Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
87,74 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU. Những ảnh hưởng ngoại tác tích cực và hiệu quả phân phối lại thu nhập đảm bảo công bằng xã hội của giáo dục, dẫn tới vấn đề đòi hỏi giáo dục công miễn phí đã trở thành ngọn cờ tiên phong trào đấu tranh dân quyền và nhân quyền trong cuộc cách mạng tư sản ở Pháp từ cuối thế kỷ XVIII, và sau đó được lan rộng khắp châu Âu, mà hiện nay được chấp nhận rộng rãi, đặc biệt ở những nước Bắc Âu. Việt Nam đang xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì tiêu chí công bằng xã hội trong tiêu dùng hàng hóa giáo dục, cũng không năm ngoài mục đích này. Khác với những nước có khoảng thời gian dài đầu tư coh phát triển, những chính sách cung cấp và tài trợ cho giáo dục ở các nước đang phát triển nếu không có nghiên cứu để tìm ra những luận cứ khoa học đầy đủ, thì quá trình thực hiện sẽ luôn luôn gặp phải những mâu thuẫn. Kết quả dẫn đến, không chỉ hiệu quả kinh tế của các chính sách đầu tư không đạt được mục đích mà còn tạo ra thêm những bất công trong giáo dục, kết quả phân phối ngược có thể xảy ra, mà nguồn gốc lại bắt đầu từ những quyết sách của chính Nhà nước. Những mâu thuẫn trong các chính sách đầu tư cho giáo dục thường xuất hiện ở các quốc gia mà mong muốn phát triển hệ thống giáo dục của mình trước quy mô tăng trưởng của nền kinh tế, bởi vì chi tiêu cho giáo dục bị ấn định bởi ngân sách quốc qia, nhưng chi phí cho giáo dục lại luôn tăng, cùng với nhu cầu học tập ngày càng tăng của Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 1 người dân lại không thể bị giới hạn, bởi vậy, trong các chính sách tài trợ cho giáo dục, Chính phủ luôn mong muốn có thêm đóng góp từ phía người dân, cộng đồng thông qua hệ thống đại học tư thục, dùng các chính sách tư nhân hóa, xã hội hóa giáo dục. Tuy tiến trình mở rộng sự tham gia của cộng đồng vào tài trợ cho giáo dục là con đường tất yếu, nhưng không phải luôn thành công, nếu thiếu cơ sở pháp lý, thiếu tính công khai, minh bạch có thể sẽ làm cho những chính sách công bằng trong giáo dục bị biến dạng, lạm dụng bởi mục tiêu lợi nhuận, rút cục giáo dục bị rơi vào những cái bẫy có kết quả không mong đợi mà có thể dự báo trước. Do vậy, vấn đề cung cấp các sản phẩm của giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học trong nền kinh tế để nhắm tới nhiều mục đích, trong đó có thực hiện phân phối lại đảm bảo công bằng xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của chi tiêu công ở các quốc gia trên thế giới ngày nay. PHẦN 1 : CÔNG BẰNG TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM. I. NHẬN THỨC VỀ CÔNG BẰNG TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM: Công bằng xã hội trong giáo dục là một vấn đề rộng lớn và phức tạp, được xem xét trên cả góc độ vĩ mô và vi mô, xét trên giác độ địa lý, tự nhiên, xã hội. Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 2 Xét theo giác độ khu vực, địa lý ta thấy có sự khác biệt trong các vùng điều kiện hưởng thụ giáo dục như thành thị-nông thôn, đồng bằng-miền núi… Xét theo giác độ tự nhiên-xã hội ta thấy sự khác biệt về cơ hội tiếp thu giáo dục ảnh hưởng từ giới, độ tuổi, từ người phát triển trí tuệ bình thường và người thiểu nẳng về trí tuệ, từ xuất phát điểm điều kiện sống, lối sống, mức sống… Như vậy công bằng xã hội trong giáo dục là quyền được hưởng thụ như nhau về điều kiện, cơ hội học tập và phát triển của mỗi người cũng như nghĩa vụ của họ phải tham gia, đóng góp trong khả năng và môi trường mà người đó phụ thuộc. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt, bất công bằng xã hội trong giáo dục giữa các cá nhân, theo vùng, miền, sắc tộc là sự khác biệt về nguồn gốc tài sản bẩm sinh, cùng với chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế-xã hội nói chung, dẫn đến mức thu nhập khác nhau của từng con người trong xã hội là. Nhận thức về khái niệm công bằng cũng không hoàn toàn không đồng nhất. Có 2 cách hiểu khác nhau về công bằng xã hội: - Công bằng ngang: là sự đối xử như nhau đối với những người có tình trạng kinh tế như nhau (được xét theo một số tiêu chí nào đó như thu nhập,hoàn cảnh gia đình,tôn giáo,dân tộc…). Đối với hàng hóa giáo dục,ai cũng đều có quyền đi học không phân biệt thành phần cấp bậc,chủng tộc,tốn giáo v v…đó là công bằng ngang. Công bằng dọc: là đối xử khác nhau với những người có khác biệt bẩm sinh hoặc có tình trạng kinh tế ban đầu khác nhau nhằm khắc phục những khác biệt sẵn có. Hãy so sánh giữa giáo dục phổ thông và giáo dục đại học, có thể thấy với kiến thức phổ thông mọi người đều có khả năng tiếp thu và tích lũy được như nhau, nhưng với giáo dục đại học thì không phải ai cũng có thể. Có thể nói đầu vào đại học đã cho thấy được sự phân loại: người có khả năng tích lũy tri thức nhiều hơn cùng với khả năng tài chính sẽ có cơ hội vào đại học cao hơn những người khác. Như vậy nền giáo dục đại học cho thấy rõ đã có sự phân bổ theo công bằng dọc trong hệ thống giáo dục. Nếu như công bằng ngang có thể thực hiện bởi cơ chế thị trường, thì công bằng dọc cần có sự điều tiết của nhà nước. Chính phủ thực thi chính sách phân phối theo công bằng dọc nhằm giảm chênh lệch về phúc lợi giữa các cá nhân. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục là vấn đề rất khó khăn, nan giải, không kể đến những yếu tố về chính trị thì sự bình đẳng về giáo dục còn bị va chạm vào hàng Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 3 loạt các yếu tố xã hội phức tạp khác như: chi phí cho việc học tập, hoàn cảnh xã hội và gia đình, hệ thống tổ chức của giáo dục. Có thể nói giải quyết vấn đề công bằng xã hội trong giáo dục chính là việc thu hẹp sự cách biệt xã hội, nhưng chúng ta chỉ có thể tiệm cận được nó chứ không thể đạt được nó một cách hoàn hảo. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục là điều kiện để phát triển nguồn nhân lực, trong đó vai trò của Chính phủ mang yếu tố quyết định. Nhà nước phải vượt lên trên mọi quan niệm và xu hướng xã hội, nhìn vào nhu cầu của toàn dân, như thế mới mong giữ được công bằng trong việc mở mang nền giáo dục. Bác Hồ có nhận định “Mọi người thanh niên Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”. Có thể nói tư tưởng dành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân và cụ thể hơn là ham muốn tột bật của Người. “… ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành là tư tưởng xuyên suốt, căn bản trong việc thực hiện công bằng xã hội nói chung và công bằng xã hội trong giáo dục nói riêng”. Đường lối, chính sách của Việt Nam luôn luôn nhất quán coi trọng việc xây dựng nền tảng học vấn tối thiểu cho toàn dân để trên cơ sở đó không ngừng phát triển sự nghiệp giáo dục nhằm mục tiêu: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Trong Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định rất rõ ràng : “Công dân có quyền và nghĩa vụ học học tập”, hoặc: “mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng. Nhà nước ưu tiên tạo điều kiện cho con em các dân tộc thiểu số, con em ở vùng