Đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên năm 2014

22 649 0
Đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên năm 2014

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2 CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 2 CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA KIỂM TOÁN VIÊN. 3 2.1: KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN VIÊN. 3 2.2: CÁC NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 4 2.2.1: Tính độc lập 4 2.2.2: Tính liêm chính và tính khách quan 6 2.2.3: Các chuẩn mực về nghiệp vụ và năng lực 7 2.2.4: Trách nhiệm đối với khách hàng – tính bảo mật 7 2.2.5: Trách nhiệm đối với khách hàng – Thù lao phụ thuộc 8 2.2.6: Trách nhiệm đối với đồng nghiệp 9 2.2.7: Trách nhiệm và thông lệ khác – Hành vi làm mất tín nhiệm 10 2.3: CÁC NGUY CƠ DẪN ĐẾN VI PHẠM ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA KIỂM TOÁN VIÊN 10 2.3.1: Nguy cơ do tư lợi 10 2.3.2: Nguy cơ tự kiểm tra 11 2.3.3: Nguy cơ về sự bảo chữa 11 2.3.4: Nguy cơ từ sự quen thuộc 11 2.3.5: Nguy cơ bị đe dọa 11 2.3.6: Một vài ví dụ về vi phạm trong kiểm toán 11 CHƯƠNG 3: TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA KIỂM TOÁN VIÊN 14 3.1: Trách nhiệm dân sự 14 3.2: Trách nhiệm hình sự 14 3.3: Những giải pháp của kiểm toán viên khi phát hiện ra sai sót – gian lận 14 KẾT LUẬN 19 MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, số lượng dịch vụ kiểm toán ngày càng tăng lên kéo theo là số lượng người sử dụng các thông tin tài chính sau khi được kiểm toán ngày càng tăng đòi hỏi các kiểm toán viên phải tuân thủ chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Việc kiểm toán viên tuân thủ đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp bảo vệ và nâng cao uy tín của nghề kiểm toán trong xã hội, bảo đảm về chất lượng cao của các dịch vụ cung ứng cho khách hàng và cho xã hội. Nếu kiểm toán viên không tuân thủ các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp thì lòng tin của công chúng vào dịch vụ kiểm toán sẽ giảm xuống. Nhận thức rõ tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm pháp lý đối với kiểm toán viên nhóm em đã quyết định chọn đề tài : “Đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên” . Do thời gian ngắn , khả năng tìm hiểu đề tài còn hạn chế , những vấn đề nhóm em tìm hiểu đã được và trình bày trong bài tiểu luận môn học này có thể còn nhiều thiếu sót . Chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn và góp ý của cô để bài viết của chúng em được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn

Bài tiểu luận kiểm toán GVHD: Lê Thị Hồng Hà DANH SÁCH NHÓM STT Họ và tên MSSV Ghi chú 1 LÊ THỊ MAI 10021833 2 LÊ THỊ YẾN 10021363 3 LÊ THỊ LÝ 10007603 4 LÊ THỊ QUẾ 10011643 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN SV thực hiện: nhóm 02 Lớp CDKT12CTH Bài tiểu luận kiểm toán GVHD: Lê Thị Hồng Hà MỤC LỤC DANH SÁCH NHÓM 1 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 1 MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2 CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 2 CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA KIỂM TOÁN VIÊN 3 2.1: KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN VIÊN. 3 2.2: CÁC NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 4 2.2.1: Tính độc lập 4 2.2.2: Tính liêm chính và tính khách quan 6 2.2.3: Các chuẩn mực về nghiệp vụ và năng lực 6 2.2.4: Trách nhiệm đối với khách hàng – tính bảo mật 7 2.2.5: Trách nhiệm đối với khách hàng – Thù lao phụ thuộc 8 2.2.6: Trách nhiệm đối với đồng nghiệp 9 2.2.7: Trách nhiệm và thông lệ khác – Hành vi làm mất tín nhiệm 10 2.3: CÁC NGUY CƠ DẪN ĐẾN VI PHẠM ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA KIỂM TOÁN VIÊN 10 2.3.1: Nguy cơ do tư lợi 10 2.3.2: Nguy cơ tự kiểm tra 11 2.3.3: Nguy cơ về sự bảo chữa 11 2.3.4: Nguy cơ từ sự quen thuộc 11 2.3.5: Nguy cơ bị đe dọa 11 2.3.6: Một vài ví dụ về vi phạm trong kiểm toán 11 CHƯƠNG 3: TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA KIỂM TOÁN VIÊN 14 3.1: Trách nhiệm dân sự 14 3.2: Trách nhiệm hình sự 14 SV thực hiện: nhóm 02 Lớp CDKT12CTH Bài tiểu luận kiểm toán GVHD: Lê Thị Hồng Hà 3.3: Những giải pháp của kiểm toán viên khi phát hiện ra sai sót – gian lận 14 KẾT LUẬN 19 SV thực hiện: nhóm 02 Lớp CDKT12CTH Bài tiểu luận kiểm toán GVHD: Lê Thị Hồng Hà MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, số lượng dịch vụ kiểm toán ngày càng tăng lên kéo theo là số lượng người sử dụng các thông tin tài chính sau khi được kiểm toán ngày càng tăng đòi hỏi các kiểm toán viên phải tuân thủ chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Việc kiểm toán viên tuân thủ đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp bảo vệ và nâng cao uy tín của nghề kiểm toán trong xã hội, bảo đảm về chất lượng cao của các dịch vụ cung ứng cho khách hàng và cho xã hội. Nếu kiểm toán viên không tuân thủ các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp thì lòng tin của công chúng vào dịch vụ kiểm toán sẽ giảm xuống. Nhận thức rõ tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm pháp lý đối với kiểm toán viên nhóm em đã quyết định chọn đề tài : “Đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên” . Do thời gian ngắn , khả năng tìm hiểu đề tài còn hạn chế , những vấn đề nhóm em tìm hiểu đã được và trình bày trong bài tiểu luận môn học này có thể còn nhiều thiếu sót . Chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn và góp ý của cô để bài viết của chúng em được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn SV thực hiện: nhóm 02 Lớp CDKT12CTH Trang: 1 Bài tiểu luận kiểm toán GVHD: Lê Thị Hồng Hà NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP Là những quy tắc hướng dẫn cho các thành viên ứng xử vào hoạt động môt cách trung thực phục vụ cho lợi ích nghề nghiệp và xã hội Đạo đức nghề nghiệp yêu cầu những kiểm toán viên phải có đạo đức và mỗi tổ chức kiểm toán phải là một cộng đồng của những người có đạo đức Đạo đức nghề nghiệp kiểm toán là yêu cầu bắt buộc với kiểm toán viên SV thực hiện: nhóm 02 Lớp CDKT12CTH Trang: 2 Bài tiểu luận kiểm toán GVHD: Lê Thị Hồng Hà CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA KIỂM TOÁN VIÊN. 2.1: KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN VIÊN. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp là những quy tắc để hướng dẫn cho kiểm toán viên ứng xử và hoạt động một cách trung thực phục vụ cho lợi ích chung của nghề nghiệp và xã hội. Nói cách khác, đạo đức nghề nghiệp là những chỉ dẫn để các thành viên luôn duy trì thái độ nghề nghiệp đúng đắn. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên có vai trò rất quan trọng. Nó là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động kiểm toán. Một kiểm toán viên cần phải có đạo đức và một công ty kiểm toán cần phải là một cộng đồng các kiểm toán viên có đạo đức. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường thì nhu cầu đối với nghề kiểm toán đáng tin cậy và được công nhận trở nên lớn hơn bao giờ hết. Hơn nữa, những người chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính nếu không có đạo đức thì dễ có thể làm cho thông tin báo cáo kiểm toán tài chính không tin tưởng dẫn đến hậu quả là sự mất lòng tin trong công chúng. Trong bối cảnh đó, nếu không có hoạt động kiểm toán để xác định tính tin cậy của các hệ thống thông tin tài chính thì sẽ gây cản trở lớn. Do vậy, những đòi hỏi về đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm toán viên phải được xác định rõ ràng và được công bố để cho công chúng nói chung biết, qua đó họ có thể đòi hỏi các hành vi đạo đức của kiểm toán viên cũng như đánh giá các cam kết của ngành này. Chuẩn mực là tiêu chuẩn đánh giá và định lượng các nghiệp vụ hoạt động kiểm toán, hay nói cách khác là mẫu mực để hành nghề của hoạt động kiểm toán. Thông qua các chuẩn mực đã phát triển một cách thích hợp, có thể đánh giá trình độ và chất lượng của hoạt động kiểm toán. Đồng thời các chuẩn mực cũng là cơ sở cho việc giáo dục và đào tạo nhằm đạt được chuyên môn hoàn hảo. Đối với những người không thuộc lĩnh vực kiểm toán như các nhà quản lý, hội đồng quản trị, các cổ dông, nhà đầu tư, các tổ chức điều khiển và tất cả SV thực hiện: nhóm 02 Lớp CDKT12CTH Trang: 3 Bài tiểu luận kiểm toán GVHD: Lê Thị Hồng Hà những ai quan tâm, các chuẩn mực được sử dụng như là biện pháp hữu ích của dịch vụ kiểm toán mà mọi người mong muốn có được. Như vậy chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp có vai trò rất quan trọng trong các cuộc kiểm toán nên nó phải được xây dựng một cách chặt chẽ, hợp lý để làm sao cho kiểm toán viên áp dụng một cách thuận lợi mà không phạm sai lầm hay bị chồng chéo bởi các điều lệ khác. 2.2: CÁC NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP Yêu cầu về nhân cách đạo đức của bất cứ tổ chức kiểm toán nào cũng phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau. Các nguyên tắc này chỉ đạo kiểm toán viên trong quá trình hành nghề và quan hệ với người khác. 2.2.1: Tính độc lập Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên. Không có tính độc lập thì chức năng kiểm toán không có giá trị trong xã hội. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam quy định rằng trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải thực sự không bị chi phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình. Tính độc lập trong kiểm toán có nghĩa là việc có một quan điểm vô tư khi thực hiện các cuộc kiểm toán, đánh giá các kết quả và công bố báo cáo kiểm toán. Nếu kiểm toán viên là một luật sư của khách hàng, một chủ ngân hàng cá biệt hoặc bất kỳ ai khác có lợi ích trực tiếp hay gián tiếp về mặt tài chính, có quan hệ họ hàng thân thuộc với những người trong bộ máy quản lý của đơn vị được kiểm toán thì anh ta sẽ không thể được xem là độc lập. Ví dụ trước đây đã có lần chấp nhận cho kiểm toán viên sở hữu một số lượng cổ phần giới hạn trong công ty khách hàng. Nhưng ngày nay điều đó được xem như khả năng tiềm ẩn tác động xấu đến tích độc lập của công ty kiểm toán và chắc chắn có khả năng ảnh hưởng đến nhận thức của người sử dụng về tính độc lập của kiểm toán viên. Việc trực tiếp hay gián tiếp sở hữu cổ phần của một công ty thì theo nguyên tắc 101 công ty SV thực hiện: nhóm 02 Lớp CDKT12CTH Trang: 4 Bài tiểu luận kiểm toán GVHD: Lê Thị Hồng Hà kiểm toán đó sẽ bị cấm trình bày quan điểm về các báo cáo tài chính của công ty này. Hoặc nếu kiểm toán viên là một thành viên của hội đồng quản trị hay một viên chức của công ty khách hàng, khả năng để thực hiện những đánh giá độc lập của anh ta về sự trình bày trung thực ở các báo cáo tài chính sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng. Ngay cả khi việc các chức vụ này không thực tế làm ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên thì sự dính líu thường xuyên với ban quản trị và các quyết định mà ban quản trị lập sẽ có khả năng ảnh hưởng đến cách nhìn nhận tính độc lập của kiểm toán viên từ những người sử dụng báo cáo. Để loại trừ khả năng này, nguyên tắc 101 nghiêm cấm kiểm toán viên có tư cách là giám đốc hoặc viên chức của công ty khách hàng. Tính độc lập có thể coi là cơ sở quan trọng để hoạt động kiểm toán có hiệu quả. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn nhận thức được rằng tính độc lập không bao giờ là đủ vì luôn có những điều kiện hạn chế ít nhiều tính độc lập. Ví dụ hội đồng quản trị bắt buộc phải giải trình với chính quyền và xã hội, giám đốc điều hành cũng chịu sự bắt buộc như vậy cộng thêm sự bắt buộc của hội đồng quản trị. Kiểm toán viên bên ngoài hoàn toàn không bao giờ quên rằng khách hàng trả tiền cho họ và tiền công đó là cần thiết để duy trì một hãng kiểm toán tồn tại và phát triển. Kiểm toán viên nội bộ báo cáo với một cá nhân trong tổ chức phụ thuộc vào tổ chức đó vì cuộc sống của họ. Việc chống lại sức ép của đồng sự trong tổ chức mà kiểm toán viên nội bộ muốn giữ quan hệ làm việc tốt luôn là vấn đề đáng quan ngại. Tất cả những điều đó có nghĩa là không người nào tự cho mình là một ốc đảo cô lập và tính độc lập bao giờ cũng là một thuật ngữ tương đối - độc lập nhiều hay độc lập ít - chứ không bao giờ tuyệt đối. Điều này không làm giảm giá trị của tính độc lập hoặc coi thường những cố gắng mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng cuả tính độc lập mong muốn. Đối với kiểm toán viên, sự cố gắng không ngừng của chúng ta là củng cố tính độc lập cần thiết mặc dù có và luôn luôn có những giới hạn thực sự đối với tính độc lập đó. Giá trị của sự cố gắng SV thực hiện: nhóm 02 Lớp CDKT12CTH Trang: 5 Bài tiểu luận kiểm toán GVHD: Lê Thị Hồng Hà này là góp phần làm cho tính độc lập cao hơn để hoạt động kiểm toán có hiệu quả, góp phần vào sự phồn vinh tối đa của tổ chức. 2.2.2: Tính liêm chính và tính khách quan Kiểm toán viên có nghĩa vụ phải đạt đến một chuẩn mực cao về hành vi như: phải trung thực và thẳng thắn trong quá trình làm việc và trong quan hệ của họ với các nhân viên của đơn vị được kiểm toán. Để có sự tin cậy từ phía công chúng, các kiểm toán viên không được để bị nghi ngờ và không được để bị chỉ trích, phẩm chất liêm chính được đánh giá theo nghĩa đúng đắn và công bằng. Phẩm chất này đòi hỏi kiểm toán viên phải tuân thủ cả về hình thức và tinh thần các chuẩn mực về đạo đức và các chuẩn mực về kiểm toán. Phẩm chất trung thực cũng đòi hỏi kiểm toán viên tuân thủ các nguyên tắc khách quan và độc lập, duy trì các chuẩn mực cao nhất về nhân cách và các hành vi nghề nghiệp, đưa ra các quyết định vì lợi ích của công chúng và áp dụng các tiêu chuẩn cao về phẩm chất trung thực trong khi xử lý công việc và các nguồn lực của cơ quan kiểm toán. Kiểm toán viên phải là người có tính khách quan và công bằng trong tất cả các công việc bao gồm việc lập các báo cáo trung thực và chính xác. Do đó các kết luận trong báo cáo và ý kiến chỉ nên bị ảnh hưởng bởi các bằng chứng được thu thập theo các chuẩn mực kiểm toán của cơ quan kiểm toán tối cao. Các kiểm toán viên nên sử dụng các thông tin cũng như các ý kiến do đối tượng kiểm toán hoặc các đơn vị khác cung cấp. Tuy vậy các kết luận của kiểm toán không nên bị tác động bởi các ý kiến đó, còn theo nguyên tắc 102 về tính khách quan thì một hội viên không được chủ tâm phản ánh sai sự việc và khi hợp đồng thực hiện kiểm toán độc lập anh ta không được để sự phán xét của mình bị lệ thuộc vào người khác. 2.2.3: Các chuẩn mực về nghiệp vụ và năng lực Kiểm toán viên phải thực hiện công việc kiểm toán theo những kỹ thuật và những chuẩn mực chuyên môn đã quy định trong chuẩn mực kiểm toán Việt SV thực hiện: nhóm 02 Lớp CDKT12CTH Trang: 6 Bài tiểu luận kiểm toán GVHD: Lê Thị Hồng Hà Nam hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được Việt Nam chấp nhận và các quy định pháp luật hiện hành. Các chuẩn mực kiểm toán này quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản liên quan đến kiểm toán báo cáo tài chính. Kiểm toán viên phải thực hiện công việc kiểm toán với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết, với sự thận trọng cao nhất và tinh thần làm việc chuyên cần. Kiểm toán viên có nghĩa vụ duy trì cập nhật và nâng cao kiến thức trong hoạt động thực tiễn, trong môi trường pháp lý và các tiến bộ kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu công việc. Kiểm toán viên cần phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán và luôn ý thức rằng có thể tồn tại những tình huống dẫn đến những sai sót trọng yếu của báo cáo tài chính như khi nhận được bản giải trình đó đã là đúng, mà phải tìm được những bằng chứng cần thiết để chứng minh cho những giải trình đó. Điều đó nói lên rằng tính thận trọng trong nghề nghiệp đúng mực chính là điều kiện cần có để xác định và kiến nghị đúng đắn những cơ hội đem lại hiệu quả quản lý và có khả năng thu lợi nhuận tốt hơn. Tuy vậy, các kiểm toán viên trải qua nhiều giai đoạn trong quá trình phát triển nghề nghiệp. Họ có trình độ năng lực khác nhau do mỗi cá nhân có kiến thức, kỹ năng và kỷ luật cũng như bề dày kinh nghiệm khác nhau. Do đó cần phải lưu ý khi giao trách nhiệm kiểm toán cho kiểm toán viên. 2.2.4: Trách nhiệm đối với khách hàng – tính bảo mật Kiểm toán viên phải bảo mật các thông tin có được trong quá trình kiểm toán, không được tiết lộ bất cứ một thông tin nào khi chưa được phép của người có thẩm quyền, trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo yêu cầu của pháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn nghề nghiệp của mình. Trong tiến trình kiểm tra, các kiểm toán viên thu được một số lượng lớn thông tin bảo mật, gồm cả lương của các viên chức, quá trình định giá sản phẩm, các kế hoặch quảng cáo, số liệu chi phí sản phẩm. Nếu những thông tin này bị tiết lộ ra ngoài hoặc cho các nhân viên của công ty khách hàng biết thì mối quan SV thực hiện: nhóm 02 Lớp CDKT12CTH Trang: 7 [...]... mục tiêu của kiểm toán của khách hàng và những người sử dụng kết quả kiểm toán Về mặt pháp lý, trong chuẩn mực kiểm toán cũng đã nêu, kiểm toán viên không thể có và không phải chịu trách nhiệm ngăn ngừa những gian lận, tuy nhiên công tác kiểm toán chỉ có thể được coi là một biện pháp răn đe hữu hiệu Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên được luật pháp qui định: “Nếu kiểm toán viên vị phạm pháp luật... thực hiện: nhóm 02 Lớp CDKT12CTH Trang: 18 Bài tiểu luận kiểm toán GVHD: Lê Thị Hồng Hà KẾT LUẬN Trong quá trình làm bài tiểu luận môn kiểm toán với đề tài “ Trách nhiệm pháp lý và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán chúng em đã hiểu một phần nào đạo đức nghề nghiệp mà một kiểm toán cần phải có nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc làm kiểm toán của mình đối với các bên liên quan Trong quá trình làm do... toán viên có thể và cần thiết từ bỏ cuộc kiểm toán khi thấy rằng mức độ an toàn trong việc thực hiện hợp đồng kiểm toán này dưới mức cho phép Trong thực tế luôn tồn tại khoảng cách giữa kiểm toán viên và những những người sử dụng kết quả kiểm toán về những mong muốn của những đối tượng này với phạm vi trách nhiệm của kiểm toán viên Các mong muốn của này luôn vượt quá trách nhiệm và khả năng của kiểm toán. .. là do kiểm toán viên thiếu thận trọng đúng mực hoặc do không tôn các chuẩn mực nghề nghiệp Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với khách hàng là người thuê BCTC thường liên quan đến viêc không hoàn thành hợp đồng kiểm toán và gây thiệt hại cho khách hàng Chịu trách nhiệm đối với người sở hữu của công ty Chịu trách nhiệm với bên thú 3 có liên quan 3.2: Trách nhiệm hình sự Nguyên nhân : kiểm toán viên. .. lận Trách nhiêm của kiểm toán viên sẽ bị truy tố và tòa án hình sự xét xử 3.3: Những giải pháp của kiểm toán viên khi phát hiện ra sai sót – gian lận Nhu cầu kiểm toán xuất phát từ việc các chủ sở hữu doanh nghiệp (cổ đông) bởi họ không thể và cũng không cần thiết tự kiểm tra mọi thông tin tài chính của doanh nghiệp do giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm lập và báo cáo cho họ, do vậy họ đã bổ nhiệm. .. hành vi vi phạm pháp luật ở mức độ nhất định mà pháp luật yêu cầu phải báo cáo Việc xác định nghĩa vụ báo cáo của kiểm toán viên có ý nghĩa quan trọng bởi cuộc kiểm toán được tiến hành dựa trên hợp đồng kiểm toán ký kết giữa đơn vị được kiểm toán và tổ chức kiểm toán, do vậy về hình thức các kiểm toán viên phải báo cáo cho đơn vị được kiểm toán Tuy nhiên những người sử dụng kết qủa kiểm toán mới là đối... thể rằng, các kiểm toán viên chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sự thiếu trách nhiệm hoặc đã không đủ năng lực khi thực hiện dịch vụ kiểm toán dẫn đến các thiệt hại cho những đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán Trách nhiệm này chỉ có thể xẩy ra khi:  Có thiệt hại xẩy ra trực tiếp đến đối tượng cụ thể sử dụng báo cáo kiểm toán đó và đối tượng này yêu cầu kiểm toán viên thực hiện trách nhiệm bồi thường... Bài tiểu luận kiểm toán GVHD: Lê Thị Hồng Hà nào đó mà theo qui định của pháp luật cần báo cáo cho các cơ quan chức năng, khi đó kiểm toán viên còn có nghĩa vụ báo cáo lại cho các cơ quan chức năng về hành vi vi phạm đó của doanh nghiệp Tóm lại, nghĩa vụ của kiểm toán viên là dựa trên kết quả kiểm toán và báo cáo cho: Những người sử dụng kết quả kiểm toán theo yêu cầu, mục đích của kiểm toán Các cơ quan... kết quả kiểm toán thì các yêu cầu, mong đợi của các đối tượng này đối với các kiểm toán viên xoay quanh các vần đề:  93% những người được hỏi cho rằng kiểm toán viên cung cấp sự đảm bảo rằng không có bất cứ gian lận nào gây ra bởi các người lãnh đạo của công ty,  92% cho rằng kiểm toán viên đảm bảo chắc chắn rằng Ban giám đốc công ty đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm của họ,  71% Kiểm toán viên phải... môn, ở công tác quản lý Có nghĩa rằng, trong nghiệp vụ chuyên môn tất cả phải có trách nhiệm, giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần cùng học tập và cùng tiến bộ Mỗi kiểm toán viên phải tự học và học hỏi lẫn nhau, đó là động lực, là trách nhiệm và quyền lợi của chính mình, của công ty SV thực hiện: nhóm 02 Lớp CDKT12CTH Trang: 9 Bài tiểu luận kiểm toán GVHD: Lê Thị Hồng Hà 2.2.7: Trách nhiệm và thông lệ khác . về đạo đức nghề nghiệp thì lòng tin của công chúng vào dịch vụ kiểm toán sẽ giảm xuống. Nhận thức rõ tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm pháp lý đối với kiểm toán viên nhóm. luận kiểm toán GVHD: Lê Thị Hồng Hà CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA KIỂM TOÁN VIÊN. 2.1: KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN VIÊN quả kiểm toán về những mong muốn của những đối tượng này với phạm vi trách nhiệm của kiểm toán viên. Các mong muốn của này luôn vượt quá trách nhiệm và khả năng của kiểm toán viên. Trách nhiệm

Ngày đăng: 19/09/2014, 00:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan