1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức công tác hạch toán tài sản cố định hữu hình( TSCĐHH) tại công ty TNHH ĐỔI MỚI

72 174 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 507 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦUTrong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước kế toán là một công việc quan trọng phục vụ cho việc hạch toán và quản lý kinh tế, nó còn có vai trò tích cực đối với vi

Trang 1

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐỔI MỚI 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Đổi Mới 1.2.Đặc điểm hoạt động sản xuất của Công ty

1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH Đổi Mới

1.2.2 Đặc điểm hoạt động săn xuất kinh doanh của Công ty

1.2.3,Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của Công ty

1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

1.4.Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty.

1.5 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Doanh nghiệp.

1.6 Các chế độ kế toán chung của Công ty.

1.6.1 Chính sách kế toán áp dụng tại Doanh nghiệp.

1.6.2 Hệ thống chứng từ kế toán

1.6.3 Hệ thống tài khoản kế toán

1.6.4 Hệ thống sổ kế toán.

1.6.5 Hệ thống báo cáo tài chính

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ HH TẠI CÔNG TY TNHH ĐỔI MỚI

2.1 Đặc điểm TSCĐ HH tại Doanh nghiệp.

2.2 Tính giá TSCĐ HH tại Doanh nghiệp.

2.3 Kế toán tăng – giảm TSCĐ HH tại Doanh nghiệp

2.3.1 Kế toán tăng TSCĐ HH.

2.3.2 Kế toán giảm TSCĐ HH tại DN

Trang 2

2.4 Kế toán tổng hợp tăng – giảm TSCĐ tại DN

2.5 Kế toán khấu hao TSCĐ tại Công ty

2.6 Kế toán sửa chữa TSCĐ tại Công ty

2.6.1 Kế toán sửa chữa nhỏ TSCĐ HH

2.6.2 Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ HH TẠI CÔNG TY TNHH ĐỔI MỚI

3.1 Đánh giá thực trạng kế toán TSCĐ HH tại DN

3.1.1 Những ưu điểm

3.1.2 Nhược điểm

3.1.3 Sự cần thiết phải hoàn thiện

3.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐ HH tại DN KẾT LUẬN

DANH SÁCH SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ quy trình sản xuất của Công ty

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty TNHH Đổi

Mới

Sơ đồ 1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

Sơ đồ 1.4 Sơ đồ hạch toán theo hình thức chứng từ ghi

sổ Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

năm 2010, 2011, 2012 Biểu 2.1 Phân loại TSCĐ HH theo hình thái biểu hiện

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước kế toán là một công việc quan trọng phục vụ cho việc hạch toán và quản lý kinh tế, nó còn có vai trò tích cực đối với việc quản lý tài sản và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tài sản cố định (TSCĐ) là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên

cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời là bộ phận quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinhdoanh Đối với doanh nghiệp TSCĐ là điều kiện cần thiết để giảm cường độ lao động và tăng năng suất lao động Nó thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường hiện nay nhất là khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì TSCĐ là yếu tố quan trọng để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp

Đối với ngành Thủ công – Mỹ nghệ, kế toán tài sản cố định là một khâu quan trọng trong toàn bộ khối lượng kế toán Nó cung cấp toàn bộ nguồn số liệu đáng tin cậy về tình hình tài sản cố định hiện có của công ty vàtình hình tăng giảm TSCĐ Từ đó tăng cường biện pháp kiểm tra, quản lý chặt chẽ các TSCĐ của công ty Chính vì vậy, tổ chức công tác kế toán TSCĐ luôn là sự quan tâm của các doanh nghiệp Thương Mại cũng như các nhà quản lý kinh tế của Nhà nước Với xu thế ngày càng phát triển và hoàn thiện của nền kinh tế thị trường ở nước ta thì các quan niệm về TSCĐ và cách hạch toán chúng trước đây không còn phù hợp nữa cần phải sửa đổi, bổsung, cải tiến và hoàn thiện kịp thời cả về mặt lý luận và thực tiễn để phục

vụ yêu cầu quản lý doanh nghiệp

Trang 5

Trong quá trình học tập ở trường và thời gian thực tập, tìm hiểu, nghiên cứu tại Công ty TNHH ĐỔI MỚI em đã chọn đề tài nghiên cứu đề

tài “ Tổ chức công tác hạch toán tài sản cố định hữu hình( TSCĐHH) tại công ty TNHH ĐỔI MỚI”.

Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác

kế toán TSCĐ HH tại Công ty TNHH Đổi Mới.