có điều kiện kinh tế -xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật , khuyết tật và các đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình”. Bảng : Xếp hạn chỉ số cạnh tranh và chỉ số giáo dục của một số nước trong khu vực. Quốc gia Chỉ số Cạnh tranh Hàn Quốc Singapore Malaixia Indonexia Philippin Thái lan Trung Quốc Việt Nam Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 4 Chỉ số cạnh tranh GCI 11 7 21 54 71 28 34 88 Ngân sách giáo dục 76 100 20 120 96 46 111 97 Nhập học tiểu học 4 37 43 42 56 87 50 88 Chất lượng giáo dục tiểu học 23 3 17 45 84 55 48 92 Nhập học trung học 48 32 86 96 69 90 91 87 Nhập học đại học 1 36 60 86 63 40 80 103 Chất lượng hệ thống giáo dục 19 1 15 29 54 41 73 112 Chất lượng học toán, KH 10 1 13 32 109 41 57 79 Chất lượng các trường QL 26 7 23 32 35 33 90 120 Tiếp cận Internet 4 9 31 64 58 37 46 67 Mức độ sẵn sàng các dịch vụ đào tạo và nghiên cứu 14 17 21 29 64 62 39 74 Đào tạo đội ngũ 5 7 16 34 31 36 61 83 Trải qua hơn nửa thế kỷ dựng nước , và một phần ba thế kỷ thống nhất đất nước, nền giáo dục Việt Nam đã có những bước phát triển. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, với đa số người dân mù chữ, nền giáo dục bị lệ thuộc, mà ngày nay Việt Nam đã có một đội ngũ đông đảo những người lao động có trình độ cao đáp ứng cho sự nghiệp phát triển đất nước nói chung, sự nghiệp giáo dục nói riêng. Từ một nền giáo dục bảo hộ, thuộc địa, thiếu mọi nguồn lực từ độicz ngủ giảng viên đến cơ sở vật chất, tài chính phải đi vay, đến chương trình đào tạo, nội dung học thuật phải du nhập từ nước ngoài, nhưng ngày nay Việt Nam đã có một hệ thống giáo dục với đầy đủ các hệ, các cấp đào tạo từ mẫu giáo cơ sở đến bậc đào tạo cao nhất là tiến sĩ. Chúng ta không phủ nhận kết quả đã đạt được, nhưng những đòi hỏi về tính hiệu quả của một nền giáo dục hiện đại, đáp ứng nhu cầu về cơ hội được học tập của mọi người dân thì vẫn còn những hạn chế. Tình hình giáo dục của Việt Nam hiện nay cho thấy không chỉ chất lượng đào tạo đang được báo động khẩn cấp, mà khoảng cách về trình độ phát triển giáo dục và đào tạo giữa các vùng miền trong nước không những không được thu hẹp mà còn có xu hướng mở rộng dần. Giáo dục và đào tạo ở vùng nông thôn đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều khó khăn. II. NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA CHÍNH SÁCH TÀI TRỢ CÔNG ĐỂ CÓ CHI PHÍ THẤP TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM: 1. Gia tăng bất công của chính sách học phí thấp: Phương thức truyền thống tài trợ cho giáo dục đại học ở Việt Nam bị ảnh hưởng rất đáng kể bởi các nền giáo dục của Pháp(thời kỳ thực dân Pháp xâm lượt nước ta), sau này là Liên Xô, trực tiếp cung cấp tài chính cho các cơ sở đào tạo. Chính phủ tài trợ theo đầu vào, người học sẽ nhận được trợ cấp gián tiếp của Chính phủ thông qua cơ sở đào Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 5 tạo. Tức là những sinh viên nào muốn nhận được tài trợ của Chính phủ đều phải vượt qua kỳ thi tuyển sinh và vào học trong các trường công lập. Sinh viên vào đại học không phải nộp tiền học phí (trong nền kinh tế bao cấp trước năm 1986) hoặc tiền học phí phải đóng là rất thấp, từ khi chuyển sang kinh tế thị trường. Tuy nhiên, hệ thống trợ cấp này dang bị phê phán cả về cơ sở lý luận công bằng lẫn hiệu quả. Luận cứ chính từ sự hỗ trợ của Chính phủ là nó đã dẫn đến sự phân phối lại thu nhập đảm bảo công bằng hơn. Song sự phê phán lại chứng minh ngược lại:những người nhận trợ cấp chủ yếu