Dự báo tình hình biến động tỷ giá trong thời gian tới và phương hướng giải quyết.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng Hợp Hà Nội (Geleximco) (Trang 41)

công ty XNK Tổng Hợp Hà Nộ

4.2 Dự báo tình hình biến động tỷ giá trong thời gian tới và phương hướng giải quyết.

giải quyết.

4.2.1. Dự báo về sự biến động của tỷ giá hối đoái nửa cuối năm 2010 và đầu năm 2011

Biến động tỷ giá thường rất linh hoạt và khó lường gây những khó khăn cho công tác dự báo và là bài toán khó với nhà quản lý vĩ mô. Lý do cho khó khăn trong công tác dự báo chính là tỷ giá chịu nhiều ảnh hưởng lớn từ môi trường vĩ mô như: Cung cầu tiền tệ, lãi suất, cán cân thanh toán, sự can thiệp của chính phủ, tâm lý nhà đầu tư… chính vì thế để công tác dự báo đúng và hiệu quả ta cần nghiên cứu những sự chuyển dịch của các nhân tố ảnh hưởng này:

Nghiên cứu về tình hình xuất nhập khẩu, thâm hụt thương mại 2010 đã cho thấy kim ngạch xuất khẩu tăng 12%, kim ngạch nhập khẩu tăng 15% khiến cán cân thương mại thâm hụt khoảng 1,1 tỷ USD, cao hơn 37% so với 2009. Cán cân tổng thể 2010 tiếp tục thâm hụt khi giải ngân vốn FDI chiếm 40% tổng lượng giải ngân do các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam tài trợ nên không tạo ra nguồn cung USD hỗ trợ thị trường ngoại tệ. Bên cạnh đó, hiện nay việc ngân

mua ngoại tệ trả nợ rất lớn. Qua tình hình thâm hụt cán cân thương mại ta thấy tỷ giá USD/VNĐ có xu hướng tăng và VNĐ có khả năng bị phá giá.

Tuy nhiên mức thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế và mức thâm hụt thương mại chỉ là những tác động dài hạn còn tại Việt Nam, tỷ giá hối đoái chịu tác động ngắn hạn bởi lãi suất và biên độ tỷ giá. Một quốc gia có chịu những ảnh hưởng lớn từ đồng USD như Việt Nam khi Chính phủ có chủ trương hỗ trợ lãi suất đã làm cho lãi suất cho vay của đồng Việt Nam giảm xuống. Tuy nhiên, vì Chính phủ không song song hỗ trợ lãi suất đồng USD nên đã làm cho khoảng cách của chênh lệch lãi suất giữa đồng USD và VND bị thu hẹp lại. Khi khoảng cách này càng gần thì nghiễm nhiên, VND trở nên mất giá và đồng USD bị tăng giá cục bộ ở Việt Nam một cách không bình thường. Từ đó một lượng lớn ngoại tệ mạnh được rút ra trong lưu thông và được găm giữ nhằm tìm kiếm lợi nhuận từ sự gia tăng tỷ giá. Điều đó phản ánh sự kì vọng của thị trường cũng là nguyên nhân khiến tỷ giá thay đổi.

Diễn biến tỷ giá đầu năm 2010 vẫn diễn ra hết sức phức tạp, sau những lần giảm liên tiếp điển hình vào những ngày cuối tháng 4 đầu tháng 5, sau gần 1 tháng giảm từ mức kịch trần biên độ với 19.100 VND về khoảng 18.990 VND (giảm khoảng 0,52% so với tháng 3), giá USD bán ra của các ngân hàng thương mại bắt đầu tăng trở lại. Đó là những biện pháp can thiệp kịp thời của chính phủ, ngân hàng Nhà nước Việt Nam có công văn số 3401/NHNN-CSTT gửi các ngân hàng thương mại, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, các công ty tài chính yêu cầu báo cáo về việc huy động và cho vay bằng ngoại tệ. Theo văn bản này, để thực hiện các giải pháp xuất khẩu, hạn chế nhập siêu và cải thiện cán cân thanh toán theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 6/4/2010, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng xây dựng và gửi báo cáo về huy động vốn và cho vay bằng ngoại tệ; trong đó đánh giá mặt được, mặt chưa được về huy động vốn và cho vay bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật hiện hành. Đây là những biện pháp can thiệp kịp thời khi tăng

trưởng huy động ngoại tệ ước chỉ tăng khoảng 1%, trong khi tăng trưởng tín dụng ước đã lên khoảng 17,07%.

Qua những tác động trái chiều từ các nhân tố ảnh hưởng, thị trường ngoại hối đã thể hiện sự phức tạp vốn có của nó. Chỉ cần một tác động của một trong những nhân tố ảnh hưởng cũng có thể làm cho tỷ giá hối đoái thay đổi. Tỷ giá nhạy cảm đòi hỏi công tác dự báo tỷ giá phải luôn sát sao và bám sát với sự thay đổi của các nhân tố xung quanh nhất là các động thái của chính phủ và ngân hàng Nhà nước. Thêm vào đó để công tác dự báo được sát sao hơn ta cần chú ý diễn biến đáng chú ý của đồng EUR khi cuộc khủng hoảng Hy Lạp đang lan rộng:

Hy Lạp, quốc gia đang bị bao phủ bởi bóng đen khủng hoảng và tình hình bạo loạn gia tăng trên các đường phố, đang tiếp tục nhích gần hơn tới bờ vực vỡ nợ cấp quốc gia, dù gói giải cứu trị giá 110 tỷ Euro từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang chờ được kích hoạt. Điều mà thị trường lo ngại hơn nữa ở thời điểm này là khủng hoảng sẽ không chỉ dừng ở bên trong biên giới Hy Lạp. Hai quốc gia khác trong khối Eurozone với mức thâm hụt ngân sách cao và nợ công chồng chất là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng đang có nguy cơ chung số phận với Hy Lạp. Vòng xoáy khủng hoảng đã khiến niềm tin của giới đầu tư vào đồng Euro ngày càng thêm suy sụp, trong khi các đồng tiền có mức lãi suất thấp như USD và Yên Nhật đang được xem là có độ an toàn.

Những diễn biến tiếp theo từ thị trường Hy Lạp sẽ tác động lên đồng EUR qua đó đẩy giá trị đồng này tăng hoặc giảm. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu của công ty khi EU đang là một trong những thị trường chiếm tỷ trọng chủ yếu của công ty. Nếu đồng EUR giảm thì xuất khẩu của công ty sẽ chịu tác động xấu khi mà nhà nhập khẩu sẽ phải bỏ nhiều tiền hơn để thực hiện các hợp đồng bằng đồng USD với công ty.

4.2.2 Dự báo sự phát triển của ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian tới.

Ngành Thủy sản Việt Nam có một vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân đóng góp cho GDP khoảng 4%. Trong cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp Thủy sản đã chiếm 21% tỷ trọng. Việt Nam là quốc gia có diện tích mặt nước khá lớn, người lao đông chủ yếu làm trong lĩnh vực nông nghiệp, ngành thủy sản phát triển đã giải quyết được rất nhiểu công ăn việc làm của người lao động nông nghiệp tạo sự ổn định trong nền kinh tế . Xuất khẩu Thủy sản đứng vị trí thứ 3 (sau dầu hỏa và may mặc) là một trong các lĩnh vực xuất khẩu thu về ngoại tệ lớn cho Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Thủy sản bình quân trong 5 năm là 12%/năm. Theo đánh giá của FAO, Việt Nam nằm trong số các nước có sản lượng khai thác thủy sản lớn và có thiên nhiên ưu đãi. Theo quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển của ngành Thủy sản đến năm 2010 và định hướng năm 2020, mục tiêu cụ thế đến năm 2010 như sau:

- Sản lượng tăng với tốc độ bình quân 3,8%/năm

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng với tốc độ bình quân 10,63%/năm

- Tổng sản lượng thủy sản đến năm 2010 đạt 3,5-4,0 triệu tấn/năm - Giá trị kim ngạch xuất khẩu 2010 đạt 4 tỷ USD

- Lao động nghề cá tăng bình quân 3%/năm.

Với định hướng của ngành cho thấy tốc độ phát triển trong hoạt động xuất khẩu thủy sản là rất lớn, mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản phát triển và mở rộng quy mô, mở rộng thị trường và gia tăng năng lực sản xuất.

4.2.3 Phương hướng phát triển của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng Hợp Hà Nội trong thời gian tới:

Trước tình hình lạc quan cho ngành thủy sản Việt Nam, công ty cần tranh thủ nắm bắt lấy cơ hội và chủ động hơn với những biến động của thị trường hối

cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành mà còn ứng biến linh hoạt với điều kiện tác động của môi trường vĩ mô. Sự chủ động trước những thay đổi dù là tích cực hay tiêu cực của tỷ giá cũng luôn được công ty cân nhắc và ứng phó kịp thời. Những vấn đề nảy sinh trong thời gian vừa qua đặt cho công ty những nhiệm vụ sau:

- Thực hiện tốt công tác lập kế hoạch kinh doanh, việc lập kế hoạch phải tính toán đến từng giai đoạn cụ thể.

- Chủ động về nguồn cung ứng.

- Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.

- Phát triển thị trường một cách cân đối, toàn diện. Tìm kiếm và mở rộng các thị trường tiềm năng như Asian, khai thác sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

- Hoàn thiện quá trình đàm phán và thực hiện hợp đồng.

- Đẩy mạnh xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, phấn đấu là doanh nghiệp xuất khẩu mũi nhọn của ngành.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng Hợp Hà Nội (Geleximco) (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w