1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Chương 14 TÀI SẢN VÔ HÌNH DÀI HẠN (INTANGIBLE NONCURRENT ASSETS)

24 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

Chương 14 TÀI SẢN VÔ HÌNH DÀI HẠN (INTANGIBLE NONCURRENT ASSETS) Đối tượng chương: L ĨAS 38 VAS 04 Tài sản vô hình (Intangible non current assets) 2. Ghi nhận và đo lường giá trị ban đầu của tài sản vô hỉnh (Recognition and Initial measurement o f an intangible asset) 3. Ghi nhận chỉ phi (Recognition o f an expense) 4. Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu (Subsequent expenditure) 5. Đo lường giá trị sau ghì nhận ban đầu (Measurement subsequent to initial recognition) 6. Khấu hao tài sản vô hình (Amortization) 7. Nhượng bán và thanh ỉý tài sản vô hình (Retirements and Disposals) 8. Trình bày báo cáo tài chỉnh (Disclosure) 9. Lợi thế thương mại (Goodwill)

392 Chương 14 TÀI SẢN VÔ HÌNH DÀI HẠN (INTANGIBLE NON-CURRENT ASSETS) Đối tượng chương: L ĨAS 38/ VAS 04 Tài sản vô hình (Intangible non - current assets) 2. Ghi nhận và đo lường giá trị ban đầu của tài sản vô hỉnh (Recognition and Initial measurement of an intangible asset) 3. Ghi nhận chỉ phi (Recognition of an expense) 4. Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu (Subsequent expenditure) 5. Đo lường giá trị sau ghì nhận ban đầu (Measurement subsequent to initial recognition) 6. Khấu hao tài sản vô hình (Amortization) 7. Nhượng bán và thanh ỉý tài sản vô hình (Retirements and Disposals) 8. Trình bày báo cáo tài chỉnh (Disclosure) 9. Lợi thế thương mại (Goodwill) VAS 04 “Tài sản cố định vô hình” được ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. IAS 38 “Tài sản vô hình” được ban hành tháng 9 năm 1998 và mới được chỉnh sửa bổ sung phản ánh sự thay đổi trong IFRS 3 họp nhất kinh doanh, về cơ bản IAS 38 giống VẠS 04, tuy nhiên đi vào chi tiết nó có những sự khác biệt đáng kể như được trình bày ở chương này. 1. I A S 3 8 / V A S 0 4 “ T à i s ả n v ô h ì n h ” ( I n t a n g ib le n o n - c u r r e n t a s se ts ) 1.1. Mục tiêu và phạm vi của VAS 04 (Objectives & scope) Nhằm quy định và hướng dẫn các nguyên tẳc và phương pháp kế toán tài sản cố định vô hình (dưới đây gọi là tài sản vô hình), gồm: - Tiêu chuẩn tài sản vô hình, thời điểm ghi nhận, - Đo lường tài sản vô hình , xác địĩih giá trị ban đầu, chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu, xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu, khấu hao, thanh lý tài sản vô hình và “ Trình bày tài sản vô hình trên các báo cáo tài chính. VAS 04 áp đụng cho kế toán tài sàn vô hình dài hạn , trừ khi có chuẩn mực kế toán khác quy định cho phép áp đụng nguyên tấc và phương pháp kế toán khác cho tài sản vô hình. KỂ TOÁN TÀi CHÍNH Chương 14: Tài sản vô hình dài hạn 393 ỊVÍỘt số tài sản vô hình đài hạn có thể chứa đụng trong hoặc trên thực thể vật chất. Ví dụ như đĩa compact (trong trường hợp phần mềm máy tính được ghi trong đĩa compact), văn bản pháp lý (trong trường hợp giấy phép hoặc bằng sáng chế). Để quyết định một tài sản bao gồm cả yếu tố vô hình và hữu hình được hạch toán theo quy định của chuẩn mực TSCĐ hữu hình hay chuẩn mực tài sản vô hình, doanh nghiệp phải căn cứ vào việc xác định yếu tố nào là quan trọng. Ví dụ phần mềm của máy vi tính nếu là một bộ phận không thể tách rời với phần cứng của máy đó để máy có thể hoạt động được, thì phần mềm này là một bộ phận của máy và nó được coi là một bộ phận của TSCĐ hữu hình. Trường họp phần mềm là bộ phận có thể tách rời với phần cứng có Hên quan thì phần mềm đó là một tài sản vô hình dài hạn. ĨAS 38/ VAS 04 quy định về các chi phí liên quan đến hoạt động quảng cáo, đào tạo nhân viên, thành lập doanh nghiệp, nghiên cứu và triển khai. Các hoạt động nghiên cứu và triển khai hướng tới việc phát triển trí thức, có thể tạo thành một tài sản thuộc dạng vật chất (ví dụ vật mẫu), nhưng yếu tố vật chất chỉ có vai trò thứ yếu so với thành phần vô hình là tri thức ẩn chứa trong tài sản đó. Tài sản vô hình thuê tài chính sau khi được ghi nhận ban đầu, bên thuê phải kế toán TS vô hình trong họp đồng thuê tài chính theo chuẩn mực VAS 04. Các quyền trong họp đồng cấp phép đối với phim ảnh, chương trình thu băng video, tác phẩm kịch, bản thảo, bằng sáng chế và bản quyền thuộc phạm vi của chuẩn mực VAS 04. 