1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận HV báo chí và tuyên truyền đề tài Phỏng vấn trên báo in

32 1,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 181,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Phỏng vấn là thể loại báo chí xuất hiện khá thường xuyên trên các loại hình báo chí đặc biệt là báo truyền hình.Học tập và nghiên cứu thể loại phỏng vấn báo chí có vai trò quan trọng và thiết thực trong tác nghiệp báo chí.Để việc học tập và nghiên cứu gắn với thực tiễn ,môn học phỏng vấn báo in đứng ở một vị trí quan trọng. Tiểu luận sưu tầm và phân tích thể loại phỏng vấn trên các báo Lao Động,Thanh Niên,Tuổi Trẻ,Hà Nội Mới ,và viết bài phỏng vấn là sự đúc kết của môn học này . Thể loại phỏng vấn cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của công chúng, nhất là đáp ứng nhanh, kịp thời những tin tức thời sự nóng hổi. Sự phát triển của thể loại phỏng vấn khẳng định vai trò, vị thế cũng như năng lực, sự hiểu biết và bản lĩnh của phóng viên đã ngày một nâng cao. Tiểu luận môn học phỏng vấn trên báo in nhằm cũng cố kiến thức của sinh viên sau khi kết thúc môn học Đề Bài. - Lý thuyết - Nhận xét các tác phẩm phỏng vấn trên báo chí (Tuổi trẻ, Thanh niên, Lao động, Hà Nội mới) trong vòng 1 tháng. - Tần số (ra bao nhiêu bài)? - Những dạng phỏng vấn nào? - Chủ đề? - Nhân vật tham gia? - Trình bày như nào? (sa-pơ, ảnh, box, tớt xen,….) - Hệ thống câu hỏi Đánh giá A Phần lý thuyết chung của môn học. I Thể loại phỏng vấn và phân loại . Những dạng phỏng vấn : 1. Phân loại theo hình thức tổ chức văn bản tác phẩm trên báo in: Phỏng vấn đối thoại (hỏi – đáp); phỏng vấn mô tả (phỏng vấn phác hoạ, phỏng vấn tường thuật…) 2 .Phân loại theo mục đích và nội dung của bài phỏng vấn: Phỏng vấn thời sự, phỏng vấn ý kiến, phỏng vấn điều tra; phỏng vấn chân dung, phỏng vấn tuyên bố, phỏng vấn tập thể, phỏng vấn ankét… 3. Một số cách phân loại khác: Phân loại theo mục đích đăng tải tác phẩm, phân loại theo nội dung phỏng vấn, phân loại theo vị trí xã hội của người trả lời, phân loại theo cách thức thu thập thông tin, phân loại theo số lượng người trả lời phỏng vấn, phân loại theo tình huống giao tiếp với người trả lời Phần câu hỏi: Các bài phỏng vấn gồm từ 4 đến 10 câu chiếm số lượng nhiều nhất . Bài phỏng vấn 3 câu là môtíp được sử dụng khá phổ biến trên các báo với xuất hiện trên báo Hà Nội Mới phổ biến hơn cả . Bài phỏng vấn 1- 2 câu không được sử dụng nhiều nhưng có mặt hầu hết ở trang bạn đọc và ý kiến của độc giả.Đây chủ yếu dưới dạng phỏng vấn an két . Bài phỏng vấn gồm từ 10 câu hỏi trở lên chiếm chiếm rất ít hầu như không có trong các số báo tháng 3. Ngoài ra có một số bài phỏng vấn sử dụng câu hỏi “ẩn”,câu hỏi đa nghĩa 4. Hiệu quả sử dụng một số dạng câu hỏi cơ bản. Câu hỏi chung chung, đơn điệu Những câu hỏi chung chung, đơn điệu chiếm tới rất lớn đặc biệt là ở trang văn hóa hay trang bạn đọc cũng có nhiều câu hỏi mang tính chất chung chung. Câu hỏi chung chung, đơn điệu làm cho chất lượng của bài phỏng vấn kém thu hút độc giả. 5 . Câu hỏi dài, gộp nhiều ý trong một câu hỏi. Gộp nhiều ý trong một câu hỏi hay còn gọi là câu hỏi”2 trong 1” xuất hiện khá phổ biến ở phỏng vấn thời sự ,câu hỏi dai nhiều ý . 