III. Chênh lệch thu ch
3.2.4. Các giải pháp khác
Chủ động sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro
Trong kinh doanh luôn luôn hiện hữu những rủi ro và nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà có khi nhà quản lý không lường hết được như: Lạm phát đẩy giá vật tư, hàng hóa lên cao đột biến hay các khoản đầu tư bị giảm giá đột ngột…Vì thế để hạn chế phần nào tổn thất có thể xảy đến cho doanh nghiệp Thành Huy cần có những biện pháp phòng ngừa rủi ro, đó chính là cần có kế hoạch trích lập các khoản dự phòng. Phải có các khoản dự phòng do giảm giá hàng tồn kho, giảm giá các khoản nợ khó đòi, dự phòng chi phí bảo hành sản phẩm và tính các khoản dự phòng này vào chi phí kinh doanh. Các khoản dự phòng là nguồn để công ty chủ động trong việc bù đắp phần thiếu hụt vốn trong tình trạng có rủi ro. Cụ thể công ty Thành Huy cần áp dụng một số biện pháp sau:
- Mua bảo hiểm hàng hóa với những hàng hóa đang đi trên đường và những hàng hóa nằm trong kho.
- Cuối kỳ cần kiểm tra rà soát, đánh giá lại vật tư, hàng hóa, vốn bằng tiền, đối chiếu với sổ sách kế toán để có biện pháp sử lý kịp thời nếu có chênh lệch. Những vật tư, hàng hóa tồn đọng lâu ngày không sử dụng được do kém chất lượng hoặc không phù hợp với yêu cầu của công trình công ty cần chủ động quyết toán, phần chênh lệch thiếu hụt phải báo cáo kịp thời để bù đắp.
- Cần có biện pháp đôn đốc, giải quyết tích cực các khoản vốn bị chiếm dụng, thu tiền nhanh chóng tránh tình trạng nợ phải thu khó đòi từ đó cũng có vốn sử dụng ngay vào việc sản xuất kinh doanh nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng.
Thƣờng xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty
Để hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thực sự có hiệu quả thì doanh nghiệp tư nhân xây dựng Thành Huy phải biết đồng vốn mình bỏ ra sẽ đem về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Những năm qua, công ty đã thiếu sát sao trong việc đánh giá hiệu quả TSNH của mình nên TSNH của công ty được sử dụng chưa mang lại hiệu quả cao. Việc thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp sẽ giúp công ty có cái nhìn đích thực và nắm bắt chính xác tình hình tài chính của mình, từ đó đưa ra giải pháp kịp thời có hiệu quả để giải quyết các khó khăn cũng như các biện pháp phát huy các mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong việc sử dụng vốn của mình, tránh việc đánh giá mang tính chất hình thức như các doanh nghiệp hiện nay.
Tăng khả năng chiếm dụng vốn của công ty
Những năm qua, công ty đã tận dụng tương đối tốt các nguồn nợ phải trả nhưng chưa đến hạn thanh toán, các khoản ứng trước của khách hàng… để bổ sung thêm vào vốn lưu động của mình, đây là nguồn vốn không phải mất chi phí, tuy vậy việc chiếm dụng vốn cần phải được kết hợp một cách hợp lý cân đối giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Để tránh tình trạng nợ quá nhiều công ty mất khả năng thanh toán.
Nâng c o trình độ quản lý tài chính
Công ty cần có các biện pháp để huy động được nguồn nhân lực có trình độ cao về tài chính như: Kêu gọi các nhân viên có kinh nhiệm quản lý tài chính từ các công ty nước ngoài đã có điều kiện tiếp xúc với hệ thống tài chính hiện đại, hoặc tuyển dụng các sinh viên ưu tú từ các trường khối kinh tế…Vấn đề quan trọng là công ty phải xác định được mức lương thỏa đáng và tạo điều kiện làm việc tốt để có thể thật sự thu hút những cán bộ tài chính có năng lực.
Phân bổ nguồn nhân sự một cách hợp lý. Đảm bảo sự cân đối về chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận trong công ty, khai thác tối đa năng lực của từng nhân viên, khuyến khích những phát huy, sáng kiến cải tiến vào quá trình hoạt động kinh doanh. Tạo tình thần làm việc cởi mở, giúp đỡ lẫn nhau tạo sự phấn chấn, năng nổ, sự nhất trí chung về công việc tập thể. Giảm bớt lao động dư thừa. Do vậy cần:
- Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động, cách thức hoạt động của từng bộ phận, từng khâu trong hệ thống bộ máy tổ chức doanh nghiệp
- Xây dựng và không ngừng hoàn thiện điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp
- Xác định nhân sự và bố trí nhân sự hợp lý vào những khâu quan trọng để đảm bảo sự vận hành và hiệu lực của bộ máy
- Phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong tổ chức
- Thường xuyên xem xét, đánh giá thực trạng của bộ máy và cán bộ để có biện pháp chấn chỉnh và bổ xung kịp thời.
63