Do trình độ, kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian được tìm hiểu tạiCông ty không dài nên dù đã rất cố gắng song chắc chắn bài làm này sẽkhông thể tránh khỏi những thiếu sót Em mong nhận được sự góp ý, chỉ bảocủa các thầy cô cũng như của các cán bộ phòng Tài chính - kế toán công ty

để bài làm này hoàn thiện và có ích hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG I

Trang 6

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐỔI MỚI

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Đổi Mới

Ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ là một nghề truyền thống lâuđời của huyện Kim Sơn Nó đóng một vai trò quan trọng trong đời sống củangười dân, giúp họ có thêm thu nhập trong lúc nông nhàn Cùng với sự pháttriển của xã hội ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đã phát triển khôngngừng ở quy mô lớn và mức độ hiện đại Căn cứ vào nhu cầu phát triển đócông ty TNHH Đổi Mới đã ra đời

Ngày 01/01/1994 tiền thân của công ty TNHH Đổi Mới là xí nghiệp TưDoanh Thủ Công Mỹ Nghệ Đổi mới được thành lập Trong thời kỳ đó xínghiệp TDTCMN Đổi Mới hoạt động trong một số lĩnh vực như: Sản xuấtbuôn bán sản phẩm từ gỗ, tre, nứa, từ rơm rạ, vật liệu tết bện Cùng với đàphát triển của đất nước trong thời kỳ mới, từng bước đáp ứng nhu cầu kinh

tế thị trường xí nghiệp TDTCMN Đổi Mới được chuyển đổi thành công tyTNHH Đổi Mới vào tháng 10 năm 2005 nhằm phù hợp với tiến trình đổimói phát huy tính sáng tạo tự chủ trong sản xuất kinh doanh của công ty.Công ty đi vào hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 2700502633 do

Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Ninh Bình cấp

Trụ sở đặt tại : Xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Tel : 0303862037

Fax : 0303832156

Email : doimoi@hn.vnn.vn

Trang 7

Là một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ

đã trải qua gần 19 năm hình thành và phát triển nhờ có những chủ trươngđầu tư và chuẩn bị tốt ngay từ đầu mà công ty TNHH Đổi Mới đang từngbước khẳng định mình trong ngành sản xuất và kinh doanh hàng thủ công

mỹ nghệ Hiện nay công ty có một đội ngũ đông đảo cán bộ công nhân lànhnghề, sản phẩm của công ty đã có mặt tại các thị trường lớn trên thế giới,điều đã đánh dấu một cơ sở vững chắc cho sự phát triển lâu dài của công ty

1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất của Công ty

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH Đổi Mới

* Chức năng:

Buôn bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu trongnước và xuất khẩu Các mặt hàng của Công ty bao gồm: hàng mây tre đan,hàng cói, hàng bèo,…

Trang 8

- Được quyền tự do, độc lập trong việc lựa chọn thị trường, đối tác, giá

cả, tuyển chọn thuê mướn đào tạo và sử dụng lao động

- Tham gia hội chợ, triển lãm, quảng cáo trong và ngoài nước

1.2.2 Đặc điểm hoạt động săn xuất kinh doanh của Công ty

Nhìn chung công tác SXKD từ khi chính sách mở cửa của nhà nướcnhiều thành phần cùng kinh doanh dưới sự quản lý của Nhà nước, DN cónhiều cố gắng trong việc đổi mới phương thức SX để phù hợp với nền kinh

tế thị trường

Để tăng cường thu nhập cho DN và tạo điều kiện cho người lao động

có công ăn, việc làm, DN đã đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh Với chứcnăng và nhiệm vụ như trên trong những năm qua DN đã đạt được những

Trang 9

bước tiến đáng kể trong việc tìm kiếm khách hàng, tuy nhiên phải cạnh tranhgay gắt với những đơn vị khác trong cùng một lĩnh vực kinh doanh nên DN

đã gặp rất nhiều khó khăn

Đội ngũ cán bộ DN đã cố gắng hết sức mình mặc dù cuộc cạnh tranh

SX cùng ngành nghề ngày càng quyết liệt đã gây cho DN những khó khăn,song với tâm huyết và quyết tâm của tập thể cán bộ DN đã từng bước khắcphục khó khăn phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.Trong gần 19 năm hoạt động doanh thu năm sau cao hơn năm trước từ 15%-20% bảo toàn và phát triển vốn hoàn thành kế hoạch nộp ngân sách, thunhập của người lao động tăng từ 1.500.000đ đến 1.700.000đ/ người/ tháng

Để đạt được kết quả trên trong các lĩnh vực kinh doanh DN đã sử dụng một

Trang 10

+ Để có thể làm cho DN phát triển mạnh và cạnh tranh được với các

DN khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh, có lợi ích cho xã hội, cho đời sốngcủa công nhân được nâng cao hơn nữa DN đã đề ra phương pháp phát triểncho từng năm Doanh nghiệp đã dề ra nội quy, quy chế trong SX tuân thủtheo nguyên tắc của Đảng lãnh đạo, các tổ chức công đoàn, chi Đoàn thanhniên Cán bộ công nhân viên đang làm việc tại DN đã thực sự phát huy đượcvai trò, trách nhiệm của người lao động , nó được thể hiện ở tất cả các khâu

Từ nhân viên các phòng ban đến đội ngũ trong phân xưởng Do đó giúp choGiám Đốc có thêm điều kiện để định hướng tốt cho sự tồn tại và phát triểncủa DN

* Về công tác tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất:

- Hàng năm DN cho đi đào tạo lại và nâng cao trình độ cán bộ côngnhân viên quản lý, đảm bảo bộ máy gọn nhẹ có chất lượng cao

- Tăng cường mở rộng các ngành nghề kinh doanh

- Giữ vững các mặt hàng truyền thống

- Tiếp tục mở rộng thị trường khách tăng cường xúc tiến thương mại

- Cải tiến mẫu mã đa dạng và phong phú

* Về các biện pháp và tổ chức:

DN cho rà soát lại và có định mức các khoản chi phí sao cho tiết kiệmnhất để tăng lãi suất kinh doanh, cùng với mạng lưới kinh doanh đã được đổimới phát triển

1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của Công ty

Sơ đồ 1.1 : Quy trình công nghệ sản xuất

Trang 11

Nguồn: Hồ sơ chung của Doanh nghiệp

Quy trình công nghệ sản xuất gồm 8 giai đoạn:

Phân loại sản phẩm Phân phối sản phẩm

Phân loại sợi cói

Phơi sấy sản phẩm

Trang 12

- Giai đoạn chuẩn bị: Là giai đoạn then chốt để phân xưởng thực hiện

nhiệm vụ sản xuất của mình Giai đoạn này gồm chuẩn bị nguyên vật liệu,chuẩn bị mẫu thiết kế

- Giai đoạn phân loại sợi cói: Nhận cói kho, cói nguyên liệu từ giai đoạn chuẩn bị rồi phân thành 2 loại: Loại to và loại nhỏ

- Giai đoạn tẩm nhuộm màu cói: Cói khô sau khi được phân loại ở giai đoạn trước chuyển sang sẽ được nhuộm màu cho phù hợp với mẫu mà yêu cầu

- Giai đoạn phơi khô: Cói được phơi khô để tránh tình trạng làm mốc sản phẩm, đây là giai đoạn quan trọng

- Đan lát, tạo sản phẩm: Giai đoạn này đặc biệt quan trọng, nguyên liệu sẽ được chia cho các xưởng gia công hoặc giao khoán để đan lát tạo sản phẩm theo đơn đặt hàng, yều cầu cao về mẫu mã,

- Phơi, sấy sản phẩm: Sản phẩm sau khi được đan lát xong sẽ được phơi, sấy để tránh tình trạng mốc

- Phân loại sản phẩm: Sản phẩm sẽ được phân loại theo mẫu mã, đảm bảo có đúng tiêu chuẩn hay không

- Phân phối sản phẩm: Cuối cùng sản phẩm được phân phối đi các nơitheo đơn đặt hàng

1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Công ty TNHH Đổi Mới, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách phápnhân DN chỉ đạo tập trung từ DN đến các phân xưởng , nhằm đảm bảo pháthuy tính năng động, sáng tạo phối hợp nhịp nhàng các hoạt động chung của

DN để đạt hiệu quả cao

Trang 13

Hiện nay DN có cơ cấu Văn phòng DN làm nhiệm vụ giải quyết các

phát sinh hàng ngày và còn tham mưu giúp việc cho Giám đốc

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty

Phòng kế hoạch

Phòng tài vụ

Phòng tài chính kế toán

Phòng kỹ thuật vật tư

Phòng xuất

nhập khẩu

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

PGĐ

Trang 14

Nguồn: Hồ sơ chung của Doanh nghiệp

Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban:

- Ban giám đốc: Gồm 3 thành viên đứng đầu là giám đốc ( Đoàn Văn

Lan) người có quyền hạn cao nhất quyết định, chỉ đạo mọi hoạt động củacông ty và cũng là người đại diện theo pháp luật Ngoài ra giúp việc chogiám đốc có 2 phó giám đốc:

- Phó giám đốc phụ trách kĩ thuật: Tham mưu cho giám đốc về các mặt:

+ Công tác kĩ thuật

+ Bồi dưỡng nâng cao trình độ công nghệ

+ Bảo hiểm xã hội

+ Kiểm tra chất lượng sản phẩm

- Phó giám đốc kinh doanh: Tham mưu cho giám đốc về các mặt:

+ Kinh doanh tiêu thụ sản phẩm

+ Điều hành kế hoạch tác nghiệp của các phân xưởng

+ Hành chính và bảo vệ

PX nhuộm PX đóng

kiện

PX gia công, đan

Phân xưởng xấy PX cơ

khí

PX kiểm

Trang 15

- Phòng Kế hoạch: Lập các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, cung ứng

nguyên vật liệu cho sản xuất Điều hành sản xuất theo kế hoạch đề ra

- Phòng Tài vụ: quản lý toàn bộ tài sản của DN, tổ chức hạch toán kế

toán, hạch toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ, khai thác các nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh

- Phòng Kỹ thuật vật tư : Lập kế hoạch thực hiện sửa chữa, bảo

dưỡng, đại tu máy móc, thết bị Lập quy trình công nghệ sản xuất và kiểm tra thực hiện Nghiên cứu sản phẩm mới, công nghệ mới Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu mua vào, sản phẩm xuất ra

- Phòng tài chính kế toán: Phụ trách công tác hoạch toán kế toán, tổ

chức hoạch toán kinh doanh toàn công ty, phân tích hoạt động kinh tế, tổchức các biện pháp quản lý tài chính, lập các dự án

- Phòng xuất nhập khẩu: Tìm khách hàng để kí kết hợp đồng, thực hiện

các thử tục xuất nhập khẩu và đôn đốc việc thanh toán với khách hàng nướcngoài, cùng vói các phòng ban chức năng thực hiện các hợp đồng đã kí kết