6. Câu hỏi đề cập tới chuyện đời tư. Câu hỏi về chuyện riêng tư về nhân vật ít xuất hiện chỉ xuất hiện ở bài phỏng vấn diễn viên Minh Châu. Tuy nhiên đây là những “hạt sạn” có thể không lớn nhưng cần phải hạn chế hơn nữa sự xuất hiện của nó trên mặt báo. II Phần trình bày 1 .Sử dụng các dạng đầu đề 1.1 Trích dẫn trực tiếp câu nói của người trả lời Là dạng đầu đề đặc trưng của thể loại phỏng vấn và cũng là dạng được sử dụng phổ biến nhất được phóng viên sử dụng nhiều nhất .Đặc biệt là phỏng vấn chân dung. Ưu thế của đầu đề dạng 1 là tính trực tiếp, nóng hổi của thông tin, đem đến cho người đọc cảm giác được giao tiếp với nguồn tin. Ngoài thu nhận thông tin, độc giả còn cảm nhận được thái độ, tính cách…của họ qua lời nói. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể làm độc giả “lạc hướng”, gây hiểu lầm nếu câu trích dẫn không thể hiện rõ mối liên quan bản chất, không ăn nhập hoặc không thể hiện được vấn đề chủ yếu đặt ra trong bài phỏng vấn. 1.2. Nêu chủ đề tác phẩm Ưu điểm của dạng đầu đề này là nêu rõ được sự kiện hoặc vấn đề trung tâm của bài phỏng vấn, có thể định hướng ngay được nhu cầu của độc giả từ bước tiếp cận tác phẩm. Nhược điểm nổi bật trong cách đặt tít nêu chủ đề là sự chung chung, thiếu ấn tượng. Rất ít đầu đề nêu bật được góc độ tiếp cận sắc sảo, hấp dẫn thu hút được sự chú ý của bạn đọc. Một số tít bài khô khan hoặc có tính chất “hô khẩu hiệu”.Theo thống kê thì các bài phỏng vấn dạng sự kiện thời sự rất hay sử dụng như bài phỏng vấn thứ trưởng Đào Xuân Học hay Vương Đình Huệ hay hướng tới sự kiện nào đó. 1.3. Rút một thông tin từ bài phỏng vấn. Tỷ lệ dạng đầu đề rút một thông tin từ bài phỏng vấn chiếm khá phổ biến . Dạng này thích hợp với những bài phỏng vấn thời sự, ngay từ đầu đề đã thông báo cho bạn đọc thông tin nóng hổi. Tuy nhiên, ở báo Hà Nội mới đầu đề dạng này không mới mẻ, không ăn nhập với chủ đề bài báo, không thể hiện hoặc bao quát được nội dung cơ bản của bài phỏng vấn… 1.4. Sử dụng tít xen trong tác phẩm phỏng vấn. Trong thể loại phỏng vấn, bên cạnh các dạng tít xen được rút theo logic vấn đề hoặc từng khía cạnh nội dung, chủ đề từng đoạn…dạng tít xen khá đặc trưng là trích dẫn câu nói của người trả lời. Tuy nhiên các bài phỏng vấn trên báo tháng 3 hầu như không sử dụng tít xen. 2 Sử dụng các dạng sapô . 2.1. Giới thiệu sự kiện, vấn đề và người trả lời phỏng vấn Đây là dạng được sử dụng phổ biến nhất bài nào cũng có sa po. Nhìn chung, sapô dạng này ngắn gọn, rõ ràng, nêu được nội dung chủ yếu bài phỏng vấn đề cập, có khi tóm tắt thông tin chính trong bài. Trong một số bài, sapô quá dài hoặc quá giản yếu nên hạn chế thông tin dẫn nhập. 2.2. Nêu lý do, bối cảnh phỏng vấn. Là dạng sapô được sử dụng nhiều nhất . Ở dạng này, các sapô thường nêu hoàn cảnh, tình huống xuất hiện bài phỏng vấn. Những chi tiết độc đáo, thú vị hoặc hài hước…có thể ngay từ đầu tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Tuy nhiên, có trường hợp sapô cung cấp những thông tin quá dài, chung chung, thiếu chọn lọc. 2.3. Giới thiệu nhân vật trả lời phỏng vấn. Tỷ lệ dạng sapô giới thiệu nhân vật trả lời phỏng vấn chỉ chiếm hầu hết các bài chỉ trừ trang ban đọc một số bài không có . Dạng sapô này được sử dụng nhiều với phỏng vấn chân dung. Cách giới thiệu nhân vật khá phong phú: tiểu sử, thành tích, phác hoạ diện mạo, tính cách nhân vật…Một số sapô có dung lượng dài làm “lỏng” sự chú ý của độc giả. 2.4. Một số dạng sapô khác. Chỉ một số ít các bài phỏng vấn sử dụng các dạng sapô khác như: dẫn dắt độc giả đi vào nội dung bài phỏng vấn bằng câu hỏi mấu chốt, khái quát chủ đề của bài; một giai thoại, một câu chuyện ngắn, hay một câu châm ngôn; thể hiện quan điểm, thái độ, tình cảm hoặc một tiết lộ một thông tin lý thú, “bí mật”… của nhân vật trả lời. 2.5 Sử dụng các thông tin bổ trợ. Hầu như không có bài nào sử dụng thông tin bổ trợ 2.6 Sử dụng box. Những tác phẩm phỏng vấn có sử dụng box chiếm rất ít hầu như không có . Các dạng box chủ yếu được sử dụng như sau: Box chứa tin tức, số liệu liên quan đến sự kiện, vấn đề ; box trích dẫn các qui định, văn bản pháp luật…nhằm chứng minh, bổ trợ cho các thông tin trong bài hoặc giải thích các thuật ngữ hoặ; box trích dẫn câu nói ấn tượng của người trả lời . Ngoài ra còn có dạng box nêu tiểu sử, thành tích hoặc tính cách của nhân vật . 2.7 Sử dụng ảnh trong thể loại phỏng vấn. Hầu như các bài phỏng vấn có sử dụng ảnh. Ảnh được sử dụng thường là ảnh chân dung người trả lời hoặc ảnh minh hoạ liên quan. Nhìn chung, ảnh trong các bài phỏng vấn hiện nay sinh động, ít rập khuôn hơn trước. Nhiều bức ảnh “động”, thể hiện được “thần thái” của người trả lời, càng làm tăng tính trực tiếp, nóng hổi của bài phỏng vấn.Tuy nhiên, trong một số bài phỏng vấn đăng ảnh của người trả lời quá nhỏ hoặc sử dụng nhiều ảnh cùng một môtíp như nhau gây sự đơn điệu, nhàm chán. Một số ảnh minh hoạ chung chung, chưa sát với nội dung bài phỏng vấn. III.Phần đề tài : Đề tài được tập trung phản ánh nhiều nhất là vấn đề xã hội, kinh tế. Thể loại phỏng vấn thiên về nhóm nguồn tin là các lãnh đạo, quan chức, ít chú ý tới nhóm nguồn tin là dân thường chủ yếu ở trang bạn đọc . Các góc độ tiếp cận đề tài và nguồn tin được sử dụng đa dạng, cung cấp cho công chúng một bức tranh khá đầy đủ về mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, các tác phẩm phỏng vấn chú trọng nhất tới việc khai thác thông tin, ý kiến về sự kiện - vấn đề thời sự từ quan chức. Các góc độ khác như phản ánh dư luận quần chúng nhân dân, giới thiệu nhân vật, thông tin tư vấn, dịch vụ…ít được quan 3.1. Xem xét các nhóm đề tài theo lĩnh vực phản ánh. Đề tài chính trị -kinh tế được quan tâm nhiều nhất ,văn hóa nghệ thuật cũng tương đối.Đề tài xây dựng cơ sở hạ tầng hay y tế giáo dục ít được quan tâm. 3.2. Xem xét các nhóm đề tài theo phạm vi lãnh thổ Tỷ lệ tác phẩm phỏng vấn đề cập tới thông tin quốc tế chỉ có 1 bài phỏng vấn nhà văn Nhật Bản,và phỏng vấn nhà văn Trang Trang người Trung Quốc . 3.3. Xem xét các nhóm đề tài theo phạm vi thông tin xã hội và thông tin cá nhân Nhóm các tác phẩm cung cấp thông tin xã hội là phổ biến và thông tin cá nhân dưới dạng chân dung chiếm 3 bài có sự chênh lệch khá lớn. 3.4 Xem xét nguồn tin theo vị trí xã hội. Nhóm quan chức chiếm chủ yếu , nhóm chuyên gia ít hơn , nhóm văn nghệ sĩ cũng có nhưng chỉ có 2 bài dân thường có ở trang bạn đọc và phỏng vấn anket. 3.5 Các góc độ tiếp cận đề tài và nguồn tin 3.5.1. Góc độ tiếp cận 1: Khai thác thông tin, ý kiến về sự kiện - vấn đề thời sự từ quan chức Là góc độ được chọn lựa nhiều nhất chiếm tới . Như vậy, chỉ riêng hướng tiếp cận này đã chiếm số lượng lớn nhất trong nhóm góc độ còn lại. Xem xét trong báo Hà Nội mới cũng cho thấy, đây là hướng khai thác được tất cả các báo ưu tiên ở vị trí số 1. 3.5.2. Góc độ tiếp cận 2: Thông tin giải thích, hướng dẫn dư luận từ các chuyên gia. Có 5 bài trong các tác phẩm lựa chọn góc độ tiếp 2. Mặc dù được chú tâm nhiều hơn các góc độ 1 nhưng khi phỏng vấn sự kiện cụ thể nào đấy thường sử dụng phương án này. 3.5.3. Góc độ tiếp cận 3: Khai thác tin tức về sự kiện - vấn đề thời sự từ nhân chứng. Được sử dụng chủ yếu phần phỏng vấn anket và phỏng vấn nhân vật liên quan trực tiếp sự kiện . 3.5.4. Góc độ tiếp cận 4: Thăm dò, phản ánh dư luận quần chúng nhân dân Dưới dạng một tác phẩm phỏng vấn độc lập.Trang ban đọc sử dụng chủ yếu dưới dạng này 3.5.5. Góc độ tiếp cận 5: Giới thiệu nhân vật Ở góc độ giới thiệu nhân vật chiếm rất ít chỉ có 2 bài ở trang văn nghệ. 3.5.6. Góc độ tiếp cận 6: Thông tin tư vấn, dịch vụ, PR. Trong tháng 3 không có bài nào ở dạng này. Phần 2. Thực hành Có 1 bài phỏng vấn (bất cứ dạng nào), kèm theo băng ghi âm. TS Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục DS- KHHGĐ: “Tư duy mới, định hướng mới về công tác dân số “. “Trải qua một chặng đường khó khăn, vất vả song với sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời, sát sao của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Y tế công tác DS-KHHGĐ đã có được nhiều thành công, đánh dấu sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân trong sự nghiệp này” Thành công là cả một quá trình + Thưa ông, đánh giá chung của ông về công tác DS-KHHGĐ trong năm 2011 như thế nào? - Năm 2011 là năm chúng ta gặt hái được nhiều thành tựu, nhưng đó là cả một quá trình chúng ta thực hiện tốt công tác DS – KHHGĐ trong suốt nhiều năm qua. Những thập kỷ trước đây, dân số Việt Nam tăng từ 1,1 – 1,2 triệu dân/năm, thì giai đoạn 1999 – 2011 mỗi năm chỉ tăng 947.000 dân, TS Dương Quốc Trọng. trong khi số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giai đoạn này tăng hơn rất nhiều so với giai đoạn trước đó. Điều này cho thấy, công tác giảm sinh đã làm hết sức quyết liệt thì mới đạt được thành tích như vậy. Thành tích nổi bật nữa là năm 2011, chúng ta đã hoàn thành chỉ tiêu giảm sinh 0,2%o do Quốc hội giao. Tổng cục DS-KHHGĐ đã tham mưu với Bộ Y tế để Bộ kiến nghị ban hành nhiều văn bản quan trọng về cơng tác DS- KHHGĐ . Nâng cao chất lượng nhân lực để “cất cánh” + Vậy thời gian tới, công tác DS-KHHGĐ đứng trước những thuận lợi và khó khăn gì? Tổng cục DS-KHHGĐ đã có những giải pháp gì để phát huy thuận lợi và vượt qua những khó khăn đó, thưa ông? - Thuận lợi ở chỗ công tác DS – KHHGĐ nhận được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và các địa phương. Hệ thống tổ chức bộ máy chúng ta đã củng cố và dần dần hoàn thiện. Còn khó khăn lớn nhất là trong thời gian tới chúng ta phải chuyển đổi tư duy, định hướng về công tác DS-KHHGĐ. Đây là thời điểm chín muồi vì chúng ta đã thành công trong việc thực hiện mục tiêu giảm sinh. Do đó đạt mức sinh thay thế nên cách làm không thể như cũ nữa. Thứ nhất, phải tập trung nâng cao chất lượng dân số; Thứ hai, xử lý một loạt các vấn đề mới trong công tác DS-KHHGĐ mà qua kết quả sơ bộ Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở vừa rồi đặt ra. Đó là tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, già hóa dân số (dự kiến 2015 – 2017 mới bước vào giai đoạn này. Trong khi đó, kinh phí bố trí cho Chương trình DS-KHHGĐ năm 2012 gặp nhiều khó khăn. + Việt Nam sẽ làm gì để nâng cao chất lượng dân số khi vừa bước vào giai đoạn “vàng” lại vừa bước vào giai đoạn “già hóa”? - Năm 2008, chúng ta vừa bước vào giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”, vừa bước vào giai đoạn già hóa dân số. Cơ cấu “dân số vàng” là cơ hội ngàn năm có một đối với bất cứ một cộng đồng, một dân tộc nào, vì dân số trong độ tuổi lao động giai đoạn này đạt cao nhất. Tuy nhiên, nó cũng trở thành thách thức nếu lao động của chúng ta chỉ là lao động giản đơn, phổ thông. Nếu như chúng ta nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực thông qua nâng cao sức khỏe, phát triển giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, thì chúng ta sẽ “cất cánh” theo đúng đường lối mà Đảng đã đề ra “đi tắt, đón đầu”. Các nước phải trải qua nhiều thập kỷ mới chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số già. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ có 3 năm để chuyển sang cơ cấu già hóa dân số. Chúng ta phải nhanh chóng thích ứng về mặt tư duy, chính sách, giải pháp để làm sao vừa phát huy được vai trò của người cao tuổi, vừa chăm sóc người cao tuổi một cách tốt nhất. Vấn đề lưu ý ở đây là chăm sóc cả về mặt thể chất và tinh thần người cao tuổi. Quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao + Những dự án, chương trình, kế hoạch cụ thể nào sẽ được thực hiện trong năm 2012 này, thưa ông? . Những dự án, chương trình của năm 2010 sẽ tiếp tục thực hiện và triển khai một loạt các dự án mới để đáp ứng đúng tinh thần, nhiệm vụ đã được giao và những vấn đề mới nảy sinh trong công tác dân số như: Dự án can thiệp giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; Dự án can thiệp giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở một số dân tộc ít người; Triển khai mô hình tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân; Đề án Sàng lọc trước sinh và Sơ sinh. Tổng cục đã tiến hành triển khai bước đầu thử nghiệm đề án giảm thiểu bệnh Thalassemia (bệnh thiếu máu di truyền ở trẻ em) hiện đang rất phổ biến ở một số dân tộc thiểu số sống tại Hòa Bình, Điện Biên, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum + Thưa ông, dự báo của ông về công tác DS-KHHGĐ trong thời gian tới là gì và mục tiêu nào sẽ được tập trung ưu tiên trong năm nay? - Trước hết, về mục tiêu giảm sinh chúng ta đã và sẽ quyết tâm hoàn thành. Những mục tiêu khác về cơ cấu, chất lượng dân số, chúng ta sẽ làm từng bước để giải quyết những bất cập, vấn đề mới nảy sinh. Không thể nóng vội, vì công tác DS-KHHGĐ là vấn đề lâu dài, mang tính chiến lược,. + Trân trọng cảm ơn ông! Công tác truyền thông có chuyển biến rõ rệt Công tác truyền thông năm 2011 đã tạo nên bước chuyển biến rất rõ rệt, nhiều người dân đã hiểu hơn về công tác DS-KHHGĐ, không chỉ đơn thuần là vấn đề giảm sinh như trước đây. Việc truyền thông có thể nói là nổi bật trong dịp Kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7, Ngày Dân số Việt Nam 26/12. Chúng ta đã tổ chức Hội nghị biểu dương cán bộ DS-KHHGĐ ở cơ sở và được nhiều đồng chí có thâm , vai trò của họ trong công tác DS-KHHGĐ được xã hội tôn vinh. Về công tác thanh tra, kiểm tra, năm qua công tác này đã thể hiện rõ vai trò, đã thực sự vào cuộc. Thanh tra Bộ Y tế và Tổng cục DS-KHHGĐ đã siết chặt thanh, kiểm tra vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh ở các địa phương. Bước đầu đã rung hồi chuông cảnh báo cho những hành vi trái với Pháp lệnh Dân số, Nghị định 104, Nghị định 114 của Chính phủ. Chúng ta đã thanh tra các nhà xuất bản, công ty phát hành sách, nhà sách, xử lý việc hướng dẫn, tuyên truyền sinh con theo ý muốn. Thanh tra các cơ sở khám chữa bệnh, quản lý thai nghén, các cơ sở siêu âm, chấn chỉnh kịp thời các trường hợp vi phạm v.v… Tăng cường, đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế Duy trì được đối tác truyền thống, đã tài trợ cho ngành dân số như UNFPA, ADB, GTZ Gia nhập tổ chức Đối tác Dân số và Phát triển (PPD); mở rộng việc hợp tác với các tổ chức quốc tế khác như PATH, PEPFAR, PACT Nhiều địa phương đầu tư mạnh cho công tác DS-KHHGĐ Đối với địa phương, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, hiện nay có tới 62/63 tỉnh đã ban hành các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ do Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND, HĐND. Thông qua các văn bản này, các địa phương đã đầu tư rất nhiều kinh phí hỗ trợ cho công tác DS-KHHGĐ. Hà Nội đầu tư 5.000 đồng/người dân, tương ứng 32 tỉ đồng; Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, v.v… tăng cường đầu tư vượt trội cho công tác dân số. [...]... vật và nêu lý do tại sao lại có buổi phỏng vấn này,sapo trực tiếp dân vào bài phỏng vấn -Hệ thống câu hỏi: phù hợp với nội dung bài viết Số ngày 5/3:Quyết toán thuế thu nhập cá nhân:Nhiều phương án nộp thuế Quyết toán thuế Ông Đinh Nam Thắng vụ phó vụ thuế thu nhập cá nhân Hạn cuối nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2010 là ngày 31/3/2011.Trao đổi với PVbáo Hà Nội mới về vấn đề này Ông Đinh... chung về vấn đề mà xã hội quan tâm Số ngày 17/3:Việc kê khai tài sản,thu Chuẩn bị bầu Phó tổng thanh tra chính phủ:Nguyễn Tiến Hào cử quốc hội Minh bạch tài sản,thu nhập là yêu cầu bắt buộc đối với người ứng cử và tự ứng cử đại biểu QH nhằm xem xét ,đánh giá ,kết -Người trả lời PV: Trả lời câu hỏi trọng tâm ,câu trả lời đúng với nội dung các câu hởi đi thẳng vào vấn nhập của người ứng cử :Vấn đề cốt... xoay quanh về vấn đề này -Hệ thống câu hỏi: Đây là dạng đưa ra ý kiến chung về vấn đề mà xã hội quan tâm Số ngày 19/3 Kiểm toán các tập đoàn ,tổng công ty lớn :Sẽ sáng tỏ nhiều vấn Kinh tế xã hội Phỏng vấn tổng kiểm toán nhà nước Vương Đình Huệ Ngay sau khi công bố kế hoạch kiểm toán năm 2011,Kiểm toán nhà nước đã khởi động việc kiểm toán tại nhiều tập đoàn ,tổng công ty và các tổ chức tài chính ngân... dung của bài viết,không sử dụng tít lệch ,sử dụng chính câu hỏi để làm -Sapo: Theo dạng giới thiệu về sự kiện, nhân vật sau đó phản ánh vào thẳng nội dung của bài viết -Hệ thống câu hỏi:Nhiều câu hỏi chưa tập tung vào chủ đề, chủ yếu xoay quanh vấn đề viết thế nào là thật Văn Ngày hóa 13/3:Phim nghệ nhái kịch thuật bản mượn :Thiếu đức hay thiếu tài Phỏng vấn nhà văn Văn Lê,Nguyễn Quang ,Nguyễn Quang Sáng... -Người trả lời PV: Đúng và phù hợp với đề tài đưa ra -Trình bày của bài hợp lý, ảnh sử dựng cũng bổ trở đúng nội dung của bài viết -Tớt: Phù hợp và bao trùm cả bài -Sapo: Theo dạng giới thiệu cho độc giả biết về nhân vật và nêu lý do tại sao lại có buổi phỏng vấn này -Hệ thống câu hỏi: phù hợp với nội dung bài viết cần đề cập Số ngày 4/3:Nữ nhà văn Trang Trang “Người phụ nữ tự tin là đẹp nhất” Chuẩn... thu nhập cá nhân chia sẻ -Người trả lời PV: Đúng nhưng chưa đi vào trọng tâm đề tài đặt ra -Trình bày của bài hợp lý, ảnh sử dựng cũng bổ trở đúng nội dung của bài viết -Tớt: sát với nội dung của bài -Sapo: Theo dạng giới thiệu cho độc giả biết về nhân vật và nêu lý do tại sao lại có buổi phỏng vấn này,sapo trực tiếp dân vào bài phỏng vấn -Hệ thống câu hỏi: phù hợp với nội dung bài viết,số lượng câu... ,có ảnh minh họa phù hợp -Tớt: không sử dụng tít lệch ,tit bao trùm hết nội dung của bài -Sapo: Theo dạng giới thiệu về sự kiện,sau đó phản ánh ý kiến khác nhau xoay quanh về vấn đề này -Hệ thống câu hỏi: Đây là dạng đưa ra ý kiến chung về vấn đề mà xã hội quan tâm Số ngày Chân 26/3 NSUT dung Minh Châu :Một mình mà không cô đơn Diễn viên Minh Châu Ơ tuổi 56 ,NSUT Minh Châu – nữ diễn viên chính xuất... động công ích vào xử Sự kiện xã hội Phỏng vấn anket Tại hội thảo đánh giá nghiên cứu “Hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính ở Việt Nam hiện nay “do Viện Nghiên cứu chính sách pháp luật Qua báo hanoimoi bạn đọc đã bày tỏ -Người trả lời PV: Có nhiều quan điểm khác nhau khi trả lời cùng một chủ đề Bày tỏ tâm tư nguyện vọng của họ diễn đạt hết nội dung của bài phạt vi phạm hành chính :Cần được... trung vào những gì mà tác giả đặt câu hỏi Trình bày của bài hợp lý -Tớt: sát nội dung của bài viết,không sử dụng tít lệch ,sử dụng chính câu hỏi để làm -Sapo: Theo dạng giới thiệu về sự kiện, nhân vật sau đó phản ánh vào thẳng nội dung của bài viết -Hệ thống câu hỏi:Việc lựa chọn người phỏng vấn chưa hợp lý nên chọn đối tượng khác thì phù hợp hơn Số ngày 16/3:Ngườ i nghèo Sự kiện kinh tế xã Phỏng vấn. .. việc kiểm toán tại nhiều tập đoàn ,tổng công ty và các tổ chức tài chính ngân hàng lớn Phóng viên báo hanoimoi đã phỏng vấn Tổng kiểm toán nhà nước -Người trả lời PV: Trả lời câu hỏi trọng tâm ,câu trả lời đúng với nội dung các câu hởi đi thẳng vào vấn đề -Trình bày của bài hợp lý, ảnh sử dụng hợp lý đề dư luận quan tâm Vương Đình Huệ -Tớt: sát nội dung của bài viết,tớt hơi cứng -Sapo: Theo dạng giới . loại theo mục đích và nội dung của bài phỏng vấn: Phỏng vấn thời sự, phỏng vấn ý kiến, phỏng vấn điều tra; phỏng vấn chân dung, phỏng vấn tuyên bố, phỏng vấn tập thể, phỏng vấn ankét… 3. Một. ĐẦU Phỏng vấn là thể loại báo chí xuất hiện khá thường xuyên trên các loại hình báo chí đặc biệt là báo truyền hình.Học tập và nghiên cứu thể loại phỏng vấn báo chí có vai trò quan trọng và thiết. tác nghiệp báo chí. Để việc học tập và nghiên cứu gắn với thực tiễn ,môn học phỏng vấn báo in đứng ở một vị trí quan trọng. Tiểu luận sưu tầm và phân tích thể loại phỏng vấn trên các báo Lao Động,Thanh

Ngày đăng: 30/06/2015, 08:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w