Sơ đồ 1.1 Cấu trúc tổ chức công ty cổ phần Thế giới số Trần AnhNguồn: Phòng nhân sự Công ty Cổ phần thế giới số Trần Anh Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận phòng ban trong cơ cấu tổ chứ
Trang 1PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI SỐ TRẦN ANH 1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI SỐ TRẦN ANH
Tên tiếng anh: TRAN ANH DIGITAL WORLD JONT STOCK COMPANY
Trụ sở đăng ký của Công ty: Địa chỉ: Số 1174 đường Láng, phường Láng Thượng, quận
Đống Đa, Hà Nội
Giấy CNĐKKD và mã số doanh nghiệp số: 0103018927 đăng ký thay đổi lần thứ 13 do
sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 30/05/2013
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trần Anh được thành lập theo quyết định
số 0102004703 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 11/03/2002 Công
ty đã chính thức chuyển đổi từ mô hình công ty TNHH sang mô hình công ty cổ phần vớitên gọi mới là: Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh kể từ ngày 08/08/2007 theo giấychứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103018927 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố HàNội cấp
Ngày đầu thành lập, Trần Anh chỉ có 05 người làm việc trong một cửa hàng diệntích lớn hơn 60m2 Sau hơn 12 năm hoạt động, hiện nay quy mô công ty tăng lên với hơn
1500 nhân viên và 16 siêu thị có diện tích gần 27.000m2 Là một trong những doanhnghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ điện máy, máy tính và điện thoại, kết thúc năm
2013 Trần Anh đã có 09 siêu thị phủ khắp địa bàn Hà Nội đồng thời nhận được sự tintưởng ủng hộ của đông đảo khách hàng tại Thủ đô Khẳng định được vị thế tại Hà Nội,năm 2014 đánh dấu mốc son rực rỡ trên con đường chinh phục thị trường của Trần Anh,
mở thêm 07 siêu thị điện máy trải khắp các tỉnh thành miền Bắc khác Hà Nội và miềnTrung
1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh
- Chức năng của Công ty: Là siêu thị bán lẻ các sản phẩm điện máy, phục vụ nhu cầu muasắm, tiêu dùng của khách hàng
- Nhiệm vụ của Công ty: Tổ chức các hoạt động kinh doanh buôn bán, vận chuyển, lắpđặt, bảo hành các sản phẩm của Công ty đến tay người tiêu dùng
Trang 2Sơ đồ 1.1 Cấu trúc tổ chức công ty cổ phần Thế giới số Trần Anh
(Nguồn: Phòng nhân sự Công ty Cổ phần thế giới số Trần Anh)
Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận (phòng ban) trong cơ cấu tổ chức:
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan thông qua chủ trương, chính sách đầu tư dài hạn
trong việc phát triển công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hànhsản xuất kinh doanh của Công ty
Hội đồng quản trị: Định hướng các chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các
quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyếthành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Ban kiểm soát: Do đại hội đồng cổ đông bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt
động kinh doanh, quản trị và điều hành công ty Ban kiểm soát kiểm tra, kiểm soát mọi
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
GIÁM ĐỐCNHÂN SỰ
GIÁM ĐỐC
BÁN HÀNG
GIÁM ĐỐCKINH DOANH
KINHDOANHTHỊTRƯỜNG
TÀICHÍNHKẾTOÁN
HÀNHCHÍNHNHÂNSỰ
MARKETING
NGHIÊNCỨUPHÁTTRIỂN
Trang 3hoạt động quản trị, tài chính(kiểm tra số ,chứng từ kế toán và các báo cáo tài chính), kiểmtra tính hợp pháp của các hoạt động kinh doanh trong Công ty.
Ban Tổng giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm tổ chức, triển
khai thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, kế hoạch kinh doanh Kiến nghịphương án bố trí cơ cấu tổ chức và quy chế quản lý nội bộ Công ty theo đúng điều lệ, nghịquyết Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị Báo cáo trước Hội đồng quản trị tìnhhình tài chính, kết quả kinh doanh và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của Công ty
Phòng tài chính – kế toán: Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc Công ty thống
nhất tổ chức, quản lý, điều hành, chỉ đạo nghiệp vụ cho toàn bộ hệ thống Tài chính – kếtoán trong công ty Trực tiếp tổ chức, quản lý, điều hành, thực hiện công tác Tài chính- kếtoán đúng với quy định của Công ty và pháp luật
Phòng kinh doanh – thị trường: Tham mưu, giúp việc Tổng Giám đốc Công ty chỉ
đạo, tổ chức, quản lý, điều hành lĩnh vực Kinh doanh - Thị trường - Marketing trong toànCông ty
Phòng hành chính – nhân sự: Tham mưu, giúp việc Tổng Giám đốc Công ty thống
nhất tổ chức, quản lý, điều hành, chỉ đạo nghiệp vụ cho toàn bộ các hoạt động tổ chức,nhân sự, pháp chế và hành chính-quản trị trong toàn Công ty
Khối siêu thị: Tham mưu, giúp việc Tổng Giám đốc Công ty trực tiếp tổ chức,
quản lý, điều hành toàn diện các hoạt động của Siêu thị đạt được các mục tiêu kinh doanh
đã được Tổng Giám đốc giao
Trung tâm dịch vụ khách hàng: Tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc công ty,
trực tiếp tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động của Trung tâm bảo hành nhằm đạtđược mục tiêu dịch vụ đã được Tổng giám đốc giao
Trung tâm kho vận: Tổng kho của toàn Công ty, nhằm dự trữ và bảo quản hàng
hóa, sản phẩm của Công ty
Siêu thị: Tổ chức các hoạt động kinh doanh buôn bán các sản phẩm của Công ty.
1.4 Lĩnh vực và hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh
1.4.1 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh
Buôn bán thiết bị tin học, thiết bị văn phòng; Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa;Dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng các sản phẩm điện tử, tin học, máy văn phòng; Lắp ráp các
Trang 4sản phẩm điện tử, tin học; Mua bán điện thoại di động; Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạngviễn thông; Sản xuất và mua bán các sản phẩm điện tử, điện máy, điện lạnh và đồ giadụng; Vận tải hàng hóa bằng đường bộ; Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tảiđường bộ; Cho thuê ô tô
1.4.2 Hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh
- Huy động và sử dụng vốn một cách hiệu quả trong việc phát triển các ngành nghềsản xuất kinh doanh đã đăng ký, thu lợi nhuận, tăng lợi tích cho các cổ đông, tạo công ănviệc làm cho người lao động, đóng góp ngân sách cho nhà nước
- Lập kế hoạch và tiến hành tất cả các hoạt động kinh doanh theo quy định của Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh
1.5 Khái quát các hoạt động kinh tế, nguồn lực của Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh
1.5.1 Tình hình nhân lực
Công ty Trần Anh có một đội ngũ nhân viên khá lớn, tính đến ngày 28/01/2015Công ty co 1603 nhân viên; trong đó có 549 nhân viên tốt nghiệp trình độ đại học và sauđại học, 1043 nhân viên tốt nghiệp trình độ từ trung học chuyên nghiệp, trung cấp, caođẳng, 11 nhân viên trình độ lao động phổ thông cho một số vị trí bảo vệ, đủ khả năng để
