Thị trường tiêu thụ chủ yếu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng Hợp Hà Nội (Geleximco) (Trang 29)

Mặt hàng hải sản và tiểu thủ là một trong những mặt hàng thế mạnh nhất trong xuất khẩu của công ty XNK Tổng Hợp Hà Nội. Thị trường tiêu thụ chủ yếu mặt hàng hải sản là Châu Âu, Mỹ, các nước Asian, Nhật Bản…. Trong đó những năm vừa qua xuất khẩu hải sản là chủ chốt và chịu ảnh hưởng khá lớn từ biến động tỷ giá. Sự ảnh hưởng này trên tác động đến rất nhiều khía cạnh trong hoạt động xuất khẩu của công ty trong đó có thị trường tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận xuất khẩu, giá và sản lượng xuất khẩu, thực hiện hợp đồng xuất khẩu, đàm phán hợp đồng. Cụ thể như sau:

Bảng 3.3 Thị trường tiêu thụ chủ yếu

Năm 2007 2008 Năm 2009

Tỷ lệ% Doanh số Tỷ lệ% Doanh số Tỷ lệ% Doanh số Châu Âu 57,37 4.867.160 USD 55.85 5.127.613 USD 56.12 5.186.521USD Mỹ 34,54 2.930.339 USD 29.35 2.578.412 USD 18.47 1.701.621USD Nhật 6,89 584.732 USD 14.34 1.310.618 USD 23.15 2.130.562USD

Asian 1,20 102.255 USD 1.03 8.888.005 2.04 184.645 USD

Cộng 100 8.484.486 USD 100 8.888.005 USD 100 9.203.160

Nguồn: Báo cáo tài chính công ty năm 2007 – 2009

Thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản chiếm 98% kim ngạch xuất khẩu của công ty nhất là Châu Âu và Mỹ tuy tỷ giá đồng USD đang theo chiều hướng thuận lợi nhưng tỷ trọng xuất khẩu của hai thị trường này vẫn giảm do hiệu định áp thuế bán phá giá từ Mỹ lên cá Tra và Basa, của EU lên sản phẩm tôm. Không những thế tỷ giá USD/EUR diễn biến khó lường, đồng USD liên tục mất giá so với đồng EUR làm giảm lượng hàng nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Lượng hàng xuất khẩu và Mỹ giảm theo các năm cụ thể năm 2008 doanh số xuất khẩu là 2.578 triệu USD giảm 0.352 triệu USD và đến năm 2009 tiếp tục giảm doanh số xuất khẩu sang thị trường Mỹ là 1.701 triệu USD. Cơ cấu thị trường hàng thủy sản của công ty cũng có sự thay đổi rõ rệt khi so với năm 2008 thị phần xuất khẩu sang Mỹ đã giảm 5.19% so với năm 2007 và năm 2009 giảm 10.88%. Nguyên nhân chính là sự mất giá của đồng USD so với đồng EUR và đồng JPY. Đồng ngoại tệ của công ty thanh toán chủ yếu vẫn là đồng USD và công ty áp dụng USD cho tất cả các hợp đồng thanh toán của mình. Chính vì thế EUR tăng giá so với USD đã tạo ra cơ hội mua hàng nhiêu hơn cho thị trường này. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty đã có sự chuyển dịch rõ rệt. Thị trường Nhật Bản từ trước đến giờ là thị trường truyển thống nhưng vẫn đầy tiềm năng khi các sản phẩm giá trị gia tăng đang được khai thác. Thêm vào đó tình hình biến động tỷ giá USD/JPY trong giai đoạn 01/2008-4/2009 là tương đối phức tạp. Cụ thể, tháng 1 năm 2008 tỷ giá USD/JPY là 114,12 song đến tháng 2 tỷ giá USD/JPY giảm mạnh xuống 106,16 và lại trở lại mức 114,44 ngay sau tháng 3. Từ đó tỷ giá giữ được mức tỷ giá USD/JPY khá ổn định và xoay quanh mức 106,33. Đến quý 4 năm

2008, tỷ giá USD/JPY lại giảm mạnh có thời điểm ở mức 87,56 khiến cho những hợp đồng của công ty trong khoảng thời gian này tăng đột biến. Đồng USD mất giá so với đồng JPY cũng thúc đẩy sự thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty. Trong tương lai Nhật Bản là một trong thị trường công ty khai thác tối đa, qua đó đặt ra sự nghiên cứu kĩ lưỡng hơn về thị trường này nhất là tỷ giá USD/JPY khi các hợp đồng công ty thanh toán chủ yếu bằng đồng USD.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng Hợp Hà Nội (Geleximco) (Trang 29)