“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!” < Ngữ văn 7, tập II > Câu 1.Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? A.Đức tính giản dị của Bác Hồ. B.Ý nghĩa văn chương. C.Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. D.Sự giàu đẹp của tiếng Việt. Câu 2.Tác giả trong đoạn văn trên là ai ? A. Hoài Thanh B.Phạm Văn Đồng C.Đặng Thai Mai D.Hồ Chí Minh Câu 3.Đoạn văn trên viết trên phương thức biểu đạt nào ? A.Miêu tả. B.Biểu cảm. C.Tự sự. D.Nghị luận. Câu 4.Vì sao em biết đoạn văn trên thuộc phương thức biểu đạt mà em đã chọn ở câu 3? A.Vì đoạn văn trình bày diễn biến sự việc. B.Vì đoạn văn nêu ý kiến đánh giá ,bàn luận. C.Vì đoạn văn tái hiện trạng thái sự vật ,con người. D.Vì đoạn văn bày tỏ tình cảm , cảm xúc. Câu 5.Trong đoạn văn này, tác giả đã sử dụng kết hợp các thao tác nghị luận nào? A.Chứng minh và giải thích. B.Chứng minh, giải thích và bình luận. C.Chứng minh và bình luận. D.Chứng minh. Câu 6.Chứng cứ nào không được tác giả dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác Hồ? A.Chỉ có vài ba món giản đơn. B.Lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm. C.Bác thích ăn những món được nấu rất công phu. D.Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Câu 7.Câu văn:“Một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!”có tác dụng gì trong đoạn văn trên? A.Bình luận. B.Chứng minh. C. Biểu cảm. D.Giải thích. Câu 8.Dòng nào giải thích đúng nhất cho từ “ thanh bạch” trong đoạn văn trên? A.Sống thiếu thốn nhưng vẫn vui vẻ B.Trong sạch, giản dị trong lối sống C.Cốt cách thanh cao, đẹp đẽ D.Luôn luôn giữ gìn phẩm cách con người Câu 9.Câu văn “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.” có mấy cụm chủ-vị để mở rộng câu? A.Một B.Hai C.Ba D.Bốn Câu 10.Về ý nghĩa trạng ngữ trong câu“Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.” được thêm vào câu để làm gì? A. Để xác định thời gian. B.Để xác định mục đích. C.Để xác định nguyên nhân. D.Để xác định nơi chốn. Câu 11. Xác định vị trí của trạng ngữ trong câu“Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.”? A.Ở đầu câu. B.Ở giữa câu. C.Ở cuối câu. Câu 12.Câu văn “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.” có sử dụng biện pháp tu từ nào? A.Điệp ngữ. B. Nói quá. C.Ẩn dụ. D. Liệt kê. . thanh bạch và tao nhã biết bao!” < Ngữ văn 7, tập II > Câu 1.Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? A.Đức tính giản dị của Bác Hồ. B.Ý nghĩa văn chương. C.Tinh thần yêu nước của nhân. sao em biết đoạn văn trên thuộc phương thức biểu đạt mà em đã chọn ở câu 3? A.Vì đoạn văn trình bày diễn biến sự việc. B.Vì đoạn văn nêu ý kiến đánh giá ,bàn luận. C.Vì đoạn văn tái hiện trạng. giàu đẹp của tiếng Việt. Câu 2.Tác giả trong đoạn văn trên là ai ? A. Hoài Thanh B.Phạm Văn Đồng C.Đặng Thai Mai D.Hồ Chí Minh Câu 3.Đoạn văn trên viết trên phương thức biểu đạt nào ? A.Miêu