Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường liên quan tới các hạng mục đầu tư phi công trình

Một phần của tài liệu DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM NGÀNH CHĂN NUÔI (Trang 36 - 37)

VIII KHUNG QUẢN LÝMÔI TRƯỜNG DỰ ÁN LIFSAP

8.3Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường liên quan tới các hạng mục đầu tư phi công trình

đầu tư cho cơ sở giết mổ hoặc chợ thực phẩm. Đoàn kiểm tra của WB có thể tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên.

8.3 Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường liên quan tới các hạng mục đầu tư phi công trình công trình

Các hạng mục phi công trình được dự án LIFSAP đầu tư sẽ tuân thủ quyết định số No. 41/ 2008/QĐ — BNN của Bộ NN&PTNT đề ngày 5 tháng 3 năm 2008. Quyết định này ban hành danh mục các sản phẩm thuốc thú y được phép lưu hành và bị cấm sử dụng tại Việt nam. Bộ NN&PTNT cũng đã ban hành danh mục các vắc xin, chế phẩm sinh học và vi sinh được phép sử dụng trong thú y tại quyết định số 42/2008/QĐ-BNN ngày 5 tháng 3 năm 2008.

Các biện pháp giảm thiểu nêu dưới đây sẽ được áp dụng trong dự án LIFSAP. Cán bộ môi trường Cục Chăn nuôis /PPMU và tư vấn sẽ chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện.

- Cung cấp bảo hộ lao động và giám sát việc sử dụng.

- Tập huấn cho cán bộ thú y về phòng chống nhiễm trùng, các quy tắc an toàn trong quá trình lấy mẫu, đóng gói và dán nhãn mẫu, lưu trữ, vận chuyển theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế về vận chuyển các mẫu bệnh phẩm, và về thải bỏ an toàn các mẫu bệnh phẩm theo Pháp lệnh Thú y. - Chất thải phải được phân loại và thải bỏ theo đúng quy định của Chính phủ tại quyết định số

59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn. Hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ như URENCO để thu gom và xử lý chât thải.

Phụ trương 4 cung cấp thông tin chi tiết về các biện pháp giảm thiểu cán bộ thú y và nông dân cần thực hiện nhằm đảm bảo an toàn cho môi trường và con người trong các chiến dịch tiêm phòng vắc xin và kiểm soát dịch bệnh thú y. Các hoạt động này sẽ được kết hợp vào các hoạt động tập huấn trong LIFSAP.

8.4 Hoạt động Tăng cường năng lực quản lý môi trường

8.4.1 Cục Chăn nuôi

Các hoạt động tăng cường năng lực quản lý môi trường được thực hiện từ cấp trung ương sẽ bao gồm:

• Cung cấp một số trang thiết bị văn phòng

• Tập huấn qua công việc và tham quan thực hành quản lý môi trường trong chăn nuôi tại một nước Châu Á

• Xây dựng cơ sở dữ liệu về thực hành quản lý chất thải chăn nuôi tại Việt nam, bao gồm các hoạt động điều tra, lấy mẫu, phân tích, viết báo cáo và tổ chức hội thảo báo cáo kết quả nghiên cứu và đưa ra một số đề xuất

• Xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hành quản lý tốt chất thải chăn nuôi, tái sử dụng chất thải chăn nuôi

• Tập huấn cho nông dân về thực hành quản lý tốt chất thải chăn nuôi

Các hoạt động nói trên được thực hiện dưới sự chỉ đạo của một chuyên gia quốc tế và một chuyên gia trong nước.

8.4.2 Các cơ quan cấp tỉnh

Tại các tỉnh dự án, các hoạt động môi trường sau đây sẽ được thực hiện song song với các hoạt động đầu tư của dự án:

• Tăng cường năng lực quản lý môi trường trong chăn nuôi cho cán bộ Sở TNMT, Sở NN&PTNT

o Tổ chức các lớp tập huấn về tác động môi trường của hoạt động chăn nuôi và quản lý phân chuồng

o Tuyển dụng tư vấn trong nước hướng dẫn và giám sát môi trường, giám sát hoạt động quản lý chất thải chăn nuôi

• Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực quản lý môi trường cho nông dân thông qua các hoạt động tập huấn

• Quan trắc ô nhiễm: lấy mẫu, phân tích và lập báo cáo

Một phần của tài liệu DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM NGÀNH CHĂN NUÔI (Trang 36 - 37)