là những người đã có may mắn. Bởi vì thu nhập trung bình của những người đi học đại học thường cao hơn những người không đi học, vì vậy giúp đỡ học là giúp đỡ những người có hoàn cảnh khá giả hơn. Hay nói cách khác đi là, những người có hoàn cảnh gia đình khá giả thường có cơ hội học tập tốt hơn, vào đại học ở trường công lập được miễn phí, như vậy trợ cấp cho giáo dục ở đây lại hướng đến những đối tượng có thu nhập khá giả. Trong khi đó, những người có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập bình quân ở mức thấp thì lại có ít cơ hội học tập trong các trường đại học công lập, tức là với họ không có trợ cấp nào cả. Từ đó thấy rằng, trợ cấp trực tiếp cho giáo dục đại học chính là thực hiện quá trình phân phối ngược. Tác động thuần túy của trợ giúp đối với phân phối lại thu nhập không rõ ràng: vì người giàu có hơn thường đóng nhiều thuế hơn, cho nên họ phải chịu phần chi phí lớn hơn, nhưng lại nhận phần lợi ích lớn hơn. Tuy nhiên, không phải cứ học phí đào tạo thấp, người nghèo sẽ được đi học, công bằng xã hội sẽ đảm bảo tốt hơn, mà ngược lại, khi học phí thấp, ngân sách Nhà nước phải gánh chịu phần lớn, và phần đó sẽ chảy vào lớp người giàu nhiều hơn vì trong giáo dục đại học phần lớn vẫn là con em của tầng lớp giàu có và trung lưu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, chính sách học phí thấp thường lại làm cho mất công bằng xã hội nhiều hơn. Nhưng phần trợ cấp ở giáo dục đại học, tỷ lệ sinh viên thuộc tầng lớp trên chiếm phần lớn nên tiền trợ cấp đó yếu lại chạy vào các lớp dân cư giàu có. Năm 2007, Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) ở Việt Nam có một nghiên cứu về tài trợ công trong giáo dục đại học và cho kết quả: có đến 35% ngân sách Nhà nước trợ cấp cho giáo dục đã chảy vào túi con em của 20% dân cư giàu nhất, trong khi đó chỉ có 15% chảy vào con em của 20% dân cư nghèo nhất. Đó phải chăng có một phần là do kết quả của chính sách học phí thấp, một chính sách đã làm tăng thêm mất công bằng xã hội. Chưa có những thống kê chính thức, nhưng có một vài nghiên cứu cho Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 6 thấy, mất công bằng xã hội trong giáo dục đại học ở Việt Nam còn cao hơn mức mất công bằng xã hội về thu nhập kinh tế, có thể lên tới hàng chục lần. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang xem Việt Nam là một “thị trường giáo dục béo bở”, bởi lẽ một phần vì Việt Nam như đang dành riêng “phân khúc thị trường” giáo dục có chi phí đơn vị cao cho các nhà đầu tư giáo dục nước ngoài. Hiện nay, đang có sự “đối xử bình đẳng quốc gia” ngược trong giáo dục đại học ở Việt Nam. Nếu xét về cơ hội được đến trường của người dân thì những số liệu về công bằng trong giáo dục đại học ở Việt Nam được đưa ra còn ít hơn mong đợi. Năm 2004, nếu tính theo vùng miền thì, tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân bình quân của cả nước là 161, cùa Đồng Bằng Sông Hồng là 323, trong khi của Đồng Bằng Sông Cửu Long là 40, chênh lệch nhau 8 lần; nếu tính theo đơn vị tỉnh, của Thừa Thiên Huế là 751, trong khi của Trà Vinh là 23,chênh nhau là 23 lần. Bảng báo cáo năm 2006 của Ngân hàng Thế giới nhận định, giáo dục Việt Nam đang có một khoảng cách khá xa so với các quốc gia trong vùng, bởi vì chỉ có 2% dân số có số năm đi học bằng hoặc hơn 13 năm, và Việt Nam cũng được xếp hạng chót trong vùng về số người trong độ tuổi 20-24 đang theo học đại học: chỉ 10% mà thôi. Thêm vào đó, và quan trọng hơn nhiều, là “sự thất bại về cơ bản của hệ thống giáo