Đối với vấn đề làng xã Việt Nam, có thể tiếp cận ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau và dùa trên nhiều nguồn tài liệu khác nhau, rất đa dạng phong phó trong đó các nguồn thư tịch chính
Trang 1Mở đầU
Nông nghiệp-nông thôn-nông dân là những hẵng số cơ bản của kinh tế, xã
hội, văn hoá Việt Nam, trong đó làng xã là vấn đề bao trùm có tính chất xuyên suốt Có nghiên cứu làng xã, chúng ta mới nhận thức đầy đủ về lịch sử Việt Nam trên mọi phương diện trong suốt thời kỳ cổ, trung, cận và hiện đại Vì vậy, vấn đề làng xã Việt Nam đã thu hót được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước, và đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt trong những năm gần đây Đối với vấn đề làng xã Việt Nam, có thể tiếp cận ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau và dùa trên nhiều nguồn tài liệu khác nhau, rất đa dạng phong phó trong đó các nguồn thư tịch (chính sử, hương ước, địa bạ, gia phả ), tài liệu điều tra thực địa và tài liệu hồi cố dân téc học là rất quan trọng
Chuyên đề "Làng xã Việt Nam" của PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc đã gợi mở
ra cho chúng tôi ý tưởng tìm hiểu về mét số quyền lợi của bộ phận lý dịch/kỳ
dịch trong làng xã qua tài liệu hương ước
Trang 2I vài nét về hương ước và "hương ước cổ hà tây"
1.Hương ước là mét trong những nguồn tài liệu đặc biệt quan trọng để
nghiên cứu làng xã Việt Nam Có nhiều cách giải thích khác nhau về hương ước
Tác giả Trần Từ cho rằng: Dù không phải là một bộ luật hoàn chỉnh, hương ước với những điều quy định về một số nét sinh hoạt riêng biệt của làng xã, vẫn đóng một vai trò cương lĩnh, có thể còn khá chung chung, nhưng dù sao vẫn đáng được xem là một cương lĩnh về nếp sống hàng ngày của làng xã mà mọi cá nhân, mọi tổ chức làng trong xã phải tuân theo [3;103]
Nguyễn Tá Nhí và Đặng Văn Tu trong lời giới thiệu 'Hương ước cổ Hà Tây'
cho rằng: Hương ước là những quy ước điều lệ của một cộng đồng chung sống trong cùng một khu vực, để điều hoà mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể họăc giữa tập thể này với tập thể khác Do đó cần phải xây dựng những quy ước chung[2;7]
Trong tác phẩm :"Làng xã Việt Nam -một số vấn đề kinh tế, xã hội, văn
hoá", GS Phan Đại Doãn nêu ra định nghĩa khá tổng quát về hương ước; đó là luật lệ làng, bắt buộc các thành viên phải tuân thủ.Hương ước gắn bó các thành viên trong một cộng đồng tương đối chặt chẽ và tự nguyện, lệ thuộc lẫn nhau, phụ thuộc vào làng xã[1;131].
