BÁO cáo tốt NGHIỆP TRUNG cấp dược BỆNH VIỆN

19 1.1K 3
BÁO cáo tốt NGHIỆP TRUNG cấp dược BỆNH VIỆN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài mẫu chỉ mang tính tham khảo LỜI CẢM ƠN “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Để tiếp nối truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc ta. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy tại: Trường Cao đẳng Dược đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho chúng em những kiến thức, bài học quý báu trong suốt quá trình học tập vừa qua. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn của mình tới tập thể các cán bộ đang công tác tại Công ty Dược cũng như các cán bộ công nhân viên đang làm việc tại Công ty đã trực tiếp hướng dẫn chỉ dạy cho em trong thời gian vừa qua tại cơ sở từ đó giúp em nắm vững hơn những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ chuyên môn để sau này khi ra trường dù công tác ở vị trí nào em cũng có đủ tự tin để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Trong thời gian thực tập vừa qua do em còn thiếu kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em kính mong nhận được sự chỉ dạy và sự giúp đỡ của thầy cô để em hoàn thành tốt hơn bài báo cáo của mình cũng như sau này khi bước vào nghề em được trang bị cho mình tốt hơn. LỜI MỞ ĐẦU Xã hội ngày càng phát triển chính vì vậy đòi hỏi học sinh, sinh viên khi ra trường ngoài việc nắm chắc lý thuyết thì quan trọng hơn là phải biết áp dụng vào thực tế nên học đi đôi với hành ngày càng được chú trọng, đặc biệt đối với ngành Dược một ngành liên quan trực tiếp tới sức khỏe con người. Sau quá trình học tập lý thuyết tại trường, được sự giới thiệu của trường Cao đẳng Dược. Chúng em lớp Dược sỹ khóa đã có khoảng thời gian thực tập tại các đơn vị: Bệnh viện và Công ty Cổ phần Dược. Thời gian thực tập là quãng thời gian quý báu giúp chúng em học hỏi thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế đồng thời nắm vững hơn những chức năng nhiệm vụ. Sau đây là bản báo cáo kết quả sau khi thực tập tại các cơ sở gồm 2 phần như sau: PHẦN I KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN A- SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN Sơ đồ tổ chức: [IMG]file:///C:\DOCUME~1\Admin\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_i mage001.gif[/IMG] I. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY BỆNH VIỆN 1. Bộ máy lãnh đạo gồm: - Giám đốc - Phó Giám đốc 2. Các phòng chức năng gồm có 3 phòng: Phòng tổ chức hành chính, Phòng tài chính kế toán, phòng kế hoạch tổng hợp. 3. Các khoa gồm có 6 khoa trong đó có: + 3 khoa lâm sàng: Khoa khám bệnh đa khoa, Kho nội bệnh nghề, Khoa phục hồi chức năng. + Khoa cận lâm sàng: Khoa chẩn đoán hình ảnh, Khoa xét nghiệm, Khoa dược, trang thiết bị. II. CƠ CẤU TRÌNH ĐỘ CÁN BỘ NHÂN VIÊN TRONG BỆNH VIỆN 1. Tổng số cán bộ gồm có người trong đó có: - Cán bộ Y, Cán bộ Dược, các chuyên ngành khác 2. Trình độ các cán bộ gồm: Bác sỹ chuyên khoa I, Điều dưỡng đại học, Điều dưỡng Cao đẳng, Điều dưỡng Trung cấp, Điều dưỡng sơ cấp, Dược sỹ đại học, Dược sỹ trung cấp, Nữ hộ sinh trung cấp, Kỹ thuật viên Cao đẳng, Kỹ thuật viên sơ cấp, Kế toán trung cấp, Các nhân viên khác. III. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA BỆNH VIỆN Bệnh viện là bệnh viện chuyên khoa của … Bệnh viện có chức năng và nhiệm vụ sau: - Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh - Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật - Phòng bệnh - Nghiên cứu khoa học - Quản lý kinh tế trong bệnh viện KHOA DƯỢC – BỆNH VIỆN Sơ đồ tổ chức: KHOA DƯỢC Bộ phận thống kê Bộ phận cấp phát Bộ phận kho Bộ phận lâm sàng Kho chính Kho lẻ - Kho chính: Cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú và cấp phát thuốc cho kho lẻ - Kho lẻ: Cấp phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú I. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của khoa dược Bệnh viện 1. Vị trí, chức năng: - Khoa dược bệnh viện là khoa chuyên môn giúp bệnh viện quản lý toàn bộ công tác trong bệnh viện. - Trong bệnh viện khoa Dược bố trí ở địa điểm thuận lợi, có đủ điều kiện làm việc, hệ thống khko, phòng pha chế, phòng cấp phát đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ, cao ráo, thoáng mát, an toàn và hợp lý. 2. Nhiệm vụ: Lập kế hoạch cung ứng và đảm bảo số lượng, chất lượng thuốc thường và các thuốc chuyên khoa, hóa chất, vật dụng tiêu hao (bông, băng, gạc, cồn…) cho điều trị nội trú và ngoại trú, đáp ứng được yêu cầu hợp lý. - Kiểm tra, theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý toàn bệnh viện. Trưởng khoa hoặc dược sỹ được ủy quyền thay thế thuốc cùng chủng loại. - Tham gia quản lý kinh phí thuốc, thực hiện tiết kiệm có hiệu quả trong phục vụ người bệnh. - Là cơ sở thực hành các trường Đại học, trung cấp – dược, khoa Y trong các trường Đại học. - Tham gia công tác nghiên cứu khao học, thông tin về thuốc, tham gia pha chế 1 số thuốc dùng trong bệnh viện. II. MÔ HÌNH TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA TỪNG BỘ PHẬN TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN 1. Mô hình tổ chức Để đảm bảo cho yêu cầu chung của khao dược thuận tiện cho công tác quản lý, khoa dược được bố trí những bộ phận sau: Một trưởng khoa, một thủ kho, một thủ kho lẻ, hai nhân viên thống kê, một nhân viên hợp đồng, một nhân viên đang đi học, các nhân viên khác. a. Trưởng khoa dược: Ds. - Chức năng: quản lý và giám sát hoạt động của toàn khoa trực tiếp giúp giám đốc bệnh viện quản lý về thuốc. - Nhiệm vụ: + Tổ chức theo dõi hoạt động của khoa dược theo quy tắc công tác khoa dược. + Căn cứ vào kế hoạch chung của bệnh viện, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện cung ứng, bảo quản sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế trong bệnh viện. + Tổ chức xuất nhập, thống kê, thanh toán và theo dõi, quản lý tiêu chuẩn, kinh phí sử dụng thuốc, vật tư y tế đảm bảo chính xác đúng theo quy định hiện hành. + Kiểm tra bảo quản xuất nhập, thống kê, thanh toán và theo dõi quản lý tiêu chuẩn, kinh phí sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế đảm bảo chất lượng theo đúng quy định, quy chế công tác khoa dược và quy định của nhà nước. + Thông tin kịp thời các loại thuốc, hóa chất, vật tư y tế mới. Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả. + Tổ chức giao ban hàng ngày tại khoa, họp khoa theo quy định hoặc đột xuất, tham gia giao ban toàn bệnh viện. + Tham gia nghiên cứu khoa học, thường trực tại khoa theo lịch tổ chức thi đua định kỹ sơ kết, tổng kết công tác trong khoa. + Tham gia hội đồng và điều trị, tư vấn cho giám đốc về cung ừng sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và có hiệu quả. b. Bộ phận thống kê gồm: + Chức năng và nhiệm vụ: - Tham gia hội đồng nhập hàng, kiểm kê thuốc, hóa chất, vật tư y tế. - Thống kê thuốc, hóa chất, vật dụng y tế sử dụng hàng ngày của bệnh viện đảm bảo chính xác về số lượng và giá thành. - Cung cấp các số liệu báo cáo về sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế hàng tháng, hàng quý, hàng năm theo quy định hoặc đột xuât.s - Lưu trữ các hồ sơ chứng từ cẩn thận theo quy định, thực hiện quản lý hóa chất, vật tư y tế bằng vi tính. c. Bộ phận kho: gồm có 2 kho: - Kho chính: thủ kho: Ds. - Kho lẻ: Thủ kho: Ds. + Chức năng và nhiệm vụ của từng kho - Kho chính: Giúp trưởng khoa làm dự trù mau thuốc, hóa chất, vật tư y tế. Nắm vững tình hình kho, cấp phát thuốc cho kho lẻ và cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị nội trú. - Kho lẻ: Cấp phát thuốc trực tiếp cho bệnh nhân ngoại trú. 2. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của khoa dược a. Vị trí, chức năng: - Khoa Dược bệnh viện là khoa chuyên môn giúp bệnh viện quản lý toàn bộ công tác về dược trong bệnh viện. - Trong bệnh viện, khoa dược được bố trí ở địa điểm thuận lợi, có đủ điều kiện làm việc, hệ thống kho, phòng pha chế, nơi bào chế thuốc y học cổ truyền, phòng cấp phát đảm bảo chế độ vệ sinh sạch sẽ, cao ráo, thoáng mát, an toàn. b. Nhiệm vụ: - Lập kế hoạch cung ứng và đảm bảo số lượng, chất lượng thuốc thông thường và thuốc chuyên khoa,hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao (bông, băng, gạc…) cho điều trị nội trú và ngoại trú, đáp ứng yêu cầu điều trị hợp lý. - Phát chế một số thuốc dùng trong bệnh viện. - Kiểm tra, theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong toàn bệnh viện. Trưởng khoa dược và dược sỹ uỷ quyền thay thế thuốc cùng chủng loại. - Tham gia quản lý kinh phí thuốc, thực hiện tiết kiệm, có hiệu quả cao trong phục vụ người bệnh. - Là cơ sở thực hành của các trường Đại học, trung học y dược, khoa Y trong các trường Đại học. - Tham gia công tác nghiên cứu khoa học, thông tin về thuốc. II. CÔNG TÁC CUNG ỨNG VÀ QUẢN LÝ THUỐC VÀ VẬT TƯ Y TẾ. - Dự trù mua thuốc, hóa chất, vật dụng y tế. + Lập dự trù phải đúng mẫu, đúng thời gian quy định phù hợp với nhu cầu và định mức của bệnh viện. + Trưởng khoa dược tổng hợp, giám đốc bệnh viện ký duyệt sau khi có ý kiến của hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện. + khi nhu cầu thuốc tăng đột xuất có dự trù bổ sung.Tên thuốc trong dự trù phải ghi theo tên gốc (cũng có thể viết theo tên biệt dược), viết rõ ràng, đầy đủ đơn vị, nồng độ, hàm lượng, số lượng. - Mua thuốc: khoa dược bệnh viện khi mua thuốc và vật tư y tế phải đáp ứng nhu cầu sau: + Thuốc chủ yếu mua tại các doanh nghiệp nhà nước. Ngoài mua thuốc phải có trình độ chuyên môn là dược sỹ. + Thực hiện đúng các quy định hiện hành về mua sắm của Nhà nước. + Thuốc phải nguyên vẹn bao bì đóng gói của nhà sản xuất. + Thuốc được vận chuyển và bảo quản ở điều kiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật. 2. Vận chuyển. Thuốc được vận chuyển thẳng từ nơi mua tới bệnh viện theo đúng quy định. 3. Kiểm nhập: + Mọi nguồn thuốc trong bệnh viện (mua, viện trợ…) phải được kiểm nhập. + Thuốc mua về phải tổ chức kiểm nhập trọn ngày, lâu nhất là 7 ngày phải kiểm nhập xong toàn bộ. + Khi kiểm nhập phải thành lập hội đồng kiểm nhập: Hội đồng kiểm nhập gồm có: • Chủ tịch hội đồng: Giám đốc bệnh viện • Phó chủ tịch hội đồng: Trưởng khoa dược • Các uỷ viên: - Trưởng phòng tài chính kế toán. - Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp - Kế toán dược - Thủ kho chính, lẻ + Khi kiểm nhập phải đối chiếu hóa đơn (hoặc phiếu báo) với thực nhận (hãng sản xuất, quy cách đóng gói, hàm lượng nồng độ, số lượng, nơi sản xuất, hạn dùng, số lô…). Nếu thừa thiếu phải tìm nguyên nhân và kịp thời báo cáo với nơi cung ứng thuốc. + Lập biên bản kiểm nhập có chữ ký của hội đồng kiểm nhập. + Đối với thuốc gây nghiện, thuốc tâm thần, thuốc độc phải làm biên bản kiểm nhập theo quy chế quản lý hiện hành. Sơ đồ quy trình kiểm nhập. III. THỰC TẬP TẠI CÁC LĨNH VỰC CÔNG TÁC CỦA KHOA DƯỢC 1. Công tác thống kê, báo cáo sử dụng thuốc. + Khoa dược thực hiện báo cáo sử dụng thuốc theo quy định (3,6,9,12 tháng) hoặc đột xuất khi cần thiết. + Báo cáo sử dụng thuốc phải ghi đúng, đủ cột theo mẫu quy định và giám đốc bệnh viện thông qua ký duyệt. + Thống kê báo cáo nhầm lẫn và tai biến sử dụng thuốc được thực hiện hàng tháng nếu nghiêm trọng phải báo cáo đột xuất. 2. Lập sổ sách, thanh toán. + Khoa dược thống kê và tổng hợp số lượng thuốc (cả thuốc pha chế của bệnh viện) hóa chất, vật tư y tế đã phát ra, số liệu phải phù hợp với chứng từ xuất nhập sau đó chuyển đến phòng kế toán tài chính. + Các khoa điều trị tổng hợp thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao sử dụng cho từng người bệnh theo quy chế ra viện chuyển về phòng kế toán tài chính để thanh toán viện phí. + Phòng kế toán tài chính tổng hợp các chứng từ, hóa đơn báo cáo sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế thanh toán viện phí, bảo hiểm y tế. 3. Công tác sắp xếp, bảo quản. a. Công