dục nằm ở chỗ, nó không đủ năng lực đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như khuyến khích tri thức và đổi mới”. Hiển nhiên là đang có khủng hoảng trong giáo dục đại học Việt Nam, do vậy nhu cầu thay đổi cũng trở thành cấp bách hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh để tồn tại, các trường đại học ở Việt Nam cần xác định mình đang ở đâu trong tương quan so sánh với các trường cùng loại trong nước, trong khu vực và trên thế giới, từ đó xác lập những cột mốc làm mục tiêu phát triển cho mỗi chặng đường. Thêm vào đó, các nghiên cứu của World Bank cho thấy, chính sách học phí thấp ở Việt Nam đã làm doãng ra chênh lệch tỷ lệ theo học đại học của hai nhóm dân cư này lên đến 15 lần. Vậy phải chăng, chính sách “Học phí cao – Tài trợ nhiều”, quỹ cho sinh viên vay vốn hiệu quả cùng với những giải pháp mới trong việc huy động nguồn lực tài chính tư cho giáo dục đại học có thể giải quyết được những vần đề nan giải của tài chính đại học. Tuy nhiên, về phần cơ cấu tài chính giáo dục Việt Nam hiện đang có nhiều bất cập dẫn đến chi tiêu không hợp lý, kém hiệu quả trong việc sử dụng nguồn ngân sách cho Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 7 GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Với tổng số tiền từ ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo như năm 2006 là 54.798 tỷ đồng thì ngành giáo dục đã dùng tới 81,8% tổng số tiền này để chi thường xuyên, số tiền để chi cho đầu tư chỉ là 10.000 tỷ, chiếm 18,2%. Tỷ lệ này khi về các địa phương còn tiếp tục mất cân đối nghiêm trọng hơn. Với 40.458 tỷ đồng ngân sách giáo dục rót về các địa phương thì có tới 34.578 tỷ để dành cho việc chi thường xuyên, chi cho đầu tư chỉ là 5.880 tỷ đồng. Như vậy, với tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục như năm 2006 thì chủ yếu số tiền này chỉ được dùng vào chi tiêu thường xuyên, tiền dành cho đầu tư hầu như không đáng kể. Trong khi đó, tiền đầu tư ở đây được tính cho những việc như nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, trường lớp, đổi mới phương pháp dạy và học… Tại hầu hết các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ và ngay ở những quốc gia láng giềng như Trung Quốc, tỷ lệ chi thường xuyên chỉ chiếm khoảng 40% trong tổng chi, 60% còn lại dành cho việc tái đầu tư. 2. Những rủi ro của chương trình tín dụng ưu đãi cho sinh viên Đứng trước những thách thức của hệ thống giáo dục, Việt Nam đang thử nghiệm các chương trình cải cách giáo dục toàn diện, mà một trong những phần quan trọng của nó là cải cách tài trợ cho giáo dục đại học. Cho đến nay, tài trợ cho giáo dục đại học ở Việt Nam vẫn theo hướng Chính phủ cấp kinh phí trực tiếp cho các trường theo kế hoạch hằng năm của các cơ quan quản lý giáo dục, tức là theo nguyên tắc chung “đầu tư vào nguồn vốn con người” dựa theo cấu trúc đầu vào. Những bất cập của mô hình này đòi hỏi Việt Nam phải đánh giá lại, bởi bì: Thứ Nhất, các trường công lập được nhận trợ cấp thì luôn có tâm lý ỷ lại vào Chính phủ. Thứ hai, người học có một bắt buộc là muốn nhận trợ cấp của Chính phủ thì phải vào trường công lập, trong khi đó, khả năng, gia cảnh của người học không phải ai cũng có khả năng này. Thứ ba, Chính phủ không thể duy trì mức trợ cấp hiện tại để chi phí đơn vị cho một sinh viên học đại học quá thấp kéo dài triền mien. Tất cả những thách thức đó, dẫn đến Chính phủ không tìm ra lối thoát cho bài toán tài trợ như thế nào cho giáo dục đại học và phần đóng góp của người học là bao nhiêu vì không có sự đồng thuận của xã hội. Tuy nhiên, chương trình tín dụng cho sinh viên vay vốn có thể đưa vào áp dụng với mục đích là giảm bớt gánh nặng cho người học, trước hết là đối với tầng lớp dân cư có thu nhập thấp. Nếu nguồn vay này chỉ được dùng để trang trải cho học tập, thì nó có thể Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 8 hoàn toàn không hấp dẫn đối với những người, mà hằng ngày cần phải tự bươn trải để đảm bảo cuộc sống cho mình. Rút cục lợi ích từ chương trình này sẽ hấp dẫn phần cơ bản là chỉ là lớp trẻ, mà cha mẹ chúng thuộc tầng lớp trung lưu và phần đông trong số họ, có khả năng học đại học mà không cần đến nguồn tín dụng ưu đãi đó. Những người ủng hộ tài trợ trực tiếp cho cở sở đào tạo thì lại thấy, thực tế bất cập của ý tưởng này ở chỗ, sẽ xuất hiện trường hợp có người không có khả năng vay, đó là trong trường hợp thất bại của thị trường. Nếu thị trường vốn là hoàn hảo, những người mà giáo dục có lợi cho họ, và chi phí thấp hơn lợi ích thu được, sẽ có động cơ vay tiền để đi học đại học. Nhưng trong thực tế, đa số các ngân hàng tư nhân không muốn cho sinh viên vay tiền đi học, và do đó, những người không có vốn riêng (hay vốn của cha mẹ) có thể không được theo học đại học. Có những lý do chính đáng giải thích cho việc này: ngân hàng lo sinh viên khó thanh toán nợ cho họ. Những khó khăn mà Chính phủ gặp phải khi đòi nợ sinh viên cũng tương tự như lo lắng này. Khi đó, nếu Chính phủ không tham gia vào thị trường, trực tiếp cho vay hoặc bảo lãnh cho vay, thì con nhà nghèo vẫn có khả năng không được học đại học. Thêm nữa, họ cho rằng, những khoản cho vay mà không có trợ cấp sẽ không khuyến khích sinh viên con nhà nghèo học đại học. Bởi vì vay tiền để đi học luôn luôn xuất hiện rủi ro về đầu tư có thể không được hoàn trả đúg hạn bằng lương cao; nếu không được trả nợ, họ lại phải vay tiếp, và dồn lại thành món nợ lớn hơn. Tức là, ngay trong ý tưởng này vẫn có sự không công bằng. Chuyển sang chương trình cho sinh viên vay vốn học tập, tức là giảm bớt được một phần gánh nặng ngân sách, là tài trợ một phần theo nguyên tắc đầu ra, tài trợ có bù đắp của Chính phủ. Khi mà các phương án tài trợ cho giáo dục đại học của các quốc gia trên thế giới vẫn còn nhiều tranh cãi về tính công bằng và hiệu quả của nó thì Việt Nam có xu thế chuyển hướng tài trợ, nhưng lại không có phân tích đánh giá hiệu quả của các chương trình đã vận dụng, nên tính khả thi của chương trình mới chưa có cơ sở để khẳng định. Nếu như tài trợ trực tiếp cho trường học bị phê phán về cả tính không hiệu quả và không công bằng, thì khó khăn của chương trình tín dụng ưu đãi cho sinh viên ở Việt Nam cũng giống như ở các nước đã trải nghiệm khi vận dụng là: đối tượng được vay và khả năng trả nợ của người vay. Do đó, chúng ta có thể bước đầu khẳng định rằng, vì không có sự nghiên cứu đầy đủ về các chính sách trợ cấp cho giáo dục đại học, trong đó Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 9 có chương trình tín dụng ưu đãi học đại học thì những bất cập khi cho sinh viên vay vốn hiện nay và những hậu quả của nó mà Việt Nam chưa lường trước được tong tương lai có thể sẽ đưa đến sự phá sản của một đề án khả thi nhưng thiếu sự chuẩn bị thấu đáo. Những hậu quả có thể xảy ra là: phá sản đề án vì nguồn vốn cho vay cạn kiệt, khả năng thu hồi vốn rất thập, hoặc tính rủi ro của hệ thống tính dụng ưu đãi rất cao mà Chính phủ phải chấp nhận. Kinh nghiệm của các nước chỉ ra rằng, ở Việt Nam khi xây dựng chương trình tín dụng hỗ trợ sinh viên học đại