Khó khăn: cũng là nguyên nhân dẫn tới việc nảy sinh, xuất hiện đối tượng HS yếu kém Ngoài những mặt thuận lợi như đã phân tích ở trên, trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học
Trang 1Trường Tiểu học xã Hàng Vịnh
Toå chuyeân moân khoái 4
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hàng Vịnh, ngày 25 tháng 8 năm 2012
Năm học 2012 - 2013
I CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
- Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2012 – 2013 của trường Tiểu học xã Hàng Vịnh và kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2011 – 2012
- Căn cứ vào kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu của tổ 4
Nay giáo viên lớp 4A5 khối 4 của trường Tiểu học xã Hàng Vịnh xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi – phụ đạo học sinh yếu ở năm học 2012 - 2013 như sau:
II ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.
1 Thống kê tình hình học sinh – cơ sở vật chất
a.Thống kê số học sinh đạt danh hiệu khen thưởng năm học 2011 – 2012:
b Thống kê số học sinh yếu:
- Đối với các môn đánh giá bằng nhận xét:
Năm học 2011 – 2012 không có học sinh xếp loại B(chưa hoàn thành)
Năm học 2011 – 2012 lớp có 01/01 nữ học sinh ở lại lớp.
Trang 22 Thống kê khảo sát chất lượng đầu năm 2 môn: Toán – Tiếng Việt (29 HS
dự thi)
3 Thống kê danh sách học sinh giỏi năm học 2011 – 2012
4 Thống kê danh sách học sinh chậm yếu (có kiến thức chưa bền vững) năm học 2011– 2012.
III ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CƠ BẢN:
1 Thuận lợi:
Năm học 2012 – 2013, lớp 4A5 có nhiều thuận lợi trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu như sau:
- 100% học sinh được đánh giá xếp loại Hạnh kiểm là hoàn thành 5 nhiệm vụ của người học sinh
- Trong tổ hiện 02 GV dạy giỏi cấp huyện đây là những nhân tố điển hình để các thành viên khác trong tổ học tập, trao đổi kinh nghiệm
- Sự nhận thức và quan tâm đến chất lượng học tập của con em mình trong quần chúng nhân dân ngày càng rõ nét Hoạt động của Ban đại diện CMHS của lớp cùng với các đoàn thể ngày càng chặt chẽ và có hiệu quả
2 Khó khăn: (cũng là nguyên nhân dẫn tới việc nảy sinh, xuất hiện đối tượng
HS yếu kém)
Ngoài những mặt thuận lợi như đã phân tích ở trên, trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu của lớp cũng còn gặp phải những khó khăn, trở ngại như sau:
* Về phía học sinh:
- Một số em không có các đồ dùng cơ bản phục vụ cho việc học tập
- Trình độ dân trí trong địa bàn trường quản lí và các vùng phụ cận chưa cao dẫn tới việc quan tâm cho con em học tập còn hạn chế
- Một số em do hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn mặc dù còn nhỏ tuổi song phải tiếp giúp bố mẹ lo việc gia đình; một số em do bố mẹ ly hôn dẫn tới không có ai lo cho
Trang 3cuộc sống cũng như việc học hành phải nương tựa nơi người thân Chính những điều đó
đã làm cho việc học của các em ngày càng giảm sút
- Học sinh trong khối nhiều em ở các xã khác nên việc đi lại học tập gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là mùa mưa, gió chướng…
- Một số gia đình học sinh do nhà xa, phương tiện đi lại không có nên không cho con, em tập trung đi học các buổi bồi dưỡng phụ đạo do giáo viên yêu cầu
* Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học và một số khó khăn khác:
- Các tài liệu dùng để tham khảo cho GV và cho HS còn ít, các chủng loại sách của Thư viện chưa thật sự đa dạng, phong phú.( Sách bồi dưỡng HS giỏi lớp 4 chưa nhiều)
- Số lượng học sinh trong một lớp tương đối đông , phòng học lại chật nên việc kèm, phụ đạo cho học sinh ngay trong các tiết học chính khoá hạn chế