1.2. Các định nghĩa (Definitions) Tài sản (asset) ỉà một nguồn lực: (a) Doanh nghiệp kiểm soát được; và (b) Dự tỉnh đem lại ỉợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp. Tài sản vổ hình (Intangible asset) là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuẩt, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đỗi tượng khác thuê (Trong VAS và chế độ kế toán Việt Nam gọi là tài sản cố định vô hình, tuy nhiên theo chúng tôi, đã là tài sản vô hình thì không nên gọi là Tài sản cố định vô hình, mà nên gọi là Tài sản vô hình dài hạn, hay ngắn gọn là Tài sản vô hình). Nghiên cứu (Research) là hoạt động tìm kiếm ban đầu và cỏ kế hoạch tiến hành nhằm đại được sự hiểu biết và tri thức khoa học hoặc kỹ thuật mới. Triển khai/Phát triển (Development) ỉà hoạt động ứng dụng những kết quả nghiên cứu hoặc tri thức khoa học vào một kế hoạch hoặc thỉit kế để sản xuất sản phẩm mới hoặc cải tiến một cách cơ bản trước khỉ bắt đầu sản xuất hoặc sử dụng mang tính thương mại các vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, các quy trình, hệ thắng hoặc dịch vụ mới Nguyên giá (Cost) là toàn bộ các chỉ phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để cỏ được tài sản vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính. Khấu hao tài sản vô hình (Amortization) là việc phân bo có hệ thắng giả trị phải khấu hao cỷa tài sản vô hình trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. Trần Xuân Nam - MBA 394 Phần III: KỂ TOÁN CÁC TÀI SẢN KHÔNG PHẢI TIỀN VÀ NỢ PHẢ! TRẢ Giá trị phải khấu hao (Depreciable amount) ỉầ nguyên giả của tài sản vô hình ghi trên bảo cảo tài chính, trừ (-) giá trị thanh lỷ ước tỉnh của tài sản đó. Thời gian sử dụng hữu ích (Useful life) là thời gian mà tài sản vô hình phát huy được tác dụng cho sản xuất, kinh doanh, được tính bằng: (a) Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng tài sản vỏ hình; hỡặc (b) Số ỉượng sản phẩm, hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tỉnh thu được từ việc sử dụng tàỉ sản, Giá trị thanh lý (Residual value) ỉà giá trị ước tính thu được khỉ hết thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, sau khi trừ (-) chỉ phí thanh ỉý ước tính (disposal costs). Giá trị còn lại (Carrying amount) là nguyên giá của TS vô hình sau khỉ trừ (-) số khấu hao luỹ kế của tài sản đỏ. Giá trị hợp lý (Fair value) là giả trị tài sản cỏ thể được trao đổi giữa cấc bên có đầy đủ hiếu ị biết trong sự trao đổi ngang gỉá. Thị trường thực thụ/ tích cực (Active market) ỉà thị trường thỏa mãn đồng thời ba (3) điều kiện sau: (a) Các sản phẩm được bán trên thị trường có tính tương đồng; (b) Người mua và người bán có thể tìm thấy nhau vào bất kỳ lúc nào; (c) Giả cả được công khai. Các doanh nghiệp thường đầu tư để có các nguồn lực vô hình, như quyền sử dụng đất có thời hạn, phần mềm máy vi tính, bằng sáng chế, bản quyền, giấy phép khai thác thuỷ sản, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhượng quyền, quan hệ kinh doanh với khách hàng hoặc nhà cung cấp, sự trung thành của khách hàng, thị phần và quyền tiếp thị. Để xác định nguồn lực vô hình có thỏa mãĩì định nghĩa tài sản vô hình dài hạn cần phải xem xét các yếu tố: (a) Tính có thể nhận diện đưực (identifiability), (b) thực thể hay doanh nghiệp có thể kiểm soát được tài sản (control by the entity) và (c) tính chắc chắn của ỉọi ích kinh tế trong tương lai (future economic benefits). Nêu một nguồn lực vô hình không thoả mãn định nghĩa tài sản vô hình dài hạn thì chi phí phát sinh để tạo ra nguồn lực vô hình đó phải ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ hoặc chi phí trả trước. Riêng nguồn lực vô hình doanh nghiệp có được thông qua việc sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại được ghi nhận là ỉợi thế thương mại vào ngày phát sinh nghiệp vụ mua. a) Tính có thể nhận diện được (Identifiabillty) (hay xác định được theo VAS 04) Tài sản vô hình phải là tài sản có thể nhận điện (xác định) được để có thể phân biệt một cách rõ ràng tài sản đó với lợi thế thương mại. Lợi thế thương mại phát sinh từ việc sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại được thể hiện bằng một khoản thanh toán do bên đi mua tài sản thực hiện để có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. Một tài sản vô hình có thể xác định riêng biệt khi doanh nghiệp có thể đem tài sản vô hình đó cho thuê, bán, trao đổi hoặc thu được lợi ích kinh tế cụ thể từ tài sản đó trong tương lai. KỂ TOÁN TÀI CHÍNH Chương 14: Tài sản vô hình dài hạn 395 ỊsỊhững tài sản chỉ tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai khi kết hợp với các tài sản khác nhưng vẫn được coi ỉà tài sản có thể xác định riêng biệt nếu doanh nghiệp xác định được chắc chắn Ịơi ích kinh tế trong tương lai đo tài sản đó đem lại. b) Khả năng kiểm soát của doanh nghiệp/ thực thể (Control by the entity) Doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát một tài sản nếu doanh nghiệp có quyền thu lợi ích kinh tế trong tương lai mà tài sản đó đem lại, đồng thời cũng có khả nàng hạn chế sự tiếp cận của các đối tượng khác đối với lợi ích đó. Khả năng kiểm soát của doanh nghiệp đối với lợi ích kinh tế trong tương lai từ tài sản vô hình, thông thường có nguồn gốc từ quyền pháp lý. Tri thức về thị trường và hiểu biết chuyên môn có thể mang lại lợi kinh tế trong tương lai. Doanh nghiệp có thể kiểm soát lợi ích đó khi có ràng buộc bằng quyền pháp lý, ví dụ Bản quyền, giấy phép khai thác thuỷ sản. Doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên lành ĩìghề và thông qua việc đào tạo, doanh nghiệp có thể xác định được sự nâng cao kiến thức của nhân viên sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai, nhưng doanh nghiệp không đủ khả năng kiểm soát lợi ích kinh tế đó, vì vậy không được ghi nhận là tài sản vô hình. Tài năng lãnh đạo và kỹ thuật chuyên môn cũng không được ghi nhận là tài sản vô hình trừ khi tài sản này được bảo đảm bằng các quyền pháp lý để sử đụng nó và để thu được lợi ích kinh tế trong tương lai đồng thời thoả mãn các quy định về định nghĩa tài sản vô hình và tiêu chuẩn ghi nhận tài sản vô hình (dài hạn). Doanh nghiệp có danh sách khách hàng hoặc thị phần nhưng do không có quyền pháp lý hoặc biện pháp khác để bảo vệ hoặc kiểm soát các ỉợi ích kinh tế từ các mối quan hệ với khách hàng và sự trung thành của họ, vì vậy không được ghi nhận là tài sản vô hình. c) Lơi ích kinh tế trong tương lai (Future economic benefits) Lợi ích kinh tế trong tương ỉai mà tài sản vô hình đem lại cho doanh nghiệp có thể bao gồm tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, hoặc lợi ích khác xuất phát từ việc sử dụng tài sản vô hình. 1.3. Phân loại tài sản vô hình dàĩ hạn (Classification of intangible assets) Có một sự khác nhau lớn giữa IAS 38 và VAS 04 về tài sản vô hình là VAS 04 phân loại “Đất đai” thuộc tài sản vô hình nhưng IAS coi nó là Tài sản hữu hình vì bản chất của nó là hữu hình, hình thức của nó có thể chỉ là tờ giấy. Bản chất quan trọng hơn hình thức (substance over form) đó là một nguyên tắc của kế toán. A. Theo thông lệ quốc tế (International accounting practices) Các Tài sản dài hạn vô hình thường bao gồm: 1.3.1, Bằng phát minh sáng chế (Patens) Được chính phủ cấp cho người sử hữu bằng phát minh sáng chế, được độc quyền sản xuất và bán ra các sản phẩm có được từ bằng phẩt minh sáng chế trong một thời gian nhất định, như của Mỹ là 17 năm. Các sản phẩm được cấp bằng sáng chế như máy tính của IBM - Công thức của nước giải khát Coca- Cola. Giống như các sản phẩm khác, bằng phát minh sáng chế cũng Trần Xuân Nam - MBA 396 Phần ill: KỂ TOÁN CÁC TÀI SẢN KHÔNG PHẢ! TIẾN VÀ NỢ PHẢI TRẢ phải bỏ tiền để mua nó hay phải bỏ ra các chi phí để tạo nên nó, như thuê nhân công, phòng thí nghiệm và các chi phí khác để tạo ra bằng phát minh sáng chế và đàng ký với chính phủ để chống ăn cắp bằng sáng chế. Giả sử công ty A mua bằng phát minh sáng chế với giá 200.000$, kế toán ghi: Nợ 2133 Bằng phát minh sáng chế (Patents) 200.000 Có 112 Tiền gửi ngân hàng (Cash at Bank) 200.000 Mua bằng phát minh trị giá 200.000$ Giả sử bằng phát minh này có thời gian hữu ích là 5 năm, chi phí khấu hao hàng năm sẽ là 40.000 (^200.000/5) và mức khấu hao hàng tháng là 3.333,33 (= 40.000/12). Việc ghi giảm tài sản vô hình có thể được thực hiện theo hai cách. (1) ghi giảm (Ghi Có) thẳng vào tài khoản tài sản vô hình hoặc (2) ghi Có vào tài khoản Khấu hao lũy kế TS vô hình như trong kế toán tài sản cố định hữu hình. Theo cách thứ (1), kế toán ghi: Nợ 6X Chi phí khấu hao- Bằng sáng chế (Amortization Exp-Patents) 3.333,33 Có 2133 Bằng phát minh, sáng chế (Patents) 3.333,33 Khấu hao bằng phát minh thảng X. Theo cách thứ (2), (Giải pháp này được quy định trong VAS) như sau: Nợ 6X Chi phí khấu hao - Bằng phát minh (Amortization Exp-Patent) 3.333,33 Có 2143 Khấu hao lũy kế bằng phát minh (Accumulated Amortization-Patent) 3.333,33 1.3.2. Bản quyền (Copyrights) Là quyền chính phủ cấp để độc quyền sản xuất và tái bản lại và bán các sách, băng nhạc, phim ảnh hay các công việc nghệ thuật khác trong một thời gian nhất định. Ví dụ theo luật pháp của một số nước, thời gian của bản quyền có thể kéo dài suốt trong thời gian tác giả còn sống và 50 năm sau khi tác giả chết. Tuy thời gian tồn tại của bản quyền rất dài, nhưng nếu công ty trả một số tiền lớn cho tác giả để mua bản quyền đó, ví dụ một nhà xuất bản có thể bỏ ra 100.000$ để mua bản quyền của tác giả cho một cuốn sách nổi tiếng. Thời gian tồn tại hữu ích ước tính thường không vượt quá 2, 3 năm. Do vậy nhà xuất bản sẽ khấu hao bản quyền này cho thời gian hữu ích ước tính của chúng là 2 hoặc 3 năm. 1.33. Nhãn hiệu thương mại (Trademarks and Trade/ Brand names) Là số tiền công ty phải bỏ ra để mua một nhãn hiệu thương mại của một công ty khác cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Ví dụ nhãn hiệu thương mại HONDA, Seven-up rất nổi tiếng và được người tiêu dùng rất ngưỡng mộ. Nếu một công ty khác mua nhãn hiệu thương mại này để gắn cho các sản phẩm của mình (sẽ phải chịu sự kiểm tra kiểm soát về chất lượng sản phẩm cũng như một số điều kiện khác của bên bán nhãn hiệu), cần lưu ý ràng các chi phí quảng cáo, thúc đẩy thị trường không phải là một phần của chi phí nhãn hiệu thương mại mà nó được ghi Nợ cho tài khoản chi phí quảng cáo. Các chi phí nhãn hiệu thương mại cũng được khấu hao theo thời gian hữu ích của nó, theo quy định của Mỹ nó không vượt quá 40 năm. KỂ TOÁN TÀI CHÍNH Chương 14: Tài sản vô hình dài hạn 397 \ 3.4. Lọi thế thương mại (Goodwill) Là phần vượt trội của giá mua một cồng ty vượt írên giá trị hợp lý (giá thị trường) ròng của tài sản của công ty đó (tổng tài sản trừ tổng công nợ). Chi tiết lợi thế thương mại được trình bày riêng ở phần 9 do tính phức tạp của nó. 1.3.5. Nhượng quyền và giấy phép (Franchises and licenses) Là một đặc quyền được cấp bởi một doanh nghiệp hoặc Chính phủ cho phép bán một sản phẩm hoặc một dịch vụ phù họp với những điều kiện cụ thể. Ví đụ: Công ty A chuyên kinh doanh nhà hàng vừa mới mua nhượng quyền khai thác thương hiệu phở 24 của Công ty Phở 24 với giá 50 triệu đồng cho 20 năm. Công ty A sẽ nhận được các bí quyết, công thức ỉàm phở 24, được đặc quyền khai thác phở 24 trong khu vực địa lý nào đó và quan trọng là được treo bảng hiệu Phở 24. Khi đó công ty A sẽ ghi nhận khoản tài sản đài hạn vô hình “Nhượng quyền”. Công ty Coneđ có một đặc quyền của thành phố New York cho việc cung cấp điện cho thành phố. Giá phí mua đặc quyền được khấu hao theo thời gian hữu ích của chúng hơn là theo thời gian pháp luật cho phép đến 40 năm. 1.3.6. Quyền thuê (Leasehold) Quyền thuê nhà ỉ.à số tiền trả trước của người đi thuê để đảm bảo được sử dụng một tài sản từ người cho thuê. Việc thuê nhà cửa thường yêu cầu người đi thuê trả trước một khoản tiền thuê ngoài tiền thuê trả hàng tháng. Người đi thuê sẽ ghi tiền thuê hàng tháng vào Nợ “Chi phí thuê”. Và số tiền thuê trả trước được ghi Nợ như một tài sản vô hình dưới tên gọi quyền thuê. Số tiền này được khấu hao theo thời gian của việc thuê bằng việc ghi Nợ tài khoản “Chi phí thuê” và ghi Có “Quyền thuê”. 13.7. Sửa chĩra, cải tiến tài sản đi thuê (Leasehold Improvement) Một số người đi thuê phải sửa chữa, cải tiến tài sản đi thuê. Ví dụ người đi thuê có thể sửa sang nhà đi thuê, xây dựng hàng rào bao quanh hết 10.000$, kế toán ghi: Nợ Cải tiến tài sản thuê (Leasehold Improvement) 10.000 Có Tiền gửi ngân hàng (Cash at Bank) 10.000 Giá phỉ của việc sửa sang, cải tiến tài sản thuê. Giá phí của việc sửa sang cải tiến tài sản thuê được khấu hao theo thời gian của hợp đồng thuê hoặc thời gian tồn tại của tài sản nếu nó ngắn hơn. B. Phân loại tài sản dài hạn vô hình theo VAS 04 (Classification intangible assets by VAS 04). Theo Thông tư số TT 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 hướng dẫn chuẩn mực VAS 04 ”TS vô hình”. Tài sản vô hình dài hạn được phân loại như chỉ ra trong tài khoản 213 - TS vô hình, gồm 6 tài khoản cấp 2 như sau: - Tài khoản 2 ỉ 31 - Quyền sử dụng đất: Phản ánh giá trị TS vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra có liên quan trực tiếp tới đất sử đụng, bao gồm: íiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng (đối với trường hợp quyền sử Trần Xuân Nam - MBA 398 Phần II!: KẾ TOÁN CÁC TÀ! SẢN KHÔNG PHẢI TIỀN VÀ NỢPHẢi TRẢ đụng đất riêng biệt đối với giai đoạn đầu tư nhà cửa, vật kiến trúc trẽn đất), lệ phí trước bạ (nếu có) Tài khoản này không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất. - Tài khoản 2ỉ 32 - Quyền phát hành: Phản ánh giá trị TS vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có quyền phát hành. - Tài khoản 2ỉ 33- Bản quyền, bằng sáng chế: Phản ánh giá trị TS vô hình là các chi phí thực tế chi ra để có bản quyền tác giả, bằng sáng chế. - Tài khoản 2ỉ 34 - Nhãn hiệu hàng hoá: Phản ánh giá trị TS vô hình là các chi phí thực tế liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hoá. - Tài khoản 2ỉ 35 - Phần mềm máy vỉ tính: Phản ánh giá trị TS vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có phần mềm máy vi tính. - Tài khoản 2ỉ 36 - Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: Phản ánh giá trị TS vô hình là các khoản chi ra để doanh nghiệp có được giấy phép và giấy phép nhượng quyền thực hiện công việc đó, như: giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất loại sản phẩm mới - Tài khoản 2ĩ 38 - TSCĐ vỏ hình khác: Phản ánh giá trị các loại TS vô hình khác chưa quy định phản ánh ở các tài khoản trên, như quyền sử dụng hợp đồng. 2. Glịi nhận và đo lường giá trị ban đầu của tài sản vô hình ( R e c o g n i t io n a n d in it ia l m e a s u r e m e n t o f a n in t a n g ib le a s s e t ) 2.1. Nguyen tắc ghi nhận (Principle of recognition) Một tài sản vô hình được ghi nhận khi nó thỏa mãn đồng thời các tiêu chuẩn ghi nhận sau: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương iai do tài sản đó mang lại; - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy (measured reliably); - Thời gian sử dụng ước tính ứên 1 năm; Doanh nghiệp phải xác định được mức độ chắc chắn khả năng thư được lợi ích kinh tế trong tương lai bằng việc sử dụng các giả định hợp lý và có cơ sở về các điều kiện kinh tế tồn tại trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sàn đó. Tài sản vô hình dài hạn phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá (at cost). 2.2. Mua tài sản vô hình riêng biệt (Separate acquisition) Nguyên giá tài sản vô hình mua riêng biệt, bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính. Theo VAS 04, trường hợp “Quyền sử dụng đất” được mua cùng với mua nhà cửa, vật kiến trúc trên đất thì giá trị quyền sử đụng đất phải được xác định riêng biệt và ghi nhận là tài sản vô hình. Theo IAS, đất được ghi nhận là tài sản hữu hình, bởi bản chất của nó là hữu hình hơn là vô hình cho dù đó chỉ là quyền sử dụng đất đài hạn hay vô hạn. KỂ TOÁN TẢI CHÍNH Chương 14: Tài sản vô hình dài hạn 399 Trường hợp tài sản vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên giá của tài sản vô hình