1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỒ án môn học máy THIẾT bị THỦY sản

47 2,6K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 2,46 MB

Nội dung

Để tăng xuất khẩu thời gian tới, Việt Nam chủ trương kết hợp xuất khẩu những mặt hàng mà đất nước có lợi thế tương đối những mặt hàng xuất khẩu truyền thống: hàng nông lâm thủy sản, khoá

Trang 1

KHOA THỦY SẢN

ĐỒ ÁN MÔN HỌC MÁY THIẾT BỊ THỦY SẢN.

Đề tài: Tính toán, thiết kế máy tách

khuôn sản phẩm thủy sản đông lạnh

Ngành: CÔNG NGHỆ CHẾ BIỂN THỦY SẢN

GVHD: PHẠM VIẾT NAM Sinh viên thực hiện:

Phan Thị Mỹ Phụng 2006110161 Phan Minh Trung 2006110207 Lớp: 02DHTS2

HỒ CHÍ MINH 05/2014

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG 3

1.1 Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam 3

1.1.1 Sản xuất thủy sản ở Việt Nam 3

1.1.2 Chuổi giá trị và sự lien kết giữa các chủ thể trong ngành thủy sản 5

1.1.3 Các vùng hoạt động thủy sản trong nước 6

1.1.4 Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong nước 9

1.1.5 Thị trường xuất khẩu thủy sản chính 10

1.2 Tình hình thực tế của ngành thủy sản nước ta chon đến đầu năm 2014 11

1.3 Tình hình sử dụng máy móc thiết bị chế biến thủy sản của nước ta hiện nay 16

CHƯƠNG II: THIẾT BỊ TÁCH KHUÔN SẢN PHẨM THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH DẠNG BLOCK 18

2.1 Cấu tạo thiết bị tách khuôn sản phẩm thủy sản đông lạnh dạng block 18

2.2 Nguyên lý hoạt động 19

2.3 Vận hành và bảo dưỡng 19

2.4 Phân loại thiết bị tách khuôn sản phẩm thủy sản đông lạnh dạng block 19

CHƯƠNG III: CƠ SỞ QUÁ TRÌNH TÁCH KHUÔN SẢN PHẨM THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH DẠNG BLOCK 21

3.1 Thủy sản đông lạnh dạng block 21

Trang 3

3.1.1 Giới thiệu về quá trình sản xuất các sản phẩm thủy sản đông lạnh dạng block

21

3.1.1.1 Mục đích 21

3.1.1.2 Quy trình sản xuất 22

3.1.1.3 Bảng thuyết minh qua trình 24

3.2 Quá trình tách khuôn 28

3.2.1 Mục đích 29

3.2.2 Yêu cầu của quá trình tách khuôn sản phẩm thủy sản đông lạnh dạng block 29

3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách khuôn 29

CHƯƠNG IV: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ THIẾT BỊ TÁCH KHUÔN SẢN PHẨM THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH DẠNG BLOCK 2KG VỚI CÔNG SUẤT 50 LÍT/GIỜ 30

4.1 Tính toán thiết kế bể chứa nước 30

4.2 Tính toán thiết kế ống dẫn nước, dàn phun nước 32

4.3 Tính toán công suất máy bơm 38

4.4 Đề xuất bản vẽ thiết kế 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

Trang 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH TRANG

Hình 1: Đánh bắt cá, thu hoạch cá Tra – basa 4

Hình 2: Sản lượng thủy sản Việt Nam qua các năm (nghìn tấn) 4

Hình 3: Chuổi giá trị ngành nuôi trồng thủy sản 5

Hình 4: Mối lien kết dọc theo các chủ thể trong ngành thủy sản 6

Hình 5: Tỉ lệ xuất khẩu thủy sản của các vùng (%) 7

Hình 6: Thu hoạch cá Tra – basa 8

Hình 7: Top 10 doanh nghiệp có kinh ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất năm 2012 (triệu USD) 10

Hình 8: Thị trường nhập thủy sản xuất khẩu của nước ta 11

Hình 9: Chế biến thủy sản tại các nhà máy 11

Hình 10: Chế biến thủy sản nội địa 13

Hình 11: Các cuộc họp định kì ngành thủy sản 15

Hình 12: Hình chiếu đứng máy tách khuôn 19

Hình 13: Các dạng sản phẩm thủy sản đông lạnh dạng block 21

Hình 14: Máy tách khuôn 28

Hình 15: Mô hình chi tiết bể chứ nước 31

Hình 16: Các loại Co và ống dẫn nước

Hình 17: Cơ cấu hệ thống ống dẫn và dàn phun nước 35

Hình 18: Hình chiếu ngang của ống nước 36

Hình 19: Băng chuyển lưới thép và inox thực tế 37

Trang 5

Hình 20: Hình chiếu đứng của máy bơm nước 38

Hình 21: Hình chiếu đứng máy bơm nước 38

Hình 22: Bơm ly tâm thực tế 39

Hình 23: Motor bơm nước 39

Hình 24: Bản vẽ thiết kế 41

DANH MỤC BẢNG TRANG Bảng 1: Sản lượng thủy sản Việt Nam năm 2012 ……… 3

Bảng 2: Thuyết minh quy trình chế biến sản phẩm thủy sản đông lạnh dạng block 24

Bảng 3: Tốc độ nước trên đường ống

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU

Trong điều kiện toàn cầu hóa của đời sống kinh tế thế giới hướng tới thế kỷ XXI, không một quốc gia nào phát triển nền kinh tế của mình mà không tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và khu vực Điều đó không loại trừ đối với Việt Nam đặc biệt là trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước hiện nay Nghị quyết đại hội đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, IX tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế, thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa hướng mạnh vào xuất khẩu.

Để tăng xuất khẩu thời gian tới, Việt Nam chủ trương kết hợp xuất khẩu những mặt hàng mà đất nước có lợi thế tương đối (những mặt hàng xuất khẩu truyền thống: hàng nông lâm thủy sản, khoáng sản, nhiên liệu và hàng dệt may ) và một số hàng có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao bao gồm ô tô, xe máy, hàng điện tử và dịch vụ phần mềm…

Hàng thủy sản là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam Kinh ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 1996 đạt 670 triệu USD, đến năm 1997 đã tang lên 776 triệu USD Đặc biệt năm 2000 xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã có bước nhảy vọt, vượt qua ngưỡng 1 tỷ USD, đạt mức 1,479 tỷ USD và năm 2002 đạt mức 2,023 tỷ USD chiếm hơn 10% tổng kinh ngạch xuất khẩu Việt Nam Theo tổng cục thống kê, thủy sản là mặt hàng

có kinh ngạch xuất khẩu lớn thứ 3 sau dầu thô và dệt may Theo dự kiến trong thời gian tới, sẽ có sự thay đổi các mặt hàng xuất khẩu chính yếu của Việt Nam, nhưng thủy sản vẫn

là một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn của đất nước.

Điều đó khẳng định ngành thủy sản giữ một vai trò quan trọng trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam Ngoài ra, ngành thủy sản còn góp phần quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu ngư dân, đảm bảo an ninh xã hội cho đất nước cũng như góp phần thỏa mãn nhu cầu thực phẩm ngày càng tang của thị

Trang 8

trường nội địa và cũng giống như bất cứ một quốc gia nào, ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế “nhạy cảm” nên vai trò của quản lý nhà nước là không thể thiếu.

Một điều quan trọng hơn hết là làm thế nào để phát triển thuận lợi và toàn diện để thu lại nguồn lợi nhuận cao nhất, và việc đạt ra những nhu cầu về trang thiết bị máy móc tiên tiến hơn thay cho những máy móc thiết bị thủ công tốn rất nhiều nguồn lao động đã đặt ra việc đầu tư thiết kế ra những máy móc hổ trợ nâng cao năng suất, sử dụng nguồn lao động tốt khá quan trọng.

Nhận biết được điều này, chúng em đã chọn nghiên cứu đề tài “Tính toán, thiết kế

máy tách khuôn sản phẩm thủy sản đông lạnh Block 2 kgvới công suất 50 lit/giờ.”

Để góp phần cải thiện, năng cao máy móc trang thiết bị với một số đề suất mới.

Tuy nhiên, do trình độ và tài liệu tham khảo còn hạn chế nên việc thiếu sót là không thể tránh khỏi Chúng em rất mong muốn nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy để bài viết

được hoàn thiện hơn

Trang 9

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Tổng quan ngành thuỷ sản Việt Nam.

1.1.1. Sản xuất thủy sản ở Việt Nam.

Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài hơn 3.260 km, nên rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản Trong năm 2012, sản lượng khai thác tăng mạnh 10,6% so với năm 2011, chủ yếu do sản lượng đánh bắt cá ngừ tăng mạnh ở các tỉnh miền Trung nhờ thời tiết thuận lợi và việc ngư dân sử dụng công nghệ đánh bắt cá ngừ đại dương bằng đèn cao áp, nâng công suất lên gấp đôi và giảm thời gian đi biển 15-30% Trong khi đó, sản lượng nuôi trồng năm 2012 chỉ tăng 6,8% khi hoạt động nuôi tôm gần như không tăng trưởng do hội chứng tôm chết sớm EMS hoành hành trên diện rộng Sản lượng cá tra chỉ tăng nhẹ 3,4% trong năm 2012, nhưng đã đạt mức cao kỷ lục 1.190 nghìn tấn Tăng trưởng sản lượng nuôi trồng đến chủ yếu từ hoạt động nuôi trồng các loài thủy sản khác, với mức tăng khá cao 10,6% trong năm 2012.

Bảng 1:Sản lượng thủy sản Việt Nam năm 2012

Trang 10

Hình 1: Đánh bắt cá của ngư dân, thu hoạch cá tra.

Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm Với chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động

Hình 2: Sản lượng thủy sản Việt Nam qu a các năm (nghing tấn) nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng

Trang 11

sản lượng thủy sản của cả nước Trong khi đó, trước sự cạn kiệt dần của nguồn thủy sản

tự nhiên và trình độ của hoạt động khai thác đánh bắt chưa được cải thiện, sản lượng thủy sản từ hoạt động khai thác tăng khá thấp trong các năm qua, với mức tăng bình quân 6,42%/năm.

1.1.2 Chuỗi giá trị và sự liên kết giữa các chủ thể trong ngành thủy sản

Hình 3: Chuỗi giá trị ngành nuôi trồng thủy sản.

Khả năng khép kín quy trình sản xuất có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp thủy sản Doanh nghiệp có hoạt động sản xuất càng khép kín thì khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu và hiệu quả kinh doanh càng cao Ngược lại,

doanh nghiệp càng ít khép kín thì phải phụ thuộc vào bên ngoài nhiều hơn, sẽ dễ dẫn đến

bị động trong sản xuất, giảm hiệu quả kinh doanh

Trang 12

Với nhu cầu phát triển và đòi hỏi chất lượng ngày càng cao, hoạt động của ngành thủy sản cần có sự tham gia của một số tổ chức tài chính và các cơ quan kiểm định chất lượng thủy sản, điều này đã làm mối quan hệ giữa các chủ thể trong ngành ngày càng chặt chẽ hơn.

Hình 4 : Mối liên kết dọc theo các chủ thể trong ngành thủy sản.

1.1.3 Các vùng hoạt động thủy sản mạnh trong nước.

Hoạt động sản xuất, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nằm rải rác dọc đất nước với

sự đa dạng về chủng loại thủy sản, nhưng có thể phân ra thành 5 vùng xuất khẩu lớn:

Trang 13

Hình 5 : Tỉ lệ suất khẩu thủy sản của các vùng (%) Vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung: nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ, đặc biệt phát huy thế mạnh nuôi biển, tập trung vào một số đối tượng chủ yếu như: tôm các loại, sò huyết, bào ngư, cá song, cá giò, cá hồng

Vùng ven biển Nam Trung Bộ: nuôi trồng thủy sản trên các loại mặt nước mặn lợ, với một số đối tượng chủ yếu như: cá rô phi, tôm các loại

Vùng Đông Nam Bộ: Bao gồm 4 tỉnh là Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu

và TP.HCM, chủ yếu nuôi các loài thủy sản nước ngọt hồ chứa và thủy sản nước lợ như cá song, cá giò, cá rô phi, tôm các loại

Trang 14

Vùng ven biển ĐBSCL: gồm các tỉnh nằm ven biển của Đồng Bằng Sông Cửu Long như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang…Đây là khu vực hoạt động thủy sản sôi động, hoạt động nuôi trồng thủy sản trên tất cả các loại mặt nước, đặc biệt là nuôi tôm, cá tra - ba sa, sò huyết, nghêu và một số loài cá biển.

Các tỉnh nội vùng: Bao gồm những tỉnh nằm sâu trong đất liền nhưng có hệ thống sông rạch khá dày đặc như Hà Nội, Bình Dương, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang, thuận lợi cho nuôi trồng các loài thủy sản nước ngọt như: cá tra - basa, cá rô phi,

cá chép…

Hình 6: Thu hoạch cá Tra – basa

Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, với điều kiện lý tưởng có hệ thống kênh rạch chằng chịt và nhiều vùng giáp biển, đã trở thành khu vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam Theo thống kê, năm 2011 cả nước có 37 tỉnh có doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, trong đó các tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất lần lượt

là Cà Mau (chủ yếu nhờ kim ngạch xuất khẩu lớn của Minh Phú, Quốc Việt), TP.HCM, Cần Thơ, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Sóc Trăng…

Trang 15

1.1.4 Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn trong nước

Sau giai đoạn bùng nổ số lượng doanh nghiệp thủy sản các năm trước, trước tình hình vô cùng khó khăn của ngành thời gian qua, số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đã giảm đáng kể (hơn 33%), chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không chủ động được vùng nguyên liệu, số lượng đối tác hạn chế và uy tín thương hiệu thấp Theo thống kê từ Vasep, đến cuối năm 2012, chỉ còn khoảng 600 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thủy sản

so với con số 900 của năm 2011 Với tình hình hiện tại vẫn còn nhiều khó khăn, dự kiến số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Trong danh sách 10 doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu lớn nhất, chỉ duy nhất Yuen Chyang Co là xuất khẩu hải sản, còn lại hầu hết là các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá tra

Trang 16

Hình 7: Top 10 doanh nghiệp có kinh ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất năm 2012 (triệu

USD).

1.1.5 Thị trường xuất khẩu chính.

Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu sang khoảng 155 thị trường trên thế giới, trong đó

ba thị trường chính là EU, Mỹ và Nhật Bản, chiếm khoảng 60,6% kim ngạch xuất khẩu EU chiếm khoảng 26% thị phần hàng xuất khẩu của Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ chiếm khoảng 17,8% và 16,9% Tuy vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu sang EU đã giảm 1,7% về khối lượng và 6,7% về giá trị Trong những năm gần đây, EU đã thay thế thị trường Mỹ và Nhật trở thành thị trường có thị phần xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.

Trang 17

Hình 8: Thị trường xuất khẩu thủy sản của các ta.

1.2 Tình hình thực tế của ngành thủy sản nước ta cho đến đầu 2014.

“ Ngành chế biến thủy sản Việt Nam qua 35 năm hình thành và phát triển”

Hình 9: Chế biến thủy sản tại các nhà máy.

`Chế biến thủy sản là khâu cuối cùng, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản

trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ Những sản phẩm thủy sản chế biến không những phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa mà còn được xuất khẩu, đem về ngoại tệ cho đất nước Những bước thăng trầm của ngành này luôn gắn liền với nhịp sống chung của nền kinh tế đất nước, nhất là công cuộc đổi mới toàn diện đất nước Quá trình phát triển của ngành chế biến thủy sản có thể được hình dung qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1975 - 1980

Nằm trong tình trạng trì trệ chung của kinh tế đất nước, ngành thủy sản cũng lâm vào tình trạng sa sút kéo dài Sản lượng khai thác tụt dần từ 607.000 tấn (năm 1975) xuống 398.000 tấn (năm 1980) Sản phẩm xuất khẩu giảm mạnh, năm 1980 kim ngạch

Trang 18

34.789 chiếc (năm 1976) còn 28.522 chiếc (năm 1980) Trang bị bảo quản nguyên vật liệu rất thô sơ, lạc hậu Cá đánh bắt được chỉ bảo quản bằng ướp muối trong hầm tàu Các cơ

sở chế biến có được chủ yếu bằng nguồn viện trợ không hoàn lại của quốc tế Năm 1980

cả nước mới chỉ có 40 cơ sở chế biến đông lạnh với tổng công suất cấp đông là 172 tấn/ngày Trong khi đó nhiều nhà máy xây dựng xong nhưng không phát huy được công suất, nguyên liệu khai thác chỉ được huy động cho chế biến từ 20 - 30% Công nghệ chế biến lạc hậu nên có sự thất thoát lớn trong quá trình chế biến và bảo quản Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Hải sản năm 1992, nguyên liệu qua chế biến so với tổng nguyên liệu năm 1976 chỉ đạt 22%, trong số đó tổng lượng hao phí là 21%; nguyên liệu không qua chế biến là 72%, hao phí là 20%.

Giai đoạn 1981 - 1994

Cuối năm 1979, Nhà nước cho phép Bộ Thủy sản quản lý thống nhất và khép kín toàn bộ quá trình từ đánh bắt đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm cuối cùng, thay cho trước đây ngành chỉ đảm nhận khâu khai thác và chế biến, còn việc thu mua và tiêu thụ

do ngành nội thương và ngoại thương đảm nhận Chủ trương này không những khắc phục được tình trạng manh mún, rời rạc, mà còn giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, hoạt động sản xuất gắn bó chặt chẽ với tiêu dùng Trong 15 năm liên tục, ngành thủy sản luôn hoàn thành vượt mức toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao với tốc độ tăng trưởng bình quân 5 - 7%/năm về sản lượng khai thác; 12 - 13% về giá trị kim ngạch xuất khẩu Năm 1990 giá trị sản lượng đạt 1.020.000 tấn và thu về 205 triệu USD hàng hóa xuất khẩu Năm 1994 đạt sản lượng 1.211.000 tấn và 458 triệu USD kim ngạch xuất khẩu.

Nổi bật nhất trong giai đoạn này là lĩnh vực chế biến phát triển rộng khắp với tốc độ tăng bình quân 9 nhà máy mỗi năm Đến cuối năm 1994, số nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh lên đến 178 nhà máy, với tổng công suất cấp đông 780 tấn/ngày, thêm vào đó còn có

hệ thống các nhà máy sản xuất nước đá với tổng công suất 2.000 tấn/ngày đã tạo ra bước phát triển nhảy vọt về chất trong quá trình giữ gìn độ tươi của nguyên liệu, giảm

Trang 19

tiêu hao, thất thoát sau thu hoạch, góp phần nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm Kết quả là tỷ lệ sản phẩm chế biến đông lạnh so với tổng nguyên liệu tăng nhanh và đạt 51%/năm vào năm 1994, một tỷ lệ khá cao nếu so với 11,4%/năm của thời điểm năm 1980.

Hình 10: Chế biến thủy sản nội địa.

Về chế biến thủy sản nội địa, thời kỳ này cả nước có 104 cơ sở chế biến nước mắm quốc doanh và hàng chục cơ sở chế biến tư nhân với tổng công suất khoảng 180 triệu lít/năm, ngoài ra còn có trên 10 cơ sở sản xuất bột cá, chế biến mỗi năm khoảng 10.000 tấn cá bột các loại Điều đáng lưu ý là, tỷ lệ sản phẩm được bảo quản đông lạnh phục vụ tiêu dùng nội địa ngày càng tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng.

Giai đoạn 1994 đến năm 2000

Nghị quyết 03/NQ/TW ngày 6 - 5 - 1993 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số

Trang 20

05-ương Đảng khóa VII đều khẳng định xây dựng thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Bởi vậy, ngành chế biến thủy sản cũng nhận được sự chú trọng đặc biệt của các cấp, các ngành và các địa phương Nhiều chương trình, dự án táo bạo như đánh bắt xa bờ đã được hình thành Xuất khẩu tăng mạnh, từ 550 triệu USD (năm 1995) lên 1,478 tỷ USD (năm 2000) Tuy nhiên, với giai đoạn 1996-2000, theo đánh giá của các chuyên gia, mức tăng trưởng thực sự theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ mới là bước đầu.

Hình 11: Các cuộc họp định kì ngành thủy sản.

Trang 21

Giai đoạn từ năm 2001 đến nay

Chương trình chế biến và xuất khẩu thủy sản đến năm 2005 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và bắt đầu thực hiện từ năm 1998 là một chương trình tạo bước ngoặt trong thế kỷ XXI cho ngành chế biến thủy sản nước ta Có thể nói, chế biến xuất khẩu thủy sản là động lực cho tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu trong khai thác và nuôi trồng thủy sản

Đến nay, theo Cục Quản lý chất lượng nông- lâm sản và thủy sản (Nafiqad), cả nước có

300 cơ sở chế biến thủy sản và khoảng 220 nhà máy chuyên sản xuất các sản phẩm đông lạnh phục vụ xuất khẩu, có tổng công suất 200 tấn/ngày Cũng theo thống kê của Nafiqad, tính đến thời điểm này, cả nước có 300 doanh nghiệp được phép xuất khẩu thủy sản sang

EU, hơn 440 doanh nghiệp sang Hàn Quốc, hơn 440 doanh nghiệp sang Trung Quốc, 30 doanh nghiệp sang Liên bang Nga, 60 doanh nghiệp sang Brazil và gần 450 doanh nghiệp sang Nhật Bản Tính đến cuối năm 2009, giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản đạt 4,2 tỷ USD.

Chiến lược biển đến năm 2020 đã đặt ra mục tiêu Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn Ngành chế biến thủy sản cũng sẽ phát huy đầy đủ vị trí, vai trò của mình, tạo động lực thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển.

1.3 Tình hình sử dụng máy móc thiết bị trong chế biến thủy sản của nước ta hiện nay.

Hiện nay, việc sử dụng các máy móc thiết bị trong chế biến thủy sản còn nhiều hạn chế, những máy móc thiết bị thủ công vẫn còn được sử dụng nhiều Một phần do thiếu vốn đầu tư của các công ty thủy sản nhỏ lẽ, việc đầu tư phát triển để khai thác tốt nhất nguồn

Trang 22

Vì vậy việc đầu tư tiềm năng cho sự phát triển đất nước được chú trọng:

(ĐCSVN) - Ngày 14/11/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số

68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp Theo đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất vốn vay thương mại đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn để mua máy, thiết bị nông cụ nhằm giảm tổn thất trong nông

nghiệp

Theo Quyết định, có 7 nhóm danh mục máy, thiết bị được hỗ trợ, bao gồm:

- Các loại máy làm đất, san phẳng đồng ruộng, gieo cấy, trồng, chăm sóc, thu hoạch lúa, ngô, cà phê, chè, mía; máy sấy nông sản, thủy sản; máy, thiết bị sản xuất muối sạch; máy, thiết bị sử dụng trong chăn nuôi.

- Máy, thiết bị sử dụng sản xuất giống, nuôi trồng, thu hoạch thủy sản.

- Các loại máy, thiết bị dò cá, thu, thả lưới câu, thông tin liên lạc, hầm (buồng) cấp đông, thùng (hầm) bảo quản sản phẩm có gắn thiết bị lạnh, sản xuất nước đá, lọc nước biển làm nước ngọt sử dụng trên tàu cá, tàu dịch vụ hậu cần phục vụ đánh bắt xa bờ.

- Máy, thiết bị chế biến sản phẩm từ phế và phụ phẩm nông nghiệp, thủy sản.

- Kho, thiết bị sử dụng chứa, bảo quản thóc, ngô quy mô hộ gia đình.

- Các loại máy kéo, động cơ Diezen sử dụng trong nông nghiệp, khai thác đánh bắt thủy sản.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2014; thay thế Quyết định số

63/2010/QĐ-TTg, ngày 15/10/2010 và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg, ngày 02/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản

Trang 23

CHƯƠNG 2: THIẾT BỊ TÁCH KHUÔN SẢN PHẨM THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH

Ngày đăng: 01/07/2015, 00:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w