- Việc xây dựng bộ máy quản lý, có thể nói đây là một hình thức quản

lý chặt chẽ và có quy mô Công tác kiểm tra giám sát các phòng trực tiếpquản lý rồi sau đó sẽ chuyển lên cho Giám đốc để đưa ra những quyết địnhcuối cùng

Công tác quản lý được phân công cho các phòng giảm bớt được gánh nặng trên vai người lãnh đạo cao nhất và hiệu quả công việc đạt được cũng rất khả quan Tuy nhiên công tác quản lý này có nhược điểm đó là người lãnh đạo cao nhất trong DN không trực tiếp kiểm soát được hoạt động doanhnghiệp

Trang 16

1.4.Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty

Bảng 1.1: Kết quả hoạt động của Công ty từ năm 2010 – 2012

ĐVT:Đồng

1 Doanh thu thuần về bán

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010, 2011, 2012 của DN

Trang 17

Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm qua cũng có nhiều biến động đáng kể Một số chỉ tiêu đã tăng mạnh nhưng bên cạnh đó cũng có những chỉ tiêu bị suy giảm Nguyên nhân xuất phát từ việc DN đã đẩy mạnh đổi mới trang thiết bị, máy móc áp dụng vào sản xuất làm cho doanh thu bán hàng tăng lên đáng kể Nhưng bên cạnh đó sự suy giảm của nền kinh tế đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của Doanh nghiệp, điều đó được thể hiện ở kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 đã suy giảm, từ 96.854.250đ( năm 2010) xuống còn 68.270.250đ( năm 2011).

Với những chính sách cụ thể của ban giám đốc và toàn thể nhân viên công ty đã vượt qua giai đoạn khó khăn để đạt kết quả tốt trong năm 2012 Tổng lợi nhuận trước thuế là 109.909.000đ

Với chính sách khuyến khích xuất khẩu doang nghiệp được nhà nước miễn giảm thuế TNDN do có 90% doanh thu xuất khẩu trực tiếp thuế VAT 0%

Qua bảng tổng hợp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần đây ta thấy DN hoạt động ngày càng tốt hơn Sở dĩ có được kết quảnhư vậy là do DN đã luôn chú trọng đầu tư mua sắm, đồng thời sử dụng có hiệu quả TSCĐ HH hiện có cũng như thực hiện quản lý tốt hoạt động sản xuất kinh doanh nên doanh thu, lợi nhuận của DN tăng và hàng năm nộp vàongân sách với số tiền đáng kể

Từ khi đi vào hoạt động cho đến nay DN vẫn luôn năng động, sáng tạo để dần từng bước nâng cao chất lượng quản lý, đẩy mạnh sản xuất Do

đó, 7 năm liền DN luôn là đơn vị thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ chính trị

và hoàn thành toàn diện kế hoạch là đơn vị đứng đầu tỉnh Ninh Bình xuất khẩu trực tiếp hàng TCMN cói và mây tre đan

1.5 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Doanh nghiệp

Trang 18

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh là một DN tương đối lớn nên để phù hợp với yêu cầu quản lý, bộ máy kế toán của DN được tổchức theo hình thức kế toán tập trung Nghĩa là toàn bộ công việc kế toán của DN được tập trung thực hiện ở phòng kế toán tài vụ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Kế toán trưởng từ khâu tập hợp số liệu, ghi sổ kế toán đến việc lập báo cáo tài chính Các nhân viên kế toán thu mua hàng hoá chỉ làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra hạch toán ban đầu, thu nhận chứng từ và ghi chép vào sổ hạch toán một cách đơn giản và hàng tháng lập báo cáo gửi về phòng kế toán tài vụ của DN để tổng hợp lại ghi sổ tổng hợp Phòng kế toán tài vụ của DN có chức năng và nhiệm vụ sau :

Một là: Quản lý và điều hành công tác tài chính và hạch toán kế toán trong toàn DN

Hai là: Thu nhận và kiểm tra các báo cáo tại các, và họp báo cáo chung cho toàn DN

Ba là: Hướng dẫn kiểm tra công tác như trên mối quan hệ phụ thuộc trong bộ máy kế toán trở nên đơn giản, thực hiện trên một kế toán tập trung đảm bảo phục vụ tốt trong một cấp quản lý

Trong bộ máy kế toán của Phòng Tài vụ DN có 4 người gồm 2 nam

và 2 nữ Kinh nghiệm làm việc của nhân viên trong phòng ít nhất là 2 năm

và cao nhất là 20 năm Trong đó trình độ các nhân viên kế toán là:

- Hai người tốt nghiệp trung cấp

- Một người tốt nghiệp cao đẳng

- Một người tốt nghiệp Đại học

Đứng đầu là Kế toán trưởng có chức năng và nhiệm vụ sau:

Thứ nhất: Phụ trách chung các mặt hoạt động của cả phòng Kế toán làngười chịu trách nhiệm lớn về mặt quản lý kinh tế tài chính đối với Giám

Trang 19

đốc của DN Với chức năng này kế toán trưởng là người giúp việc trong lĩnhvực chuyên môn kế toán, tài chính cho Giám đốc DN.