IV NHIỆM VỤ VÀ CHỈ TIÊU CỤ THỂ TRONG NĂM HỌC 2012 – 2013:
1 Nhiệm vụ chung:
- Không ngừng quán triệt về tư tưởng chính trị, nhận thức nghề nghiệp, nhiệm vụ giáo dục trong giai đoạn hiện nay đối với toàn thể CB – GV – NV trong toàn trường đặc
biệt là thực hiện tốt hai cuộc vận động lớn : “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh” ; “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp” “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức về tự học và sáng tạo”; và
phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
- Tăng cường xây dựng và mở chuyên đề, thao giảng ở các môn học, ở các lĩnh vực Trong đó chú trọng đến công tác bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu
- Giáo viên quan tâm đến việc sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học; chú trọng đến đa dạng hoá các đối tượng học sinh trong lớp
- Hàng tháng có sự kiểm tra chặt chẽ mức độ tiến bộ của học sinh từng lớp (đặc biệt là những đối tượng học sinh chậm yếu)
- Tăng cường công tác kiểm tra, dự giờ giáo viên trong tổ và rút kinh nghiệm qua kiểm tra
- Xây dựng nội dung sinh hoạt chuyên môn hàng tuần thiết thực
2 Nội dung chương trình cần bồi dưỡng – phụ đạo (2 môn Toán- Tiếng Việt) Môn Toán:
a Số học
* Số tự nhiên Các phép tính về số tự nhiên
- Lớp triệu, Đọc, viết, so sánh các số đến lớp triệu Giới thiệu về số tỉ Hệ thống hoá về số tự nhiên và hệ thập phân
- Phép cộng và phép trừ các số có đến sáu chữ số, có nhớ không quá ba lượt Tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân các số tự nhiên; Phép nhân các số có nhiều chữ
số với số có không quá ba chữ số, tích số không quá sáu chữ số Tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân các số tự nhiên Nhân một tổng với một số; Phép chia các số có nhiều chữ số cho số không quá ba chữ số Thương có không quá bốn chữ số (chia hết hoặc chia có dư)
Trang 4- Dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
- Tính giá trị của các biểu thức số có đến ba dấu phép tính Tính giá trị của biểu thức chứa chữ dạng a + b; a - b; a x b ; a : b; a + b + c; (a + b ) x c; a x b x c Giải các bài tập dạng: “Tìm x biết x < a; a < x < b” với a, b là các số bé
* Phân số Các phép tính về phân số
- Khái niệm ban đầu về phân số Đọc viết các phân số; Phân số bằng nhau; Rút gọn phân số; Quy đồng mẫu số hai phân số; So sánh hai phân số
- Phép cộng phép trừ hai phân số có cùng hoặc không cùng mẫu số (trường hợp đơn giản, mẫu số của tổng hoặc hiệu không quá 100) Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng các phân số
- Giới thiệu quy tắc nhân phân số với phân số, nhân phân số với số tự nhiên (mẫu
số của tích không vượt quá 100) Giới thiệu tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân các phân số, nhân một tổng hai phân số với một phân số
- Giới thiệu quy tắc chia phân số cho phân số, chia phân số cho số tự nhiên khác 0
- Thực hành tính nhẩm về phân số trong một số trường hợp đơn giản Tính giá trị của các biểu thức có không quá ba dấu phép tính với các phân số đơn giản
- Tìm thành phần chưa biết trong phép tính
* Tỉ số
- Khái niệm ban đầu về tỉ số
- Giới thiệu về tỉ lệ bản đồ và một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ
* Một số yếu tố thống kê: Giới thiệu số trung bình cộng; biểu đồ; biểu đồ cột
b Đại lượng và đo đại lượng
* Đơn vị đo khối lượng: tạ, tấn, đề-ca-gam (dag), héc-tô-gam (hg), bảng đơn vị
đo khối lượng
* Giây, thế kỉ; Hệ thống hoá các đơn vị đo thời gian
c Yếu tố hình học
* Góc nhọn, góc tù, góc bẹt Giới thiệu hai đường thẳng cắt nhau, vuông góc với
nhau Giới thiệu về hình bình hành và hình thoi
* Tính diện tích hình bình hành và hình thoi.