Dù nhìn nhận ở các mặt khác nhau, nhưng các cách giải thích đều thống nhất quan điểm hương ước là bộ luật chính thức thành văn của một làng Nhìn chung các nứơc tổ chức theo mô hình Nho giáo như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam , các nhà nước trứơc đây thường vẫn chọn hương ước là một phương thức hữu hiệu để quản lý nông thôn Hương ước ghi chép thành văn các tục lệ trong làng xã, những ước định của dân xã về mọi mặt liên quan đến đời sống làng xã, chỉ có giá trị thực hiện trong phạm vi từng làng xã ở Việt Nam mầm mèng của hương ước có thể đã xuất hiện từ trứơc nhưng phải đến cuối thế
kỷ XV, hương ước mới chính thức ra đời- đó là khi chế độ phong kiến được xác lập, hệ tư tưởng Nho giáo đã trở thành chính thống và bắt rễ sâu vào trong cuộc sống của mỗi làng quê Hương ước ra đời trước hết là do nhu cầu quản lý nông thôn của bản thân nhà nước thống trị, đồng thời nó cũng đáp ứng được nhu cầu
tự trị, tự quản của làng xã Vì thế hương ước thành văn có thể mang nhiều tên
gọi khác nhau như: khoán ước, tục lệ, khoán lệ nhưng " mét hương ước luôn
Trang 3đảm bảo được hai yếu tố là luật nứơc và lệ làng Luật nước là chuẩn mực, là thứơc đo, là nguyên tắc cơ bản chuẩn định lệ làng"[5;70] Những hương ước
sớm nhất còn lại đến nay là hương ước Quỳnh Đôi (Nghệ An) khoảng năm 1638-1643, hương ước Mộ Trạch năm 1665 Các hương ước được lập ra, lập mới và bổ sung qua nhiều thời kỳ Cho đến trước Cách mạng Tháng Tám 1945, các hương ước được lập ra theo nhiều nhà nghiên cứu - có thể phân biệt thành hai loại chủ yếu: các hương ước ra đời trước cải lương hương chính và những hương ước cải lương ra đời trong và sau cải lương hương chính do thực dân Pháp thực hiện trong những năm 1921, 1927, 1941
Trong kho tư liệu hương ước hiện nay, tại viện Thông tin khoa học xã hội, nhóm hương ước ra đời cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX rất phong phú và khá đầy đủ, nhất là những hương ước cải lương, đã tập hợp được trên 5000 bản từ bắc đền nam [1;210]
2 Năm 1993, nhà nghiên cứu Nguyễn Tá Nhí ở viện nghiên cứu Hán Nôm
đã dịch và công bố tập " Hương ước cổ Hà Tây" (Bảo tàng tổng hợp sở
VHTTTT Hà Tây, 1993) Đây là một tuyển tập gồm bản dịch ( đối với văn bản chữ Hán) , bản phiên âm và chú thích (đối với bản chữ Nôm) của 9/389 tài liệu hương ước hiện đã thu thập đựợc trên địa bàn tỉnh Hà Tây.Trong 9 bản tài liệu trên có một bản Khoán ước xã Duyên Trường huyện Thanh Trì được viết bằng chữ Nôm vào khoảng những năm đầu thế kỷ XX, còn lại là các văn bản hương ước viết bằng chữ Hán, trong đó có những bản được bổ sung nhiều lần trong các năm khoảng từ năm 1666 (Cảnh Trị 4) đến năm 1910( Duy Tân 10) mà sớm nhất là Khoán ước thôn Dương Liễu, xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức lập ngày 10/7/1666 và muộn nhất là các hương ước lập vào năm 1910 Như vậy, tất
cả các hương ứơc, khoán ước đều ra đời trước khi thực dân Pháp tiến hành cải lương hương chính đã làm đảo lộn đáng kể cuộc sống xã thôn Cho nên các hương ước này có thể coi là phản ánh tục lệ của làng xã Việt Nam còn mang nhiều tính chất cổ truyền Chính vì vậy, việc tìm hiểu bộ máy quản lý làng xã nói chung và bộ phân lý dịch nói riêng của làng xã qua các tài liệu hương ước này trở nên rất có ý nghĩa
Trang 4II.vài nét về làng xã Việt Nam và một số quyền lợi của bộ phận lý dịch/kỳ dịch trong làng xã
1.vÒ làng xã Việt Nam
Cho đến nay, qua các kết quả khảo cổ học, nhiều nhà nghiên cứu đã có cơ sở
