VD: KTV do cẩu thả không phát hiện ra nhân viên cảu đơn vị được kiểm toán biển thủ tài sản thì khoản thiệt hại này là cơ sở phát sinh trách nhiệm của KTV.với đơn vị được kiểm toán.. • Tr
Trang 1BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 8 MÔN: KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 1 Chủ đề: Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên
I Khái quát về trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên trong kiểm toán tài chính
* Khái niệm trách nhiệm pháp lý: Là nghĩa vụ thanh toán nợ theo quy định của
pháp luật, phát sinh khi hành động của một cá nhân gây ra những thiệt hại cho những người khác thì cá nhân đó có trách nhiệm pháp lý đối với những thiệt hại, được quyết định bởi tòa án
* Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên: phát sinh do những kết luận kiểm toán
của KTV không xác đáng làm cho những người quan tâm (ngân hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp, cơ quan thuế,…) đưa ra các quyết định sai lầm, ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của họ
* Bao gồm có 2 loại:
- Trách nhiệm theo hợp đồng: xác định theo các điều khoản cam kết trong hợp đồng khi 1 bên vi phạm hợp đồng gây ra thiệt hại cho bên đối tác
VD: Nếu KTV vi phạm cam kết về thời hạn phát hành BCTC theo hợp đồng dẫn đến bên được kiểm toán bị phạt vì nộp BCTC muộn thì KTV có trách nhiệm với bên được kiểm toán theo điều khoản hợp đồng
- Trách nhiệm luật pháp quy định đối với các bên hữu quan được xác định căn cứ vào các quy định pháp lý, không phụ thuộc vào việc có hay không hợp đồng giữa các bên
VD: KTV do cẩu thả không phát hiện ra nhân viên cảu đơn vị được kiểm toán biển thủ tài sản thì khoản thiệt hại này là cơ sở phát sinh trách nhiệm của KTV.với đơn
vị được kiểm toán
* Điều kiện để hình thành trách nhiệm pháp lý của KTV: bên bị thiệt phải chứng
minh được 3 điều kiện đồng thời
1 Có trách nhiệm: bị đơn KTV là người có lỗi
Trang 22 Có thiệt hại
3 Có quan hệ nhân quả giữa hành vi không đúng của KTV và thiệt hại xảy ra
- Nếu KTV chỉ ra được rằng ít nhất 1 trong 3 điều kiện trên không được thỏa mãn thì không đủ cơ sở để hình thành trách nhiệm pháp lý
VD: KTV có lỗi là để tiết lộ thông tin cho người khác, công ty được kiểm toán có 1 khoản thiệt hại nhưng lại phát sinh do phân tích đầu tư không đúng đắn, thì KTV không phải chịu trách nhiệm về khoản thiệt hại này
* Nguyên nhân sự gia tăng của trách nhiệm pháp lý:
- Nhận thức của người sử dụng kết quả kiểm toán ngày càng tăng do đó dễ phát sinh các khiếu kiện của người sử dụng
- Hoạt động kế toán kiểm toán ngày càng trở nên phức tạp nên tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn
- Sự gia tăng về nhận thức của Ủy ban chứng khoán trong việc bảo vệ lợi ích của các bên có liên quan và xã hội có xu hướng chấp nhận người bị thiệt khiếu kiện để
bù đắp thiệt hại
- Sự khác biệt trong kỳ vọng của người sử dụng kết quả kiểm toán và kiểm toán viên
KTV cho rằng trách nhiệm của KTV là tuân thủ các các chuẩn mực kiểm toán, trong khi đó người sử dụng lại mong muốn KTV phát hiện ra mọi sai phạm tồn tại trong BCTC
II Phân loại trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên trong kiểm toán tài chính
Nói chung, chủ phần hùn, các sáng lập viên của công ty kiểm toán cùng chịu trách nhiệm với
vụ kiện một chủ phần hùn trong công ty Đồng thời chủ phần hùn cũng chịu trách nhiệm pháp lý đối với công việc của những người khác được sử dụng trong cuộc kiểm toán Như công việc của KTV cấp dưới, của các công ty kiểm toán khác thực hiện một phần nội dung cuộc kiểm toán và công việc của các chuyên gia cung cấp thông tin.
1 Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với khách hàng
a Căn cứ hình thành
Trang 3• Trách nhiệm theo hợp đồng
Khi KTV thực hiện kiểm toán có thu phí, trách nhiệm của KTV phụ thuộc vào các điều khoản cam kết trong hợp đồng kiểm toán
- Cam kết kê khai hoàn thuế cho khách hàng theo thời gian cụ thể
- Cam kết phát hành báo cáo kiểm toán tại thời điểm cụ thể
- Cam kết đánh giá tính trung thực và hợp lý các thông tin trong BCTC
Nếu KTV vi phạm các cam kết này thì trách nhiệm pháp lý của KTV với khách hàng sẽ nảy sinh.
• Trách nhiệm luật pháp quy định
Luật Kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán, luật dân sự… yêu cầu KTV phải thận trọng thích đáng, có kỹ năng, phải bảo mật thông tin khách hàng và trung thực…
Sự thiếu thận trọng thích đáng được quy kết khi có sự bất cẩn thông thường hay bất cẩn toàn bộ:
- Bất cẩn thông thường: Được xác định khi so sánh với hành động của KTV khác có năng lực ở cùng tình huống.
- Bất cẩn toàn bộ: Có thể coi là hành vi khinh suất, coi thường và thái độ bất chấp chuẩn mực Đối với khách hàng là đơn vị niêm yết, trách nhiệm của KTV được quy định tại Điều 13 QĐBTC 89/2007, theo đó công ty kiểm toán có nghĩa vụ:
- Thông báo kiến nghị cho đơn vị được kiểm toán có biện pháp ngăn ngừa, sửa chữa và xử lý sai phạm.
- Sau khi phát hành báo cáo kiểm toán, nếu có nghi ngờ hoặc phát hiện khách hàng có những sai phạm trọng yếu thì công ty kiểm toán phải thông báo cho khách hàng.
- Bảo mật thông tin khách hàng
b Mức phạt đối với KTV
Quy định ở điều 35 NĐ-CP 85/2010 ban hành ngày 2/8/2010, theo đó:
- Phạt tiền từ 30 trđ đến 50 trđ đối với tổ chức kiểm toán và KTV khi không thông báo cho khách hàng về sự không tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan đến BCTC được kiểm toán và không kiến nghị để ngăn ngừa, sửa chữa trong quá trình kiểm toán
- Phạt tiền từ 50 trđ đến 70 trđ đối với tổ chức kiểm toán và KTV
a không ghi ý kiến vào báo cáo kiểm toán về những sai phạm chưa được xử lý của khách hàng
Trang 4b Không thông báo hay thông báo không kịp thời cho đơn vị được kiểm toán
- Phạt từ 70 trđ đến 100 trđ đối với tổ chức kiểm toán và KTV lập báo cáo kiểm toán không trung thực, không chính xác, không đầy đủ thông tin cần thiết theo quy định.
- Hình thức xủ phạt bổ sung: Đình chỉ có thời hạn hoặc hủy bỏ tư cách được chấp thuận kiểm toán của tổ chức kiểm toán của tổ chức kiểm toán, KTV do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản trên.
c Hình thức phản vệ của KTV
Khi khách hàng bị thiệt hại và phát sinh vụ kiện đòi KTV bồi thường, KTV có thể sử dụng các hình thức phản vệ để chống lại việc quy kết trách nhiệm.
- KTV có thể chứng minh rằng không có đủ thẩm quyền trong cuộc kiểm toán và do đó không có trách nhiệm với khoản thiệt hại Lý do này đưa ra khi cuộc kiểm toán dựa trên thư mời chứ không phải hợp đồng kiểm toán, tức là không có những cam kết KTV cũng có thể lập luận rằng
đã thực hiện dịch vụ rà soát BCTC chứ không phải kiểm toán BCTC
- KTV có thể chứng minh đã thực hiện cuộc kiểm toán không cẩu thả, theo đúng quy định , giữ thái độ đúng mực, bảo đảm đủ năng lực chuyên môn … dựa vào hồ sơ kiểm toán Khi đó sai phạm tồn tại là rủi ro kiểm toán, nếu công ty kiểm toán có mua bảo hiểm thì công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho khách hàng kiểm toán.
- KTV chứng minh khoản thiệt hại liên quan đến sự bất cẩn toàn bộ của cả khách hàng kiểm toán cũng như KTV Tức là hành động của khách hàng tạo ra khoản thiệt hại hoặc ngăn cản KTV phát hiện ra nguyên nhân.
