1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Độc quyền về Điện ở Việt Nam

31 2,8K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 802,31 KB

Nội dung

Tháng 10 Năm 2014 Giảng viên hướng dẫn: PGS,TS. Phạm Đức Chính Nhóm thực hiện: Nhóm 5A Lớp: 14SKT11 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM  Chuyên đề: Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4 1. Khái niệm độc quyền 4 2. Độc quyền tự nhiên 5 3. Tổn thất và Sự can thiệp của Chính phủ khi có đôc quyền 6 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN VÀ ĐIỀU TIẾT CỦA NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN 7 1. Tổng quan về tổ chức ngành điện 7 2. Nguyên nhân dẫn đến độc quyền trong lĩnh vực điện 7 3. Thực trạng độc quyền trong lĩnh vực điện 11 4. Điều tiết của Nhà nước trong lĩnh vực điện 21 CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 26 1. Kiến nghị 27 2. Giải pháp 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 30 Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 2 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Việt Nam đã chuyển sang kinh tế thị trường gần 30 năm qua, hầu hết các hàng hóa do thị trường điều tiết. Tuy nhiên, còn một số loại hàng hóa Nhà nước vẫn điều tiết như điện, nước, xăng dầu, nhà đất. Trong đó, ngành điện là một trong các ngành công nghiệp quan trọng và là một ngành công nghiệp phụ trợ không thể thiếu để thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như thu hút đầu tư nước ngoài. Do đó, việc tập trung, phát triển sản xuất, quản lí và phân phối điện năng sao cho hợp lí, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và phát triển của đất nước là tối cần thiết. Ngoài ra, do vốn đầu tư ban đầu rất lớn nên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể dễ dàng tham gia xây dựng kinh doanh trong thị trường này. Vì thế, EVN - tập đoàn điện lực Việt Nam đã được Nhà nước giao phó, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phát triển ngành điện trở thành một ngành độc quyền tự nhiên trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây ngành điện mà cụ thể là EVN ngày càng bộc lộ những hạn chế của mình trong quá trình sản xuất, kinh doanh, phân phối cũng như điều hành gây bức xúc trong đời sống xã hội, đặc biệt là giá bán điện. Vì thế, đã có nhiều nghiên cứu về độc quyền tự nhiên và điều tiết của Nhà nước trong lĩnh vực điện nhưng vẫn chưa làm rõ được vấn đề đặt ra hiện nay là: Độc quyền tự nhiên và điều tiết của Nhà nước trong lĩnh vực điện hiện nay như thế nào? Có nên duy trì lâu dài độc quyền tự nhiên và điều tiết của Nhà nước trong lĩnh vực điện như hiện nay không? Để là rõ vấn đề trên, với kiến thức đã học của môn Tài chính công và hiểu biết thực tế của nhóm tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Độc quyền tự nhiên và điều tiết của Nhà nước trong lĩnh vực điện”. Do điều kiện về tư liệu, thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhóm tác giả rất mong những ý kiến đóng góp quý báu của giảng viên và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn. 2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài là để tìm hiểu sâu hơn về quá trình hình thành phát triển và thực trạng hiện tại của độc quyền trong ngành điện, phân Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 3 tích các giải pháp điều tiết của Nhà nước để từ đó đưa ra ý kiến riêng về một số giải pháp cho ngành điện. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là sự độc quyền của EVN, những mặt tích cực và hạn chế của hiện tượng độc quyền cùng với các giải pháp của Nhà nước. 4. Phạm vi nghiên cứu: Quá trình sản xuất kinh doanh, phân phối cũng như điều hành trong lĩnh vực điện. 5. Phương pháp nghiên cứu: Bài tiểu luận sử dụng phương pháp mô tả, khái quát đối tượng nghiên cứu, phân tích- tổng hợp. Kết cấu của đề tài gồm 3 phần chính: CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỘC QUYỀN TỰ NHIÊN CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN VÀ ĐIỀU TIẾT CỦA NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 4 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỘC QUYỀN TỰ NHIÊN 1. KHÁI NIỆM ĐỘC QUYỀN 1.1. Khái niệm Định nghĩa độc quyền ra đời từ khá sớm và trong các tài liệu khác nhau, định nghĩa độc quyền có ít nhiều khác nhau về một vài khía cạnh nhưng đều chỉ ra được bản chất của độc quyền. Theo định nghĩa độc quyền tại Giáo trình Tài chính công của PGS-TSKH Phạm Đức Chính, Đại học Kinh tế- Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh thì: + Độc quyền: Là trường hợp cực đoan nhất chỉ có một người bán (hoặc người mua) hoàn toàn kiểm soát một ngành hay một lĩnh vực trong nền kinh tế. + Độc quyền nhóm: Nếu một nhóm người có quyền kiểm soát thị trường thì gọi là độc quyền nhóm. 1.2. Phân loại độc quyền Độc quyền bán (mục 2.12, chương II - Giáo trình Tài chính công) + Nguyên nhân: Do kết quả của cạnh tranh, do nhà nước tạo điều kiện cho khai thác thị trường; hoặc do được sở hữu một nguồn lực đặc biệt. + Đặc điểm của độc quyền thị trường: Những đối thủ cạnh tranh không thể gia nhập ngành và trên thị trường không có sản phẩm thay thế tương tự. + Các dạng của độc quyền: Độc quyền tự nhiên, độc quyền tình thế và độc quyền hợp pháp. Độc quyền mua (mục 2.12, chương II – Giáo trình Tài chính công) + Độc quyền mua, đề cập tới thị trường trong đó chỉ có một người mua, hoặc nếu trên thị trường chỉ có một nhóm người mua thì gọi là độc quyền mua tập đoàn. + Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường độc quyền mua ít gặp hơn độc quyền bán. + Khi thị trường có một hoặc một số người mua thì thị trường đó có sức mạnh độc quyền mua. Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 5 + Đó là khả năng thay đổi giá bán của hàng hoá. Nó cho phép người mua có thể mua hàng hoá ở mức giá thấp hơn giá thịnh hành trong thị trường cạnh tranh. 2. ĐỘC QUYỀN TỰ NHIÊN 2.2. Độc quyền tự nhiên là gì? - Khái niệm: Theo kinh tế học, độc quyền tự nhiên xuất hiện khi, do quy luật tăng hiệu quả kinh tế theo quy mô, hiệu quả sản xuất và phân phối của một ngành đạt được tối đa khi chỉ có một người cung cấp duy nhất. - Nguyên nhân của độc quyền tự nhiên + Độc quyền tự nhiên xuất hiện khi người cung cấp lớn nhất trong một ngành. + Do người cung cấp đầu tiên trong một khu vực, có lợi thế vượt trội về chi phí so với những đối thủ cạnh tranh khác đang có mặt tại thị trường hoặc dự định tham gia thị trường. Lợi thế này còn được gọi là "lợi thế của người đến đầu tiên". Xu hướng này thường xuất hiện ở những ngành có chi phí cố định lớn, người cung cấp đầu tiên đã chiếm được gần hết thị phần, vì vậy chi phí cố định bình quân cho một sản phẩm của họ nhỏ. Trong khi đó, những người cung cấp khác có thị phần nhỏ, vì thế chi phí cố định bình quân cho một sản phẩm lớn hơn nhiều. Chẳng hạn như ngành điện và nước là hai ngành có tính chất độc quyền tự nhiên. + Độc quyền tự nhiên cũng có thể phụ thuộc vào việc kiểm soát một nguồn tài nguyên thiên nhiên nào đó (theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia). 2.2. Đặc điểm của độc quyền tự nhiên + Phi hiệu quả của độc quyền tự nhiên, do sản lượng cung cấp không đạt mức tối ưu (hình 2.11, chương II - Giáo trình Tài chính công). + Điều tiết độc quyền tự nhiên theo nguyên tắc hiệu quả giá; Giá bán bằng chi phí biên (P=MC), cộng thêm trợ cấp. (hình 2.12, chương II - Giáo trình Tài chính công). + Điều tiết độc quyền tự nhiên theo nguyên tắc công bằng định giá bán bằng chi phí bình quân, cộng thêm trợ cấp (hình 2.13, chương II - Giáo trình Tài chính công). + Điều tiết độc quyền tự nhiên bằng cách điều chỉnh trực tiếp mức sản lượng phải sản xuất (hình 2.14, chương II - Giáo trình Tài chính công). + Định giá trong độc quyền tự nhiên có nhiều hàng hóa ( hình 2.15, chương II - Giáo trình Tài chính công). Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 6 * Trường hợp độ co dãn của cầu thấp, thì việc tăng giá cao hơn chi phí biên sẽ làm cho sản lượng giảm với mức nhỏ. * Trường hợp với cầu tương đối co dãn, tăng giá cao hơn chi phí biên sẽ làm mức sản lượng giảm đi nhiều. 3. TỔN THẤT VÀ SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ KHI CÓ ĐỘC QUYỀN 3.1. Tổn thất: DN độc quyền sẽ sản xuất ở sản lượng thấp hơn và bán với giá cao hơn so với thị trường cạnh tranh. Tổn thất mà xã hội phải gánh chịu do sản lượng giảm sút trừ đi tổng chi phí biên để sản xuất ra phần sản lượng đáng lẽ nên được sản xuất ra thêm. Đó chính là tổn thất do độc quyền. 3.2. Sự can thiệp của Chính phủ: Sự dẫn dắt nền kinh tế đi đến hiệu quả của bàn tay vô hình trong điều kiện có độc quyền là không thể xảy ra. Do đó cần có sự can thiệp của Chính phủ trong việc điều tiết các DN độc quyền. Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 7 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN VÀ ĐIỀU TIẾT CỦA NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN 1. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC NGÀNH ĐIỆN Tiền thân của Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN tên giao dịch quốc tế là Vietnam Electricity, viết tắt là EVN) là Tổng công ty điện lực Việt Nam được thành lập năm 1994 theo quyết định số 91/TTG của Thủ tướng Chính phủ. Là một tổng công ty nhà nước do trung ương quản lý. Đến năm 2006, Tổng công ty điện lực Việt Nam được chuyển đổi thành Tập đoàn điện lực Việt Nam theo quyết định số 48/2006/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ. 1.1. Lĩnh vực kinh doanh Lĩnh vực kinh doanh chính của EVN là sản xuất, truyền tải và xuất nhập khẩu điện năng. Tập đoàn xây dựng nhà máy phát điện, hệ thống điện lưới phân phối đến các hộ dân, điều hòa điện lưới quốc gia, xuất và nhập khẩu điện năng với các nước láng giềng như Trung Quốc và Lào, đảm bảo thực hiện kế hoạch cung cấp điện theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam 1.2. Mục tiêu hoạt động - Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu Nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác; - EVN giữ vai trò trung tâm để phát triển một Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối, tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam. 2. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN ĐỘC QUYỀN TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN 2.1. Nguyên nhân do chính sách của Nhà nước Do chính sách của Nhà nước đối với một số ngành công nghiệp quan trọng phát triển điện năng hiện nay là yêu cầu bắt buộc để phát triển kinh tế đất nước, và luôn được ưu tiên nên hầu hết các dự án đầu tư xây dựng nhà máy phát điện ở Việt Nam hiện nay Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 8 đều do Chính phủ uỷ quyền cho EVN đầu tư, đó cũng là nguyên nhân trong quản lý Nhà nước đối với ngành điện gây ra hiện tượng độc quyền tự nhiên này. Trong nhiều năm qua, nước ta chưa có một kế hoạch phát triển điện nghiêm chỉnh. Khi so sánh với các nước lân cận trong khu vực, chẳng hạn như Thái Lan rất chú trọng về kĩ nghệ điện còn Việt Nam lại khác biệt hẳn. Chính vì chưa xây dựng được kế hoạch, chiến lược ngắn và dài hạn mà việc đầu tư còn dàn trải, thiếu tính cạnh tranh do độc quyền và thiếu minh bạch.Cũng vì lý do chưa có kế hoạch cụ thể nên đặt giá điện như thế nào cũng là một vấn đề gây nhức nhối. Giá điện ở Việt Nam thấp cũng khuyến khích tiêu thụ và lãng phí nguồn điện. 2.2. Nguyên nhân cạnh tranh: Thực tế đã có một số tập đoàn trong và ngoài nước đã nhen nhóm đầu tư vào mảng phân phối, truyền tải điện năng nhưng do không cạnh tranh đuợc với EVN nên cũng đã phải nhường lại thị trường này cho EVN… 2.3. Nguyên nhân ra đời đầu tiên: Sự ra đời đầu tiên cũng tạo điều kiện cho EVN độc quyền trong ngành điện“Lợi thế của người đến đầu tiên”. 