Một báo cáo tài chính có chất lượng sẽ là một công cụ hữu ích cho việc đánh giá so sánh giữa các doanh nghiệp, đánh giá giá trị hiện trạng của các doanh nghiệp, là cơ sở cung cấp thông t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
- LƯƠNG THỊ NGỌC TUYỀN
- KHÚC TÂN BIÊN
- ĐỊNH THỊ THU THỦY Lớp: 14SKT
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC HÌNH 5
DANH MỤC BẢNG 6
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 7
1.1 Vấn đề nghiên cứu 7
1.2 Lý do nghiên cứu 8
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 9
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 9
1.5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 9
1.6 Phương pháp nghiên cứu 9
1.7 Kết cấu của đề tài 10
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 12
2.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ 12
2.2 Chất lượng báo cáo tài chính 12
2.3 Chuẩn mực kế toán 14
2.4 Quy định về thuế 15
2.5 Người lập BCTC 17
2.6 Tổ chức kiểm toán 17
2.7 Quyết định của nhà quản trị 18
2.8 Quy mô doanh nghiệp 18
2.9 Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan đến đề tài 19
2.10 Mô hình nghiên cứu đề xuất 19
Trang 3CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1 Phương pháp nghiên cứu 20
3.1.1 Thiết kế nghiên cứu định tính 20
3.1.2 Thiết kế nghiên cứu định lượng 20
3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 20
3.3 Phương pháp xử lý dữ liệu 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26 PHỤ LỤC ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Chú giải
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
BCTC Báo cáo tài chính
DN Doanh nghiệp
Tp.HCM Thành Phố Hồ Chí Minh
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Hệ thống thuế ở việt nam 16 Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 19
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Qui định về Doanh nghiệp vừa và nhỏ ……… 12
Trang 7Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1 Vấn đề nghiên cứu
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (gọi tắt là DNVVN) ở Việt Nam hiện nay chiếm đa
số và chủ yếu trong nền kinh tế Loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực
xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Hàng năm tạo thêm trên nửa triệu lao động mới; sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP (Tô Hoài Nam, 2014)
Theo Lê Hiền (2015) cho rằng khoảng 95% doanh nghiệp tại Tp.HCM có quy
mô vừa và nhỏ, chiếm 42% về số lượng lao động toàn ngành công nghiệp, tạo ra 21% doanh thu, 6,7% lợi nhuận và 9,8% về nộp ngân sách… Sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ này gắn liền với sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung và Tp HCM nói riêng
Để các doanh nghiệp này phát triển thì việc tạo ra một báo cáo tài chính có chất lượng là điều hết sức cần thiết Nghiên cứu của Le, Venkatesh, and Nguyen (2006) chỉ
ra rằng có sự không phù hợp giữa giá trị thực và các số liệu trong báo cáo tài chính của DNVVN và kế hoạch kinh doanh Hơn nữa trên các báo cáo tài chính của DNVVN thiếu nhất quán từ năm này sang năm khác và thường không tiết lộ tất cả thông tin liên quan đến các giao dịch kinh doanh của công ty Ngoài ra, ở DNVVN thiếu kỹ năng trong việc lập báo cáo tài chính và kế hoạch kinh doanh Kết quả là, các thông tin về điều kiện tài chính, lợi ích và lợi nhuận triển vọng có thể không đầy đủ hoặc không chính xác Hơn nữa, Pettit and Singer (1985) cho rằng các DNVVN có tính linh hoạt đáng kể, đặc biệt trong phản ứng với những thay đổi trong công nghệ hoặc các điều kiện kinh doanh Sự linh hoạt này làm cho các DNVVN dễ chuyển giao tài sản để sử dụng với mục đích khác để đáp ứng với một môi trường kinh doanh thay đổi, và điều này có thể thay đổi mức độ rủi ro của công ty và có thể gây ảnh hưởng xấu cho các ngân hàng
Một báo cáo tài chính có chất lượng sẽ là một công cụ hữu ích cho việc đánh giá so sánh giữa các doanh nghiệp, đánh giá giá trị hiện trạng của các doanh nghiệp, là
cơ sở cung cấp thông tin đáng tin cậy cho nhà đầu tư hiểu được các con số và các chỉ
số tài chính để hỗ trợ cho việc ra quyết định tốt hơn khi thực hiện đánh giá phân tích
Trang 8Nghiên cứu này nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng một báo cáo tài chính, từ đó làm cơ sở cho phòng kế toán ở các doanh nghiệp lập được một báo cáo tài chính có chất lượng, thông tin đáng tin cậy, giúp cho các DNVVN tiếp cận nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng được thuận lợi hơn Ngoài ra, các nhà quản trị có thể
sử dụng kết quả nghiên cứu các yếu tố quyết định chất lượng của các báo cáo tài chính
để tăng hiểu biết của họ về các các thông tin trên báo cáo tìa chính trước khi ra quyết định can thiệp kinh tế
1.2 Lý do nghiên cứu
Tài chính được xem như là một yếu tố quan trọng cho việc mở rộng hoặc đa dạng hóa của các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ Sự tăng trưởng của các doanh nghiệp này không thể xảy ra mà không có sự tham gia rộng rãi của vốn chủ sở hữu và
nợ vay Mặc dù có sự phát triển nhanh chóng của các nguồn vốn liên doanh, doanh nghiệp nhỏ tiếp tục phải đối mặt với việc thiếu hụt nguồn tài chính (Le Thi Bich Ngoc, 2013) Các DNVVN còn nhiều hạn chế trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng, điều đó được xem như một bất lợi cho các DNVVN Tuy nhiên, trong việc cho vay các DNNVV, các ngân hàng thường phải đối mặt với một mức độ rủi ro cao do thông tin không đối xứng, dẫn đến chi phí giao dịch cao trong việc thu thập thông tin để đưa ra quyết định cho vay và giám sát hành vi khách hàng (Howorth, Carole, & Moro., 2006)
Vì vậy, câu hỏi "Làm thế nào để cải thiện tình hình tiếp cận các nguồn tài chính ngân hàng của DNNVV?" Đã thu hút được sự quan tâm rất lớn từ các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới (Blackwell & Winter 2000; Deakins & Hussain, 1994)
Nguyen Van Thang (2005) cho rằng để các DNNVV tăng khả năng tiếp cận nguồn tài chính thì một chế độ báo cáo tài chính minh bạch và các thông tin công bố đáng tin cậy là điều kiện tiên quyết để các tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cấp tín dụng Theo đó (Deakins & Hussain, 1994) cũng cho rằng các báo tài chính đóng vai trò quan trọng trong các quyết định cho vay của các ngân hàng, đó là nguồn tài chính chủ yếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Để lập được một báo cáo tài chính có chất lượng thì người lập cần nhận biết được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính nhằm xây dựng được hệ thống kế toán phù hợp cho từng doanh nghiệp, đáp ứng được yêu cầu cơ bản sau: Phù hợp, kịp thời, đầy đủ, tin cậy và so sánh được
Từ các vấn đề nêu trên hình thành bài nghiên cứu: “ Các yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP.HCM”
Trang 91.3 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu có ba mục tiêu sau:
(1) Xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TpHCM
(2) Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng báo cáo tài chính (3) Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng báo cáo tài chính
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu, có ba câu hỏi nghiên cứu như sau:
(1) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tp HCM?
(2) Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này như thế nào?
(3) Những giải pháp nào cần được áp dụng để nâng cao chất lượng một báo cáo tài chính?
1.5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng khảo sát là các kế toán trưởng hoặc kế toán tổng hợp đang làm việc ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tp.HCM
Phạm vi nghiên cứu : 150 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tp.HCM
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này áp dụng cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Tp HCM Cụ thể như sau:
Phương pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính thực hiện bằng thảo luận nhóm nhằm khẳng định mô hình nghiên cứu đã đi đúng hướng và phù hợp với thực tế tại Tp.HCM
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng được tiến hành thông qua hai bước Cụ thể như sau:
Bước thứ nhất: Khảo sát sơ bộ 100 kế toán trưởng/ kế toán tổng hợp đến từ các
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tp HCM, những kế toán trưởng/ kế toán tổng hợp được lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện
Bước thứ hai: Khảo sát chính thức các kế toán trưởng/ kế toán tổng hợp hiện
đang công tác tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tp.HCM, bằng việc trả lời bảng câu
Trang 10hỏi đã được thiết kế và hiệu chỉnh trước đó Nghiên cứu áp dụng thang đo Likert với