* Thực hành vẽ hình bằng thước thẳng và ê – ke; cắt, ghép và gấp hình.
d Giải bài toán có lời văn
* Giải các bài toán có hai hoặc đến ba bước phép tính, có sử dụng phân số
* Giải các bài toán có liên quan đến: Tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của chúng; tìm hai số biết tổng và hiệu của chúng; Tìm số trung bình cộng; tìm phân số của một số; các nội dung hình học đã học
Môn Tiếng Việt
* Ngữ âm và chữ viết
- Sơ giản về cấu tạo của tiếng
- Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam và nước ngoài
- Từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) về tự nhiên, xã hội, con người (chú trọng từ ngữ về phẩm chất con người)
- Sơ giản về từ đơn, từ phức (từ láy và từ ghép)
- Danh từ, động từ, tính từ
- Câu đơn và các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ
- Các kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến
Trang 5- Dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang.
* Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ
Các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá
*Tập làm văn
- Kết cấu ba phần của bài văn kể chuyện và miêu tả (mở bài, thân bài, kết bài) Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện, miêu tả
- Đoạn văn kể chuyện, miêu tả (tả đồ vật, cây cối, con vật)
- Bài văn kể chuyện, miêu tả (tả đồ vật, cây cối, con vật) Một số văn bản thông thường: đơn thư, tờ khai in sẵn
- Một số quy tắc giao tiếp trong trao đổi, thảo luận; thư, đơn
* Văn học
- Một số bài văn, đoạn văn, bài thơ, màn kịch về thiên nhiên, đất nước, con người
và một số vấn đề xã hội có tính thời sự
- Sơ giản về cốt truyện và nhân vật; lời người kể chuyện, lời nhân vật
3 Các chỉ tiêu phấn đấu trong năm học 2010 – 2011:
( Chủ yếu chất lượng 2 môn Toán và Tiếng Việt )
Học lực môn:
Yếu HẠNH KIỂM, DANH HIỆU, LÊN LỚP, CHÁU NGOAN BÁC HỒ
Số HS SL, %
ngoan Bác Hồ
tiến
* Học sinh lên lớp sau thi lại:
Môn Tiếng Việt:
V- DANH SÁCH HỌC SINH CẦN BỒI DƯỠNG- PHỤ ĐẠO
1/ Danh sách học sinh Giỏi cần bồi dưỡng:
Trang 62 / Danh sách HS yếu cần phụ đạo :
VI- Biện pháp để thực hiện:
1 Thời gian thực hiện :
-Giai đoạn 1 : Từ Đầu năm học đến Giữa HKI
- Dựa vào kết quả kiểm tra khảo sát đầu năm để lập danh sách và tổ chức bồi dưỡng phụ đạo HS
-Giai đoạn 2 : Từ Giữa HKI đến cuối HKI
-Dựa vào kết quả kiểm tra giữa HKI để lập danh sách và tổ chức bồi dưỡng, phụ đạo HS
-Giai đoạn 3 : Từ Đầu HKII đến Giữa HKII
-Bồi dưỡng và phụ đạo HS dựa trên kết quả KT định kỳ cuối kỳ I
-Giai đoạn 4 : Từ giữa HKII đến cuối HKII
-Bồi dưỡng và phụ đạo HS dựa trên kết quả KT định kỳ giữa kỳ II
-Giai đoạn 5 : Từ cuối HKII đến 15/08/2013( giai đoạn phụ đạo trong hè)
Bồi dưỡng và phụ đạo HS dựa trên kết quả KT định kỳ cuối năm
2 Nội dung thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng – phụ đạo HS :
-Xây dựng kế hoạch, nội dung bồi dưỡng – phụ đạo hai môn Toán – Tiếng Việt và rèn chữ viết đẹp cho HS trong lớp
-Xác định những kiến thức cơ bản, trọng tâm theo yêu cầu ND chương trình SGK
đã quy định để định hướng cho việc bồi dưỡng – phụ đạo HS và rèn chữ viết đẹp
-Trang bị đủ các tài liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện giảng dạy bồi dưỡng – phụ đạo HS và rèn chữ viết đẹp
-Quy định các mốc thời gian, phân loại, lập danh sách các đối tượng HS Giỏi, HS yếu, học sinh viết đẹp và viết chưa đẹp sắp xếp thời gian thực hiện công tác bồi dưỡng – phụ đạo HS và rèn chữ viết đẹp
