích cực (cần nêu rõ là điển hình của lĩnh vực nào, nội dung và kết quả trong báo cáo thành tích: - Gương điển hình học sinh tích cực về học tập và công tác Đoàn: Học sinh: Lâm Thị Kim Dung. Lớp: 12B1. Sinh ngày: 19/11/1993. Quê quán: Thọ Lập – Thọ Xuân – Thanh Hoá. Hoàn cảnh gia đình: Hiện nay còn Bà nội đã già yếu, bố em bị bệnh, sức khoẻ không được tốt, gia đình làm ruộng. Dung là con cả trong gia đình có 2 chị em, vì vậy em vừa học vừa phải giúp gia đình trong công việc nhà, chăm sóc bà và bố, giúp đỡ mẹ trong công việc và giúp đỡ em trai học bài. Em Lâm Thị Kim Dung là một trong những điển hình trong phong trào xây dựng THTT – HSTC của trường, cụ thể: Lâm Thị Kim Dung là một trong những điểm sáng không chỉ về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên mà còn cả trong lĩnh vực học tập. Kết quả mà học sinh Lâm Thị Kim Dung đã đạt được: + Ba năm liên tục là Bí thư chi đoàn 12B1. + Ba năm liên tục là Thường vụ Đoàn trường. 7 + Liên tục được Đoàn trường và Nhà trường tặng giấy khen trong công tác Đoàn và phong trào TTN. + Ba năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện của trường. + Năm học 2010 – 2011: Đạt giải Ba casiô môn Sinh học cấp tỉnh, đạt giải khuyến khích môn Sinh học cấp tỉnh. 5. Những khó khăn đang gặp phải và hướng giải quyết của trường: - Những khó khăn đang gặp phải: + Nhà trường hiện chưa có sân học giáo dục thể chất, nên việc dạy và học môn giáo dục thể chất còn gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến các lớp học khác. + Hiện nay Nhà trường chưa có nhà học bộ môn, chính vì vậy việc dạy và học của các bộ môn còn khó khăn, chưa phát huy hết sự sáng tạo của học sinh và giáo viên, cúng như khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giời lên lớp. + Nhà trường hiện chưa có khu Hiệu Bộ riêng biệt, đang còn phải sử dụng các phòng học làm phòng chức năng, vì vậy còn khó khăn trong công tác quản lí. 6. Những kiến nghị, đề xuất của trường đối với Ban chỉ đạo Tỉnh (huyện) đối với cấp ủy, Chính quyền địa phương. - Kiến nghị UBND Huyện Thọ Xuân, Sở GD&ĐT tạo điều kiện cấp đất cho trường xây dựng sân học giáo dục thể chất. Diện tích đề nghị được cấp: 5000 m 2 . - Kiến nghị Sở GD&ĐT tạo điều kiện cho trường xây dựng nhà học bộ môn và nhà Hiệu Bộ. Nơi nhận: TM. BAN CHỈ ĐẠO PHONG TRÀO THI ĐUA - Sở GD&ĐT (Để BC). “XÂY DỰNG THTT, HSTC” - Lưu VT. HIỆU TRƯỞNG Hà Duyên Sơn 8 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 4 Số: BC/TX4. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc Thọ Xuân, ngày 26 tháng 03 năm 2011 BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN TRONG PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG THTT – HSTC” ( Kèm theo mục V.3) Sáng kiến đã thực hiện có hiệu quả nhất ở trường THPT 4 Thọ Xuân: “Xây dựng vườn cây thuốc nam và bồn hoa, giữ gìn vệ sinh môi trường” a. Xây dựng vườn cây thuốc nam: - Thành phần Ban chỉ đạo: Cấp uỷ, Ban giám hiệu, Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. - Thực hiện: Huy động cây thuốc từ trong nhân dân, từ học sinh. BCH Đoàn trường cho các lớp đăng ký tìm cây thuốc theo danh mục đã sắp xếp. - Các loại cây thuốc được trồng: cúc tần, ngãi cứu, thài lài tía, tía tô, rau dấp cá, hẹ, lá tướng quân, cây thuốc bỏng, cây thẻ quạt, huyết dụ… - Mỗi chi Đoàn cử ra 02 bạn tích cực nhất, mang theo dụng cụ để san lấp mặt phẳng, lên luống và trồng cây thuốc. Mỗi luống trồng 2 loại cây thuốc khác nhau. - Mỗi tuần, BCH Đoàn trường cử lớp trực chăm sóc, tưới nước và nhổ cỏ thường xuyên. - Kết quả: Vườn cây thuốc nam hiện nay đã được đưa vào sử dụng, liên tục được chăm sóc, từ đó góp phần tạo ra môi trường Xanh - Sạch - Đẹp, góp phần nâng cao ý thức của học sinh trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm và tinh thần đoàn kết trong học sinh, qua đó giáo dục vệ sinh an toàn lao động, bổ sung kiến thức về cây thuốc và cách sử dụng thuốc cho học sinh. b. Xây dựng bồn hoa, cây cảnh: - Thành phần Ban chỉ đạo: BCH Đoàn trường. - Cách thực hiện: BCH Đoàn trường lên sơ đồ trồng hoa cho các lớp, từ đó các lớp có kế hoạch cụ thể để hoàn thành công việc theo tiến độ. - Các loại hoa được trồng: theo sự thống nhất của BCH Đoàn trường, gồm các loại hoa: hoa bốn mùa, hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền. - Sau khi trồng, các lớp cử người chăm sóc, tưới nước và nhổ cỏ thường xuyên. - Kết quả: Hiện nay các bồn hoa đã tốt và đã cho hoa tươi thường xuyên, trong trường liên tục có hoa tươi làm cho cảnh quan nhà trường đẹp hơn, thu hút học sinh tới trường. 9 c. Giữ gìn vệ sinh môi trường Xanh - Sạch - Đẹp: - Ban lao động - vệ sinh của Nhà trường thường xuyên phân công, cử các lớp dọn vệ sinh hàng ngày, khơi thông cống rãnh hàng tuần. - Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với BCH Đoàn trường tích cực kiểm tra, đôn đốc học sinh trong việc giữ gìn vệ sinh chung của trường. - Kết quả: Vệ sinh trường lớp luôn luôn được duy trì sạch sẽ, không để phát sinh bênh tật. Nơi nhận: TM. BAN CHỈ ĐẠO PHONG TRÀO THI ĐUA - Sở GD&ĐT (Để BC). “XÂY DỰNG THTT, HSTC” - Lưu VT. HIỆU TRƯỞNG Hà Duyên Sơn 10 . NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc Thọ Xuân, ngày 26 tháng 03 năm 2011 BÁO CÁO THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG THTT, HSTC Căn cứ Kế hoạch số 1480/KHLN/SGDĐT-SVHTTDL-TĐTN ngày 03/ 10/2008 về phối. giá 3 năm thực hiện phong trào xây dựng THTT – HSTC. Trường THPT Thọ Xuân 4 báo cáo như sau: I - Về quy mô, trường lớp (tính đến tháng 4/2011) 1. Tổng số lớp: 22. 2. Tổng số học sinh: 934 . II -. VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc Thọ Xuân, ngày 26 tháng 03 năm 2011 BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN TRONG PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG THTT – HSTC ( Kèm theo mục V .3) Sáng kiến đã thực