tác sắp xếp: - Sắp xếp trong kho phải được sắp xếp ngăn nắp, có đủ giá, kệ xếp theo chủng loại, dễ thấy, dễ lấy. - Thuốc và DCYT phải được sắp xếp theo tính chất bảo quản và đặc tính của chúng. Ví dụ: * Sắp xếp theo tính chất bảo quản: thường là theo dạng thuốc. * Sắp xếp theo phân loại chức năng. * Sắp xếp phải đảm bảo chống ẩm, kê trên giá kệ cao, không sát tường. b. Bảo quản. + Bảo quản thuốc phải được thực hiện 5 chống: Chống nhầm lẫn, chống quá hạn, chống trộm cắp, chống thảm hoạ, chống động vật, côn trùng, xâm hại (mối, mọt, gián chuột…) + Phải theo dõi thường xuyên nhiệt độ, độ ẩm trong kho và có biện pháp phòng chống ẩm kịp thời bằng các phương pháp phù hợp. + Phải có biện pháp chống tác động của ánh sáng (đặc biệt là thuốc tương kỵ ánh sáng). + Phải thực hiện chế độ kiểm soát, kiểm nghiệm thuốc, DCYT trước khi xuất nhập theo đúng quy định. + Phải giữ kho thuốc, DCYT sạch sẽ, không dợc mối mọt… có thì phải diệt ngay. + Tất cả thuốc, DCYT đều phải có bao gì đóng gói đáp ứng yêu cầu của từng loại. Không dùng lẫn lộn bao bì đóng gói của loại này cho loại khác. + Thuốc, DCYT phải có đủ nhãn đúng quy chế. + Thuốc gây nghiện, hướng tâm thần phải bảo quản theo đúng quy định cho mỗi loại. Sơ đồ bảo quản thuốc: 4. Các loại sổ sách. - Sổ theo dõi hạn dùng - Sổ theo dõi phản ứng bất lợi của thuốc - Sổ bàn giao - Một số sổ sách. 5. Công tác cấp phát. - Phiếu lĩnh thuốc phải được trưởng khoa dược hoặc dược sỹ uỷ quyền duyệt và ký tên. - Phiếu lĩnh thuốc nếu ghi sai hoặc phải thay thế thuốc phải được bác sỹ điều trị sửa lại và xác nhận vào phiếu sau khi có ý kiến của dược sỹ khoa dược. - Thuốc gây nghiện hướng tâm thần phải được cấp phát theo đúng quy định hiện hành. - Thuốc pha chế trong bệnh viện phẩi bàn giao cho kho cấp phát lẻ. - Thuốc bột, thuốc nước phải đóng gói thành liều nhỏ cho từng bệnh nhân (thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần phải do dược sỹ phân liều). - Trước khi cấp phát, dược sỹ phải thực hiện 3 đối chiếu, 3 kiểm tra. - Khoa dược chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng thuốc do kho cấp phát ra. IV. TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN VỀ DƯỢC TRONG BỆNH VIỆN. 1. Quy định chung. Lập kế hoạch cung cấp và đảm bảo số lượng, chất lượng thuốc thông thường, thuốc chuyên khoa, hoá chất, vật tư y tế, bông, băng, cồn… cho điều trị ngoại trú đáp ứng yêu cầu và hợp lý. 2. Quy định cụ thể. a. Tổ chức của khoa. - Khoa dược được bố trí ở địa điểm thuận lợi có đủ điều kiện làm việc từ hệ thống kho đến phòng cấp phát. - Việc xây dựng phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, cao ráo, thoáng mát và an toàn. Tuỳ theo tính chất của công việc và các phòng được xây dựng bố trí các trang thiết bị làm việc phù hợp. b. Công tác kiểm kê. - Thực hiện kiểm kê theo định kỳ (hàng tháng đối với khoa dược) hoặc kiểm kê đột xuất. - Kiểm kê phải thành lập hội đồng kiểm kê của bệnh viện. + Kiểm kê hàng tháng tại khoa dược bệnh viện: thành lập hội đồng có trưởng khoa dược, kế toán dược, thủ kho và phòng kế toán tài chính. + Kiểm kê năm: Hôi đồng kiểm kê có Giám đốc bệnh viện làm chủ tịch trưởng khoa Dược là thư ký, các uỷ viên gồm phòng tài chính kế toán, kế hoạch tổng hợp, y vụ và kế toán dược. + Kiểm kê tại các khoa: phải có ít nhất 3 người Trưởng khoa dược làm tổ trưởng, y tá điều dưỡng khoa, kỹ thuật viên khoa. - Nội dung kiểm kê: + Tại khoa dược: • Đối chiếu sổ sách, nhập với chứng từ. • Đối chiếu sổ sách với hiện vật. • Đánh giá lại thuốc, hoá chất, vật tư y tế tiêu hao về số lượng, chất lượng để tìm nguyên nhân tiêu hao, nếu kém chất lượng phải đề nghị huỷ theo đúng quy định hiện hành. • Mở sổ theo dõi cho năm tới. + Hội đồng kiểm kê đến khoa thực hiện kiểm kê thuốc, hóa chất, vật tư y tế. + Xác định lại số lượng, chất lượng và nguyên nhân gây ra thừa, thiếu. + Xử lý thuốc, hóa chất, vật tư y tế thừa, thiếu. + Điều hoà thuốc hóa chất vật tư