Thứ hai: Chỉ đạo phân công nhiệm vụ, lập chương trình công tác của tháng, quý, năm, cho những người trong phòng

Thứ ba : Trực tiếp phụ trách phần tài chính, các khoản phải thu, trả hàng ngày, công nợ xử lý kịp thời và thường xuyên báo cáo với Giám đốc để

có thể đưa ra các biện pháp hiệu quả nhất

Thứ tư: Tham gia vào những chủ trương đầu tư, các hợp đồng lớn của

DN có liên quan nhiều đến tài chính

Thứ năm: Tập hợp và hệ thống các chế độ, chính sách: các quy định hướng dẫn và vận dụng vào DN Thảo ra các văn bản có liên quan đến quản

lý tài sản, nguồn vốn để trình Giám đốc DN ký duyệt

Thứ sáu: Ký duyệt các khoản thu, chi hàng ngày, các báo cáo tài chínhtheo quy định của Nhà nước

Kế toán tiền mặt có chức năng nhiệm vụ sau:

Một là: Theo dõi mở sổ giao dịch, đối chiếu thực hiện lệnh thu- chi, lập kế hoạch vay vốn, lập các chứng từ giao dịch với ngân hàng

Hai là: Theo dõi và hạch toán các nghiệp vụ kế toán phát sinh, tình hình công nợ, thanh quyết toán các khoản tạm ứng trong tháng, thanh quyết toán các khoản thu trả đúng kỳ

Kế toán vật tư TSCĐ HH có nhiệm vụ:

Thứ nhất: Quản lý toàn bộ TSCĐ HH, theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ HH, tình hình mua sắm mới, đầu tư xây dựng cơ bản, biến động, điềuđộng TSCĐ HH trong toàn DN

Thứ hai: Theo dõi quản lý khấu hao TSCĐ HH cho các đối tượng đại

tu sửa chữa các loại TSCĐ HH để tính khấu hao và khoản còn lại

Trang 20

Thứ ba: Kiểm tra theo dõi các khâu nhập – xuất vật tư, phụ tùng trong

kỳ DN bố trí 1 nhân viên đảm nhiệm công việc kế toán vật tư TSCĐ HH

Kế toán thanh toán và tiền lương:

Có nhiệm vụ theo dõi và tính toán lương, thực hiện trích nộp BHXH cho toàn cán bộ công nhân viên trong toàn xí nghiệp Vì phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh có quy mô lớn nên việc tính toán và phát lương khó khăn Ngoài ra bộ phận kế toán này còn có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ kịp thời,các khoản công nợ phải trả và tình hình thanh toán của xí nghiệp, nhằm thực hiện tốt kỷ luật thanh toán và chế độ quản lý tài chính của DN

Kế toán tổng hợp kiêm chi phí và giá thành có nhiệm vụ sau:

Một là: Tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành, phân bổ từng loại chi phí theo các đối tượng, cung cấp kịp thời số lượng và thông tin

Hai là: Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất cho Kế toán trưởng và Giám đốc, đồng thời phân tích tình hình sử dụng chi phí sản xuất

để từ đó có các đề xuất về các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và làm giảm giá thành phẩm

Ba là: Thu thập và tổng hợp lại các số liệu từ báo cáo kế toán của các đơn vị Phân xưởng SX

Thủ quỹ:

Là người quản lý tiền mặt tại quỹ của DN Thủ quỹ có nhiệm vụ trực tiếp quản lý các khoản thu chi tiền mặt khi có những chứng từ hợp lệ

Kế toán tại các Phân xưởng :

Tại mỗi đơn vị trực thuộc có 2 nhân viên kế toán Các nhân viên này

có nhiệm vụ thu nhận các chứng từ có liên quan trực tiếp đến đơn vị mình,

tự hạch toán nội bộ và ghi chép sổ sách để cuối tháng lập báo cáo gửi về phòng Kế toán tài vụ tại văn phòng

Trang 21

Qua những phân tích trên, ta có thể khái quát bộ máy kế toán của DN thông qua sơ đồ kế toán sau:

Sơ đồ 1.3 Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Đổi Mới

Nguồn: Hồ sơ kế toán của Doanh nghiệp

Như vậy việc tổ chức bộ máy kế toán của DN là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm kinh doanh , phù hợp với quy mô hoạt động của toàn DN Tổ chức bộ máy kế toán như vậy đã giúp cho các cấp lãnh đạo của DN trong

việc theo dõi hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN từ đó có những đường

lối, chính sách đúng đắn Có thể nói đó là bộ máy giúp việc đắc lực cho DN

1.6 Các chế độ kế toán chung của Công ty

1.6.1 Chính sách kế toán áp dụng tại Doanh nghiệp

Hiện nay đơn vị đang sử dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theoquyết định số 15/ 2006/ QĐ- BTC ngày 20/ 03/ 2006 của BTC

+ Niên độ kế toán của DN bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12

Kế toán vật tư TSCĐ Kế toán thanh toán, tiền

lương

Kế toán tổng hợp chi phí, giá thành

Kế toán trưởng

Thủ quỹ

Kế toán

tiền mặt

Trang 22

+ Công thức tính thuế GTGT: Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

+ Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.+ Giá trị hàng tồn kho được tính theo giá gốc Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền( bình quân sau mỗi lần nhập)

+ Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng

Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư – công

cụ, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, bảng kê mua hàng, bảng phân bổ vật liệu công cụ – dụng cụ

Chứng từ về tài sản cố định hữu hình :

Biên bản giao nhận về TSCĐ HH, thẻ TSCĐ HH, biên bản thanh lý TSCĐ HH, biên bản đánh giá lại TSCĐ HH sửa chữa lớn, hoàn thành, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, Biên bản kiểm kê TSCĐ HH

Chứng từ về bán hàng:

Hợp đồng bán hàng( Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng thông

thường), ngoài ra kế toán còn sử dụng các loại chứng từ khác như: Phiếu xuất kho, hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho

Chứng từ về tiền gửi ngân hàng:

Trang 23

Uỷ nhiệm chi, séc, phiếu chuyển khoản, phiếu xuất kho, hợp đồng mua bán ô tô.

Chứng từ về tiền lương:

Bảng chấm công, bảng tạm ứng lương, bảng thanh toán lương, bảng thanh toán tiền thưởng, giấy đi đường, phiếu xác nhận tình hình sản phẩm hoàn thành, hợp đồng giao khoán, bảng kê các khoản trích nộp theo lương, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội

Một số chứng từ ban hành theo các văn bản pháp luật khác như: Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội, danh sách người nghỉ hưởng

ốm đau – thai sản, hoá đơn GTGT

1.6.3 Hệ thống tài khoản kế toán

Về hệ thống kế toán, hiện nay DN đang sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính, hiện DN cũng đang sử dụng hệ thống tài khoản cấp một và cấp hai do Nhà nước ban hành

Tương ứng với cách ghi sổ kế toán, hiện DN tổ chức các loại sổ kế toán sau:

- Sổ cái: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nhgiệp

Trang 24

- Sổ cái của hình thức Chứng từ ghi sổ được mở riêng cho từng tài khoản Mỗi tờ sổ dùng cho một tài khoản Trên sổ cái phản ánh số phát sinh

nợ, số phát sinh có, và số dư cuối tháng hoặc cuối quý

- Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ: Là sổ kế toán tổng hợp ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian Sổ đăng ký các nghiệp vụkinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ, vừa để kiểm tra, đối chiếu với Bảng Cân đối số phát sinh

Ta có thể khái quát quy trình ghi sổ tại DN như sau:

Sơ đồ 1.4: Quy trình ghi sổ của Doanh nghiệp

Sổ đăng kí

chứng từ

ghi sổ

Bảng tổng hợp chi tiết

CHỨNG TỪ GHI SỔ

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bảng cân đối kế toán

SỔ CÁI

Ghi hàng ngày

Quanhệ đối chiếu

Trang 25

Nguồn: Giáo trình Chế độ Kế toán Doanh nghiệp – Bộ Tài Chính

* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổchứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ,

kế toán lập chứng từ ghi sổ Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ đăng

ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ cái Các chứng từ kếtoán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kếtoán có liên quan

Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các ngiệp vụ kinh tếtài chính phát sinh trong tháng trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng

số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số sư của từng tài khoản trên SổCái Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng cân đối số phát sinh

Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợpchi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết ) được dùng để lập báo cáo tàichính

1.6.5 Hệ thống báo cáo tài chính

Công ty TNHH Đổi Mới là doanh nghiệp tư nhân, các báo cáo tài chính của DN được lập bằng đồng Việt nam (VNĐ), theo các nguyên tắc vàchế độ kế toán Việt nam DN tổ chức lập và phân tích các báo cáo kế toán theo đúng “Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp” bao gồm các biểu mẫu sau:

- Bảng cân đối kế toán – Mẫu số B01 – DN

- Báo cáo kết qủa sản xuất kinh doanh – Mẫu số B02 – DN

- Thuyết minh báo cáo tài chính – Mẫu số B09 – DN

- Một số báo cáo ban hành theo văn bản pháp luật khác gồm: Tờ khai thuế GTGT, báo cáo thuế GTGT, báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh

Trang 26

Mỗi quý trên cơ sở các đơn vị trực thuộc gửi báo cáo về phòng Kế toán tài vụ, kế toán tổng hợp sẽ tổng hợp lại và lập báo cáo chung cho toàn

DN Báo cáo tài chính DN được lập theo năm, thời hạn báo cáo tài chính năm thì hạn chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính chính nêu trên Cuối mỗi niên độ kế toán, DN phải gửi báo cáo tài chính cho cơ quan tài chính, cục thuế tỉnh Ninh Bình Chi cục thống kê huyện Kim Sơn Ngoài những báo cáo bắt buộc DN còn phải nộp thêm các biểu mẫu khác như: Thuyết minmh báo cáo tài chính,…

Trang 27

PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ HH TẠI CÔNG TY TNHH ĐỔI MỚI

2.1 Đặc điểm TSCĐ HH tại Doanh nghiệp

Khi tiếp cận với nền kinh tế thị trường trong điều kiện hết sức thuận lợi, mặc dù vậy DN vẫn coi hạch toán TSCĐ HH là một trong những mục tiêu quan trọng và cần nhất

Ngày nay khi xã hội càng phát triển đến đỉnh cao của trí tuệ, tay nghề

và trình độ của con người vượt bậc tiến lên Vì vậy sản phẩm của loài người ngày nay là máy móc hiện đại Xác định được điều đó, DN có cách nhìn nhận thực tế, năng động, sáng tạo trong quá trình đầu tư TSCĐ HH