để khẳng định làng Việt với tư cách là đơn vị định cư, cộng cư, tụ cư của người Việt đã xuất hiện từ thời kỳ văn hoá Phùng Nguyên (cách ngày nay khoảng 4000 năm)- đó là thời kỳ tan rã của công xã thị téc và thay vào đó là quá trình hình thành công xã nông thôn
Theo GS Phan Đại Doãn, làng xã thường được dùng như một khái niệm chung nhưng thực ra làng và xã có nội hàm không đồng nhất Làng là cộng đồng
tự nhiên được tập hợp theo quan hệ huyết thống, quan hệ địa vực, nghề nghiệp còn xã là cộng đồng dân cư theo tổ chức hành chính Làng xuất hiện từ lâu trong lịch sử, còn xã chỉ xuất hiện khi nhà nước trung ương muốn và có đủ khả năng vươn tới quản lý các đơn vị dân cư cấp cơ sở
Qua nguồn tài liệu thư tịch, PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc đã cho rằng vào khoảng thế kỷ VII với cải cách của Khâu Hoà thì khái niệm làng xã như một đơn vị tụ cư, đơn vị kinh tế, đơn vị sinh hoạt văn hoá cộng đồng và có lẽ đơn vị hành chính cấp cơ sở được ra đời Đến khi giành được quyền tự chủ, họ Khúc đã khẳng định lại và chính thống hoá ý tưởng biến làng Việt cổ truyền thành đơn vị hành chính cấp cơ sở Có thể lúc ban đầu xã và làng là đơn vị hành chính cấp cơ
sở được đặt chồng lên nhau, về sau các dạng thức tồn tại phức tạp hơn như "nhất
xã nhất thôn", "nhất xã nhị tam thôn" Trong đó thôn có thể là một đơn vị tụ cư tương đương với làng, ra đời chính là do nhu cầu quản lý cấp hành chính của bản thân cấp xã Nhà nước thông qua xã quản lý dân cư nhưng xã khó có thể làm tốt chức năng hành chính mà không qua một cấp trung gian khác là thôn Thôn vì thế trở thành đầu mối giáp nối, gắn kết và điều hoà hai hệ thống quản lý: hành chính và tự trị, luật pháp và tục lệ, chính trị và xã hội
Những tiếp cận hồi cố dân téc học của GS Trần Từ đã chỉ ra cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ với rất nhiều hình thức tập hợp khác nhau: tập hợp người theo địa vực (ngõ, xóm), tập hợp người theo huyết thống (họ, chi, ngành), tập hợp người theo líp tuổi(giáp), tập hợp người trong bộ máy chính quyền cấp xã (dân hàng xã, hội đồng kỳ mục, lý dịch ) Các hình thức tổ chức,
Trang 5tập hợp này tuy tồn tại như các "ốc đảo" theo những cơ chế vận hành riêng, nhưng lại đan cài chồng chéo vào nhau tạo ra trong làng xã những mối quan hệ-liên hệ rất chặt chẽ, gắn bó song vô cùng phức tạp Và trùm lên tất cả là làng như tế bào sống của xã hội Việt, mà theo tác giả có thể nói nó là một biển tiểu nông tư hữu
Tổ chức bộ máy làng xã rất phức tạp và có nhiều biến đổi qua các thời kỳ lịch sử Dù mỗi thời kỳ có sự khác nhau nhưng nhìn chung cho đến cuối thế kỷ XIX bộ máy quản lý làng xã nói chung gồm có ba bộ phận gọi là:Dân hàng xã, Hội đồng kỳ mục, và lý dịch
Vào buổi đầu dựng nước, nước được chia ra thành các bộ, dưới bộ là các công xã Đứng đầu các công xã là các bồ chính- già làng Bồ chính lúc đầu là người đại diện cho công xã nhiều hơn cho nhà nước, nhưng xu thế càng ngày càng nhích dần về phía quý téc
Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, dù có cố gắng đến mấy nhưng hầu như chính quyền đô hộ cũng không bao giê với tới đựơc cấp cơ sở của xã hội là làng xã và không đặt được hệ thống xã quan ở đó Dưới thời thuộc Đường, Khâu Hoà đã thi hành chính sách khuôn làng Việt vào mô hình thống trị của Trung Quốc : đặt hương, xã dưới quyền huyện, châu trong đó hương có tiểu hương và đại hương,
xã có tiểu xã và đại xã Với quy mô đó thì Khâu Hoà đã lấy làng Việt cổ truyền làm xã Dù đã tập trung mọi cố gắng vươn xuống tận cơ sở để nắm lấy và sử dụng làng Việt truyền thống như một công cụ phục vụ mưu đồ đồng hoá và nô dịch nhưng nhà Đường cũng vẫn không thành công
Khi giành đựơc quyền tự chủ đất nứơc, họ Khúc đã tích cực thi hành chính sách cải cách, biến làng xã thành đơn vị hành chính cấp cơ sở của nhà nước( gọi
là xã) và đổi hương thành giáp Tổ chức chính quyền của Ngô, Đinh, Tiền Lê tuy cũng có những thay đổi nhưng về cơ bản vẫn duy trì cấp xã và giáp Đến thời Lý, nhà nước đặt ra chức quản giáp hay chức đứng đầu hương để trông coi một số thôn Êp Sang thời Trần, để các đơn vị hành chính cấp cơ sở nắm làng xã được tăng cường hơn, nhà nước đặt ra các chức: đại tư xã, tiểu tư xã Các chức này đều lấy quan trong ngạch của nhà nước: từ lục phẩm trở xuống là tiểu tư xã,
từ ngò phẩm trở lên là đại tư xã Xã quan có khi phải kiêm quản lý nhiều xã Dưới thời Hồ (1400-1407) cải cách của Hồ Quý Ly đã xóa bỏ mô hình xã quan Trong thời thuộc Minh (14071427) chính quyền đô hộ áp dụng mô hình lý
Trang 6-giáp để thống nhất hành chính với chế độ quận huyện của Trung Quốc song ảnh hưởng của mô hình này trong thời kỳ đó không lớn Vào đầu thời nhà Lê, ngay khi lên nắm quyền, Lê Lợi đã quay lại tổ chức mô hình xã quan Đến thời Lê Thánh Tông, để nắm làng xã một cách chặt chẽ hơn, nhà nước đã đổi xã quan thành xã trưởng Đây là người đại diện cho làng xã, nối làng xã với nhà nước và được chính dân xã đó bầu ra theo những tiêu chuẩn và cách thức tuyển chọn của nhà nứơc Như vậy, xã trưởng không còn nằm trong ngạch quan của triều đình nữa Mô hình này được áp dụng cho đến thế kỷ XVIII, khi chóa Trịnh thấy"không thể quản lý nổi làng xã và xã trưởng nữa " nên đã buộc phải bãi bỏ phép khảo khoá xã trưởng phó mặc việc đặt xã trưởng cho dân làng tự quyết định Đến thời Nguyễn (1802-1945), vấn đề nắm giữ làng xã như thế nào luôn được đặt ra Minh Mệnh (1820-1840) đã tiến hành cải cách hành chính đổi xã trưởng thành lý trưởng, bên cạnh lý trưởng có một hoặc hai phó lý Lý trưởng thời Nguyễn cũng không thuộc ngạch quan triều đình Trong thời kỳ Pháp thuộc (1884-1945) với các cuộc cải lương hương chính của thực dân Pháp, bộ máy quản lý làng xã có nhiều thay đổi trong đó quyền lợi của bộ phận lý dịch cũng rất khác trứơc Cho đến cách mạng Tháng Tám 1945 , bé máy quản lý làng xã trên đã bị xoá bỏ hoàn toàn
Như vậy, bộ máy quản lý làng xã nói chung, bộ phận lý dịch nói riêng đã có những biến đổi nhất định qua mỗi thời kỳ lịch sử, ngày càng được hoàn bị trong yêu cầu củng cố mối quan hệ giữa nhà nước và làng xã, cũng như giữa các làng
xã với nhau
Về bộ phận lý dịch có nhiều cách nhìn nhận khác nhau Trong "Phong tục Việt Nam", Phan Kế Bính đã xếp lý dịch vào loại thứ hai trong sáu hạng dân trong làng xã (Chức sắc, Chức dịch, Thí sinh, khoá sinh, Lão, Dân đinh và Ti Êu), đó là những"tân cựu chánh phó tổng, chánh phó lý, hương trưởng, khán thủ, trương tuần và các người có tiền bỏ ra mua xã"
Theo Trần Từ, lý dịch hay kỳ dịch là "những chức viên ở cấp xã của chính quyền quân chủ trung ương, đứng đầu là lý trưởng- một nhân vật do dân hàng xã bầu ra, mà chức trách là cùng với các viên đồng sự thực hiện những chủ trương của Hội đồng kỳ mục và chịu trách nhiệm về việc làng, việc nước trước chính quyền quân chủ trung ương"[3;65-66]
Trang 7Bộ phận lý dịch nhìn chung gồm có:
Lý trưởng :là người đứng đầu tổ chức lý dịch ở cấp xã, phụ trách chung mọi
công việc của cấp xã Họ thay mặt làng xã để giao dịch với chính quyền phong kiến cấp trên, đôn đốc nông dân trong xã thực hiện nghĩa vụ của nhà nước như đóng thuế, đi phu đi lính Đồng thời họ cũng là hiện thân cao nhất của quyền lực, giải quyết các vụ việc xảy ra trong làng xã Lý trưởng chịu trách nhiệm chung các công việc của làng xã
Phó lý: là người trợ giúp đắc lực cho lý trưởng.Nếu mỗi xã có một lý trưởng
, thì số phó lý của mỗi xã lại phụ thuộc vào số làng của xã đó Phó lý thường đi đôn đốc từng việc cụ thể đối với nông dân trong xã và cũng có thể thay mặt lý trưởng để giải quyết công việc của làng
Hương trưởng: là người đặc trách việc công Ých của làng xã, có trách
nhiệm cùng phó lý trực tiếp lấy phu và trực tiếp tổ chức, điều khiển công việc nơi làm công cộng
Khán thủ: hay còn gọi là xã tuần, trương tuần là người chuyên trách giữ gìn
an ninh, trật tự của làng xã Đó là người trực tiếp tổ chức đội tuần đinh của làng Đây cũng là một cộng sự đắc lực của lý trưởng qua mỗi kỳ sưu thuế
Cơ cấu trên của bộ phận lý dịch là phổ biến nhất trong bộ máy quản lý làng
xã Tuy nhiên cơ cấu đó cũng có những biến đổi Ýt nhiều trong từng làng xã cụ thể theo yêu cầu của làng xã đó
2.Mét số quyền lợi của bộ phận lý dịch trong làng xã qua tài liệu " Hương ước cổ Hà Tây"
Từ trước đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về hương ước,về làng xã và đạt được nhiều thành tựu Qua các công trình đó, đã cho phép chúng
ta có được cái nhìn tương đối cơ bản về bộ máy quản lý làng xã trong lịch sử đặc biệt là khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Tài liệu hương ước nói chung và "Hương ước cổ Hà Tây"nói riêng đã có những quy định khá cụ thể về bộ máy quản lý làng xã đặc biệt là bộ phận lý dịch.Một cách gián tiếp hay trực tiếp, hầu hết các hương ước đều đề cập đến:các chức vụ, các tiêu chuẩn tuyển chọn (trong đó có tiêu chuẩn cần là tư cách của từng người và tiêu chuẩn đủ là lệ khao vọng), trách nhiệm còng như quyền lợi
Trang 8của bộ phận lý dịch làng xã Do những hạn chế về tư liệu, nên ở đây chóng tôi
chỉ bước đầu đi vào xem xét một số quyền lợi của lý dịch được đề cập đến trong
một số hương ước của làng xã Hà Tây
Xin xem bảng thống kê dưới đây
Thống kê một số quyền lợi của bộ phận lý dịch
(Nguồn :Hương ước cổ Hà Tây- Bảo tàng sở văn hoá thông tin thể thao Hà Tây,1993)
Bảng 1:Quyền lợi của lý trưởng và phó lý
Chức vô
Đơn vị
Cấp tiền (quan)
Cấp ruộng (sào)
Thứ vị tại đình
Quyềnlợi khác Cấp
Tiền (quan)
Cấp ruộng (sào)
Thứ vị tại định
Quyền lơị khác
20 Chiếu
ba
-dự chiếu kỳ mục -trừ tạp dịch -đượcbiếu phần
10 Chiếu
ba
-dự chiếu
kỳ mục -trừ tạp dịch -được biếu phần
Xã DuyênTrường
thứ
giữa
Biếu cỗ (1 mạch tiền)
Gian giữa
Biếu cỗ (1mạch tiền)
trên
Biếu cỗ (1 lòng lợn)
trên
Biếu cố (11òng lợn)
5 Chiếu
trên
Biếu cỗ (1lòng lợn)
trên
trên
XãPhùngKhoang 120 Chiếu
trên
60
trên
2,7
trên
Làm viên mục khi đủ 4 năm
Làm viên mục khi đủ
4 năm
khoản tế lễ
Trang 9Bảng 2: Quyền lợi của hương trưởng và khán thủ Chức vụ
Cấp tiền (quan)
Cấp ruộng (sào)
Thứ
vị tại đình
Quyền lợi khác Cấptiền
(quan)
Cấp ruộng (sào)
Thứ
vị tại đình
Quyền lợi khác
Xã Đại Mỗ Giangiữa Biếu cỗ(1mạch
tiền)
Gian giữa Biếu cỗ(1mạch
tiền)
(1bé lòng)
(1bé lòng)
Một vài nhận xét
1 Trong 13 làng xã đề cập đến, chỉ có 5 làng xã (xã Duyên Trường,
Làng La Khê, Xã Đại Mỗ, Xã Phú Đô, Làng Yên Lé) có quy định quyền lợi một cách đầy đủ của cả bộ máy lý dịch, có 1 làng xã (xã Ngọc Trục) quy định quyền lợi của khán thủ và hương trưởng, còn lại hầu hết các làng xã chỉ quy định quyền lợi của lý trưởng và phó lý Điều này phần nào phản ánh đựơc vị trí, vai trò của các chức dịch trong bộ phận lý dịch trong từng làng xã.