y tế thừa thiếu. - Tổng kết các công tác kiểm kê toàn bệnh viện. c. Công tác thông tin tư vấn sử dụng thuốc. - Trưởng khoa dược giám sát việc sử dụg thuốc an toàn, hợp lý và có hiệu quả. - Thực hiện công tác dược lâm sàng trong bệnh việ, dược sỹ tư vấn cùng bác sỹ điều trị tham gia lựa chọn thuốc đối với 1 bệnh nặng, bệnh mãn tính. - Khoa dược chịu trách nhiệm thông tin về thuốc, triển khai mạng lưới theo dõi phản ứng bất lợi của thuốc, giới thiệu thuốc mới, kịp thời. d. Công tác thông tin thuốc. - Cung cấp cập nhật các thông tin về thuốc, tư vấn cho các thầy thuốc khám và điều trị tại các phòng, khoa bệnh viện. - Cung cấp các thông tin về thuốc cho hội đồng và điều trị của bệnh viện trong việc lựa chọn thuốc và dự trù thuốc cho các đơn vị trong bệnh viện. - Tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn hợp lý cho người bệnh điều trị nội trú và ngoại trú. - Theo dõi và xử lý các phản ứng bất lợi của thuốc và theo dõi chất lượng điều trị của thuốc. - Cung cấp và tập hợp các thông tin về thuốc, tư vấn sử dụng thuốc cho các trạm y tế cơ sở. - Kiểm tra công tác bảo quản thuốc tại các khoa phòng. PHẦN II NỘI DUNG THỰC TẬP TẠI CÔNG TY DƯỢC Để phục vụ tốt cho môn học thực hành nhằm bổ sung trang bị thêm nhiều kiến thức cơ bản cho học sinh, để học sinh được tiếp cận với thực tế, kết hợp giữa lý thuyết với thực hành, kiểm tra lại những kiến thức cũ đồng thời nhằm học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm chuyên môn của ngành chúng em được nhà trường tạo điều kiện về thực tập tại công ty Dược một mặt để vận dụng những kỹ năng và sự hiểu biết của mình về ngành Dược thực tế của ngành mặt khác tạo cơ hội tốt nhất cho chúng em mở rộng tầm nhìn của mình vào thị trường quốc tế, được tiếp xúc với nhiều loại thuốc mới. Qua thời gian thực tập tại Công ty Dược từ ngày 16/5/2011 đến ngày 19/6/2011 với sự chỉ đạo tận tình của ban lãnh đạo và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú cán bộ Công ty, cùng với sự tận mắt chứng kiến của em. Qua đây em nắm bắt được rất nhiều kiến thức, thực tế cũng như kinh nghiệm chuyên môn, đồng thời giải thích cho em những chỗ còn khúc mắc chưa được tiếp xúc khi còn học trong nhà trường.Tạo điều kiện tốt nhất cho em được trực tiếp làm và tìm hiểu nội dung sau trong công ty. 1. Tìm hiểu tổ chức các phân xưởng phòng ban của cơ sở sản xuất. 2. Tìm hiểu cách sắp xếp nhà xưởng và các phương tiện sản xuất. 3. Kiến tập tại công đoạn trong pha chế sản xuất một số dạng thuốc. 4. Quan sát cách sắp xếp trong kho và phương tiện phục vụ cho công tác bảo quản, bốc xếp, vận chuyển. 5. Cách bảo quản thuốc, hoá chất và y dụng cụ. 6. Tìm hiểu về hệ thống hồ sơ, sổ sách quản lý tại các phòng ban. Sau đây là bản thu hoạch của em qua thời gian quản lý các phòng ban. I. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY. Công ty Dược có trách nhiệm kinh doanh thuốc vật tư y tế cho nhân dân và các tỉnh thành cả nước. Với số vốn ban đầu còn ít, cơ sở vật chất khá đầy đủ với các máy móc và trang thiết bị hiện đại, các mặt hàng kinh doanh trở nên đa dạng hóan phong phú rất nhiều. Với những gì công ty Dược đã và đang hoạt động đạt được kết quả cao nhất cộng với sự nhiệt huyết của các nhân viên trong Công ty chác chắn công ty Dược ngày càng phát triển đáp ứng đầy đủ nhu cầu cung ứng thuốc cho nhà thuốc, hiệu thuốc, các tlrạm, các đơn vị khám chữa bệnh trong thành phố, với vị trí thuận lợi của công ty nằm trong lòng thành phố thuận tiện cho việc phân phối thuốc cùng với sự phát triển không ngừng lớn mạnh của thành phố, trong tương lai công ty trở thành một những Công ty Dược không ngừng phấn đấu phát triển đời sống người lao động xây dựng Công ty Dược lớn mạnh. Mở rộng đời sống kinh doanh. Nâng cao trình độ nhân lực tăng cường sản xuất. II. BỘ MÁY TỔ CHỨC CÔNG TY. 1. Hội đồng quản trị 2. Ban giám đốc điều hành 3. Ban kiểm soát 4. Các phòng chức năng: quản trị nhân sự, kinh doanh, tài chính, kế toán, nghiên cứu và phát triển, đảm bảo chất lượng, kiểm tra chất lượng, phòng cơ điện. III. QUY CHẾ CÔNG TY. 1. Làm việc các ngày trong tuần trừ chủ nhật (khối sản xuất phụ thuộc vào đơn đặt hàng). 