học vẫn có đạt hiệu quả cao mà không có sự tổn thất quá lớn về công bằng. Những nhiệm vụ đó là, thứ nhất, cần phải xác định rõ ràng và chấp nhận khối lượng chi phí hành chính đáng kể để thực hiện chương trình như: bộ máy quản lý chuyên nghiệp xác định tiêu chí được vay vốn, đội ngũ cán bộ tín dụng đủ mạnh để cho việc thẩm định đảm bảo mục đích của chương trình phục vụ đúng đối tượng. Thứ hai, xác định khối lượng tín dụng cho vay phải đủ đảm bảo cho tất cả khối lượng của chương trình có tính đến lượng vốn trả nợ được quay vòng của các thế hệ sinh viên. Thứ ba, chính phủ cần chia sẻ rủi ro với sinh viên trong quá trình thu hồi vốn, xác định khoảng thời gian hợp lý để trả hết nợ (trả gốc và lãi) là nhiệm vụ thiết yếu trước khi chương trình được vận dụng đại trà, và có tính đến hệ số rủi ro không thu hồi được vốn mà chính phủ phải chấp nhận. Nếu nền kinh tế phát triển bình thường và không có khủng hoảng thì thời gian trả nợ chỉ kéo dài trong 3 năm là không khả thi (trong khi có những nước khoảng thời gian này được xác định lên tới 20 năm) vì những rủi ro về việc làm và thu nhập có thể làm tăng thêm gánh nặng cho sinh viên, chứ chưa nói đến khủng hoảng hệ thống kinh tế, tài chính tín dụng của đất nước có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Để cải cách tài chính đại học có hiệu quả mà không làm mất công bằng xã hội, nên xem xét vấn đề ở 2 khía cạnh. Một là, tăng học phí và xu thế chung, không thể không tăng vì những lý do mà chúng ta đã được biết khi phân tích chi phí cho giáo dục từ góc độ kinh tế. Hai là, phải có những giải pháp mới để ít ra không làm xấu thêm tình hình mất công bằng xã hội trong giáo dục đại học. Một chương trình chi tiêu công thường đem đến lợi ích không chỉ cho những người nhận được trực tiếp, mà kết quả cuối cùng lợi ích còn được mở rộng (tăng thêm lợi ích dương) cho những đối tượng khác nhờ chương trình này, khi đó chúng ta nói đến phạm vi tác động của chương trình chi tiêu công. Với chương trình chi tiêu công thông qua tín Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 10 [...]... Phân công công việc Tìm tài liệu và nghiên cứu về hiệu quả chi tiêu công cho giáo dục bậc đại học, lên file word và lên slide để thuyết trình Tìm tài liệu và nghiên cứu vấn đề quan điểm chung cho chi tiêu công cho giáo dục và phụ trácg thuyết trình bài Tìm tài liệu và nghiên cứu vấn đề giải pháp để nâng cao hiệu quả trong vấn đề chi tiêu công trên tính công bằng và hiệu quả Tìm tài liệu nghiên cứu về công. .. hợp với việc thiết kế các chương trình thích ứng với nhu cầu của người học thì tài chính đại học và sẽ là công cụ quan trọng nhất đảm bảo để những mục đích đặt ra trở thành hiện thực Trong tài chính đại học thì tài chính công đóng vai trò trung tâm, điều phối Trung tâm ở đây không có nghĩa là Chính phủ phải tài trợ cho giáo dục hoàn toàn từ ngân sách, mà tài chính công là nguồn khơi dậy cho các nguồn... mong đợi DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PGS.TSKH PHẠMĐỨC CHÍNH – PGS.TS NGUYỄN TIẾN DŨNG: Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 25 GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ LÝ THUYẾT KINH TẾ TÀI CHÍNH HIỆN ĐẠI – NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA 2 BÙI ĐỨC NAM TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN THÁO GỠ - Đăng trên Tạp chí Tài chính số 2-2014 3 TS.TRỊNH TIẾN DŨNG “TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH CỦA CHI... tài chính công cho việc xây dựng cơ sở vật chất trường lớp để cải thiện