có thể đáp ứng mọi yêu cầu dù là khắt khe nhất của khách hàng
Đội ngũ nhân viên của Trần Anh còn là những người đầy lòng nhiệt tình và có thái
độ niềm nở trong cung cách phục vụ khách hàng Tất cả các cán bộ nhân viên trong công
ty Trần Anh đều thấu hiểu:Khách hàng mới là người quyết định tương lai, sự tồn tại vàphát triển của Trần Anh
Trang 5Cán bộ nhân viên trong Công ty được sử dung hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ, tiệnnghi, phục vụ nhu cầu cá nhân của từng nhân viên Các nhân viên trong khối văn phòngđược trang bị bàn làm việc, đồ dùng, thiết bị văn phòng phẩm phục vụ cho công việc
Hệ thống siêu thị luôn luôn kinh doanh các sản phẩm công nghệ cao, phù hợp vớinhu cầu của người tiêu dùng
1.6 Một số hoạt động kinh doanh chủ yếu trong 3 năm gần đây
Năm 2012: Mở siêu thị thứ 4 cho hệ thống siêu thị; Công ty đạt danh hiệu top 500 doanhnghiệp kinh doanh xuất sắc nhất
Năm 2013: Liên tiếp mở thêm 5 siêu thị tại Hà Nội
Năm 2014: Công ty đạt danh hiệu top 10 doanh nghiệp bán lẻ tốt nhất nước, liên tiếp mở
2.414.986.003.562
6 Lợi nhuận gộp 160.506.811.847 174.953.997.906 244.331.094.4987
Trang 6PHẦN 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN THẾ GIỚI SỐ TRẦN ANH 2.1 Tình hình nhân lực và chức năng nhiệm vụ của phòng nhân sự của Công ty cổ phần thế giới số Trần Anh
2.1.1 Tình hình nhân lực
- Số lượng: 14 nhân viên trong đó có 12 nhân viên nữ và 2 nhân viên nam
- Chất lượng: 100% đều tốt nghiệp cao đẳng, đại học chuyên ngành quản trị nhânlực, quản trị kinh doanh, quản lý kinh tế, bảo hiểm có ít nhất 1 năm kinh nghiệm ở vụ trítương đương
Sơ đồ 2.1: Cấu trúc tổ chức phòng hành chính - nhân sự
( Nguồn: Phòng Nhân sự Công ty Cô phần Thê giới số Trần Anh)
Chínhsách và
Trang 7Bảng 1: Cán bộ đảm nhiệm công tác quản trị nhân lực tại công ty Cổ phần Thế Giới
số Trần Anh ST
T Họ & Tên Chức danh
Năm sinh
Giới tính
Trình
độ Chuyên môn
Kinh nghiệm
1 Chu Thị Phan Anh TP Nhân sự 1982 Nữ Thạc sĩ Quản trị nhân lực 5 năm
2 Nguyễn Thị Linh PP Nhân sự 1984 Nữ Thạc sĩ Quản trị nhân lực 5 năm
3 Lê Xuân Tùng TN.Tuyển dụng 1986 Nam Đại học Hành chính học 4 năm
4 Nguyễn Văn Cường NV Tuyển dụng 1986 Nam Đại học Quản trị nhân lực 2 năm
5 Phan Cẩm Nhung NV Tuyển
dụng 1992 Nữ Đại học Quản trị nhân lực <1 năm
thông 1986 Nữ Đại học Báo mạng điện tử 3 năm
8 Nguyễn Thị Thu Hương TN Chính sách 1983 Nữ Đại học Quản lý xã hội 1 năm
9 Lê Thanh Huyền NV.Chính sách 1990 Nữ Đại học Quản trị nhân lực 8 tháng
10 Vũ Thị Mai Trang NV.Chính sách 1992 Nữ Đại học Quản trị nhân lực 2 tháng
12 Nguyễn Thị Lan Anh NV.Hồ sơ 1991 Nữ Đại học Quản trị kinh
doanh
Thử việc
13 Phạm Thị Ngọc Hân NV.Hồ sơ 1988 Nữ Đại học Hành chính học 2 tháng
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của phòng nhân sự
2.1.2.1 Chức năng
Trang 8Tham mưu, giúp việc Tổng Giám đốc Công ty thống nhất tổ chức, quản lý,điều hành, chỉ đạo nghiệp vụ cho toàn bộ các hoạt động tổ chức, nhân sự, pháp chế vàhành chính - quản trị trong toàn Công ty
2.1.2.2 Nhiệm vụ
- Tham gia cùng với Tổng Giám đốc hoạch định các chiến lược và kế hoạchphát triển Công ty, phát triển các hoạt động kinh doanh, lập các dự án đầu tư phát triểnkinh doanh
- Chỉ đạo xây dựng chính sách tổ chức, nhân sự, pháp chế và quản trị của Công ty
- Chỉ đạo xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận và cá nhântrong Công ty Chỉ đạo xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chức danh viên chức và tiêu chuẩncấp bậc các nghề công nhân
- Chỉ đạo xây dựng quy hoạch tài nguyên nhân sự và tuyển dụng nhân sự Xâydựng và quản lý chương trình đào tạo, phát triển nhân viên
- Chỉ đạo công tác tổ chức kinh doanh, tổ chức lao động, xây dựng hệ thống địnhmức kinh tế-kỹ thuật, hệ thống thang, bảng lương và cơ chế trả lương, trả thưởng nhằm
sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động của Công ty góp phần nâng cao hiệu quả kinhdoanh
- Chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện các nội quy, quy chế của Công ty Theodõi, kiểm tra và đôn đốc nhân viên thực hiện các nội quy và quy chế của Công ty
- Chỉ đạo công tác đánh giá kết quả hoạt động của nhân viên Xây dựng và duy trì
hệ thống lương, thưởng, phúc lợi của Công ty Thường trực công tác thi đua, khenthưởng, kỷ luật của Công ty
- Chỉ đạo tổ chức công tác bảo hộ lao động, đảm bảo an toàn-vệ sinh lao động,phòng chống cháy nổ, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quản lý hồ sơ nhân viên và hồ sơbảo hiểm xã hội của nhân viên Chỉ đạo công tác thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế cho nhân viên
- Chỉ đạo công tác quản lý cơ sở vật chất và các trang thiết bị văn phòng, tổ chứcđịa điểm làm việc, tổ chức công tác bảo vệ trong Công ty nhằm đảm bảo các hoạt độngđược tiến hành bình thường Chỉ đạo công tác quản lý việc mua sắm, cấp phát văn phòng
Trang 9phẩm và sửa chữa trang, thiết bị văn phòng Chỉ đạo công tác quản lý và điều hành đội
xe văn phòng của Công ty
- Chỉ đạo công tác quản lý và sử dụng con dấu của Công ty Theo dõi tài liệu vănthư đi, đến, phân loại và giao văn thư đến người nhận, lưu trữ tài liệu văn thư và bảo mậtthông tin
- Chỉ đạo xây dựng Văn hóa Công ty và hỗ trợ hoạt động của các tổ chức đoàn thể,
tổ chức xã hội trong Công ty
- Chỉ đạo xây dựng và duy trì Hệ thống quản lý chất lượng dựa theo tiêu chuẩn ISO9001-2000, công tác nghiên cứu cải tiến quy trình làm việc trong hệ thống Hành chính-Nhân sự-Pháp chế nhằm đạt được hiệu quả công việc cao hơn Tham gia và chỉ đạo việctập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề cho người lao độngtrong toàn Công ty
2.1.3 Các bộ phận trong phòng nhân sự
Nhóm tuyển dụng: có chức năng thu hút lao động, đáp ứng kịp thời nhu cầu nhân lực
cho toàn công ty và các hệ thống siêu thị và trung tâm kho vận của công ty
Nhóm truyền thông và đào tạo: thực hiện chức năng cung cấp các thông tin về công ty
cho nhân viên mới nhận việc, tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn cho nhân viên mới.Làm các tin truyền thông (tập san, bảng tin, khẩu hiệu…) quảng bá về nhân viên cảutoàn công ty trong phạm vi công ty nhằm tuyên dương những cá nhân xuất sắc, quảng bá
về các hoạt động của công ty có liên quan đến nhân sự (diễn biến và kết quả các đợttuyển dụng nhân viên khi khai trương siêu thị mới, đánh giá nhân viên, khen thưởng…).Hoạt động này có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao hính ảnh công ty đối với cán bộ,nhân viên, tạo môi trường làm việc năng động và tăng thêm sự gắn bó của nhân viên vớicông ty đồng thời quảng bá hình ảnh công ty rộng rãi
Nhóm chính sách và quan hệ lao động: Thực hiện các nhiệm vụ duy trì nhân lực Thực
hiện các chính sách ưu đãi đối với nhân viên: Bảo hiểm, khen thưởng, tổ chức hoạt độngchăm sóc nhân viên(du lịch, liên hoan, tổ chức sinh nhật…), tạo môi trường làm việcthân thiện, gắn bó nhân viên và thể hiện tinh thần đoàn kết, đem đến hình ảnh công tyTrần Anh gắn kết như 1 gia đình