-Tham gia học tập chuyên đề về nội dung, phương pháp bồi dưỡng – phụ đạo HS
và rèn chữ viết đẹp
-Thực hiện kiểm tra, đánh giá theo từng thời điểm
-Phân loại HS Giỏi và HS yếu và học sinh viết chữ đẹp, chưa đẹp ở trong lớp để
có biện pháp bồi dưỡng- phụ đạo thích hợp với từng đối tượng
-Trực tiếp liên hệ với gia đình HS để phối hợp bồi dưỡng- phụ đạo và rèn chữ viết đẹp Sắp xếp thời gian hợp lý để các em học tập thêm ở nhà
-Tổ chức thực hiện các hình thức bồi dưỡng- phụ đạo thường xuyên như: Giúp bạn vượt khó, đôi bạn cùng tiến, Tổ chức nhóm học tập Luôn quan tâm đến các đối tượng HS cần bồi dưỡng- phụ đạo trong các tiết học hàng ngày
-Nghiên cứu và áp dụng chuẩn KT-KN trong dạy học, văn bản chỉ đạo dạy và học cho học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, văn bản 896, Quyết định 31 mẫu chữ viết ở trường tiểu học và các văn bản chỉ đạo khác
Trang 7-Động viên và hỗ trợ HS khuyết tật, HS có hoàn cảnh khó khăn tích cực vượt qua mặc cảm và vượt qua khó khăn để vươn lên trong học tập
3.Những biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học:
-Chú trọng đến tất cả các đối tượng học sinh để phân loại trình độ học lực nhằm
có kế hoạch giảng dạy theo từng đối tượng học sinh tốt hơn
-Thường xuyên quan tâm thăm hỏi và phối hợp với PHHS để quản lí giờ học ở lớp và ở nhà của các em
-Hàng tháng có kiểm tra định kì của từng môn học để nắm chất lượng học tập của học sinh từ đó có kế hoạch dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh
-Thường xuyên động viên những em khó khăn cố gắng trong học tập
- Chú trọng rèn chữ viết cho HS nhất là lỗi chính tả, sửa và uốn nắn kịp thời cho các em
-Tổ chức cho các em hoạt động nhóm, từng tổ thi nhau kiểm tra bài hằng ngày và báo cáo kết quả
-Khuyến khích HS tự học và thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung bài học và diễn đạt bằng lời của mình hay và lưu loát
-Thường xuyên kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập của học sinh
-Soạn giáo án theo hướng đổi mới thể hiện các hoạt động dạy học tích cực, kiểm tra chất lượng học tập của học sinh
- Phân loại trình độ học lực của lớp vào thời gian : Giữa học kì 1-Cuối học kì 1- Giữa học kì 2 - Cuối học kì 2
- Kiểm tra sách giáo khoa,đồ dung học tập của học sinh 1lần/tháng
- Phối hợp với phụ huynh học sinh để quản lí giờ học của học sinh ở lớp cũng như giờ tự học ở nhà của học sinh
- Thương xuyên sử dụng các hình thức động viên học sinh, khen thưởng kịp thời tạo sự tin tưởng cho học sinh
- Hướng dẫn học sinh cách tự học ở nhà
- Hướng dẫn học sinh giữ gìn vở sạch, chữ đẹp
- Rèn luyện chữ viết cho học sinh viết đúng, viết đẹp
- Tìm hiểu cụ thể từng đối tượng học sinh, xem xét, đánh giá từng em.Động viên những em có hoàn cảnh khó khăn cố gắng vươn lên trong học tập
- Giaó viên chủ nhiệm cần liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh của lớp để thông báo kết quả học tập của từng em, thống nhất kế hoạch phối hợp giúp đỡ học sinh yếu kém giáo dục học sinh cá biệt, biểu dương kịp thời cho những học sinh nỗ lực học tập
và rèn luyện tốt
- Giáo dục cho học sinh thói quen đi đến nơi về đến chốn
- Sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học kể cả đồ dùng dạy học tự làm
4.Về biện pháp giáo dục lao động cho học sinh:
- Giáo dục học sinh yêu thích lao động , xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp.