2 Bảng thống kê trên đã phần nào cho ta một cái nhìn khá cụ thể về những quyền lợi mà làng xã dành cho bộ phận lý dịch: bên cạnh việc
cấp tiền, cấp ruộng với tính chất là trả lương hàng năm, bộ phận lý dịch còn đựơc hưởng một số quyền lợi khác như đựơc miễn trừ tạp
Trang 10dịch, được biếu một phần cỗ khi trong làng có việc cũng như được quy định thứ vị cụ thể tại đình
3 Về việc cấp tiền và cấp ruộng, được từng làng xã quy định cụ thể
- Trong 13 làng xã được đề cập đến, ta thấy không có làng xã nào vừa cấp tiền, vừa cấp ruộng cho bộ phận lý dịch mà chỉ có một trong hai hình thức trên
- Trong hai hình thức cấp tiền và cấp ruộng ta thấy cấp ruộng là phổ biến hơn:có 7 làng xã thực hiện cấp ruộng, có 3 làng xã thực hiện cấp tiền Bên cạnh đó còng có 3 làng xã chỉ quy định dành cho lý dịch một số quyền lợi nhất định
- Việc cấp ruộng giữa các làng xã rất khác nhau:có làng xã lấy đơn vị cấp là mẫu, có nơi lấy là sào và cũng có nới lấy là thứơc Làng xã cấp ruộng nhiều nhất là xã Ngọc Trục cấp cho lý trưởng 30 sào, khán thủ
20 sào, trong khi Mé Lao cấp cho lý trưởng là 5 sào, phó lý là 2,7
sào-là đơn vị cấp ruộng Ýt nhất.
-Việc cấp ruộng cho các đối tượng trong một xã cũng rất khác nhau:7 làng xã thực hiện cấp ruộng thì ta thấy cả 7 nơi đều cấp ruộng cho lý trưởng, trong khi cấp ruộng cho phó lý chỉ có 4 làng xã, cho hương trưởng là 2 và khán thủ là 2 làng xã Trong đó chỉ có duy nhất 1 xã là
xã Phú Đô là cấp ruộng cho cả bộ phận lý dịch.
-Việc cấp tiền cho bộ phận lý dịch cũng rất khác nhau, ba làng xã thực hiện cấp tiền có ba quy định riêng: thônTrung Văn chỉ cấp tiền cho phó lý, xã Phùng Khoang cấp tiền cho phó lý và lý trưởng, còn làng Yên Lé cấp tiền cho cả bộ phận lý dịch là 30 quan tiền Trong số những người được cấp tiền thì lý trưởng xã Phùng Khoang được cấp nhiều nhất là 120 quan và thấp nhất là bộ phận lý dịch ở làng Yên Lé.
4 Thứ vị tại đình khi tế tự hay ăn uống và các quyền lợi khác cũng được quy định rất cụ thể
- Về thứ vị tại đình (đối với những làng xã có quy định) thì lý trưởng, phó lý , hương trưởng và khán thủ đều có vị trí như nhau Tuy nhiên ở mỗi làng xã vị trí đó lại được quy định rất khác nhau, có nơi là chiều