được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá tài sản vô hìrứì (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”. Nêu tài sản vô hình hình thành từ việc trao đổi thanh toán bằng chứng từ liên quan đến công cụ vốn chủ sở hữu, nguyên giá tài sản vô hình là giá trị hợp lý của các công cụ vốn chủ sả hữu được phát hành mà nó tương đương với giá trị hợp lý của tài sản. 2.3. Mua tài sản vô hình từ việc sáp nhập doanh nghiệp (Acquisition as part of a Business Combination) Nguyên giá tài sản vô hình hình thành trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại là giá trị hợp lý của tài sản đó vào ngày mua (ngày sáp nhập doanh nghiệp). Doanh nghiệp phải xác định nguyên giá tài sản vô hình một cách đáng tin cậy để ghi nhận tài sản đó một cách riêng biệt. Giá tộ hợp lý có thể là: - Giá niêm yết tại thị trường đích thực/ hoạt động; - Giá của nghiệp vụ mua bán tài sản vô hình tương tự. Nếu không có thị trường đích thực cho tài sản thì nguyên giá của tài sản vô hình được xác định bằng khoản tiền mà doanh nghiệp iẽ ra phải trả vào ngày mua tài sản trong điều kiện nghiệp vụ đó được thực hiện trên cơ sở khách quan dựa trên các thông tin tin cậy hiện có. Trường hợp này doanh nghiệp cần cân nhắc kết quả của các nghiệp vụ đó trong mối quan hệ tương quan với các tài sản tương tự. Khi sáp nhập doanh nghiệp, tài sản vô hình dài hạn được ghi nhận như sau: (a) Bên mua tài sản ghi nhận ỉà tài sản vô hình nếu tài sản đó đáp ứng được định nghĩa về tài sản vô hình và tiêu chuẩn ghi nhận, kể cả trường hợp tài sản vô hình đó không được ghi nhận trong báo cáo tài chính của bên bán tài sản; (b) Nếu tài sản vô hình được mua thông qua việc sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại, nhưng không thể xác định được nguyên giá một cách đáng tin cậy thì tài sản đó không được ghi nhận là một tài sản vô hình riêng biệt, mà được hạch toán vào lợi thế thương mại. Khi không có thị trường đích thực cho tài sản vô hình được mua thông qua việc sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại, thì nguyên giá tài sản vô hình là giá trị mà tại đó nó không tạo ra lợi thế thương mại có giá trị âm phát sinh vào ngày sáp nhập doanh nghiệp. 2.4. Quyền sử dụng đất (Right of Land-use) Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn khi được giao đất hoặc số tiền trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp tò người khác, hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn liên doanh. 400 Phần ill: KỂ TOÁN CÁC TÀI SẢN KHÔNG PHẢi TIỀN VÀ NỢ PHẢI TRẢ Trường họp quyền sử dụng đất được chuyền nhượng cùng với mua nhà cửa, vật kiến trúc trên đất thì giá trị của nhà cửa, vật kiến trúc phải được xác định riêng biệt và ghi nhận ỉà TSCĐ hữu hình. 2.5. Tài sản vô hình được Nhà nước cấp hoặc được biếu tặng (Acquisition by way of a government grant) Nguyên giá tài sản vô hình được nhà nước cấp hoặc được tặng, biếu, được xác định theo giá trị hợp lý ban đầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính. Kế toán TS vô hình được tài trợ, biếu, tặng (Theo VAS). (Theo IAS bạn hãy xem phần Tài sản được cho tặng ở chương tài sản cố định hữu hình.) Theo Thông tư 89/2002 hướng đẫn của VAS 04 khá phức tạp và khó hiểu, khi nhận tài sản vô hình được tài trợ, biếu, tặng, ghi: Nợ 213 TSCĐ vô hình (Intangible Asset) 99.000 Có 711 - Thu nhập khác (Other Income) 99.000 Các chi phí phát sinh liên quan đến TS vô hình nhân tài trợ, biếu, tặng, ghi: Nợ 213 TSCĐ vô hình (Intangible Asset) 1.000 Có 112 Tiền gửi ngân hàng (Cash at Bank) 1.000 Khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (nếu có) trên giá trị TS vô hình được tài trợ, biếu, tặng, ghi: Nợ 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (Retained Earning) 10.000 Có 3334 - Thuế và các khoản phải nộp NSNN (Taxation Payable) 10.000 Sau khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (nếu có) trên giá tậ TS vô hình được tài trợ, biếu, tặng ghi tăng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, ghi: Nợ 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (Retained Earning) 10.000 Có 411-Nguồn vốn kinh doanh (Nguồn V.KD khác) (Equity-Other Resources). 