Trang 10Nhóm hồ sơ: Quản lý hồ sơ nhân viên từ khi vào làm việc cho đế khi kết thúc hợp đồng,
chấm dứt quan hệ lao động, giải quyết các thủ tục thôi việc, chấm công, theo dõi công…
2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạt động quản trị nhân lực của Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh
2.2.1 Môi trường bên ngoài
- Kinh tế: Tình hình kinh tế đang càng ngày càng khó khăn, rất nhiều tổ chức doanh
nghiệp phá sản, đòi hỏi Công ty cần phải tạo nên những lợi thế cạnh tranh từ phía nguồnnhân lực nên chất lượng đầu vào nhân lực được trú trọng, tạo nên áp lực lớn cho các bộphận của phòng nhân sự, ảnh hưởng đến hoạt động quản trị nhân lực của Công ty
- Luật pháp: Luật pháp được bổ sung chặt chẽ, tạo sự ràng buộc cho Công ty trong
việc tuyển dụng, đãi ngộ người lao động: đòi hỏi giải quyết tốt mối quan hệ về lao động
- Văn hóa – xã hội: Công ty có nguồn nhân lực phong phú từ khắp các tỉnh thành,
có những đặc thù khác nhau, ảnh hưởng đến quản lý nhân sự với nấc thang giá trị khácnhau, về giới tính, đẳng cấp
- Khoa học kỹ thuật: Công nghệ phát triển đặt ra nhiều thách thức về quản lý nhân
sự, đòi hỏi tăng cường việc đào tạo, đào tạo lại nghề nghiệp, sắp xếp lại lực lượng laođộng và thu hút nguồn nhân lực mới có kỹ năng cao, tạo áp lực cao cho phòng nhân sự
và nhân viên nhân sự phải có trình độ cao
- Khách hàng: Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ngày càng tăng lên, đòi hỏi
về sản phẩm và dịch vụ cao, phòng nhân sự phải quản lý nhân viên sao cho vừa lòngkhách hàng là ưu tiên nhất, phải bố trí nhân viên đúng để có thể phục vụ khách hàng mộtcách tốt nhất
- Đối thủ cạnh tranh: Mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ gay gắt, đòi hỏi phòng
nhân sự phải lựa chọn, tuyển dụng những nhân viên có trình độ cao và lập những chínhsách đãi ngộ hợp lý để giữu chân người tài hoặc thu hút người tài từ phía đối thủ cạnhtranh
- Thị trường lao động: Thị trường lao động hiện nay tương đối lớn, nhưng tỷ lệ
người lao động có trình độ thấp, đa số lầ lao động phổ thông, đòi hỏi phòng nhân sự phải
ra sức tìm kiếm nhân lực phù hợp yêu cầu của Công ty
Trang 112.2.2 Môi trường bên trong
- Mục tiêu của doanh nghiệp: Công ty đang hướng tới mục tiêu trở thành hệ thống
siêu thị bán lẻ lớn nhất Việt Nam, đòi hỏi các công tác quản lý nhân sự yêu cầu cao.Phòng nhân sự phải có những hướng đi đúng đắn, sắp xếp tổ chức để hoàn thành mụctiêu
- Chiến lược phát triển kinh doanh: định hướng cho chiến lược phát triển nhân sự
của công ty, tạo ra đội ngũ quản lý, chuyên gia, công nhân lành nghề và phát huy tàinăng của họ
- Văn hoá của doanh nghiệp: Là một hệ thống các giá trị, niềm tin, các chuẩn mực
được chia sẻ, nó thống nhất các thành viên trong một tổ chức Điều này đòi hỏi phóngnhân sự phải xây dựng được văn hóa doanh nghiệp khoa học để nâng tầm công ty lên,luôn luôn phát triển để giữ chân lao động
- Người lao động: Số lượng lao động nhiều, đòi hỏi phong nhân sự phải có những
chính sách quản lý phù hợp, thường xuyên theo dõi, giám sát để quản lý tốt được
- Nhà quản trị: Công ty là công ty cổ phần, có nhiều cấp quản lý từ đại hội đồng cổ
đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban giám đốc yêu cầu phòng nhân sự phải xâydựng những chính sách quản lý khoa học, phù hợp để có thể cung cấp cho các cấp quản