2. Trật tự kỷ cương. - Thực hiện đúng nội quy của Công ty - Chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên giao phó. - Nghỉ làm phải xin phép. 3. Chấp hành về an toàn vệ sinh - phòng chống cháy nổ. 4. Vệ sinh con người. Trước khi vào sản xuất phải vệ sinh cá nhân: trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng tiêu chuẩn GMP. 5. Vệ sinh dụng cụ: Trước khi sử dụng dụng cụ phải kiểm tra xem có đạt tiêu chuẩn hay không. Sau khi dùng thiết bị, dụng cụ song phải rửa, lau chìu theo đúng quy định. IV. CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY. 1. Lĩnh vực quản lý. Công ty quản lý đã luôn được chú trọng và luôn là nhân tốt quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự phát triển của công ty qua các thời kỳ. Công ty đã đổi mới công tác quản lý, gắn sản xuất kinh doanh với thị trường. Đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất, củng cố và phát triển nguồn nhân lực. Cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm. Từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động và sự cạnh tranh của doanh nghiệp, nên doanh thu hàng năm đều tăng trưởng từ 20-25%, thu nhập của người lao động, thuế nộp cho Nhà nước, chi phí đầu tư cho phát triển đều tăng. Mục tiêu của công tác quản lý của công ty trong thời gian tới là; hiệu lực, hiệu quả và phát triển. 2. Hoạt động nghiên cứu. Công tác nghiên cứu phát triển luôn được công ty chú trọng trong suốt những năm qua. Hoạt động nghiên cứu phát triển của công ty bao gồm 2 lĩnh vực: nghiên cứu chiến lược ngắn hạn và dài hạn; nghiên cứu phát triển sản phẩm kỹ thuật sản phẩm. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, xu thế phát triển của thời đại, của ngành Dược trong nước và thế giới, công ty đã xây dựng và đang triển khai chiến lược phát triển 10 năm. Theo đó đến 2010, công ty hoàn thiện việc thực hiện sản xuất theo GMP - WHO, kiểm nghiệm theo GLP, bảo quản theo GSP, phân phối theo GDP. Lĩnh vực nghiên cứu phát triển sản phẩm và kỹ thuật của công ty hướng vào việc tạo ra những sản phẩm tốt vì sức khoẻ cộng đồng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và thị trường, đồng thời phấn đấu có mặt hàng xuất khẩu ra khu vực và thế giới. 3. Lĩnh vực sản xuất. Đến nay công ty đang sản xuất được những mặt hàng: thuốc viên (viên nén, viên nang, viên sủi, viên nguồn gốc dược liệu…), thuốc mỡ, thuốc nước. Trong đó nhiều sản phẩm đạt chất lượng tốt, hiệu quả và hiệu lực chữa bệnh tốt, giá thành hợp lý, đã được khách hàng và thị trường chấp nhận. 4. Lĩnh vực phân phối thuốc trong tỉnh: Trong những năm qua lĩnh vực phân phối thuốc trong toàn thành phố Hà Nội đã phát triển cả về số lượng và chất lượng, đến nay đã có hơn 100 hiệu thuốc trong toàn thành phố với tổng số hơn 200 điểm và quầy thuốc phục vụ nhân dân. Các hiệu thuốc luôn luôn là mạng lưới cung ứng thuốc, vật tư y tế cho các bệnh viện, trung tâm y tế, các trạm y tế phường và tổ chức mạng lưới bán lẻ trên địa bàn trong suốt những năm qua. 5. Lĩnh vực bán hàng sản xuất. Trong năm qua, công ty đã xây dựng hệ thống với các đại lý, điểm bán trên toàn thành phố Hà Nội, có đội ngũ nhân viên bán hàng nhiệt tình với công việc và khách hàng. Trong thời gian tới công ty đã và đang tiếp tục xây dựng hệ thống phân phối trên toàn quốc để đưa các sản phẩm của côg ty đến mọi miền tổ quốc. 6. Lĩnh vực kinh doan sản xuất nhập khẩu: Những năm qua công ty Dược, đã nhập khẩu trực tiếp thuốc (ví dụ như các nước: Ấn Độ, Hungari, Hàn Quốc, Canada, Oxtralia…), các nguyên liệu làm thuốc cho Công ty. Công ty cổ phần Thương mại và ứng dụng công nghệ dược có đội ngũ cán bộ, nhân viên có năng lực kinh nghiệm và tận tình trong kinh doanh nhập khẩu. Đã chấp hành đúng