05 mức độ đánh giá khác nhau
Kết quả nghiên cứu định lượng
Sau khi thu hồi phiếu khảo sát, số liệu được nhập liệu và mã hoá bằng phần mềm SPSS 20 Tiến hành thực hiện phân tích nhân tố bằng phần mềm SPSS.Từ đó đưa ra cơ sở kết luận giả thuyết nghiên cứu cho đề tài Ngoài ra, các dữ liệu được lưu lại trong Microsoft Excel để phục vụ cho nhu cầu tính toán và thống kê mô tả cho những mục đích cụ thể được trình bày ở chương 4
1.7 Kết cấu của đề tài
Đề tài có kết cấu gồm 05 chương được hệ thống như sau:
Chương 1 GIỚI THIỆU
Chương 1 Mở đầu nghiên cứu trình bày những vấn đề cần thiết để thực hiện đề tài Đó là, vấn đề nghiên cứu đưa ra bối cảnh để hình thành lý do nghiên cứu Tầm quan trọng của nghiên cứu được trình bày trong phần lý do nghiên cứu sau đó hình thành mục tiêu chung cho nghiên cứu, từ đó triển khai thành các mục tiêu cụ thể và các câu hỏi làm gì để đạt được các mục tiêu này Ngoài ra, nghiên cứu còn xác định rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu cụ thể nhằm tránh sai lệch trong việc chọn đối tượng Tính hấp dẫn của đề tài được trình bày trong điểm nổi bật của đề tài và những hạn chế mà đề tài chưa đáp ứng thoả đáng cho nghiên cứu và có những định hướng nghiên cứu tiếp theo
Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Dựa trên các vấn đề đã được lập và trình bày ở Chương 1, hình thành cơ sở lý thuyết tổng quan cho nghiên cứu Chương này trình bày các lý thuyết cơ bản về doanh nghiệp vừa và nhỏ, chất lượng báo cáo tài chính Mô hình nghiên cứu đề xuất dựa trên
sự tổng hợp các công trình nghiên cứu trước đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này, đưa ra phương pháp nghiên cứu với cách thức tiếp cận đối tượng nghiên cứu Cách thức tiếp cận và thu thập dữ liệu trong nghiên cứu, cách thức lấy mẫu trong nghiên cứu Điểm quan trọng ở chương 3 là đưa ra các giả thuyết và lựa chọn các kiểm định thích hợp cho mô hình nghiên cứu Các giả thuyết là lập luận mà
đề tài cần phải kiểm chứng bằng số liệu khảo sát thực tế tại địa phương nghiên cứu
Trang 11Ngoài ra, ở chương này đề tài còn mô tả các thuật toán thống kê ứng dụng nhằm giải thích cho các số liệu được trình bày trong chương 4 Kết quả nghiên cứu
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu ở chương 1 và kết quả nghiên cứu cũng chính là mục tiêu mà nghiên cứu hướng đến Ở chương này, nghiên cứu sử dụng số liệu được khảo sát từ các kế toán trưởng/
kế toán tổng hợp, bằng các lập luận phân tích và đưa ra kết quả nghiên cứu với các số liệu thực tế từ phần mềm SPSS 20
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chương 5 Nghiên cứu nhằm đúc kết lại kết quả nghiên cứu từ đó đưa ra các gợi ý giải pháp nhằm năng cao chất lượng báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp vừa
và nhỏ
Trang 12CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Theo điều 3 Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ đã định nghĩa Doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
“Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí
Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Số lao động Tổng
nguồn vốn
Số lao động
Tổng nguồn vốn
Số lao động
Nông, lâm
nghiệp và
thủy sản
10 người trở xuống
20 tỷ đồng trở xuống
10-200 người
20-100 tỷ đồng
200-300 người
Công nghiệp
và xây dựng
10 người trở xuống
20 tỷ đồng trở xuống
10-200 người
20-100 tỷ đồng
200-300 người Thương mại
và dịch vụ
10 người trở xuống
10 tỷ đồng trở xuống
10-50 người
10-50 tỷ đồng
50-100 người
2.2 Chất lượng báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là các bản ghi chính thức về tình hình các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp (TaiChinhViet, 2011) Theo đó, Báo cáo tài chính cung cấp một cái nhìn tổng thể về điều kiện tài chính của doanh nghiệp trong cả ngắn hạn và dài hạn Có 4 loại báo cáo tài chính cơ bản:
Bảng cân đối kế toán: Báo cáo về tài sản và nợ của công ty trong một thời điểm xác định
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: còn gọi là Báo cáo lợi nhuận và lỗ, phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kì
Trang 13Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo về các hoạt động dòng tiền của một công
ty, đặc biệt là các hoạt dộng đầu tư, cấp vốn
Bảng thuyết minh báo cáo tài chính:
