Sử dụng chính sách đa ngoại tệ trong thanh toán quốc tế.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng Hợp Hà Nội (Geleximco) (Trang 47)

Hiện nay, thị trường mà công ty xuất khẩu rất đa dạng gồm Mỹ, EU, Nhật Bản,Asian các nước này đều sở hữu những đồng ngoại tệ mạnh và đang được sử dụng tích cực trong thanh toán như: EUR, JPY… Điều này tạo cho công ty có thể thực hiện chính sách đa ngoại tệ trong thanh toán quốc tế, từ đó doanh nghiệp có thể chọn những ngoại tệ nào tương đối ít biến động về tỷ giá hoặc có quan hệ mua bán lớn để thực hiện các khoản thanh khoản. Đây là một chiến lược kinh doanh nhằm chia sẻ rủi ro, các công ty không nên tập trung vào một đồng ngoại tệ (USD) như hiện nay. Bởi khi doanh nghiệp Việt Nam chỉ áp dụng một loại ngoại tệ trong nước sẽ làm cho tỷ giá ràng buộc vào ngoại tệ đó, nhưng hiện tại công ty lại ít quan tâm đến tỷ giá USD/JPY hay USD/EUR đây là nguyên nhân khiến quá trình dự báo chưa hoàn thiện. Sử dụng các đồng EUR và USD sẽ khiến công ty có một cách nhìn cẩn thận và chi tiết hơn. Ngoài ra, sử dụng đa ngoại tệ trong thanh toán sẽ giúp công ty chủ động hơn trong các đơn hàng xuất khẩu, việc nghiên cứu tỷ giá hối đoái cũng được sát sao hơn với mỗi thịt trường từ đó việc lập kế hoạch kinh doanh cho mỗi thị trường của công ty sẽ chính xác hơn.

Tỷ giá thường ít được công ty lưu tâm trong quá trình đàm phán điều đó gây nên những rủi ro khi mà thị trường hối đoái diễn biến theo chiều hướng tiêu cực Khi có công tác dự báo tốt thì tỷ giá nên được công ty đưa vào trong quá trình đàm phán hợp đồng nhằm hạn chế các rủi ro khi phát sinh. Biên động tỷ giá là vấn đề cần đặt ra trong quá trình đàm phán, cần phải lựa chọn biên độ phù hợp, các sai số tỷ giá trong thanh toán hợp lý nhằm đảm bảo doanh thu và lợi nhuận cho công ty khi tỷ giá diễn biến xấu. các nhà nhập khẩu thường không đưa vấn đề tỷ giá trong thanh toán nhưng đây lại là mấu chốt quan trọng trong các hợp đồng thương mại với nhà xuất khẩu. Để đưa vấn đề tỷ giá vào đàm phán thì công ty cũng cần phải nâng cao năng lực cho các nhà đàm phán. Sự chủ động trong quá trình dự báo và sản xuất của công ty cũng là nguyên nhân nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, giúp công ty đàm phán tốt.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng Hợp Hà Nội (Geleximco) (Trang 47)