Với đặc điểm ngành nghề kinh doanh , nên TSCĐ HH của DN có giá trị lớn và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản Tính đến hết ngày 31/12/2012 tổng nguyên giá TSCĐ HH của DN là 3.696.984.181VNĐ Trong đó phần lớn là nhà kho , nhà xưởng SX DN xây dựng thêm phục vụ cho hoạt động

SX kinh doanh

Đầu tư mua sắm trang thiết bị, máy móc, đổi mới quy trình nhà sấy SPđúng thời điểm cùng với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ HH là một nhân tố quan trọng giúp DN nâng cao chất lượng phục vụ xuất khẩu, tăng doanh thu cho DN

Phân loại TSCĐ HH là việc dựa vào các tiêu thức khác nhau để sắp xếp chúng thành từng nhóm, loại khác nhau để thuận lợi cho việc ghi chép, phản ánh sự biến động phục vụ cho việc quản lý có hiệu quả Hầu hết TSCĐ

HH của DN là hình thành từ nguồn vốn tự có bổ sung của chủ doanh nghiệp

Từ những đặc điểm trên và để phù hợp với yêu cầu quản lý, DN đã tiến hànhphân loại TSCĐ HH như sau:

Trang 28

Biểu 2.1: Phân loại TSCĐ HH theo hình thái biểu hiện:

Nguồn: Trích danh mục TSCĐ HH của Công ty

Qua bảng phân loại trên ta thấy số lượng Nhà cử kiến trúc chiếm phầnlớn trong tổng số TSCĐ HH Nhóm này chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các nhóm khác Điều này là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm kinh doanh của

DN Việc phân loại theo cách này giúp cho việc quản lý, tính toán và phân

bổ khấu hao một cách có hiệu quả hợp lý đối với từng nhóm loại TSCĐ HH

Nguồn: Trích thống kê tình hình tăng TSCĐ HH của DN năm 2010,2011

2.2 Tính giá TSCĐ HH tại Doanh nghiệp

Để xác định giá trị ghi sổ cho TSCĐ HH, DN tiến hành đánh giá TSCĐ HH ngay khi đưa vào sử dụng Tuỳ từng loại TSCĐ HH mà DN có cách thức đánh giá khác

Trang 29

Đánh giá TSCĐ HH là biểu hiện giá trị TSCĐ HH bằng tiền theo những nguyên tắc nhất định DN xác định giá trị ghi sổ để ghi sổ theo dõi, hạch toán TSCĐ HH, trích khấu hao và tính hiệu quả sử dụng TSCĐ trong

DN Xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu quản lý TSCĐ HH trong quá trình sử dụng TSCĐ HH được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại

- Nguyên giá của TSCĐ HH trong trường hợp cụ thể được xác định như sau:

+ Nguyên giá TSCĐ HH là máy móc thiết bị( Mua sắm mới)

Nguyên giá = giá mua theo hoá đơn (Không thuế) + chi phí vận chuyển, lắp đặt chạy thử trước khi sử dụng (Nếu có).

+ Nguyên giá TSCĐ HH là nhà cửa vật kiến trúc đã xây dựng xong:

Nguyên giá = Giá quyết toán được duyệt lần cuối khi công trình bàn giao.

- Giá trị còn lại của TSCĐ HH: Chính là chênh lệch giữa nguyên giá TSCĐ HH hoặc theo giá trị thực tế còn lại của TSCĐ HH tính theo thời giá

2.3 Kế toán tăng – giảm TSCĐ HH tại Doanh nghiệp

2.3.1 Kế toán tăng TSCĐ HH

 Kế toán tăng TSCĐ HH do mua sắm:

Để đảm bảo tính chính xác, thận trọng và đầy đủ trong việc quản lý TSCĐ, việc hạch toán TSCĐ ở DN luôn dựa trên hệ thống chứng từ gốc liênquan đến việc mua sắm lập thành bộ hồ sơ bao gồm:

Trang 30

Căn cứ vào các chứng từ mua TSCĐ HH trên, kế toán tiến hành hạch toán tăng TSCĐ, sau đó lưu vào hồ sơ và hạch toán như sau:

Nợ TK 211: Mua thẳng

Nợ TK 133 : VAT

Có TK liên quan(TK 111,112,331,…)Đồng thời kết chuyển tăng nguồn vốn kinh doanh:

Nợ TK 414

Có TK 411

Để thuận tiện cho việc theo dõi quy trình hạch toán của đơn vị em xin trích dẫn một số ví dụ tháng 12 năm 2012 của đơn vị

Ví dụ 1: Ngày 20/12/2012, DN mua chiếc ô tô con cho giám đốc đi công tác

bằng nguồn vốn của chủ doanh nghiệp, số tiền là: 500.000.000 Kế toán căn

cứ vào các chứng từ nêu trên định khoản:

Trang 31

Ngày 20/12/2012Căn cứ vào pháp lệnh hợp đồng kinh tế của Hội đồng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 29/08/1989

Căn cứ vào hợp đồng kinh tế số 17

Bên nhận TSCĐ gồm:

Ông : Đoàn Văn Lan

Chức vụ : Giám đốc công ty TNHH Đổi Mới

Ông : Đặng Minh Tuấn

Chức vụ : Trưởng phòng kinh doanh

Bên giao TSCĐ gồm:

Ông : Trịnh Xuân Đức

Lái xe: Làm đại diện ký hợp đồng nhận xe để lái phục vụ cho DN đi công tác

Địa điểm giao nhận TSCĐ : Công ty TNHH Đổi Mới

Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau:

Tên TSCĐ : Xe ô tô hiệu TOYOTA

Trọng tải công suất : 08 chỗ ngồi

Nguồn gốc tài sản : Công ty TOYOTA Hà Nội

Nguồn gốc nhập khẩu số: 600005

Trang 32

Giá trị : 550.000.000 đồng.