Bảng thuyết minh thường mô tả các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập và báo cáo lưu chuyển tiền tệ một cách chi tiết hơn Thuyết minh báo cáo tài chính được coi là một phần không thể thiếu của các báo cáo tài chính
Theo Biddle, Hilary, and Verdi (2009) chất lượng báo cáo tài chính là độ chính xác mà báo cáo tài chính truyền tải thông tin về tình hình hoạt động của công ty, đặc biệt là dòng tiền kỳ vọng của công ty thông báo cho các cổ đông Điều này phù hợp nghiên cứu của nhiều tác giả (Johnson, Khurana, & Reynolds, 2002; Whittington, 2008) trong đó nói rằng mục tiêu của báo cáo tài chính là để thông báo cho các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng trong việc đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý và trong việc đánh giá các dòng tiền dự kiến của công ty
Báo cáo tài chính phải cung cấp thông tin đáng tin cậy để hỗ trợ người sử dụng trong quá trình ra quyết định Các báo cáo công bố thông tin có liên quan, đáng tin cậy, có thể so sánh và dễ hiểu (Kamaruzaman, Mazlifa , & Maisarah 2009)
Tuy nhiên, Johnson (2005) lập luận rằng một báo cáo hàng năm không thể không có sai lệch, vì các hiện tượng kinh tế được trình bày trong các báo cáo hàng năm thường được đo trong điều kiện không chắc chắn, nhiều ước lượng và giả định được đưa vào báo cáo Vì vậy, một mức độ chính xác nhất định là cần thiết để ra quyết định hữu ích, điều quan trọng là phải kiểm tra các đối số cung cấp cho các ước tính khác nhau và giả định trong báo cáo thường niên (Jonas & Blanchet, 2000) Nếu đối số hợp lệ được cung cấp cho các giả định và thực hiện dự toán, chúng có khả năng đại diện cho các hiện tượng kinh tế không sai lệch Các thông tin kế toán đáng tin và người dùng có thể phụ thuộc vào nó để đánh giá các điều kiện kinh tế Tính xác thực ở đây mang tính chất trung lập, đại diện và kiểm chứng được
Báo cáo tài chính phải được hiểu rõ ràng, trình bày không nên gây hiểu lầm hoặc không rõ ràng Người dùng sẽ có thể hiểu được những thông tin được trình bày
mà không cần nỗ lực quá mức (Whittington, 2008) Để đạt được điều này, các báo cáo hàng năm nên công bố thông tin đầy đủ, tính minh bạch cao hơn
Chất lượng của các báo cáo tài chính là vấn đề lợi ích giữa các cơ quan quản lý,
Trang 14do thực tế rằng báo cáo tài chính đã là một phương tiện chính của giao tiếp thông tin tài chính đến bên ngoài (Johnson et al., 2002)
Nhóm tác giả Van Beest, Braam, and Boelens (2009) cho rằng mục tiêu chính của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin liên quan có chất lượng cao đến các tổ chức kinh tế, tài chính, hữu ích cho việc ra quyết định kinh tế Ngoài ra cung cấp các thông tin báo cáo tài chính chất lượng cao là rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc cung cấp vốn với các bên liên quan trong việc đầu tư, tín dụng, các quyết định phân bổ nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh kế Một báo cáo tài chính có chất lượng cao sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư (Healy & Palepu, 2001)
2.3 Chuẩn mực kế toán
Luật Kế toán của Việt Nam lần đầu tiên ban hành vào năm 2003 Đến năm 2005,
bộ chuẩn mực kế toán (VAS) đầu tiên của Việt Nam đã hình thành Hệ thống chuẩn mực kế toán đó đã được cụ thể qua nhiều thông tư hướng dẫn trong suốt quá trình hình thành mà đỉnh điểm là việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp theo QĐ15/2006/QĐ-BTC và Thông tư số 200/2014/TT-BTC thay thế toàn bộ Quyết định
Các nội dung được loại trừ thường ít hay không liên quan đến các DNVVN như các hoạt động ở nước ngoài, các khoản đầu tư tài chính, hợp nhất kinh doanh Theo Holthausen (2009) chuẩn mực kế toán có ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính Nhóm tác giả Ball, Robin, and Wu (2003) cho rằng muốn nâng cao chất lượng báo cáo tài chính phải suy nghĩ về những thay đổi trong quản lý, năng lực kế toán viên và chuẩn mực kế toán Ngoài ra Daske, Hail, Leuz, and Verdi (2008) chỉ ra rằng việc áp dụng bắt buộc chuẩn mực kế toán chỉ xảy ra ở những doanh nghiệp có động lực để minh bạch thông tin kế toán và ở những nước có hệ thống pháp luật hoàn thiện
Tác giả Hassan (2013) cho rằng nhà quản trị sử dụng linh hoạt các chuẩn mực
kế toán để lựa chọn phương pháp kế toán, các chính sách và dự toán trong quá trình