chất lượng, trong khi các khoản chi thường xuyên cần được hỗ trợ từ các nguồn tài chính ngoài NSNN như học phí… Ngoài ra, các yếu tố như cải thiện các chính sách ưu đãi về cho thuê đất, cơ sở vật chất trường lớp, chính sách ưu đãi về thuế, bảo hộ quyền, lợi ích… nhằm tận dụng nguồn lực, ưu thế về trình độ quản lý, chuyên môn, công. .. được kiểm định chất lượng và thành tựu nghiên cứu khoa học; (5) tài trợ công phải đảm bảo để có được một hệ thống đại học công lập mạnh nhằm giải quyết những nhiệm vụ trọng trách trên quy mô toàn xã hội, mà chỉ có Nhà nước mới giải quyết được Những vấn đề tài chính đại học, mà tài chính công đóng vai trò trung tâm là nhiệm vụ của bất kỳ Chính phủ nào trong cuộc đua khốc liệt của nền kinh tế tri thức... cho mọi người dân được học đại học thì chương trình tài trợ nên hướng đến các chính sách vay vốn khác nhau để mọi người dân đều có cơ hội như nhau; (3) thành lập những “quỹ học bổng khích lệ” của chính phủ hoặc cộng đồng nhằm tài trợ cho các chương trình tinh hoa, nghiên cứu để thu hút nhân tài làm mũi nhọn cho hệ thống giáo dục đại học; (4) phương thức tài trợ trực tiếp cho cơ sở đào tạo phải có điều... tế và các chính sách của chính phủ Chẳng hạn, Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, do vậy chúng ta luôn đặt vấn đề công bằng làm Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 13 mục tiêu hàng đầu trong hoạt động trợ cấp của chính phủ.Nhưng thực tế thì chính sách trợ cấp của chúng ta vẫn chưa thật sự công bằng Đa số chỉ có các trường đại học công lập là nhận được nhiều trợ cấp của chính phủ... Bank cho thấy, chính sách học phí thấp ở Việt Nam đã làm giãn ra chênh lệch tỷ lệ theo học đại học của 2 nhóm dân cư này lên đến 15 lần Vậy phải chăng chính sách “Học phí cao – Tài trợ nhiều”, quỹ cho sinh viên vay vốn hiệu quả cùng với những giải pháp mới trong việc huy động nguồn lực tài chính tư cho giáo dục đại học có thể giải quyết được những vấn đề nan giải của tài chính đại học Vấn đề của Việt... trường Đại học Hutech Thời gian họp : Từ 14h-16h I - Nội dung họp nhóm: - Xây dựng đề cương - Tìm kiếm tài liệu và nghiên cứu những vấn đề chung của đề tài Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 26 - Phân công công việc cho từng thành viên - Đến ngày 26/10/2014 các thành viên thống nhất nội dung file word II- Bảng phân công công việc cho các thành viên Thành viên 1 Nguyễn Thị Phương Trang 2 Vũ Thị Hạ Linh... tài sản để cấp học bổng và thu hồi vốn cho SV vay luôn là một vấn đề hết sức khó khăn Tuy nhiên, khó không có nghĩa là không làm Trung Quốc, có điều kiện tương tự như ta, cũng đã bắt đầu xây dựng 2 chính sách này từ năm 2003 Hai chính sách này là hai chính sách đi kèm với chính sách chia sẻ chi phí để đảm bảo công bằng xã hội và nâng cao trách nhiệm cho chính người SV( không chỉ dựa vào gia đình) Chính . trong việc huy động nguồn lực tài chính tư cho giáo dục đại học có thể giải quyết được những vần đề nan giải của tài chính đại học. Tuy nhiên, về phần cơ cấu tài chính giáo dục Việt Nam hiện. NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA CHÍNH SÁCH TÀI TRỢ CÔNG ĐỂ CÓ CHI PHÍ THẤP TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM: 1. Gia tăng bất công của chính sách học phí thấp: Phương thức truyền thống tài trợ cho giáo dục. hệ thống kinh tế, tài chính tín dụng của đất nước có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Để cải cách tài chính đại học có hiệu quả mà không làm mất công bằng xã hội, nên xem xét vấn đề ở 2 khía cạnh.