Bên giao Bên nhận Ban kiểm nhận Giám đốc(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Tiếp đó, kế toán phải tập hợp hoá đơn do bên bán gửi tới và các chứng

từ liên quan khác như: Hoá đơn GTGT, giấy báo giá, uỷ nhiệm chi, biên bảnthanh lý hợp đồng Từ đó, kế toán ghi thẻ TSCĐ và các bảng liệt kê phân tích chứng từ gốc, sổ kế toán chi tiết, Bảng danh sách TSCĐ

Đơn vị: Công ty TNHH Đổi Mới Mẫu số: 01 - TT

Địa chỉ: Đồng Hướng – KS - NB (Ban hành theo QĐ số

15/2006/QĐ - BTC)

Trang 33

THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH SỐ 24

(Dùng cho thiết bị máy móc)

Tên tài sản:Ô tô con TOYOTA Loại: Phương tiện vận tải du lịchNhãn, ký hiệu: 35N 3727 Chứng từ nhập: Số 62

Nơi sản xuất: CHDC Nhật Năm tháng sử dụng:2012Công suất thiết kế: 08ghế Nguyên giá: 500.000.000

Địa điểm: Công ty TNHH Đổi Mới

HÓA ĐƠN GTGT

Ngày 20/12/2012

Liên 2 ( Giao cho khách hàng)

Đơn vị bán hàng : Công ty TOYOTA Hà Nội

Trang 34

Số TK :

Mã số thuế: 010010129

Họ tên người mua:

Đơn vị mua hàng: Công ty TNHH Đổi Mới

Địa chỉ : Huyện Kim Sơn Ninh Bình

Hình thức thanh toán: Tiền mặt Mã số thuế : 2700502633

STT Tên hàng hóa dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

Số tiền viết bằng chữ: Năm trăm năm mươi triệu đồng chẵn./.

Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị

(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)

Đơn vị: Công ty TNHH Đổi Mới Mẫu số: 01 - TT

Địa chỉ: Đồng Hướng – KS - NB (Ban hành theo QĐ số

15/2006/QĐ - BTC)

PHIẾU CHI

Số 434Ngày 20 tháng 12năm 2012

Trang 35

Họ và tên người nhận tiền: Trần Quốc Hoan

2.3.2 Kế toán giảm TSCĐ HH tại DN

Trong qúa trình sử dụng sẽ dẫn đến một số TSCĐ bị cũ, bị hao mòn, lạc hậu, không phù hợp với sản xuất của DN sẽ bị loại bỏ

DN do tồn tại đã lâu nên nhiều TSCĐ cũ kỹ, lạc hậu, hết thời gian

sử dụng đã đến lúc phải thanh lý Mặt khác nhiều tài sản của DN thời gian

sử dụng vẫn còn dài nhưng thực sự không có lợi ích cho sản xuất kinh doanhnên để sử dụng chỉ gây lãng phí mà vốn trong DN lại cần cho việc cải tiến mua sắm máy móc mới nhằm mục đích nâng cao hiệu qủa sử dụng TSCĐ

Do vậy DN cần phải thanh lý hoặ nhượng bán TSCĐ để đi thu hồi vốn nhanh

TSCĐ giảm do thanh lý:

Khi DN muốn thanh lý TSCĐ đã cũ và hoạt động kém hiệu quả, đặc biệt là vốn cố định do ngân sách cấp, DN phải lập “Tờ trình xin thanh lý” gửi cơ quan và sở Tài chính trong đó bao gồm nội dung chính sau:

- Lý do thanh lý, nhượng bán

- Các loại TSCĐ xin thanh lý, nhượng bán

Trang 36

Sau tờ trình được duyệt, DN thành lập Hội đồng thanh lý gồm (đại diện phòng kỹ thuật và đại diện phòng kế toán) Hội đồng thanh lý chịu tráchnhiệm xem xét, đánh giá thực trạng chất lượng, giá trị còn lại của tài sản đó, xác định giá trị thu hồi, xác định giá trị thanh lý bao gồm chi phí vật tư, chi phí nhân công để tháo dỡ, tháo bỏ, thu hồi.

- Các chứng từ liên quan đến TSCĐ bao gồm:

Ví dụ 2: Nghiệp vụ xảy ra ngày 25/12/2012 theo chứng từ ghi sổ số 16, đã

quyết định cho thanh lý Máy sấy cói Sau đây là tờ trình xin thanh lý

Ngày đăng: 01/07/2015, 21:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w