- KTV có thể lập luận rằng không có mối quan hệ nhân quả giữa khoản thiệt hại của khách hàng với hoạt động kiểm toán.
Một số ví dụ:
* Công ty Cenco Incorporated kiện Seidman and Seidman (1982):
Giữa năm 1970 và 1975, các nhân viên quản trị của Cenco, sau đó cả ban quản trị cao cấp đã dính líu vào mét vô gian lận lớn là thỏi phồng giá trị hàng tồn kho của Công ty Điều này đã giúp cho Công ty vay được tiền với lãi suất thấp hơn và đạt được tiền bồi thờng bảo hiểm hoả hoạn cao hơn mức đáng đựoc hưởng Sau khi
sù gian lận bị phát hiện bởi một nhân viên của Cenco và được báo cáo với SEC (Securities and Exchange Commission) các cổ đông đã đệ đơn kiện Công ty
Trang 5Cenco, Ban quản trị của Công ty và các kiểm toán viên của Công ty Công ty kiểm toán đã dàn xếp cho vụ kiện tụng này bằng cách chi ra 3, 5 triệu USD
Sau đó, Ban quản lý mới của Công ty nhân danh Công ty Cenco đệ đơn kiện lần thứ hai Công ty kiểm toán vì vi phạm hợp đồng, bất cẩn nghề nghiệp và gian lận Công ty kiểm toán đã bào chữa là mặc dù Công ty đã nỗ lực cố gắng để phát hiện
ra dấu hiệu của sù gian lận nhưng tập thể phần lớn những người trong ban quản trị của Công ty Cenco đã ngăn cản họ phát hiện ra gian lận
Kỳ họp thứ 7 của toà thượng thẩm đã kết luận là Công ty kiểm toán không chịu trách nhiệm trong trường hợp này Việc làm sai trái của Ban quản trị Công ty Cenco được xem là lời bào chữa thích hợp chống lại lời buộc tội về vi phạm hợp đồng, bất cẩn và gian lận cho dù ban quản trị đó không còn làm việc cho Công ty nữa
2 Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với bên thứ ba
- Bên thứ ba là những cá nhân, tổ chức có liên quan đến cuộc kiểm toán báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán bao gồm: cổ đông (hiện tại, tương lai), nhà cung cấp, nhà đầu tư, ngân hàng và tổ chức tín dụng
- Ở Việt Nam, theo Khoản 12 Điều 29 Chương 3 Luật Kiểm toán độc lập ( Quốc hội khóa 12 thông qua) quy định doanh nghiệp kiểm toán phải chịu trách nhiệm với những người sử dụng kết quả kiểm toán sau:
+ Có lợi ích liên quan trực tiếp đến kết quả kiểm toán của đơn vị được kiểm toán; + Có hiểu biết một cách hợp lí về báo cáo tài chính và cơ sỏ lập báo cáo tài chính dựa trên các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp luật khác; + Đã sử dụng thận trọng thông tin trên báo cáo tài chính đã kiểm toán
- KTV sẽ phải chịu trách nhiệm với bên thứ ba khi họ chịu thiệt hại về tài chính do dựa trên kết quả kiểm toán không xác đáng
=> Theo học thuyết Ultramares: KTV sẽ phải chịu trách nhiệm nếu bên thứ ba là người có lợi ích liên quan cơ bản( những người mà KTV được thông báo trước khi thực hiện cuộc kiểm toán)
Trang 6Ví dụ, khách hàng thông báo với KTV thực hiện kểm toán tài chính để vay vốn, thì KTV sẽ phải có trách nhiệm với ngân hàng nơi mà doanh nghiệp được kiểm toán vay vốn
Các hình thức phản vệ của KTV( sử dụng khi bên thứ ba yêu cầu bồi thường):
1.Chứng minh đã thực hiện kiểm toán không cẩu thả (hay được sử dụng) 2.Chứng minh không có trách nhiệm theo quy định của pháp luật
3.Lập luận không có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại của bên thứ ba với hoạt động kiểm toán
Một số ví dụ:
• Chuyển lãi thành lỗ tại Công ty Bông Bạch Tuyết
Theo kết luận tại Biên bản kiểm tra của Đoàn thanh tra UBCK :
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) - đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) của BBT năm 2005, kiểm toán viên đã không cẩn trọng trong việc kiểm toán BCTC Cụ thể, kiểm toán viên không đưa khoản ngoại trừ chi phí quảng cáo vào BCTC kiểm toán năm 2005 Ngoài ra, A&C cũng không có thư quản lý sau kiểm toán
Về công tác kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học
(AISC), đơn vị kiểm toán BBT 2 năm 2006 và 2007, Đoàn thanh tra đánh giá, các
ý kiến ngoại trừ của kiểm toán viên trong báo cáo kiểm toán của BBT là thông tin không đầy đủ, gây hiểu nhầm cho nhà đầu tư (NĐT) Kết quả kinh doanh năm
2006 của BBT sau khi tính lại (hồi tố) chênh lệch rất lớn, từ lãi sang lỗ, kiểm toán viên ước lượng ảnh hưởng các khoản ngoại trừ đều có thể ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả kinh doanh, nhưng chưa nêu rõ trong báo cáo kiểm toán Ngoài ra, Đoàn thanh tra cũng đánh giá một số khiếm khuyết khác như: BCTC được kiểm toán năm 2007 có một số khoản điều chỉnh hồi tố từ năm 2006, nhưng thư kiểm toán đã không nêu rõ vấn đề này; AISC không cung cấp thư quản lý theo hợp đồng kiểm toán năm 2006; AISC không thông báo ngay cho UBCK khi phát hiện tại BBT có những sai phạm trọng yếu
Trang 7Việc này đã gây ra thiệt hại tài chính và tác động lớn cho các nhà đầu tư và các
cổ đông của công ty nhưng 2 công ty kiểm toán A&C và AISC chỉ bị khiển trách theo Công văn số 2359/UBCK-QLPH và Công văn số 2360/UBCK-QLPH,
UBCK
• Công ty ULTRAMARES và TOUCHE (1931)
Năm 1931, Công ty Ultrmares không có khả năng trả nợ, các chủ nợ của Công
ty dựa vào báo cáo tài chính đã được chứng nhận rồi sau đó kiện các kế toán viên,
họ cho rằng các kế toán viên đã phạm tội bất cẩn và trình bầy gian dối Các khoản phải thu đã bị bóp méo bằng cách cộng thêm khoảng 650 000 USD vào các khoản phải thu mét khoản mục khác trên 700.000USD Các chủ nợ cho rằng một cuộc kiểm tra kỹ lưỡng sẽ tìm thấy 700 000 USD gian lận này Các khoản phải trả cũng
có những khoản không nhất quán tương tự
Sau khi điều tra vấn đề, toà án liên bang Mỹ kết luận rằng các kiểm toán viên đã
có bất cẩn trong quá trình kiểm toán, tuy nhiên kiểm toán viên không phải chịu trách nhiệm đối với các chủ nợ của Công ty Ultramares vì điều sai lầm vượt ra ngoài phạm vi của hợp đồng kiểm toán ban đầu Toà án cho rằng chỉ có người ký hợp đồng với kiểm toán viên về các dịch vụ kiểm toán mới có thể kiện nếu các dịch vụ đó được cung cấp một cách bất cẩn
Vụ kiện này là cơ sở cho sù ra đời của cái gọi là " học thuyết Ultramares" Theo học thuyết này, những bất cẩn thông thường không đủ ràng buộc trách nhiệm pháp
lý của kiểm toán viên với bên thứ ba vì không có quan hệ riêng theo hợp đồng giữa bên thứ ba với kiểm toán viên Ultramares còng cho rằng chỉ khi có gian lận hoặc bất cẩn nghiêm trọng thì KTV có thể chịu trách nhiệm đối với bên hưởng lợi thứ ba
• Stephens industries kiện Haskin and Sells (1971):
Năm 1971, người mua 2/ 3 cổ phiếu của Công ty cho thuê ô tô Stephens industries đã kiện Công ty kiểm toán Haskin and Sells vì bất cẩn khi kiểm toán các khoản phải thu Tuy nhiên, theo hợp đồng kiểm toán thì số liệu của các khoản phải thu trên sổ sách của Công ty phải được giữ nguyên không có sự điều chỉnh và trong báo cáo kiểm toán, nhận xét của KTV đã nêu cụ thể: " Theo điều khoản của
Trang 8hợp đồng, chúng tôi không yêu cầu khách hàng phải xác nhận số dư của họ và cũng không xem xét lại khả năng thu của bất kỳ khoản phải thu thương mại nào" Việc không có sự điều chỉnh để phản ánh số tiền không thu được cũng được ghi rõ
ở " các ghi chú trong Bảng cân đối tài sản"
Áp dông " học thuyết Ultramares", toà án sơ thẩm cho rằng không có mối quan
hệ riêng theo hợp đồng giữa bên nguyên đơn và KTV nên không tồn tại trách nhiệm pháp lý vì sự bất cẩn của KTV Toà án phúc thẩm cũng đưa ra quyết định tương tự
Hiện nay học thuyết " Ultramares" đã được mở rộng: đối với những người không có quan hệ theo hợp đồng với KTV, nhưng KTV thấy trước là sẽ sử dụng BCTC, thì nếu vì sự bất cẩn mà KTV gây ra thiệt hại cho những người này, KTV
sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý
Tuy nhiên vẫn còn những tranh cãi xung quanh học thuyết "Ultramares" Nhiều người cho rằng bất kể KTV có thấy trước những người sử dụng BCTC hay không thì KTV còng phải chịu trách nhiệm pháp lý mà do sù bất cẩn, KTV đã gây ra sù thiệt hại cho bên thứ ba
3 Trách nhiệm dân sự khi kiểm toán các đơn vị niêm yết
Khi kiểm toán các tổ chức niêm yết trách nhiệm của kiểm toán viên dễ nảy sinh hơn Thông thường trách nhiệm pháp lý được hình thành khi có đủ 3 điều kiện như
đã trình bày ở phần đầu là ktv( hoặc đơn vị kiểm toán) phải có lỗi, gây ra thiệt hại
và có quan hệ nhân quả từ lỗi đó đến thiệt hại gây ra bởi ktv Tuy nhiên với đơn vị niêm yết thì hoàn toàn khác, trách nhiệm pháp lý được hình thành khi phát hiện bất
kỳ một sai phạm trọng yếu trong báo cáo tài chính từ bất kỳ ai
Trách nhiệm dân sự của ktv khi kiểm toán các đơn vị niêm yết được điều chỉnh bởi cả bộ tài chính và ủy ban chứng khoán
Bộ tài chính điều chỉnh trách nhiệm dân sự của ktv trong nội dung điều 13
quyết định 89/2007/QĐ-BTC theo đó ktv có 3 nghĩa vụ: một là phải ghi ý kiến chưa được xử lý vào báo cáo kiểm toán hoặc thư quản lý Hai là phải thông báo cho bên thứ 3 và UBCK khi có phát hiện sai phạm trọng yếu của BCTC sau khi
Trang 9phát hành báo cáo kiểm toán ba là phải lập báo cáo kiêm toán một cách trung thực
và hợp lý
Về phần UBCK, theo quy định thì với các vi phạm thứ nhất và thứ hai nêu trên thì kTV bị phạt từ 50 dến 70 triệu, vi phạm điều thứ 3 thì phạt từ 70 đến 100 triệu Đồng thời đình chỉ có thời hạn hoặc hủy bỏ tư cách được chấp nhận kiểm toán của
tổ chức kiểm toán hoặc kiểm toán viên
Ngoài ra còn có nhiều hình thức phạt được áp dụng trên thế giới như yêu cầu ktv tham gia các khóa đào tạo hoặc yêu cầu ktv khác rà soát lại kết quả kiểm toán khi nhận thấy nguyên nhân của vấn đề thuộc về chuyên môn của ktv Hoặc yêu cầu công ty kiểm toán vi phạm công bố công khai vi phạm của mình, hình thức bày có tác dụng răn đe đối với những sai phạm cố ý hay có khả năng phát sinh Hình thức phạt nặng nhất là ngừng tạm thời hoặc vĩnh viễn không được kiểm toán tại đơn vị niêm yết khi công ty kiểm toán có hành vi vi phạm nghiêm trọng
Một số ví dụ:
Để hiểu rõ về trách nhiệm với các đơn vị niêm yết, cũng như KTV làm thế nào để phản vệ lại, chúng ta sẽ tìm hiểu về vụ bê bối của EY và sino forest
Tập đoàn lâm sản sino forest niêm yết trên thị trường chứng khoán Canada, thời