- Thường xuyên tham mưu với BGH, tổng phụ trách cho HS lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh có bóng mát
-Giáo dục học sinh tự giác giúp đỡ gia đình những công việc phù hợp với lứa tuổi của các em
5 Về giáo dục thể chất, thẩm mĩ và giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh:
-Xây dựng các nhóm ngoại khóa về: Văn nghệ, kể chuyện, viết chữ đẹp, thể dục thể thao theo chủ điểm
Trang 8- Duy trì các bài hát quy định vào các dịp lễ, kỉ niệm.
-Thường xuyên giáo dục học sinh yêu mến cái đẹp để từ đó các em yêu thích và biết ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng khi đến lớp
- Lồng ghép GD BVMT, KNS và THNLTKHQ vào các tiết của môn học, để từ
đó giáo dục cho các em yêu thương giúp đỡ lẫn nhau và yêu mến thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ của cải vật chất, biết tiết kiệm và sống phù hợp với xã hội
6 Công tác kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với gia đình học sinh:
-Thường xuyên kết hợp với PHHS giáo dục toàn diện cho các em
-Họp PHHS 3 lần/ năm: đầu năm, cuối học kì I, cuối học kì II
- Kết hợp với Ban đại diện CMHS giáo dục những học sinh cá biệt
-Thường xuyên tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình học sinh để tìm hiểu giúp đỡ, động viên khuyến khích học sinh học tập
VII KẾ HOẠCH THÁNG:
1 Tháng 8/2012:
- Ổn định nề nếp, tổ chức lớp, ôn tập kĩ chuẩn bị cho các em thi khảo sát đầu năm
- Có sự chú ý để phân loại theo từng nhóm đối tượng học sinh
2 Tháng 9 /2012:
- Điều tra kết quả học tập của học sinh ở năm học trước, phân loại đối tượng học sinh theo hai loại theo sự chỉ đạo của chuyên môn trường:
+ Học sinh đạt danh hiệu ở năm học trước
+ Học sinh cần lưu ý rèn luyện, khắc phục thêm
- Lập danh sách những học sinh thuộc diện học sinh giỏi, học sinh chậm, yếu 2 môn Toán, Tiếng Việt, thực hiện dạy bồi dưỡng – phụ đạo học sinh theo chỉ đạo của BGH nhà trường
- Kiểm tra việc viết của học sinh trong lớp
3 Tháng 10 /2012:
- Thực hiện bồi dưỡng và phụ đạo học sinh ngay ở các thứ bảy trong tuần theo quy định của BGH nhà trường,
- Cho học sinh kiểm tra (đối với những học sinh thuộc diện yếu) vào cuối mỗi tháng để nắm bắt mức độ tiến bộ của học sinh
- Tiếp tục sàng lọc phân loại đối tượng học sinh thông qua kết quả kiểm tra khảo sát giữa học kì I để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo cho mỗi đối tượng ở từng lớp
4 Tháng 11 + 12/2012:
- Tổ chức kiểm tra đối với những học sinh thuộc diện yếu vào cuối mỗi tháng để nắm bắt mức độ tiến bộ của học sinh
- Kiểm tra, đối chiếu sự tiến bộ đối với những đối tượng học sinh yếu và việc phát huy tính sáng tạo trong học tập của những học sinh giỏi
- Quan tâm và nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc bồi dưỡng, phụ đạo học sinh ngay trong từng tiết học, 10 phút đầu giờ
5 Tháng 01/2013:
- Tiếp tục sàng lọc phân loại đối tượng học sinh thông qua kết quả kiểm tra khảo sát cuối học kì I để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo cho mỗi đối tượng ở từng lớp
Trang 9- Kiểm tra đối với những học sinh thuộc diện yếu vào cuối tháng để nắm bắt mức
độ tiến bộ của học sinh
- Đối chiếu kết quả đạt được với chỉ tiêu đề ra
6 Tháng 2/2013:
- Quan tâm bồi dưỡng, phụ đạo học sinh ngay trong từng tiết học
- Kiểm tra đối với những học sinh thuộc diện yếu vào cuối mỗi tháng để nắm bắt mức độ tiến bộ của học sinh
7 Tháng 3/2013:
- Giáo viên tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác trong việc bồi dưỡng, phụ đạo học sinh ngay trong từng tiết học, 10 phút đầu giờ
- Kiểm tra đối với những học sinh thuộc diện yếu vào cuối mỗi tháng để nắm bắt mức độ tiến bộ của học sinh
- Đối chiếu kết quả đạt được với chỉ tiêu đề ra
8 Tháng 4 + 5/2013:
- Giáo viên quan tâm và tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác trong việc bồi dưỡng, phụ đạo học sinh ngay trong từng tiết học, 10 phút đầu giờ
- Đối chiếu kết quả đạt được với chỉ tiêu đề ra
Trên đây là kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu năm học 2012-2013.
Duyệt của Hiệu trưởng Giáo viên
Trang 10KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG VÀ PHỤ ĐẠO HS HÀNG TUẤN THÁNG THỨ I
Tuần
1
Toán
Cũng cố lại các phép toán : Cộng, trừ, nhân, chia Các dạng toán cơ bản đã học
Ôn lại phép toán : Cộng và trừ ( trong phạm vi đến 100.000)
Tiếng
Việt
Nhắc lại nội dung của bài văn gồm 3 phần Dùng hình ảnh so sánh trong bài văn
Đọc, viết lại các bài tập đọc Bài văn phải gồm 3 phần
Tuần
2
Toán
Cũng cố lại các phép toán : Cộng, trừ, nhân, chia Các dạng toán cơ bản đã học
Ôn lại phép toán : Cộng , trừ, nhân và chia
Tiếng
Việt
Nhắc lại nội dung của bài văn gồm 3 phần Dùng hình ảnh so sánh trong bài văn
Đọc, viết lại các bài tập đọc Bài văn phải gồm 3 phần
Tuần
3
Toán
Cũng cố lại các phép toán : Cộng, trừ, nhân, chia Các dạng toán cơ bản đã học
Ôn lại phép toán : Cộng , trừ, nhân và chia Nhắc lại bảng nhân
Tiếng
Việt
Nhắc lại nội dung của bài văn gồm 3 phần Dùng hình ảnh so sánh trong bài văn
Đọc, viết lại các bài tập đọc Bài văn phải gồm 3 phần
Tuần
4
Toán
Cũng cố lại các phép toán : Cộng, trừ, nhân, chia Các dạng toán cơ bản đã học Giải bài toán có lời văn
Ôn lại phép toán : Cộng , trừ, nhân và chia Nhắc lại bảng nhân, bảng chia
Tiếng
Việt
Phân tích : Tiếng – Từ – Câu Cấu tạo của tiếng Trình bày một lá thư hay một đơn xin
Đọc, viết lại các bài tập đọc Các tiết khác cũng chú trọng lời văn và chữ viết
Giáo viên
Trần Văn Hữu