lý để họ nắm bắt được tình hình nhân sự Công ty một cách đơn giản nhất, dễ hiểu nhất
2.3 Thực trạng hoạt động quản trị nhân lực của Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh
2.3.1 Thực trạng về quan hệ lao động của Công ty
Nhân viên trong Công ty khi có những vấn đề cần giải quyết về quyền lợi của cánhân về các vấn đề về bảo hiểm, tiền lương sẽ lấy mẫu đơn của Công ty và nộp đơn lên
bộ phận chính sách của phòng nhân sự Sau đó các nhân viên bộ phận sẽ chính sách sẽxem xét các trường hợp, kiểm tra và giải quyết trong thời hạn 2 tuần kể từ thời điểm tiếpnhận yêu cầu nếu như yêu cầu đó của nhân viên là có căn cứ
Khi nhân viên trong công ty nghỉ việc, các quyền lợi và công nợ của nhân viên sẽđược bộ phận chính sách giải quyết chậm nhất 1 tháng sau ngày bắt đầu thôi việc
Thời gian giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động là vào thứ 7 hàng
Trang 12tuần, không giải quyết trong các ngày khác
2.3.2 Thực trạng về tổ chức lao động của Công ty
Phân công lao động: Bộ phận tuyển dụng trong phòng nhân sự sau khi tuyển
chọn được ứng viên phù hợp với yêu cầu tuyển dụng từ các phòng ban, sẽ sắp xếp chonhân viên đi làm tại các đơn vị đang thiếu người, rồi thông báo cho các phụ trách nhận
sự ở dưới các đơn vị ấy Các giám sát, trưởng nhóm, trưởng phòng sẽ nhận nhân viênmới và sắp xếp chỗ làm việc sao cho phù hợp với điểm mạnh của từng nhân viên
Hợp tác lao động: Các bộ phận, phòng ban nếu có nhu cầu cần mở rộng hay thu
hẹp quy mô sẽ trình đơn lên ban giám đốc rồi chuyển qua phòng nhân sự để tổ chức sắpxếp, thuyên chuyển nhân viên hợp lý hoặc tuyển dụng thêm nếu cần
2.3.3 Thực trạng về định mức lao động của Công ty
Do Công ty hoạt động dựa trên mô hình dãy siêu thị bán lẻ nên hoạt động kinhdoanh buôn bán được chú trọng Các giám sát ngành hàng sẽ giải quyết các công việcliên quan đến định mức lao động Theo chiến lược kinh doanh ở từng thời điểm màCông ty đặt ra, mà định mức lao động sẽ thay đổi theo
Dựa theo từng ngành hàng kinh doanh mà các giám sát bán hàng của từng ngànhhàng sẽ phải định mức cho ngành hàng của mình số lượng, chất lượng nhân viên như thếnào cho khoa học, sau khi được ban giám đốc thông qua sẽ gửi lên bộ phận tuyển dụngyêu cầu Bộ phận tuyển dụng sẽ tổ chức tuyển chọn nhân viên theo như định mức quyđịnh
Năm 2012: Do quy mô Công ty vẫn còn chưa lớn, định mức lao động không quyđịnh cụ thể mà do nhận xét khách quan từ giám sát bán hàng
Từ năm 2013 đến nay: Định mức lao động của Công ty đối với nhân viên bánhàng đã được chú trọng hơn, doanh thu của từng nhân viên phải đạt không dưới 70%doanh thu bình quân hàng tháng của ngành hàng của mình thì mới được nhận lương theodoanh thu, nếu không chỉ đạt mức lương cơ bản là 2,7 triệu
2.3.4 Thực trạng về hoạch định nhân lực của Công ty
Trang 13Dự theo chiến lược kinh doanh mà Công ty đặt ra, các quản lý cấp cao sẽ quyếtđịnh các dự án kinh doanh cho công ty, thông báo xuống dưới các phòng ban Trưởngphòng nhân sự sau khi bàn bạc với các phòng ban khác, tiếp nhận yêu cầu của các phòngban sẽ cùng các nhân viên trong phòng nhân sự thực hiện công tác hoạch định nhân lựctheo trình tự các bước: dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, phân tích thực trạng nguồn nhânlực, lập kế hoạch sử dụng nhân lực và đánh giá công tác hoạch định nguồn nhân lực.
Năm 2012, số lượng nhân viên dự kiến là 734 nhân viên trải dài khắp 4 siêu thị tịa
Hà Nội và thực tế lượng nhân viên trong Công ty là 708 nhân viên
Năm 2013, khối lượng siêu thị dự kiến mở thêm nhiều nên số lượng nhân viênhoạch định là 1050 nhân viên, nhưng số lượng nhân viên thực tế là 1123 nhân viên
Năm 2014, Số lượng nhân viên hoạch định là 1800 nhân viên nhưng số lượngthực tế chỉ có 1603 nhân viên
2.3.5 Thực trạng về phân tích công việc của Công ty
Các trưởng phòng ban, bộ phận sẽ đưa ra nhiệm vụ công việc của phòng banmình Sau đó nhân viên bộ phận đào tạo trong phòng nhân sự dựa theo kết quả chấtlượng bào thi sát hạch của nhân viên của từng phòng ban để phân tích công việc ấy cần
có những yêu cầu gì, cái gì nên có và cái gì cần bỏ đi
Đối với nhân viên trong khối siêu thị thì các trưởng bộ phận ngành hàng sẽ tùythuộc vào từng đối tượng, mặt hàng kinh doanh của bộ phận mình để phân tích công việccho từng vị trí
Ban kiểm sát của công ty sẽ dựa vào bản phân tích công việc của từng vị trí đểthực hiện công việc kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện công việc
2.3.6 Thực trạng về tuyển dụng nhân lực của Công ty
Bộ phận tuyển dụng của phòng nhân sự sẽ chịu trách nhiệm tuyển dụng nhân viêncho công ty khi các phòng ban có nhu cầu, hoặc khi Công ty có nhu cầu về nhân lực đểphát triển các hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô và thực hiện các công tác đểhoàn thiện hồ sơ cho nhân viên sau khi đã trúng tuyển theo quy trình sau:
Trang 14I Lập kế hoạch - yêu cầu tuyển dụng:
1 Kế hoạch tuyển dụng năm
- Lập kế hoạch nhu cầu sử dụng nhân sự, dự tính nhu cầu tuyển
dụng cho cả năm của bộ phận sau gửi cho Hành chính nhân sự
đơn vị
PT/trưởng bộ phận
- Tổng hợp nhu cầu tuyển dụng của các bộ phận trình Phụ trách/
trưởng đơn vị Trước ngày 20/12 hàng năm, Trưởng đơn vị gửi
kế hoạch tuyển dụng năm cho Phòng Nhân sự
Trưởng đơn vị
- Lập kế hoạch nhu cầu tuyển dụng tổng thể cho toàn Công ty
trình Ban Giám đốc phê duyệt trước ngày 31/12 hàng năm
PT bộ phận tuyển dụng
2 Kế hoạch tuyển dụng tháng
- Lập phiếu yêu cầu tuyển dụng nhân sự của tháng tiếp theo PT/trưởng bộ phận
- Tập hợp YCTD của đơn vị, kiểm tra tính hợp lệ của YCTD
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
CB NSHC đơn vị
CB tuyển dụng phòng NS
3 Yêu cầu tuyển dụng đột xuất:
- Được áp dụng trong các trường hợp thay thế nhân sự chấm dứt
hợp đồng lao động, nhân sự nghỉ chế độ thai sản, được BGĐ
phê duyệt nghỉ vô thời hạn hoặc có thời hạn từ 2 tháng trở lên
để điều trị bệnh tật - ốm đau, tai nạn…, nhân sự điều chuyển –
điều động công tác
- Trưởng bộ phận lập yêu cầu tuyển dụng gửi Hành chính nhân
- Kiểm tra tính hợp lệ của YCTD (số nhân sự cần tuyển so với
định biên), trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
CB NSHC đơn vị
CB tuyển dụng phòng NS
II Phê duyệt Yêu cầu tuyển dụng
- Với YCTD thay thế : Trưởng đơn vị là người phê duyệt cuối
cùng
- Tiêu chí phê duyệt YCTD: Dựa trên những tiêu chí cụ thể và áp
dụng những phương pháp phân tích có căn cứ, Phòng Nhân sự
xem xét tính hợp lý của YCTD căn cứ vào nhu cầu kinh doanh,
định biên lao động và số lượng nhân viên hiện có của bộ phận
đó Các nội dung cần xem xét:
Số lượng nhân viên cần tuyển
Ngành nghề