1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ứng dụng tiêu chuẩn ASTM D6193 vào việc giảng dạy các học phần Công nghệ may trang phục

8 1,5K 34

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 852 KB

Nội dung

Ứng dụng tiêu chuẩn ASTM D6193 vào việc giảng dạycác học phần Công nghệ may trang phụcTóm tắt: Với mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy, tác giả đã tìm hiểu những khó khăn của sinh viên trong quá trình học tập các học phần Công nghệ may trang phục. Từ đó, tác giả đã nghiên cứu và vận dụng các tiêu chuẩn ASTM D6193 (American Society for Testing and Materials), ISO 4915 vào trong việc biên soạn bài giảng phục vụ cho công việc giảng dạy.Trước đây, may mặc ở nước ta chủ yếu là may đo. Giai đoạn sau này, cùng với sự phát triển của công nghiệp sản xuất hàng may mặc và thị trường xuất khẩu, ngành may mặc nước ta đã chuyển sang hướng may gia công hàng xuất khẩu đi các nước trên thế giới. Để đáp ứng được yêu cầu cao về may hàng xuất khẩu, đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên kỹ thuật chuyên phân tích và sản xuất sản phẩm may mặc. Trước nhu cầu đó vào năm 1994, khoa Kỹ thuật nữ công của đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành Công nhệ may.Học phần Công nghệ sản xuất hàng may công nghiệp là một trong những học phần chủ yếu cung cấp kiến thức cho nhân lực kỹ thuật của các xí nghiệp may. Trong đó, kiến thức về phân tích sản phẩm may mặc bao gồm các nội dung sau: Qui cách may sản phẩm Qui trình may sản phẩm Sơ đồ nhánh câyTrong giới hạn của đề tài này, tôi xin phép trình bày về thực tiễn đào tạo phần kiến thức: Qui cách may sản phẩmVào năm 1994, kiến thức đào tạo cán bộ kỹ thuật về Qui cách may sản phẩmQui cách may sản phẩm: là bảng hướng dẫn các yêu cầu kỹ thuật của từng đường may trên từng chi tiết sản phẩm: Cách sử dụng chỉ và mật độ chỉ trên các đường may cụ thể của sản phẩm. Các qui định về thùa dính. Các qui định về lắp ráp các chi tiết. Các qui định về cách gắn các nhãn cở vóc, nhn sử dụng…

Trang 1

Ứng dụng tiêu chuẩn ASTM D6193 vào việc giảng dạy

các học phần Công nghệ may trang phục

Lê Thị Mộng Trang Tóm tắt: Với mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy, tác giả đã tìm hiểu

những khó khăn của sinh viên trong quá trình học tập các học phần Công nghệ

may trang phục Từ đó, tác giả đã nghiên cứu và vận dụng các tiêu chuẩn

ASTM D6193 (American Society for Testing and Materials), ISO 4915 vào

trong việc biên soạn bài giảng phục vụ cho công việc giảng dạy

Trước đây, may mặc ở nước ta chủ yếu là may đo Giai đoạn sau này, cùng

với sự phát triển của công nghiệp sản xuất hàng may mặc và thị trường xuất

khẩu, ngành may mặc nước ta đã chuyển sang hướng may gia công hàng xuất

khẩu đi các nước trên thế giới Để đáp ứng được yêu cầu cao về may hàng xuất

khẩu, đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên kỹ thuật chuyên phân tích và sản

xuất sản phẩm may mặc Trước nhu cầu đó vào năm 1994, khoa Kỹ thuật nữ

công của đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu đào tạo

nguồn nhân lực chuyên ngành Công nhệ may

Học phần Công nghệ sản xuất hàng may công nghiệp là một trong những

học phần chủ yếu cung cấp kiến thức cho nhân lực kỹ thuật của các xí nghiệp

may Trong đó, kiến thức về phân tích sản phẩm may mặc bao gồm các nội

dung sau:

- Qui cách may sản phẩm

- Qui trình may sản phẩm

- Sơ đồ nhánh cây

Trong giới hạn của đề tài này, tôi xin phép trình bày về thực tiễn đào tạo

phần kiến thức: Qui cách may sản phẩm

Vào năm 1994, kiến thức đào tạo cán bộ kỹ thuật về Qui cách may sản phẩm

như sau:

Trang 2

* Qui cách may sản phẩm: là bảng hướng dẫn các yêu cầu kỹ thuật của từng đường

may trên từng chi tiết sản phẩm:

- Cách sử dụng chỉ và mật độ chỉ trên các đường may cụ thể của sản phẩm

- Các qui định về thùa dính

- Các qui định về lắp ráp các chi tiết

- Các qui định về cách gắn các nhãn cở vóc, nhn sử dụng…

Ví dụ tham khảo:

BẢNG QUI CÁCH MAY SẢN PHẨM

Mã hàng: áo chemise nam dài tay LX – 325

Kế hoạch: 10.000 áo; Giao hàng: 10/10/2005

1 Nắp túi May lộn theo rập mẫu, diễu hai đường song song cách

đều 5,6mm

2 Túi áo Miệng túi bẻ mép ti một đường cách mép 0,6cm

Túi may đáp, diễu hai đường song song cách nhau 5,6cm

3 Đô áo Xếp plis 1cm qui cách may theo áo mẫu

4 Sườn vai May lộn

5 Tay áo Tra tay lộn, machette tra lộn

6 Sườn áo May lộn

7 Cổ áo Lá cổ, chân cổ hai lớp – ép mex 603

8 Lai áo May cuộn 0,6cm

9 Khuy áo Áo có 15 khuy, 6 khuy thùa ở nẹp áo (1 khuy cách

chân cổ 9cm, khoảng cách giữa các khuy còn lại là 10cm)

1 khuy ở chân cổ, 4 khuy thùa ở manchette

10 Nút áo Có 13 nút lớn và 3 nút nhỏ (đã có tính nút dự trữ mỗi

loại 1 cái), các nút nằm đối xứng với các tâm khuy đã thùa, các tâm khuy và nút ở nẹp áo phải nằm ngay giữa

Trang 3

nẹp áo để khi gài nút vào hai nẹp phải trùng khít lên nhau

11 Mật độ mũi chỉ 5 mũi/cm

Ngày … tháng … năm … Người lập bảng

Ký tên Hầu như kiến thức này được lấy từ thực tế sản xuất ở các xí nghiệp may,

làm cho người học, tức người chưa bao giờ tiếp cận với thực tế sản xuất cảm

thấy rất mơ hồ, nhất là phần các qui định về lắp ráp chi tiết

Thực tế này đòi hỏi người giảng viên phải liên tục bổ sung kiến thức, thay

đổi phương pháp giảng dạy và kiến thức về “các qui định về lắp ráp chi tiết”

của Qui cách may sản phẩm, cụ thể nên bổ sung thêm phần kết cấu đường may

của từng loại sản phẩm

Ví dụ: Kết cấu đường may của sản phẩm áo chemise nam được trình bày

theo cách cũ như sau:

Trang 4

Hình 2 Kết cấu đường may của áo chemise nam (cách thể hiện cũ)

Khi đó nhìn vào hình vẽ trên, người học sẽ hình dung được ngay kết cấu

lắp ráp các chi tiết của sản phẩm

Ví dụ: nhìn vào kết cấu ở vị trí nách tay của áo chemise nam trên,

người học sẽ biết được tại nách tay áo có 2 đường may:

- Một đường may tra tay vào thân áo

- Một đường may diễu nách tay

thế nhưng lại chưa nắm được các loại thiết bị được sử dụng để may trên

sản phẩm

Vì thế, khi trình bày kết cấu đường may trong “các qui định về lắp ráp chi

tiết” của Qui cách may sản phẩm chemise nên bổ sung thêm phần các kí hiệu về

thiết bị may, ví dụ như minh họa sau:

Trang 5

Hình 2 Kết cấu đường may của áo chemise nam (có thể hiện ký hiệu thiết bị

may)

Như vậy, khi nhìn vào hình vẽ trên, người học sẽ biết thêm có 2 loại thiết

bị được sử dụng để may sản phẩm trên là:

- Máy bằng 1 kim

- Máy vắt sổ 5 chỉ

Ở đây một vấn đề nữa lại được đặt ra: các loại mũi may nào được ứng dụng

trên sản phẩm?

Ví dụ: nhìn vào kết cấu ở vị trí nách tay của áo chemise nam trên

người học sẽ biết được:

Trang 6

- Mũi may dùng để tra tay vào thân áo là mũi vắt sổ năm chỉ

- Mũi may dùng để diễu nách tay thì có thể là:

+ Mũi may tới, máy bằng 1 kim (ứng dụng khi áo chemise nam này được

sử dụng trong điều kiện làm việc ở văn phòng)

+ Mũi may chuỗi một chỉ (ứng dụng khi áo chemise nam này được sử

dụng trong điều kiện làm việc ở xưởng sản xuất)

Chính điều này sẽ gây khó khăn cho người học ở bước lý luận kế tiếp: viết

qui trình may sản phẩm

Ở trường hợp này, có thể vận dụng tiêu chuẩn ASTM D6193 (American

Society for Testing and Materials) cụ thể là các kí hiệu về mũi may để thể hiện

kết cấu đường may trong “các qui định về lắp ráp chi tiết” của Qui cách may

sản phẩm, ví dụ như minh họa sau:

Hình 3 Kết cấu đường may của áo chemise nam (thể hiện theo cách mới)

Như vậy, khi nhìn vào kết cấu đường may tại một đường may nào đó trên

sản phẩm, người học sẽ nhận biết được:

- Cách thức lắp ráp sản phẩm

- Loại mũi may ứng dụng

Trang 7

- Qui tắc đan của mũi may

- Thiết bị sử dụng

Điều này giúp người học dễ dàng trình bày các phần tiếp theo trong qui

trình may sản phẩm

Ví dụ: nhìn vào kết cấu ở vị trí may lai của mô tả kết cấu quần short

trẻ em trên Người học sẽ biết được tại vị trí lai:

- Cách thức lắp ráp sản phẩm: may bẻ lai

- Loại mũi may ứng dụng:

Hình 4 Loại mũi may sử dụng

- Thiết bị sử dụng:

Hình 5 Thiết bị sử dụng cho đường may lai

- Qui tắc đan của mũi may

Trang 8

Hình 6 Quy tắc đan của mũi may

Ngày đăng: 03/07/2015, 02:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w