1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Giáo trinh MD2 sản xuất cây giống nghề trồng rau công nghệ cao

48 1,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 2,28 MB

Nội dung

Bao gồm các bài: Bài 1: Chuẩn bị làm cây giống Bài 2: Gieo ươm và chăm sóc cây giống Bài 3: Chuẩn bị cây giống xuất vườn Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo

Trang 1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

SẢN XUẤT CÂY GIỐNG

MÃ SỐ: 02

NGHỀ: TRỒNG RAU CÔNG NGHỆ CAO

Trình độ: Sơ cấp nghề

Hà Nội, 2014

Trang 2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm

MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02

Trang 3

LỜI GIỚI THIỆU

Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2009 – 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề Đối tượng người học là lao động nông thôn, đa dạng về tuổi tác trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện

Sau khi tiến hành hội thảo DACUM dưới sự hướng dẫn của các tư vấn trong

và ngoài nước cùng với sự tham gia của các chủ trang trại, công ty và các nhà trồng rau, chúng tôi đã xây dựng sơ đồ DACUM, thực hiện bước phân tích nghề và soạn thảo chương trình đào tạo nghề trồng kỹ thuật trồng rau công nghệ cao cơ cấp độ công nhân lành nghề Chương trình được kết cấu thành 5 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu

về kỹ thuật trồng rau công nghệ cao

Chương trình đào tạo nghề “Trồng rau công nghệ cao” cùng với bộ giáo trình

được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất rau công nghệ cao tại các địa phương trong cả nước, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ trồng rau công nghệ cao

Bộ giáo trình gồm 6 quyển:

1) Giáo trình mô đun Chuẩn bị trước gieo trồng

2) Giáo trình mô đun Sản xuất cây giống

3) Giáo trình mô đun Trồng và chăm sóc rau trong môi trường đất

4) Giáo trình mô đun Trồng và chăm sóc rau không dùng đất

5) Giáo trình mô đun Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm rau

Giáo trình mô đun “Sản xuất cây giống” giới thiệu khái quát về kỹ thuật chọn hạt giống, xử lý hạt giống, gieo hạt, trồng cây giống đúng khoảng cách, mật độ, bón phân, chăm sóc và quản lý dịch hại Bao gồm các bài:

Bài 1: Chuẩn bị làm cây giống

Bài 2: Gieo ươm và chăm sóc cây giống

Bài 3: Chuẩn bị cây giống xuất vườn

Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Sự hợp tác, giúp đỡ Trung tâm phát triển nông

Trang 4

nghiệp công nghệ cao – Hải Phòng, Bộ môn cây rau – Viện cây lương thực, thực phẩm, Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm rau, hoa quả - Viện rau Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở sản xuất rau công nghệ cao, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này.

Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Tham gia biên soạn

1 Phạm Thanh Hải: Chủ biên

2 Phùng Trung Hiếu

3 Kiều Thị Thuyên

4 Nguyễn Thị Thao

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU 3

MÔ ĐUN: SẢN XUẤT CÂY GIỐNG 3

BÀI 1: Chuẩn bị làm cây giống 3

A Nội dung: 3

1 Chọn địa điểm thành lập vườn ươm 3

1.2 Điều kiện đất đai 3

1.3 Nguồn nước tưới 3

2 Quy hoạch và thiết kế vườn ươm 3

2.1 Các loại vườn ươm 3

2.2 Quy hoạch và thiết kế vườn ươm chuyên sản xuất cây giống 5

2.3 Quy hoạch và thiết kế vườn ươm vừa sản xuất cây giống, sản xuất cây thương phẩm 6

3 Các điều kiện, dụng cụ, sản xuất cây giống rau 7

3.1 Điều kiện làm giống rau: 7

3.2 Dụng cụ làm giống 7

3.3 Chuẩn bị giá thể ươm cây giống 9

4 Lựa chọn nguồn giống rau 9

B Các bài thực hành 12

BÀI 2: GIEO ƯƠM VÀ CHĂM SÓC CÂY GIỐNG 13

A Nội dung: 13

1 Nhân giống cây cà chua 13

1.1 Nhân giống cà chua bằng phương pháp gieo hạt 13

1.1.1 Xác định thời vụ trồng gieo ươm giống 13

1.1.2 Giới thiệu một số giống cà chua 14

1.1.3 Nhân giống cây giống cà chua 16

1.2 Nhân giống cà chua bằng phương pháp ghép 20

2 Nhân giống cây xà lách 25

2.1 Xác định thời vụ trồng 25

2.2 Xử lý hạt giống 25

2.3 Gieo hạt 25

2.4 Chăm sóc cây giống 26

3 Sản xuất cây giống dưa chuột 26

3.1 Xác định thời vụ trồng 26

3.2 Giới thiệu một số giống dưa chuột 26

3.3 Xử lý hạt giống 27

3.4 Gieo hạt vào khay xốp 27

3.5 Chăm sóc cây giống 27

4 Nhân giống cây ớt ngọt 28

4.1 Xác định thời vụ trồng 28

4.2 Giới thiệu một số giống ớt ngọt 29

Trang 6

4.3 Gieo ươm cây giống trong khay bầu: 29

4.4 Chăm sóc cây giống 30

B Câu hỏi và bài tập thực hành 30

BÀI 3: Chuẩn bị cây giống xuất vườn 32

A Nội dung: 32

1 Cây giống cà chua 32

1.1 Tiêu chuẩn cây giống xuất vườn 32

1.2 Huấn luyện cà chua trước khi xuất vườn 33

2 Cây giống xà lách 33

2.1 Tiêu chuẩn cây xà lách xuất vườn 33

2.2 Huấn luyện cây giống xà lách trước khi xuất vườn 34

3 Cây giống dưa chuột 34

3.1 Tiêu chuẩn cây dưa chuột xuất vườn 34

3.2 Huấn luyện dưa chuột trước khi xuất vườn 35

4 Cây giống ớt ngọt 35

4.1 Tiêu chuẩn cây giống xuất vườn 35

4.2 Huấn luyện ớt ngọt trước khi xuất vườn 35

B Câu hỏi và bài tập thực hành 35

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 36

V Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập 40

5.1 Bài 1: Chuẩn bị làm cây giống 40

5.2 Bài 2: Kỹ thuật gieo và chăm sóc cây giống 41

5.3 Bài 3: Chuẩn bị cây giống xuất vườn 42

Trang 7

MÔ ĐUN: SẢN XUẤT CÂY GIỐNG

Mã mô đun: MĐ 02 Giới thiệu mô đun:

Mô đun 02 sản xuất cây giống có thời gian học tập là 64 giờ, trong đó có 14 giờ lý thuyết, 48 giờ thực hành và 02 giờ kiểm tra Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: xác định thời vụ, xử

lý hạt giống, gieo hạt, chăm sóc và quản lý sâu hại đối với các loại rau cà chua, xà lách, dưa chuột, ớt ngọt đạt chất lượng và hiệu quả cao

BÀI 1: Chuẩn bị làm cây giống

Mã bài: MĐ02 – 01

Mục tiêu:

Sau khi học xong bài học này học viên có khả năng:

- Liệt kê được các công việc chuẩn bị trong sản xuất cây giống

- Chuẩn bị được các vật tư sản xuất cây giống;

- Lựa chọn được nhà cung cấp cây giống phù hợp

A Nội dung:

1 Chọn địa điểm thành lập vườn ươm

1.1 Điều kiện khí hậu

- Vườn ươm phải đặt ở nơi có điều kiện khí hậu phù hợp với yêu cầu sinh thái của các chủng loại cây rau cần nhân giống, tránh được các yếu tố thời tiết bất thuận như: giá rét, sương muối hoặc nhiệt độ quá cao

1.2 Điều kiện đất đai

- Khu đất xây dựng vườn ươm phải bằng phẳng, có độ dốc nhỏ hơn 5o và tiêu thoát nước tốt Đối với các chủng loại cây rau được gieo trồng trực tiếp trên nền đất, yêu cầu đất làm vườn ươm phải có kết cấu tốt, tầng canh tác dày, màu

mỡ, có khả năng giữ nước và thoát nước tốt

1.3 Nguồn nước tưới

- Nguồn nước tưới: có nguồn cung cấp đủ nước tưới tất cả các tháng trong năm, bảo đảm yêu cầu về chất lượng Ngoài ra, vườn ươm phải đặt ở nơi có vị trí thuận lợi về giao thông, gần thị trường yêu cầu cây giống

2 Quy hoạch và thiết kế vườn ươm

2.1 Các loại vườn ươm

Tuỳ theo nhiệm vụ và thời gian sử dụng mà có thể chia thành 2 loại vườn ươm:

- Vườn ươm cố định: Vườn ươm để cây ghép cố định có hình bán nguyệt,

rộng 2,5m, dài 4m Diện tích khoảng 10m2 Sử dụng ống nhựa tiền phong hoặc thép đường kính 3cm, dài 6 – 8m để làm khung nhà, mỗi khung cắm cách nhau 0,8 – 1m, dùng các thanh ngang hoặc kèo để cố định nhà tránh gió, bão

Trang 8

Toàn bộ khung nhà được che kín bằng nilong trắng loại 0,2 – 0,3mm sao cho phía trong nhà kín hoàn toàn Phía trước nhà có lối đi rộng 0,6 x 0,8m, được bịt kín bằng một loại cửa 2 cánh Bên trên lớp nilong là 2-3 lớp lưới đen (giảm ánh sáng) Phía dưới được san thành luống hoặc để phẳng trải nilong sau đó bơm nước vào, giữ mực nước vừa phải, dùng các giá đỡ hoặc gạch kê các khay đựng cây sao cho không bị ngập khay để cây cà chua sau ghép.

Hình 2.1.1: Vườn chuyên sản xuất cây giống

- Vườn ươm tạm thời: Có thể tháo ra, lắp lại dễ dàng giúp nông dân tiết kiệm diện tích và có thể cất giữ sau mỗi vụ ghép Nguyên liệu là những thanh tre dài khoảng 3m (tùy thuộc độ rộng của nhà để cây), được cắm thành hình vòng cung cách nhau 50 – 60 cm trên một khu đất Dùng dây cố định các thanh tre lại với nhau, sau đó dùng nilong trắng phủ kín, phía trên che phủ thêm 2 – 3 lớp lưới đen để giảm tối đa ánh sáng mặt trời Xung quanh nhà đắp đất kín để tránh thoát hơi nước và chuột phá hại Phía dưới cùng (mặt đất) trải nilong để giữ nước

Hình 2.1.2: Vườn ươm cây giống tạm thời

Trang 9

2.2 Quy hoạch và thiết kế vườn ươm chuyên sản xuất cây giống

- Một vườn ươm nhân giống cây rau cố định được chia thành các khu

riêng biệt bao gồm:

* Khu cây giống: được chia thành hai khu vườn nhỏ

- Vườn cây giống cung cấp vật liệu ghép: là vườn trồng các giống rau để cung cấp vật liệu nhân giống cho vườn ươm; vườn cây giống được thiết kế với khoảng cách trồng 3-5 x 3-5 (cm) và quy mô diện tích được tính toán dựa trên số lượng cây giống vườn ươm cần sản xuất

Hình 2.1.3: Vườn ươm cây giống cung cấp vật liệu ghép

- Vườn cây giống cung cấp vật liệu làm gốc ghép: là vườn trồng các giống cây rau cung cấp hạt làm gốc ghép; vườn cây giống cung cấp vật liệu làm gốc ghép được thiết kế trồng với khoảng cách tương tự như vườn trồng sản xuất của từng chủng loại cây rau tương ứng

Trang 10

Hình 2.1.4: Vườn cây giống cung cấp vật liệu làm gốc ghép

* Khu nhân giống

Tuỳ theo quy mô, nhiệm vụ và khả năng sử dụng các phương pháp nhân giống của cơ sở Khu nhân giống cây gốc ghép cần được thiết kế có mái che bằng các vật liệu thích hợp, thời gian và mức độ che sáng phụ thuộc vào chủng loại cây rau cần nhân giống

Hình 2.1.5: Khu gieo ươm cây gốc ghép

- Khu ra ngôi và nhân giống:

Cây gốc ghép được đưa ra ngôi ghép và chăm sóc đến khi đạt tiêu chuẩn xuất vườn Các chủng loại cây rau được nhân giống bằng gieo hạt cũng được gieo ươm hoặc ra ngôi chăm sóc tại khu này Cây giống được trồng trong túi bầu polyêtylen hoặc các vật liệu làm bầu thích hợp khác

- Khu đảo và huấn luyện cây con trước khi xuất vườn: là khu dùng để phân loại và áp dụng các biện pháp chăm sóc tối thiểu nhằm huấn luyện cây giống thích nghi dần với điều kiện đưa ra trồng sản xuất

2.3 Quy hoạch và thiết kế vườn ươm vừa sản xuất cây giống, sản xuất cây thương phẩm

- Đối với vườn ươm nhân giống cây rau tạm thời chỉ quy hoạch xây dựng khu nhân giống Tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất của cơ sở, khả năng áp dụng các biện pháp nhân giống mà khu nhân giống được chia thành các khu tương tự như vườn ươm cây cố định hoặc chỉ bao gồm các khu:

+ Khu gieo ươm cây gốc ghép,

+ Khu ra ngôi và nhân giống,

+ Khu đảo cây và huấn luyện cây con trước khi xuất vườn

Toàn bộ vật liệu ghép, hạt gốc ghép hoặc vật liệu khác làm gốc ghép được cung cấp từ vườn ươm cây giống của các vườn ươm chuyên sản xuất cây giống

Trang 11

3 Các điều kiện, dụng cụ, sản xuất cây giống rau

3.1 Điều kiện làm giống rau:

- Sản xuất cây giống rau phải đảm bảo các điều kiện:

Hình 2.1.6: Công nhân sản xuất cây giống 3.2 Dụng cụ làm giống

- Tùy vào điều kiện vật chất của cơ sở làm giống mà dụng cụ sẽ có mức

độ cơ giới hóa khác nhau, nhưng dù cơ sở làm thủ công hay hiện đại thế nào chăng nữa cũng phải đảm bảo có các loại dụng cụ làm giống sau:

+ Khay xốp

Khay làm bằng chất

liệu xốp, hoặc khay nhựa

Hình 2.1.7: Khay làm cây giống

Trang 13

- Dụng cụ ngâm ủ hạt

giống: Xô nhựa, chậu nhựa,

rổ, giá, bao tải, khăn vải,

nilong

Hình 2.1.11: Dụng cụ ngâm ủ hạt giống 3.3 Chuẩn bị giá thể ươm cây giống

- Sử dụng các nền giá thể thích hợp để gieo hạt giống vào các khay nhựa, xốp hoặc bầu, với kích thớc thích hợp đảm bảo nền giá thể sạch bệnh đủ dinh dưỡng để cây giống sinh trưởng, phát triển tốt, cây con khoẻ mạnh

- Sử dụng hỗn hợp giá thể sau:

+ Đất bột (đất sa hoặc đất bùn ải phơi khô đập nhỏ)

+ Mùn mục (hoặc phân chuồng hoai mục)

+ Trấu hun

Hỗn hợp trên được chuẩn bị 10 - 15 ngày trước khi sử dụng

4 Lựa chọn nguồn giống rau

Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có rất nhiều nhà cung cấp giống có uy tín Sau đây, là một số cách xác định lựa chọn nguồn cấp giống:

4.1 Công ty cổ phần giống cây trồng trung ương

Công ty cổ phần giống cây trồng trung ương với thương hiệu VINASEED

là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ Công ty hiện

là doanh nghiệp có doanh số và sản lượng giống cây trồng lớn nhất tại Việt nam

- Nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu các loại giống cây trồng nông, lâm nghiệp

- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại nông sản và vật tư nông nghiệp

Trang 14

Hình 2.1.12: Giống dưa chuột của công ty giống cây trồng trung ương 4.2 Viện nghiên cứu rau, quả

Địa chỉ: Thị trấn Trâu Quỳ - Huyện Gia Lâm - Thành phố Hà Nội

4.3 Viện cây lương thực, thực phẩm

Tên tiếng Việt:Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm

Địa chỉ:Xã Liên Hồng - Huyện Gia Lộc - Tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 0320 3716463 - Fax: 0320 3716385

Email: vcltctp@fpt.vn

Website : www.fcri.com.vn

Viện là một địa chỉ tin cậy chuyên cung cấp các giống cây lương thực, thực phẩm như: giống cà chua, bí xanh, đậu đỗ….có năng suất cao và phẩm chất tốt

4.4 Công ty Trang Nông

Công ty Trang Ký Chành là tiền thân của công ty Trang Nông đã hoạt động chuyên ngành kinh doanh hạt giống cây trồng từ năm 1938

- Tên tiếng Việt: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Trang Nông

-E-mail: trangnong@vnn.vn

- Trụ sở chính

Trang 15

Địa chỉ: 2E Lê Quang Sung, P.2, Q.6, TP.Hồ Chí Minh.

Tel: (08) 3969 0931 – 3969 0632 Fax: (08) 3969 1563

- Công ty Trang Nông là doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu hạt giống F1 và OP rau củ quả hoa, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón

lá, vật tư nông nghiệp Nghiên cứu, chọn tạo thử nghiệm giống mới

Hình 2.1.13: Một số giống rau của công ty Trang Nông

4.5 Công ty giống cây trồng Nông Hữu

Địa chỉ: Xã Long An – Long Thành – Đồng Nai

Điện thoại: 06138444630

Công Ty Giống Cây Trồng Nông Hữu thành lập từ năm 1994, là Công Ty

có vốn đầu tư 100% nước ngoài của Đài Loan, chuyên hoạt động về lĩnh vực kinh doanh hạt giống cây trồng (dưa, rau quả)

Ngoài ra còn có rất nhiều nhà cung cấp giống có uy tín khác để nông dân

có thể lựa chọn Ví dụ: Công ty hai mũi tên đỏ, Hữu nông…

Chú ý: Không nên sử dụng giống không rõ nguồn gốc

Hình 2.1.14: Một số giống rau không rõ nguồn gốc

Trang 16

4.6 Lựa chọn cơ sở sản xuất cây giống

- Giống tự sản xuất phải có hồ sơ ghi lại đầy đủ các biện pháp xử lý hạt giống, cây con, hóa chất sử dụng, thời gian, tên người xử lý và mục đích xử lý

- Nếu mua, phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý giống

B Các bài thực hành

2.1 Bài thực hành số 2.1.1: Điều tra đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc

xây dựng vườn ươm trồng rau công nghệ cao

2.2 Bài thực hành số 2.1.2: Thiết kế các khu sản xuất của vườn ươm trồng rau công nghệ cao

2.3 Bài thực hành số 2.1.3 Lựa chọn địa điểm xây dựng vườn ươm trồng rau công nghệ cao ?

2.4 Bài thực hành số 2.1.4 Thăm quan mô hình sản xuất rau công nghệ cao

2.5 Bài thực hành số 2.1.5: Nhận biết một số loại hạt túi trồng rau đủ tiêu

chuẩn đem trồng, gieo hạt và đề xuất một số biện pháp xử lý hạt giống

Trang 17

BÀI 2: GIEO ƯƠM VÀ CHĂM SÓC CÂY GIỐNG

Mã bài: MĐ02 – 02

Mục tiêu:

Sau khi học xong bài học này học viên có khả năng:

- Trình bày được các bước gieo ươm và chăm sóc cây giống rau, dưa chuột, cà chua, ớt ngọt, xà lách;

- Thực hiện được các công việc chăm sóc cây giống rau, dưa chuột, cà chua, ớt ngọt, xà lách;

A Nội dung:

1 Nhân giống cây cà chua

1.1 Nhân giống cà chua bằng phương pháp gieo hạt

- Thường được sản xuất ở trong nhà lưới đơn giản có mái che cố định hoặc tạm thời: để khắc phục những tác động bất thường của thời tiết : lạnh, mưa lớn, nắng nóng, tiết kiệm hạt giống, tiết kiệm thời gian

1.1.1 Xác định thời vụ trồng gieo ươm giống

- Cà chua trồng trong nhà lưới có thể trồng quanh năm, thường thì 1 năm

có thể trồng được 2 vụ (01 vụ trồng 06 tháng)

- Trồng cà chua theo thời vụ thông thường:

+ Vụ Hè Thu: Gieo tháng 7, tháng 8, trồng tháng 8, tháng 9, thu hoạch vào cuối tháng 10 và tháng 12

+ Vụ Thu Đông: Gieo từ giữa tháng 9 sang cuối tháng 10, trồng tháng 11

để thu hoạch vào tháng 2, tháng 3

+ Vụ Đông Xuân: Gieo tháng 11, trồng tháng 12 và thu hoạch tháng 3, tháng 4

+ Mấy năm gần đây, do yêu cầu của thị trường nhiều nơi còn gieo thêm cà chua vụ Xuân - Hè, gieo hạt tốt nhất từ thượng tuần tháng 1 đến trung tuần tháng

2 để cây con được trồng chậm nhất vào quãng 15 tháng 3, cho thu hoạch vào tháng 5 - 6

- Nếu trồng các giống F1 trong nước thì một năm trồng được 1,5 vụ (7-8 tháng cho 1 vụ), nếu trồng một số giống chuyên trồng trong nhà màng như Labell thì một năm được 1,2 vụ (9-10 tháng cho 1 vụ)

Trang 18

- Sau khi trồng 1 vụ cà chua nên trồng thêm 1 vụ xà lách hoặc tần ô để luân canh cây trồng nhằm hạn chế sâu bệnh rồi mới nên trồng lại cà chua.

1.1.2 Giới thiệu một số giống cà chua

- Giống F1 nhập nội

+ Giống cà chua chọn trồng trong nhà lưới theo phương pháp thủy canh nên chọn giống có thời gian sinh trưởng vô hạn, thời gian từ trồng đến thu hoạch là 6 – 8 tháng Nên chọn giống có kích thước trái phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng: trái tròn hoặc tròn dài (giống cà chua hồng), trọng lượng khoảng 80 – 100 g/trái, màu đỏ bóng đẹp

Ví dụ: Các giống ngoại nhập: Appolo, Grandeur, Tropic boy, Avanti,

Summer

- Red Crown 250

+ Là giống lai F1, thân sinh trưởng vô hạn cao 1,5-2m, cần làm giàn chắc chắn, cây tăng trưởng mạnh

+ Chống chịu tốt bệnh héo vi khuẩn và thối hạch khá

+ Trồng được trong mùa nắng cũng như trong mùa mưa, khả năng đậu trái cao trong mùa mưa, trái phát triển đều, trái tròn, hơi có khía, rất cứng và ít nứt trái trong mùa mưa

+ Giống cho thu hoạch 65-70 ngày sau khi trồng, thời gian thu hoạch dài, năng suất 30-40 tấn/ha

Hình 2.2.1: Giống cà chua red crown 250

Trang 19

- Giống cà chua: F1 TN5

+ Là giống lai F1, thân sinh trưởng hữu hạn,

+ Trái to dạng hình vuông, chín đỏ đẹp, thịt dầy rất cứng, trọng lượng trái trung bình 90-100g,

+ Thu hoạch 65-70 ngày sau khi trồng, năng suất biến động từ 20-30 tấn/ha, lượng hạtt giống gieo cho 1.000m2 từ 8-10 g (330-350 hạt/g)

+ Trồng được quanh năm

Hình 2.2.2: Giống cà chua lai F1 TN5

- Các giống tại Việt Nam:

- TN 386

+ Dạng cây sinh trưởng vô hạn, kháng bệnh tốt, trồng quanh năm

+ Trái tròn vuông, thịt dày cứng, chín đỏ đẹp, chắc, thích hợp cho vận chuyển xa

Trang 20

Hình 2.2.2: Giống cà chua lai F1 số 605 1.1.3 Nhân giống cây giống cà chua

Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu

- Đất bột (đất phù sa hoặc đất bùn ải phơi khô đập nhỏ) + mùn mục (hoặc phân chuồng hoai mục) + trấu hun theo tỷ lệ 1 : 0,7 : 0.3 được xử lý bằng vôi bột 10 kg + 1,0 kg thuốc Basudin + 1,0 kg Zineb + 1,0 kg đạm +1,5 kg lân + 1,5

kg kali/ 1000kg hỗn hợp

Hình 2.2.3: Chuẩn bị đất gieo hạt

Bước 2: Cho đất vào chậu khay

- Trộn đều đất bột, phân chuồng, trấu hun vào với nhau

- Lấy hỗn hợp đất cho vào khay xốp

Lưu ý: Hỗn hợp đất cho vào khay không quá chặt, quá lỏng

Trang 21

Hình 2.2.4: Giá thể được cho vào khay xốp

Bước 3: Xử lý hạt giống

(Tùy vào mùa vụ mà có thể phải ngâm hạt giống hoặc không Ví dụ: Mùa mưa không cần ngâm hạt giống trước khi gieo.)

- Ngâm hạt giống: hạt giống được ngâm trong nước ấm (3 sôi 2 lạnh) trong

2 giờ, sau đó vớt ra và ủ lại trong khăn vải được vắt ráo nước trong vòng 2 ngày

Bước 4: Gieo hạt

- Sử dụng trực tiếp bằng tay tiến hành chọc lỗ để bỏ hạt giống được đồng đều và nhanh

- Sử dụng bằng máy tra hạt giống

- Lượng giống để trồng cho 2.000 m2 là 15 – 20g (khoảng 7.000 hạt, có độ nẩy mầm trên 80%)

- Hạt cà chua được gieo trong khay ươm (7 lỗ x 12 lỗ), mỗi ngăn chỉ bỏ 1 hạt – độ sâu hạt từ 0,2 -0,5 cm

Hình 2.2.5: Tra hạt giống vào khay xốp

Trang 22

Bước 5: Chăm sóc cây giống trồng

a Tưới nước

- Trong thời gian này chỉ dùng nước sạch để tưới

- Tưới phun mưa bằng hệ thống máy bơm

- Trời nắng nóng, độ ẩm thấp đất khô hanh

+ Tưới 2 lần/ngày

+ Tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát

- Trời rét tùy độ ẩm đất

+ Tưới 1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày

+ Tưới vào lúc 10 – 11 giờ sáng hoặc 3- 4 giờ chiều

Hình 2.2.6: Tưới nước cho cây cà chua giai đoạn vườn ươm

b Bón phân thúc

- Vườn ươm không cần bón nhiều phân thúc

- Khi tỉ lệ cây có 2 lá thật khoảng 80% số lượng thì bắt đầu tưới phân bón với

EC ( nồng độ muối) = 1,5 và pH ( nước trung tính) = 6 bằng cách phun sương

- Trường hợp bón phân thúc khi cây sinh trưởng phát triển kém:

+ Trà phân ủ pha với nước sạch, phân ngâm từ hạt đậu tương

+ Bón thúc tối đa 2 lần ( lần 1 khi cây có 2 -3 lá thật, lần 2 sau lần 1 khoảng 7 – 10 ngày)

Trang 23

Hình 2.2.7: Cây cà chua giai đoạn nẩy mầm

Lưu ý: Trước khi nhổ đi trồng 10 ngày không được bón thúc

- Không nên bón thúc nhiều lần làm cây con quá tốt, non, khả năng chống chịu sâu bệnh kém, khi trồng ra ruộng sản xuất tỷ lệ sống thấp

c Quản lý sâu bệnh hại

* Quản lý bệnh hại: Ở giai đoạn vườn ươm thường xuất hiện các bệnh sau:

+ Bệnh lở cổ rễ

Hình 2.2.8 : Bệnh lở cổ rễ ở cây cà chua

- Phòng bệnh bằng cách:

+ Mật độ gieo không quá dày

+ Sử dụng phân chuồng hoai mục để bón lót

Trang 24

+ Làm giàn che để tránh mưa, gió nắng

* Quản lý sâu hại

- Giai đoạn vườn ươm thường xuất hiện các loại sâu sau: Dế, kiến, sâu xám

- Biện pháp phòng

+ Phơi ải đất, bón vôi trước khi gieo

- Khi cây con được 1 tuẩn tuổi thì phun thuốc Ridomil gold để ngăn ngừa một số bệnh

1.2 Nhân giống cà chua bằng phương pháp ghép

- Ghép là kỹ thuật nhân giống cây trồng dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa gốc ghép và ngọn ghép với mong muốn lợi dụng khả năng chống bệnh, chống hạn của giống làm gốc ghép và khả năng cho năng suất ưu việt của giống làm ngọn ghép

- Ưu điểm của phương pháp là dùng cây gốc ghép là cây cà tím để ghép

cà chua với mục tiêu tạo cây giống cà chua có khả năng chống được một số loại sâu bệnh héo xanh vi khuẩn, thối gốc, tuyến trùng, bệnh vi rút…cho năng suất cao, chất lượng quả tốt trong các điều kiện bất thuận như mua, ngập, nóng….Để đạt được mục tiêu trên phải thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu

240C thời gian nảy mầm là 7 – 9 ngày

Hạt cà chua sẽ nảy mầm sau gieo 2 – 3 ngày

Hạt cà tím trước khi gieo phải ngâm nước ấm 45 - 500C trong 3 – 4 giờ, gieo 2 - 3 hạt/hốc Sau đó phủ rơm hoặc trấu lên trên rồi tưới ẩm thường xuyên trong 1 tuần

Sau khi gieo 10 ngày phải dặm lại những hốc không có cây Khi cây mọc

1 - 2 lá thật, tỉa bỏ những cây xấu, cây biến dạng, sâu bệnh, chỉ để 1 cây/hốc Hạt cà chua có thể gieo vào khay hoặc gieo ra đất gần nơi gieo hạt cà tím để thuận tiện cho công việc ghép sau này

Sau gieo 15 – 16 ngày đối với cây dùng làm ngọn ghép và 19 – 20 ngày đối với cây dùng làm gốc ghép phải hạn chế tưới nước để cây đanh cứng Sau khi gieo hạt cây làm gốc ghép 25 – 26 ngày cần phân loại cây và đưa vào ghép

Trong vườn ươm cần chú ý phòng trừ bệnh lở cổ rễ cho cây cà tím bằng cloruoxit đồng 0,1 – 0,2%, sâu vẽ bùa và bộ phấn bằng dầu khoáng SK99 1%

Ngày đăng: 29/06/2015, 11:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w