2.4. Nhà máy hoạt động chậm tiến độ: Tình trạng thiếu điện lẽ ra đã không đến mức trầm trọng như trong thời gian qua nếu như nhiều nhà máy điện đi vào vận hành đúng tiến độ. Trong 5 năm vừa qua, đã có hàng trăm nghìn tỷ đồng được bỏ ra để làm điện, nhưng hầu hết các nhà máy phát điện đều mắc chung tình trạng hoặc chậm chạp, kéo dài tiến độ; hoặc hoạt động hỏng hóc, không đáp ứng yêu cầu đảm bảo nguồn cung điện. Giai đoạn 2010-2012, 42 nhà máy điện, gồm cả thủy điện và nhiệt điện được đưa vào vận hành thì có tới 28 nhà máy thuộc diện bị chậm tiến độ 1-2 năm. Nổi tiếng nhất trong việc chậm tiến độ phải kể đến là nhiệt điện Quảng Ninh 1 và Hải Phòng 1 do EVN làm chủ đầu tư, cả 2 nhà máy này đều chậm hơn 27 tháng. Qua đó có thể thấy được sự yếu kém trong việc quản lý tiến độ các nhà máy điện của EVN đã dẫn đến việc điện không được cung cấp đầy đủ cho cả nước. Ngoài ra, có tới 8 nhà máy tổng công suất 3.410MW, đáng lẽ phải phát điện năm 2010 -2011 thì giờ đã phải hoãn sang năm 2012 -2013 như nhà máy Quảng Ninh 2 Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 9 (2 x 300MW); Hải Phòng 2 (2 x300MW); Thủy điện Khe Bố 50MW, thủy điện A Lưới (2 x 85MW); Nhiệt điện Mạo Khê (2 x 220MW). Theo GS. Trần Đình Long, mỗi nhà máy thường chạy tối đa khoảng 6.000 giờ/năm, một nhà máy 300MW có sản lượng điện khoảng 1,8 tỷ kWh/năm. Như vậy, khi một nhà máy 300MW chậm 1 năm thì năm đó, hệ thống điện quốc gia đã bị mất cơ hội được cung ứng tới 1,8 tỷ kWh. Việc lùi lại 8 nhà máy điện có tổng công suất 3.410 MW từ năm 2010-2011 sang năm 2012-2013, đã gây nên thiệt hại cho nguồn cung ứng điện cả nước khoảng 20,46 tỷ kWh. Nếu so với nhu cầu khoảng 115 tỷ kWh năm 2011, sản lượng điện thiếu hụt so với kế hoạch đã chiếm khoảng 20%. Nguyên nhân của việc chậm tiến độ như vậy, một phần là do việc điều hành các dự án điện còn quá yếu kém. EVN vẫn tự coi mình là đơn vị có nhiều kinh nghiệm nhất trong việc điều hành các dự án điện nhưng trên thực tế cho thấy, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội, hạn chế lượng điện thiếu hụt, có rất nhiều nguồn điện đã cần phải đưa vào vận hành. 2.5. Mất cân bằng Cung – Cầu: Nhu cầu tiêu thụ điện gia tăng quá nhanh (khoảng 15%-17%) trong những năm trở lại đây.Vào năm 1995, mức tiêu thụ điện của Việt Nam trung bình vào khoảng 156 KWh cho mỗi người hàng năm. Trong thời gian 19962004, mức tiêu thụ tăng gấp ba lần, lên đến 484 KWh. Tuy nhiên so với mức tiêu thụ 1,265 KWh tại những nước có lợi tức thấp và trung bình trên thế giới, mức tiêuthụ điện của ViệtNam rất thấp. Các ngành công nghệ tiêu thụ điện rất nhiều, kể cả những ngành công nghệ nhẹ Việt Nam ngày càng kỹ nghệ hoá khiến cho nhu cầu tiêu thụ điện càng tăng. Dân cư cũng sử dụng nhiều điện hơn vì chương trình điện hóa nông thôn đã mang điện đến cho thêm 30tr người dân trong khoảng thời gian 19952004 và kinh tế phát triển, lợi tức gia tăng khiến một số gia đình có khả năng mua sắm máy móc gia dụng chạy điện. Tuy nhiên, ngành điện mà cụ thể là EVN chưa có những biện pháp “đi trước đón đầu” để cung ứng lượng điện theo nhu cầu xã hội. Cầu tăng cao trong khi cung không đáp ứng được, không có cc ông suất dự phòng để duy trì sự ổn định về nguồn điện khi tiến hành duy tu, bảo dưỡng và đảm bảo cung ứng điện ngay trong những tháng cao điểm mùa khô. [...]... quan, tổ chức có liên quan về biểu giá bán lẻ điện - Quy định khung giá phát điện, giá bán buôn điện, phê duyệt phí truyền tải điện, phân phối điện và các phí khác - Kiểm tra việc thực hiện biểu giá điện đã được phê duyệt Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 21 Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam 4.2 Về chính sách điều tiết giá điện GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính Về giá điện hiện nay chứa đựng nhiều... độc quyền trong sản xuất chính bởi việc đàm phán với EVN hết sức khó khăn.Nhiều nhà đầu tư cũng muốn đầu tư vào lĩnh vực điện, nhưng Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 20 họ sợ khi xây xong nhà máy thì nhà phân phối điện độc quyền là EVN không mua, Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính hay mua điện với giá quá rẻ Vì vậy mới nói,khâu truyền tải và phân phối độc quyền. .. Chính phủ về lộ trình và các điều kiện hình thành phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam Theo quyết định trên, thị trường điện Việt Nam sẽ hình thành và phát triển theo 3 cấp độ: Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 22 Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính 1) Thị trường phát điện cạnh tranh (2005-2014): các công ty sản xuất điện có thể chào bán điện cho... xuất điện trong khi khả năng tăng cường sản xuất điện của Việt Nam trọng những nguồn điện khác, thân thiện với môi trường như năng lượng gió, mặt trời… 3 THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN 3.1 Độc quyền trong khâu truyền tải và phân phối điện năng Theo cấu trúc của ngành điện Việt Nam, EVN đứng ở vị trí là trung tâm truyền tải và phân phối điện Điện khi đến người tiêu dùng hay doanh nghiệp hầu... phát điện tại Việt Nam là các công ty Nhà nước như Tập đoàn Điện lực Việt nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Viêt Nam (PVN), Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN) và các nhà sản xuất điện độc lập (IPPs) và dự án BOT nước ngoài Các công ty Nhà nước chiếm thị phần rất lớn trong sản xuất điện Ví dụ: vào cuối năm 2009, tổng công suất lắp đặt các nguồn điện tại Việt Nam là 17.521MW trong số đó nguồn điện. .. triển Lưới điện Quốc gia Lưới điện quốc gia đang được vận hành với các cấp điện áp cao áo 500kV, 220kV và 110kV và các cấp điện áp trung áp 35kV và 6kV Toàn bộ đường dây truyền tải 500KV và 220KV được quản lý bởi Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia, phần lưới Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 25 Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính điện phân phối ở cấp điện áp... Giá điện sẽ được thực hiện theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực từ 1/7/2013 4.3 Chính sách điều tiết thị trường điện Cho đến năm 2010 thị trường Điện tại Việt nam vẫn ở dạng độc quyền với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), một công ty nhà nước, nắm giữ hơn 71% tổng lượng điện sản xuất, nắm toàn bộ khâu truyền tải, vận hành hệ thống điện, phân phối và kinh doanh bán lẻ điện. .. PGS,TSKH Phạm Đức Chính Hình 1: Tỷ trọng cơ cấu nguồn điện từ các đơn vị (Nguồn: Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia) 3.2 Độc quyền trong khâu thu mua điện Độc quyền tự nhiên trong lĩnh vực điện ở Việt Nam không chỉ ở khâu truyền tải, phân phối mà còn cả trong khâu thu mua điện Hiện nay, trên thị trường chỉ duy nhất EVN là nhà thu mua điện từ các nhà máy điện và cung cấp cho người tiêu dùng, “Một người... thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính Về cơ cấu tiêu thụ điện, công nghiệp tiếp tục là ngành chiếm tỉ trọng tiêu thụ điện năng nhiều nhất với tốc độ tăng từ 47.4% lên đến 52% tổng sản lượng tiêu thụ điện tương ứng trong năm 2006 và 2010 Tiêu thụ điện hộ gia đình chiếm tỉ trọng lớn thứ hai nhưng có xu hướng giảm nhẹ do tốc độ công nghiệp hoá nhanh của Việt Nam, từ 42.9%... toàn bộ hệ thống điều độ điện quốc gia, hệ thống truyền tải điện, phân phối và kinh doanh, kể cả điện bán buôn, bán lẻ, điện cho khách hàng trong cả nước EVN là tổ chức duy nhất kinh doanh điện trên toàn quốc, chưa có sự cạnh tranh mang tính chất thị trường ở bất cứ hoạt động nào trong ngành điện Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 11 Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức . thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4 1. Khái niệm độc quyền 4 2. Độc quyền tự. THUYẾT VỀ ĐỘC QUYỀN TỰ NHIÊN CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN VÀ ĐIỀU TIẾT CỦA NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD:. dựng nhà máy phát điện ở Việt Nam hiện nay Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 8 đều do Chính phủ uỷ quyền cho EVN đầu

Ngày đăng: 03/07/2015, 07:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w