10.000 2.6. Tài sản vô hình mua dưới hình thức trao đổi (Exchanges of assets) Nguyên giá tài sản vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một tài sản vô hình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của tàì sản vô hình nhận về hoặc bằng với giá trị hợp ỉý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về. Nguyên giá tài sản vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một tài sản vô hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đồi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương). Trong cả hai trường hợp không có bất kỳ khỡản lãi hay lỗ nào được ghi nhận ừong quá trình trao đổi. Nguyên giá tài sản vô hình nhận về được tính bằng giá trị còn lại của tài sản vô hình đem trao đổi. KỂ TOÁN TÀI CHÍNH Chương 14: Tài sản vô hình dài hạn 401 toán TSCĐ vô hình mua dưói hình thửc trao đồỉ (Theo quy định của VAS) a) Trao đổi hai TSCĐ vô hình tương tự ĩChi nhận TSCĐ vô hỉnh tương tự do trao đổi với một TSCĐ vô bình tương tự và đưa vào sử dung ngay cho hoạt động SXKD. Ví dụ công ty ACB có một phần mảnh đất thuê dài hạn 40 năm nguyên giá 500 triệu đã khấu hao 200 triệu đồng, nay mang đi đổi ỉấy một mảnh đất khác gần văn phòng hơn. Nguyên giá TSCĐ vô hình nhận về ghi theo giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi, bút toán sẽ là (đơn vị triệu đồng): Nợ 213 -TSCĐ vô hình (mới)/ (Intangible Asset-New Land) 300 Nợ 2143 - Hao mòĩì TSCĐ vô hình cũ (Amortization-old Intangible asset) 200 Có 2Ỉ3 " TSCĐ vô hình cũ (Intangible Asset-Old Land) 500 b) Trao đổi hai TSCĐ vô hình không tircrag tự Công ty ACB đưa tài sản vô hình cũ là quyền thuê đất, giá trị tài sản cũ theo nguyên giá 500 triệu, đã khấu hao 200 triệu, giá trị còn lại ỉà 300 triệu. Giá trị hợp lý của mảnh đất được đánh giá tại thời điểm trao đổi là 400 triệu, lấy một tài sản vô hình khác là quyền chuyển nhượng (Franchise) Phở 24 mà không phải bù thêm hay thu thêm một khoản tiền khác nào. Kế toán viên ghi: - Giảm TS vô hình đưa đi trao đổi như sau: Nợ 214 - Hao mòn TSCĐ (Amortization) 200 Nợ 811 - Chi phí khác (Other Expenses) 300 Có 213 - TSCĐ vô hình cũ (Intangible Asset-Land) 500 Đồng thời phản ánh số thu nhập do trao đồi TS, theo giá trị họp lý của TS đưa đì trao đổi, ghi: Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng (Accounts Receivable) 440 Có TK 711 - Thu nhập khác (Other Income) 400 Có TK 33311 - Thuế GTGT (VAT Payable) 40 - Tăng TS vô hình nhận trao đổi (franchise) về, ghi: Nợ TK 213 - TS vô hình (Intangible Asset-Pranchìse) 400 Nợ TK 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ (Deductible VAT) 40 Có TK 131- Phải thu của khách hàng (Accounts Receivable) 440 2.7, Lơi thế thương mại được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp (Internally generated goodwill) Lợi thế thương mại được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp không đuợc ghi nhận là tài sản Chi phí phát sinh để tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai nhưng không hình thành tài sản vô hình vì không đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận trong chuấn mực VAS 04/ IAS 38, mà tạo nên lợi thế thương mại từ nội bộ doanh nghiệp. Lợi thế thương mại được tạo ra từ Trần Xuân Nam - MBA [...]... Thời gian tính khấu hao cùa tài sản vô hình dài hạn tối đa là 20 năm Việc trích khấu hao được bát đầu tò khi tài sản vô hình đưa vào sử dụng KẾ TOÁN TÀI CHỈNH Chương 14: Tài sản vô hình dài hạn 407 ỊChi xác định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản vô hình làm căn cứ tính khấu hao cần phải xem xét các yếu tố sau: (a) Khả năng sử dụng dự tính của tài sản; (b) Vòng đời của sản phẩm và các thông tin chung... đến tài sản vô hình phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ hoặc chi phí trả trước, trừ trường hợp: (a) Chi phí hình thành một phần nguyên giá tài sản vô hình, thỏa mãn địĩih nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận tài sản vô hình (b) Tài sản vô hình hình thành trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại nhưng không đầp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận là tài sản vô hình. .. gốc của các tài sản vô hỉnh được kiểm soát bởi doanh nghiệp 2.8 Tài sản vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp (Internally generated intangible assets) Để đánh giá một tài sản vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp được ghi nhận vào ngày phát sinh nghiệp vụ đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận tài sản vô hình dài hạn, doanh nghiệp phải phân chia quá trình hình thành tài sản theo: (a)... hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó; KỂ TOÁN TÀ! CHÍNH Chương 14: Tài sản vô hình dài hạn 403 (g) Có któ năng đo lường một cách chác chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó; (f) Ước tính có đù tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản vô hình dài hạn (Điều kiện (f) này chỉ có VAS 04 yêu cầu, IAS 38 không... vô hình Theo IAS, khấu hao tài sản vô hình có thể được ghi theo hai cách (1) ghi giảm thẳng vào tài sản vô hình (ghi Có) và (2) ghi khoản khấu hao tách biệt trong tài khoản Khấu hao lũy kế tài sản vô hình giống như cách ghi khấu hao TSCĐ hữu hình VAS chọn phương pháp thứ (2) Nợ 627, 641, 642 Chi phí khấu hao tài sản vô hình (Amortization Expenses) XXX Có 2143 Hao mòn TS vô hình (Accumulated Amortization)... được hình thành trong nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận là tài sản vô hình 2.9 Nguyên giá tài sản vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp (Cost of an internally generated intangible asset) Tài sản vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp được đánh giá ban đầu theo nguyên giá là toàn bộ chi phí phát sinh từ thời điểm mà tài sản vô hình đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận tài sản vô. .. ở ngày của bảng cân đối kế toán Nếu một tài sản vô hình được đánh giá lại, tất cả các tài sản khác cùng loại đó cũng phải được đánh giá lại, trừ khi nó không có một thị trường thực sự cho các tài sản đó Nếu một tài sản vô hình trong một loại của các tài sản vô hình được đánh giá lại mà không thể đánh giá lại do không có thị trường thực sự cho tài sản này, tài sản đó phải được ghi sổ theo giá gốc trừ... trong kỳ 4 Giá trị tài sản vô hình cũng phải phân bổ vào chi phí theo thời gian hữu ích của tài sản hoặc theo yêu cầu của luật pháp của mỗi nước Quá trình phần bổ đó gọi là khấu hao tài sảrì vô hình (amortization) KẾ TOÁN TÀI CHÍNH Chương 14: Tài sàn vô hình dài hạn 415 5 Khi một doanh nghiệp mua một doanh nghiệp khác, mà có sự chênh lệch giữa giá mua với giá tri hợp lý của tài sản thuần của công ty... đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán; (b) Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán; (c) Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó; (d) Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai; (e) Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài. .. (Residual value) Tài sản vô hình dài hạn có giá trị thanh lý khi: (a) Có bên thứ ba thỏa thuận mua ỉại tài sản đó vào cuối thời gian sử dụng hữu ích của tài sản; hoặc (b) Có thị trường hoạt động vào cuối thời gian sử dụng hữu ích của tài sản và giá trị thanh lý có thể được xác định thông qua giá thị trường Khi không có một trong hai điều kiện nói trên thì giá trị thanh ỉý của tài sản vô hình dài hạn được xác . sản cố định vô hình, tuy nhiên theo chúng tôi, đã là tài sản vô hình thì không nên gọi là Tài sản cố định vô hình, mà nên gọi là Tài sản vô hình dài hạn, hay ngắn gọn là Tài sản vô hình) . Nghiên. giá tài sản vô hình nhận về được tính bằng giá trị còn lại của tài sản vô hình đem trao đổi. KỂ TOÁN TÀI CHÍNH Chương 14: Tài sản vô hình dài hạn 401 toán TSCĐ vô hình mua dưói hình thửc trao. sản dài hạn vô hình theo VAS 04 (Classification intangible assets by VAS 04). Theo Thông tư số TT 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 hướng dẫn chuẩn mực VAS 04 ”TS vô hình . Tài sản vô hình dài hạn

Ngày đăng: 29/06/2015, 20:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w