kỳ thịnh vượng có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường Canada, tuy nhiên công ty này bị phá sản năm 2012 chỉ sau một vụ bê bối bi phát hiện bởi một nhà phân tích độc lập tháng 6 năm 2011, vì có bằng chứng cho rằng công ty này có dấu hiệu gian dối sổ sách, thiếu minh bạch, cố tình đánh lạc hướng nhà đầu tư và cổ đông Còn
về phần công ty kiểm toán EY thì bị cáo buộc là không tuân thủ các chuẩn mực về xác định tình sở hữu và sự tồn tại của các tài sản lâm sản của công ty Phát hiện này công bố chỉ sau 2 tuần thì giá chứng khoán của sino forest giảm 80% và hơn
50 mã chứng khoán mác tàu giảm giá trên thị trường chứng khoán Canada, và chỉ
ít lâu sau thì sino forest đệ trình đề nghị xin phá sản trách nhiệm pháp lý đè nặng lên vai EY khi phải chịu thêm vụ kiện tập thể của cổ đông và nhân viên trong công
ty vì đơn giản khi công ty bị phá sản thì họ chẳng còn gì và cũng nhận thấy trách nhiệm thuộc về công ty kiểm toán theo đó EY đã đồng ý dành 117,6 triệu đô la để giàn xếp vụ kiện tập thể của các cổ đông Xin lưu ý thêm là giàn xếp ở đây là hoàn toàn hợp pháp và có quyết định của tòa án
Trang 10Vậy EY đã xử lý như thế nào?
Theo đúng như lý thuyết, công ty kiểm toán có 4 cách để phản vệ, một là ktv biện minh rằng không có đủ thẩm quyền thư 2 ktv chứng minh là đã thực hiện kiểm toán không cẩu thả Thứ 3 ktv chứng minh thiệt hại là sự bất cẩn toàn bộ cuối cung ktv lập luận là không có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại của khách hàng với hoạt động kiểm toán trong tình huống với sino forest ktv đã áp dụng cách phản biện thứ 2 Đó là kiểm toán viên sử dụng những bằng chứng là giấy tờ làm việc, chuẩn mực và các bằng chứng khác để chứng minh rằng mình đã tuân thủ các các chuẩn mực và rằng mình đã đánh giá đúng sự tồn tại và sở hữu của các tài sản lâm sản của sino, phản bác lại các cáo buộc ktv dễ dàng đưa ra pản biện này vì đặc trung của tài sản lâm sản là khó đánh giá về giá trị, sự tồn tại và sở hữu và chuẩn mực quy định không rõ ràng ktv cũng sử dụng cách phản biện thứ 3 đó là đây là
sự bất cẩn toàn bộ của cả đơn vị được kiểm toán như: đơn vị che giấu tài liệu, cơ cấu tổ chức quá phức tạp… đồng thời về vụ kiện tập thể của cổ đông và nhân viên trong công ty và khoản đã bồi thường 117,6 triệu đôla E&Y cho biết: "Việc thương lượng này không chứa đựng nội dung thừa nhận trách nhiệm nào Và sau khi được tòa án thông qua, thỏa thuận sẽ giúp E&Y giảm trừ các bất trắc và gánh nặng trong công việc kinh doanh trong tương lai"
Ngoài ra các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm Một ví dụ nữa về trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên khi kiểm toán các đơn vị niêm yết đã rất nóng ở việt nam cũng thuộc về EY là vụ dược viễn đông
VD2: Công ty TNHH Fund of Funds kiện Arthur Andersen và Công ty King
Resources năm 1982.
Công ty Fund of Funds là một công ty đầu tư chuyên về mua các quỹ hỗ trợ Vào cuối thập niên 1970, Ban quản trị quyết định đa dạng hóa hoạt động kinh doanh bằng cách thực hiện các khoản đầu tư lớn vào bất động sản về khí đốt và dầu hỏa Khoảng 90 triệu USD đã được chi cho trên 400 mỏ thiên nhiên theo một thỏa hiệp với Công ty King Resources Bản thỏa hiệp đã ký kết giữa Fund of Funds
và King Resources quy định rằng tất cả bất động sản được bán trên căn cứ trao tay với giá thỏa đáng cho cả hai bên Một sự kiện quan trọng trong trường hợp này là Công ty kiểm toán Arthur Andersen kiểm toán cho cả hai công ty trên với hai hợp