chính sách ngoại thương của Đảng và Nhà nước, góp phần nâng cao doanh thu, số thuế nộp cho Nhà nước. Xây dựng được mối quan hệ với khách hàng hướng và việc kinh doanh nhập khẩu trực tiếp và đẩy mạnh bán hàng do Công ty sản xuất. 7. Lĩnh vực đảm bảo chất lượng: Lĩnh vực đảm bảo chất lượng luôn được Công ty chú trọng nhằm cung cấp cho khách hàng và thị trường những sản phẩm và dịch vụ chất lượng, phục vụ tốt cho sức khoẻ cộng đồng. Công ty có hệ thống, mạng lưới đảm bảo chất lượng giám sát toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, các sản phẩm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đều được giám sát, đảm bảo chất lượng từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra. 8. Lĩnh vực kiểm tra chất lượng. Lĩnh vực kiểm tra chất lượng được chú trọng thực hiện trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu tra nguyên liệu, phụ liệu đầu vào, quá trình sản xuất đến khâu nhập kho, thuốc kinh doanh, quá trình bảo quản và đưa thuốc ra thị trường. Công ty đã có phòng kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn GLP. Có hệ thống thiết bị kiểm nghiệm tương đối hoàn chỉnh để phục vụ cho công tác kiểm tra chất lượng, có đội ngũ cán bộ, kiểm nghiệm viên có kiến thức, năng lực và nhiệt tình trong công việc. 9. Lĩnh vực bảo quản thuốc. Công ty luôn chú trọng công tác bảo quản thuốc, vật tư y tế sản xuất và kinh doanh. Các kho đều có trang bị phương tiện, thiết bị và thực hành bảo quản thuốc theo đúng yêu cầu kỹ thuật. 10. Lĩnh vực quản trị nhân lực. Những năm qua, phòng tổ chức hành chính nay là phòng quản trị nhân sự luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo công ty trong công tác tổ chức doanh nghiệp, quản trị nhân sự và hành chính. Công tác quản lý sản xuất kinh doanh cho phù hợp, đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng cho người lao động có đủ phẩm chất và năng lực, hoàn thành nhiệm vụ được giao, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp. 11. Lĩnh vực tài chính kế toán. Kể từ khi thành lập, công tác tài chính kế toán luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ cung ứng nguồn tài chính, kế toán, hoạch toán cho quá trình sản xuất kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp. Công tác tài chính kế toán hiện nay định hướng vào việc huy động, cung ứng đủ nguồn tài chính cho kế hoạch đầu tư phát triển ngắn hạn và dài hạ, vố lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời làm tốt công tác kế toán, hoạch toán, tham mưu cho lãnh đạo công ty trong công tác quản lý và phát triển sản xuất kinh doanh. V. CÁCH SẮP XẾP BỐ TRÍ NHÀ XƯỞNG VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN SẢN XUẤT. 1. Phương tiện sản xuất. Hiện tại công ty có máy móc phục vụ cho công việc sản xuất thuốc như: Máy đóng hàn 6 kim, máy đóng hàn 2 kim, máy cất ước, máy vảy ống, máy in ống, máy dán nhãn, tỷ hấp tiệt trùng, máy dập viên, máy ép vỉ, máy đóng nang, máy [...]... thế hệ đi trước Sinh viên thực hiện CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ TRUNG CẤP (Kèm theo Công văn số 1734/TH-CĐD ngày 22 tháng 11 năm 2012) 1 Mục tiêu Sau đợt thực tập học sinh có khả năng: 1 Nhận thức được nhiệm vụ, vai trò của người Dược sỹ Trung cấp trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng 2 Giao tiếp tốt với cấp trên, đồng nghiệp, bênh nhân; 3 Tiếp cận, hồi cứu, khai thác và xử... năng, nhiệm vụ, quyền hạn của khoa Dược trong bệnh viện - Tìm hiểu về tổ chức quản lý chuyên môn về dược trong bệnh viện; - Tìm hiểu về công tác quản lý, cung ứng thuốc, vật tư y tế trong bệnh viện; - Thực tập tại các lĩnh vực công tác của khoa dược + Thống kê, kế toán + Tìm hiểu các loại hóa đơn, chứng từ, sổ sách tại khoa dược + Sắp xếp, bảo quản thuốc - vật tư y tế; + Cấp phát thuốc, hướng dẫn sử dụng... vụ của khoa Dược bệnh viện và công ty dược nơi học sinh đến thực tập 5 Đánh giá thực tế việc áp dụng các quy chế của ngành trong các lĩnh vực quản lý, sản xuất, phân phối, cấp phát và hướng dẫn sử dụng thuốc tại cơ sở 6 Đánh giá thực trạng việc áp dụng và tuân thủ những nguyên tắc về GMP, GLP, GSP, GDP tại cơ sở nơi học sinh đến thực tập 2 Nội dung yêu cầu 2.1 Thực tập tại khoa Dược bệnh viện - Mô tả... viên tại bệnh viện và Công ty Dược đã giúp em nắm chắc hơn về chuyên môn nghiệp vụ đồng thời hiểu sâu hơn về kiến thức đã học khi còn ở trường Tuy chỉ là thời gian ngắn nhưng thời gian thực tập vừa qua đã cho em trưởng thành hơn, tự tin hơn và thêm trân trọng ngành nghề mình đã lựa chọn Ngày mai khi rời ghế nhà trường hoà mình vào với cuộc sống chúng em sẽ không ngừng cố gắng theo đuổi sự nghiệp cao... tư y tế; + Cấp phát thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc tại các khoa lâm sàng 2.2 Thực tập tại Công ty dược; - Mô tả được cơ cấu tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty Dược - Đánh giá được thực trạng mạng lưới tổ chức sản xuất, phân phối kinh doanh thuốc và vật tư y tế tại các Công ty dược - Thông kê được danh mục các mặt hàng thuốc được sản xuất, kinh doanh tại Công ty - Tóm tắt được... sản xuất, kiểm tra chất lượng, bảo quản, phân phối của một số sản phẩm sản xuất tại Công ty (nếu có) - Tham gia trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở của Công ty dược + Thực hành tại xí nghiệp sản xuất, xuất nhập và bảo quản thuốc tại kho dược + Thực hành quản lý, phân phối và lưu thông thuốc, vật tư y tế + Thực hành marketing, hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả 3 Ý kiến nhận xét, đánh... tập sau đạt hiệu quả hơn - Đơn vị cho điểm (theo thang điểm 10, điểm nguyên dương) vào phiếu nhận xét kết quả thực tập của học sinh Một lần nữa, Kính mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Quý bệnh viện, Công ty Dược để các em học sinh được tìm hiểu, kiến tập và thực tập một số công tác tại cơ sở nhằm củng cố và bổ sung thêm những kiến thức đã được học ở nhà trường Xin trân trọng cảm ơn! ... truyền quay trở lại - Mọi nguyên vật liệu cấp phát để sản xuất mỗi lô thành phẩm phải được gắn cùng với nhau và dán nhãn rõ ràng - Bao bì sử dụng đóng góp phải được làm sạch - Cần ghi chép lại tất cả những gì sai khác xảy ra với sản phẩm - Thành phẩm được QC kiểm tra kiểm nghiệm và đánh giá độ tuổi thọ trước khi xuất ra thị trường a Phiếu xuất kho Đơn vị: Công ty Dược Số CT:……… Địa chỉ: PHIẾU XUẤT KHO... khuẩn - Cơ sở sản xuất được xây dựng cách ly với môi trường bên ngoài và các khu vực khác bằng hệ thống chốt gió có các cấp độ sạch khác nhau - Phòng thay đồ, tắm rửa được xây dựng tách biệt với nơi sản xuất - Khu vực bảo dưỡng cũng được xây dựng tách biệt với nơi sản xuất - Những dược phẩm đặc biệt được xây dựng trong các khu vực chuyên biệt khác nhau - Phòng kiểm nghiệm được xây dựng tách biệt với... độc, thuốc gây nghiện phải quản lý theo quy chế riêng (do Cục dược quy định) * Nguyên tắc riêng - Thuốc hóa chất bảo quản ở điều kiện thông thường + Phải đảm theo đúng tính chất và yêu cầu riêng của từng loại + Tránh ẩm mốc, chảy dính cho các loại thuốc + Thường xuyên theo dõi các hiện tượng biến chất, đổi màu, vẩn đục đối với thuốc tiêm - Dược liệu phải được đóng gói và bảo quản thích hợp với từng . Cao đẳng, Điều dưỡng Trung cấp, Điều dưỡng sơ cấp, Dược sỹ đại học, Dược sỹ trung cấp, Nữ hộ sinh trung cấp, Kỹ thuật viên Cao đẳng, Kỹ thuật viên sơ cấp, Kế toán trung cấp, Các nhân viên khác. III VỤ CỦA BỆNH VIỆN Bệnh viện là bệnh viện chuyên khoa của … Bệnh viện có chức năng và nhiệm vụ sau: - Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh - Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật - Phòng bệnh -. dược a. Vị trí, chức năng: - Khoa Dược bệnh viện là khoa chuyên môn giúp bệnh viện quản lý toàn bộ công tác về dược trong bệnh viện. - Trong bệnh viện, khoa dược được bố trí ở địa điểm thuận

Ngày đăng: 01/07/2015, 00:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan