skkn HS yeu lop 3

13 270 0
skkn HS yeu lop 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG TIỂU HOC PHỔ NINH PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỨC PHỔ TRƯỜNG TIỂU HỌC PHỔ NINH Kính chào quý Thầy, Cô giáo! Năm học 2009 - 2010 4/2010 CHUYEÂN ÑEÀ THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH YẾU LỚP 3 Người thực hiện : HUỲNH ĐOÀN VINH Vấn đề học sinh yếu luôn được giáo viên và nhà trường quan tâm thường xuyên ở mỗi năm học. Nhiều biện pháp giáo dục học sinh yếu đã đưa ra hội đồng và từng khối bàn thảo thực hiện. Qua rà soát bước đầu đạt hiệu quả tương đối. I. Thực trạng: 1- Nói: không thành câu, rõ tiếng, lắp bắp, ấp a ấp úng dẫn đến phát âm không chuẩn hay nhầm lẫn chẳng phân biệt được các âm đầu: tr-ch (tre/che), s-x (sinh/xinh), d-gi ; các âm cuối: t-c (biết/biếc), n-ng (ngan/ngang); các vần: en/ăn, oi/oa, ên/ênh, êt/êch, ui/uôi, ưu/ươu, ai/ay/ây, oai/oay, oăn/oăng, oăt/oăc, uyt, uya ; dấu thanh: thanh hỏi/thanh ngã. Từ cách nói sai lệch đó dẫn đến đọc, viết yếu. 2- Đọc: đọc ê a, nhát gừng, vừa đọc vừa dịch, tốc độ đọc rất chậm, nhiều chữ không đọc được nhất là chữ có vần khó, ngắt nghỉ lung tung không đúng chỗ, không thành câu, phát âm không chuẩn, nặng tiếng địa phương. 3- Viết: chưa nắm được kỹ thuật viết, tư thế ngồi, để vở, cầm bút khi viết không đúng ( cầm bút cả 5 đầu ngón tay, quá chặt, tay cứng ). Chữ viết cẩu thả, xấu, sai về độ cao, khoảng cách, nét chữ Viết chính tả mắc nhiều lỗi về âm, vần, dấu thanh; viết thiếu chữ, không viết hoa chữ đầu câu và tên riêng, nhất là chính tả nhớ viết. Các em viết sai rất nhiều do đọc sai và không nắm một số quy tắc chính tả thông thường. 4- Tập làm văn: thường viết không thành câu. Cả bài không dùng một dấu câu nào. Câu thường không rõ nghĩa hay lặp lại. Dùng từ không phù hợp, tẩy xóa lung tung, bài làm lạc đề, mắc lỗi chính tả khá nhiều, trình bày bài không theo quy cách. 5- Tính toán: Bốn phép tính cộng trừ, nhân, chia các em thường sai: - Cộng, trừ: Thường nhầm lẫn giữa có nhớ và không có nhớ, giữa cộng và trừ (phép cộng thì tính phép trừ và ngược lại), đặt tính (viết số không thẳng hàng), không nắm được biện pháp cộng, trừ. - Nhân, chia: Không thuộc nhân, chia trong bảng nên chẳng tính được phép nhân, phép chia. - Giải toán có lời văn: Không thực hiện được về cách trình bày cũng như lời giải. - Các đơn vị đo đại lượng: đọc tên, viết tắt, cách đổi đều lúng túng nhất là đổi đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn. II. Nguyên nhân: 1- Giáo viên: Giáo viên phát âm chưa chuẩn, còn ảnh hưởng phương ngữ. Không kịp thời sửa chữa khi nghe học sinh phát âm sai. Lúc giảng bài giáo viên thường nói phần đầu câu, còn phần sau để cho học sinh nói “leo” vô tình tạo cho học sinh thói quen nói “hớt” (không thành câu). Về đọc, mỗi giáo viên khi đọc phát âm ( giọng đọc) khác nhau, chưa chuẩn nên khi đọc cho học sinh viết chính tả thì học sinh viết sai quá nhiều. Viết, trình bày bảng của giáo viên chưa đúng mẫu, lộn xộn. Phần lớn giáo viên chỉ rèn viết cho học sinh trong giờ tập viết còn các giờ học khác lại không quan tâm tới chữ viết của học sinh. 6- Thái độ: Những học sinh này đến lớp thường không mang theo đủ dụng cụ học tập. Trong lớp hay lơ là thiếu tập trung chú ý bài giảng, thụ động, ít phát biểu, ngại hợp tác với các bạn. Thái độ: Giáo viên thiếu kiên trì, tận tụy, chưa tạo được sự gần gũi, tự tin cho học sinh. Mỗi tiết giảng, giáo viên sợ mất thời gian không gọi học sinh yếu trả lời, không có câu hỏi dễ dành cho học sinh yếu, việc động viên, khuyến khích trẻ rất hạn chế cũng như ưu tiên thời lượng kèm trẻ học không có. 2 - Học sinh: Trí tuệ chậm phát triển, khả năng tư duy hạn chế, tiếp thu chậm, luôn bị động trong học tập, học đâu quên đó. Giờ học không tập trung, mà hay làm việc riêng theo cảm tính vô thức, gây ảnh hưởng đến bạn khác. Không tin tưởng vào khả năng học tập của bản thân, hay tự ti, mặc cảm, lười biếng, ý thức học hành chẳng lưu tâm. Thiếu sự ôn luyện thường xuyên nên bị hỏng kiến thức ở các lớp trước III. Các giải pháp đã và đang thực hiện có hiệu quả ở trường: 1- Giáo viên rèn cách nói, đọc, viết ở tất cả các môn học cho học sinh. Sửa chữa kịp thời những sai sót về đọc viết, tính toán, sửa nội dung nào thì buộc học sinh thực hành lại nội dung đó nhiều lần đến khi lĩnh hội được và củng cố thường xuyên. 2- Rèn nói, đọc: rèn tập học sinh nói to, rõ, nói thành câu (chuyện trò với trẻ). Về đọc: chỉ cho trẻ đọc ít câu trong bài (đọc nhiều lần cho quen), sau tăng dần số câu lên và tốc độ đọc (kết hợp ôn luyện vần khó, từ khó). 3- Rèn viết: luyện viết đúng ( từ, câu, đoạn), những tiếng có âm, vần, thanh dễ lẫn, tiếng khó (cho học sinh đánh vần) và tốc độ viết. Tập cho học sinh thói quen ghi lưu những quy tắc chính tả, những lỗi thường sai ( tự chép lại nhiều lần). 4- Rèn tập làm văn: Buộc học sinh đọc kỹ yêu cầu đề bài, giáo viên gợi dẫn học sinh về nội dung, cách trình bày trước khi làm bài. Giáo viên chấm bài sửa từng lỗi rõ ràng, khi trả bài yêu cầu học sinh viết lại (GV kiểm tra nhận xét). 5- Rèn tính toán: - Viết, đọc phân biệt dấu của các phép tính cho đến lúc thông thạo. - Ôn lại bảng cộng, trừ (buộc học sinh đọc thuộc), sử dụng que tính, hướng dẫn tỉ mỉ cách đặt tính, biện pháp cộng, trừ từ số nhỏ đến số lớn, từ không nhớ đến có nhớ (khi HS tính được mới chuyển phần khác). - Về phép nhân, phép chia chủ yếu tập trung rèn HS đọc thuộc lòng bảng nhân, bảng chia, cách vận dụng và biện pháp thực hiện phép nhân, phép chia. Khi thành thạo nhân, chia trong bảng mới chuyển sang nhân, chia ngoài bảng và đi từng bước từ dễ trước. - Giải toán: Buộc HS đọc kỹ đề, tìm hiểu, xác định yêu cầu rồi thực hiện (có sự giúp đỡ của GV gợi mở cho HS nêu miệng lời giải, phép tính, cách trình bày bài làm). 6- Hướng dẫn nội dung, cách thức tự học ở nhà (có vở tự học, được GV kiểm tra, sửa chữa thường xuyên) 7- Thời gian: thời điểm, thời lượng dành cho đối tượng này theo tiét học và xuyên suốt buổi học (phân hóa và dạy theo đối tượng HS của lớp), sử dụng một nửa thời gian giữa buổi học, cùng với buổi học tăng/tuần. 8- Tất cả các kiến thức phụ đạo cho học sinh khi các em nắm vững, thực hiện được mới chuyển sang phần khác, đồng thời vẫn lặp đi, lặp lại những kiến thức, kỹ năng cơ bản. [...]... nhau giữa các học sinh trong lớp Không để xãy ra hiện tượng xa lánh, trêu ghẹo của những HS khá, giỏi với HS học yếu 6- GV luôn giám sát, kiểm tra học sinh đã thực hiện nhiệm vụ được giao đến đâu, kịp thời điều chỉnh, giao việc tiếp theo 7- Thành lập tổ học tập, “đôi bạn cùng tiến” ở nhà để HS giỏi, khá hỗ trợ HS yếu học tập 8- Tìm hiểu rõ hoàn cảnh của học sinh, mà có hướng giáo dục hiệu quả Phối... yếu cụ thể những mặt nào Định hướng nội dung, kế hoạch phụ đạo chi tiết phù hợp theo mỗi đối tượng 2- Ưu tiên chỗ ngồi thuận tiện, để GV tiếp cận đễ dàng trong giờ học mà chỉ kèm cho trẻ 3- GV thường xuyên động viên HS, khơi dậy ở các em sự tin tưởng vào khả năng học tập của bản thân Khi chỉ kèm cho trẻ, GV chọn những hình ảnh gần gủi với cuộc sống hằng ngày để các em dễ tiếp thu, dễ nhớ Luôn khuyến . từ số nhỏ đến số lớn, từ không nhớ đến có nhớ (khi HS tính được mới chuyển phần khác). - Về phép nhân, phép chia chủ yếu tập trung rèn HS đọc thuộc lòng bảng nhân, bảng chia, cách vận dụng. và đi từng bước từ dễ trước. - Giải toán: Buộc HS đọc kỹ đề, tìm hiểu, xác định yêu cầu rồi thực hiện (có sự giúp đỡ của GV gợi mở cho HS nêu miệng lời giải, phép tính, cách trình bày bài. tiên chỗ ngồi thuận tiện, để GV tiếp cận đễ dàng trong giờ học mà chỉ kèm cho trẻ. 3- GV thường xuyên động viên HS, khơi dậy ở các em sự tin tưởng vào khả năng học tập của bản thân. Khi chỉ kèm

Ngày đăng: 01/07/2015, 03:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan