2.1. Xác định thời vụ trồng
Hiện nay có nhiều giống xà lách được nhập nội trồng phổ biến : xà lách mỡ (giống địa phương), xà lách mỹ trắng, xà lách tím, xà lách Romain, Lolo, Quắn…
Hình 2.2.16: Giống xà lách mỹ trắng và xà lách tím 2.2. Xử lý hạt giống
* Xử lý giống: gieo hạt trên luống, sau khi cây con được 20 - 25 ngày tuổi chuyển cây con ra ruộng trồng.
- Hạt giống cần xử lý trước khi gieo bằng thuốc Rovral, Benlate C hoặc Aliette, Hạt Vàng, Bendazol, Alpine.
- Sau khi gieo hạt cần được phủ 1 lớp đất mỏng hạt nhỏ, trộn với phân chuồng hoai mục, sau đó phủ 1 lớp rơm mỏng hoặc lưới mỏng và tưới đủ ẩm.
2.3. Gieo hạt
- Hạt cà chua được gieo trong khay ươm (7 lỗ x 12 lỗ), mỗi ngăn chỉ bỏ 1 hạt – độ sâu hạt từ 0,2 - 0,5 cm.
2.4. Chăm sóc cây giống
- Tưới nước
+ Mỗi ngày tưới 1 lần vào buổi sáng sớm hay chiều mát. Nếu trồng ngoài trời khi tưới thủ công nên tưới giọt nhỏ để hạn chế rau bị tổn thương. Nếu mưa nhiều liên tục cần chú ý hệ thống thoát nước để hạn chế sâu bệnh, ngập úng.
+ Nguồn nước tưới phải là nước máy, nước giếng khoan không bị ô nhiễm kim loại nặng, nước sông suối phải là nước sạch, không nhiễm vi sinh vật gây bệnh
Hình 2.2.18: Cây xà lách giai đoạn vườn ươm 3. Sản xuất cây giống dưa chuột
3.1. Xác định thời vụ trồng
- Trồng dưa chuột xuất khẩu phải trồng ở những thời vụ thuận lợi, thích hợp nhất cho cây sinh trưởng, phát triển và đạt hiệu quả cao nhất của vùng sản xuất.
+ Vụ xuân hè gieo hạt 20/2 – 15/3 + Vụ thu đông gieo hạt: 10/9 – 5/1
3.2. Giới thiệu một số giống dưa chuột
- Giống dưa chuột trồng trong nhà màng lựa chọn các giống lai F1 năng suất cao như: Mummy 331, Mỹ trắng 3252, dưa leo 179, TN 883, dưa leo 702, dưa leo Caesar 17, giống dưa Tropical , giống dưa Israel
Hình 2.2.19: Giống dưa Tropical 3.3. Xử lý hạt giống
- Ngâm hạt giống trong nước nước ấm (2 sôi 3 lạnh) trong 1 giờ. Rồi vớt hạt ra để ráo nước và dùng khăn ẩm bọc lại, ủ cho đến khi nứt nanh (khoảng 24 giờ) thì đem gieo
3.4. Gieo hạt vào khay xốp
- Môi trường gieo cây con: phân hữu cơ, xơ dừa và cát với tỉ lệ 3:2:1 + 2 kg HVP Organic/1 m3 giá thể
- Sau khi ủ nứt nanh, hạt được gieo vào bầu đất chứa môi trường gieo, sau đó tưới ẩm khay
3.5. Chăm sóc cây giống
- Khay ươm cây con được đặt trong nhà ươm có máy che mưa, tưới ẩm ngày 2 lần, 7 ngày sau khi gieo thì trồng cây con ra ruộng.
Tưới nước
- Tưới phun mưa bằng hệ thống máy bơm - Trời nắng nóng, độ ẩm thấp đất khô hanh + Tưới 2 lần/ngày
+ Tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát - Trời rét tùy độ ẩm đất
+ Tưới 1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày
Hình 2.2.20: Cây dưa chuột ở giai đoạn mọc 2 lá
. Bón phân thúc
- Vườn ươm không cần bón nhiều phân thúc
- Trường hợp bón phân thúc khi cây sinh trưởng phát triển kém: + Bón đậu tương đã ngâm trước 1 tháng pha với nước sạch
+ Bón thúc tối đa 2 lần ( lần 1 khi cây có 2 -3 lá thật, lần 2 sau lần 1 khoảng 7 – 10 ngày)
Lưu ý: Trước khi nhỏ đi trồng 10 ngày không được bón thúc
- Không nên bón thúc nhiều lần làm cây con quá tốt, non, khả năng chống chịu kém, khi trồng ra ruộng sản xuất tỷ lệ sống kém
4. Nhân giống cây ớt ngọt4.1. Xác định thời vụ trồng 4.1. Xác định thời vụ trồng
- Vụ Đông-Xuân, gieo hạt vào khoảng tháng 8, tháng 9 để trồng vào tháng 10, thu hoạch vào tháng 1-2, thường cho năng suất cao nhất.
- Vụ Xuân-Hè gieo hạt vào tháng 12 để trồng vào tháng 1 hoặc đầu tháng 2, thu quả vào tháng 3-4, năng suất thấp hơn, dễ bị thối trái nhưng bán được giá cao vì trái vụ.
- Cây ớt ngọt có thể trồng từ tháng 9 đến cuối tháng 1 năm sau. Ớt ngọt ưa nhiệt độ thấp khoảng trên dưới 20 0 C nên trồng vụ đông xuân là thích hợp; trồng vụ xuân hè cây hay bị một số bệnh (thối nhũn quả, rám quả...) làm giảm năng suất cũng như chất lượng quả.
- Thời gian từ trồng đến thu hoạch của cây ớt ngọt khoảng 120-130 ngày. Vụ đông xuân gieo hạt vào tháng 9, sau 40-45 ngày cây con đem trồng, quả thu hoạch vào tháng 1-2 năm sau.
4.2. Giới thiệu một số giống ớt ngọt
Hiện nay có 2 nhóm giống ớt ngọt chính: Nhóm giống quả vỏ xanh đậm khi còn xanh, khi chín thì chuyển sang màu đỏ và nhóm giống quả chín có màu vàng.
Quả hình khối hoặc hình vuông, thịt quả dày, trọng lượng bình quân trên 100g/quả, ăn hơi ngọt, không cay.
Hiện các cửa hàng bán giống rau đang có các giống lai F1 được nhập khẩu từ Mỹ, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc vừa cho năng suất cao, chất lượng tốt và khả năng chống chịu bệnh tốt, đặc biệt là bệnh héo xanh.
Hình 2.2.21: Giống ớt ngọt lai F1
- Một số giống ớt trồng phổ biến trong nhà có mái che:
+ Sử dụng phổ biến các giống ớt ngọt nhập từ Hà Lan có nhiều màu như ớt xanh, ớt đỏ (Pasarella), ớt vàng (Baschata)… của công ty Rijk Zwaan. Hạt ươm trong vỉ xốp cho đến đem ra vườn trồng
4.3. Gieo ươm cây giống trong khay bầu:
- Trộn giá thể theo tỷ lệ 1:1:1 với các thành phần như sau: 1 phần phân chuồng hoai mục + 1 phần tro bếp hoặc trấu hun, hoặc xơ dừa + 1 phần lớp đất mặt giàu mùn được đập nhỏ.
- Nếu đất nghèo dinh dưỡng thì nên bổ sung thêm 0,5 kg phân lân cho 10 kg hỗn hợp. Bầu gieo hạt có thể được làm bằng lá chuối, túi nilong hoặc các khay xốp hiện đang được bán rộng rãi ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp. Nên gieo trong các khay bầu xốp vừa tiết kiệm được hạt giống (mỗi lỗ gieo 1 hạt), vừa đảm bảo được chất lượng cây con khỏe mạnh, đồng đều và chủ động được thời vụ trồng, không bị ảnh hưởng bất lợi của thời tiết.
- Lượng gieo 0,5 - 0,6g/m2, lượng hạt giống cần gieo để trồng 1 sào Bắc bộ là 18- 20g (1.200-1.400 cây/sào).
- Gieo xong thì phủ một lớp đất bột mỏng, phủ tiếp một lớp rơm rạ mỏng nữa rồi tưới nước đủ ẩm. Có thể rải trộn đều trong đất hoặc rắc xung quanh vườn ươm một trong các loại thuốc sau đây nhằm chống kiến và côn trùng tha hạt như Vibasu, Furadan hoặc Basudin.
4.4. Chăm sóc cây giống
- Những ngày đầu tưới 2 lần/ngày, sau đó tưới 1 ngày/lần rồi đến 2 ngày/lần tùy theo thời tiết, nhưng luôn đảm bảo độ ẩm cho cây sinh trưởng bình thường. Khi hạt nẩy mầm ta dỡ rơm, rạ để cho cây mọc khoẻ và thẳng. Thời gian này nên phun hoặc tưới để phòng bệnh lở cổ rễ cho cây con bằng thuốc Viben C hay Benlat khi cây đã có 1-2 lá thật.
Hình 2.2.23: Kiểm tra sâu bệnh hại trên cây ớt B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
1.1. Thời vụ trồng cà chua, dưa chuột, xà lách, ớt ngọt? 1.2. Các giống cà chua, dưa chuột, xà lách, ớt ngọt?
1.3. Các biện pháp quản lý sâu bệnh trên cà chua, dưa chuột, xà lách, ớt ngọt?
2. Bài tập thực hành
2.1. Bài thực hành số 2.2.1: Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ và tiến hành gieo hạt cây cà chua, dưa chuột, xà lách, ớt ngọt,
2.2. Bài thực hành số 2.2.2 : Tưới nước cho cây cà chua, dưa chuột, xà lách, ớt ngọt ở các giai đoạn sinh trưởng
2.3. Bài thực hành số 2.2.3: Kiểm soát sâu bệnh hại cho cây cà chua, dưa chuột, xà lách, ớt ngọt
BÀI 3: Chuẩn bị cây giống xuất vườn Mã bài: MĐ02 – 03
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này học viên có khả năng:
- Xác định được thời điểm cây xuất vườn;
- Thực hiện các bước công việc chăm sóc trước khi xuất vườn;
- Lựa chọn được những cây giống theo tiêu chuẩn trước khi xuất vườn
A. Nội dung:
1. Cây giống cà chua
1.1. Tiêu chuẩn cây giống xuất vườn
- Kiểm tra cây con:
+ Kiểm tra số lượng, chất lượng + Sâu bệnh hại
+ Sau khi cây gieo được 30 – 35 ngày - Cây đem ra trồng
+ Cây khỏe, to, mập, cứng cáp, rễ thẳng, + Không bị sâu bệnh và dập nát
- Tiêu chuẩn cây cà chua ghép trước khi trồng: thời gian từ gieo hạt đến khi xuất vườn của cây cà chua ghép trên gốc cà tím từ 45 – 50 ngày, cây xanh tươi, cao 10 – 12cm, vết ghép đã liền hoàn toàn, cây con không bị sâu bệnh.
Hình 2.3.2: Chuyển cây cà chua đem đi trồng 1.2. Huấn luyện cà chua trước khi xuất vườn
+ Tuyệt đối không tưới nước cho cây con 4 – 7 ngày trước khi đem đi trồng ra ruộng sản xuất
+ Trước khi nhổ đi 4 – 5 giờ, phải tưới đẫm nước cho đất mềm, nhổ cây không bị đứt rễ hoặc hỏng cây
2. Cây giống xà lách
2.1. Tiêu chuẩn cây xà lách xuất vườn
- Gieo trồng: cây giống được gieo trong khay xốp sau 15-20 ngày tuổi khi cây đạt tiêu chuẩn thì đem trồng ra vườn sản xuất.
+ Sạch sâu bệnh,
+ To khoẻ, có 4 – 6 lá thật, + Không còi, vóng
Hình 2.3.3: Cây xà lách đủ tiêu chuẩn đem trồng 2.2. Huấn luyện cây giống xà lách trước khi xuất vườn
- Khi cây chuẩn bị đem trồng thì ngừng tưới nước 1-2 ngày nhằm làm cho cây cứng cáp.
- Trước khi trồng nên tưới đẫm cho dễ nhổ cây khỏi khay, không bị vỡ bầu, đứt rễ.
3. Cây giống dưa chuột
3.1. Tiêu chuẩn cây dưa chuột xuất vườn
- Kiểm tra cây con:
+ Kiểm tra số lượng, chất lượng + Sâu bệnh hại
- Cây đem ra trồng
+ Cây khỏe, to, mập, cứng cáp, rễ thẳng, + Không bị sâu bệnh và dập nát
3.2. Huấn luyện dưa chuột trước khi xuất vườn
- Khi cây chuẩn bị đem trồng thì ngừng tưới nước 1-2 ngày nhằm làm cho cây cứng cáp.
- Trước khi trồng nên tưới đẫm cho dễ nhổ cây khỏi khay, không bị vỡ bầu, đứt rễ.
4. Cây giống ớt ngọt
4.1. Tiêu chuẩn cây giống xuất vườn
- Cây con đủ tiêu chuẩn trồng là cây có chiều cao 10-12cm, có khoảng 6 lá thật, khỏe mạnh, thân thẳng, tuổi cây khoảng 25-30 ngày sau khi gieo.
Hình 2.3.5: Cây ớt đủ tiêu chuẩn đem trồng 4.2. Huấn luyện ớt ngọt trước khi xuất vườn
- Khi cây chuẩn bị đem trồng thì ngừng tưới nước 1-2 ngày nhằm làm cho cây cứng cáp.
- Trước khi trồng nên tưới đẫm cho dễ nhổ cây khỏi khay, không bị vỡ bầu, đứt rễ.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành1. Các câu hỏi1. Các câu hỏi 1. Các câu hỏi
1.1. Cây giống đem trồng cần có những tiêu chuẩn gì ? 1.2. Các kỹ thuật huấn luyện cây con trước khi đem trồng ?
2. Các bài thực hành
2.1. Bài thực hành số 3.3.1: Phân loại cây giống trước khi xuất vườn 2.2. Bài thực hành số 3.3.2: Sắp xếp cây giống vào thùng và vận chuyển
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí:
+ Mô đun sản xuất cây giống là mô đun được bố trí sau mô đun chuẩn bị trước gieo trồng rau công nghệ cao.
- Tính chất:
+ Đây là mô đun kỹ năng chuyên môn nghề kỹ thuật trồng rau công nghệ cao.
II. Mục tiêu:
- Trình bày được các bước công việc chuẩn bị làm cây giống;
- Xác định loại vườn ươm và hình thức gieo ươm đối với từng loại cây rau cà chua, dưa chuột, xà lách, ớt ngọt;
- Thực hiện được các công việc trong sản xuất giống cây và huấn luyện cây trước lúc đem trồng
III. Nội dung chính của mô đun: Mã
bài
Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ1 Chuẩn bị làm cây giống Tích hợp Vườn rau 16 4 11 1 MĐ2 Gieo ươm và chăm
sóc cây giống Tích hợp
Vườn rau
30 8 20 2 MĐ3 Chuẩn bị cây giống
xuất vườn Tích hợp
Vườn rau
12 2 9 1
Kiểm tra hết mô đun 2 2
Cộng 60 14 40 6
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành Bài 1: Chuẩn bị làm cây giống
2.1. Bài thực hành số 2.1.1: Điều tra đánh giá các yếu tố xây dựng vườn ươm trồng rau công nghệ cao
- Nguồn lực: Gấy, bút, địa điểm xây dựng vườn ươm rau
- Cách thức tổ chức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ điều tra tại một địa điểm xây dựng vườn ươm rau
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo kết quả điều tra mỗi nhóm báo cáo công tác điều tra
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Phân biệt, lựa chọn các yếu tố xây dựng vườn ươm trồng rau
2.2. Bài thực hành số 2.1.2:Thiết kế các khu sản xuất của vườn ươm trồng rau công nghệ cao
- Nguồn lực: Gấy, bút, địa điểm xây dựng vườn ươm rau
- Cách thức tổ chức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thiết kế các khu vườn ươm, vườn trồng tại một địa điểm xây dựng vườn ươm trồng rau
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo kết quả điều tra mỗi nhóm báo cáo công tác điều tra
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Phân biệt, lựa chọn các yếu tố xây dựng vườn ươm trồng rau
2.3. Bài thực hành số 2.1.3. Lựa chọn địa điểm xây dựng vườn ươm trồng rau công nghệ cao ?
- Nguồn lực: Gấy, bút, các địa điểm xây dựng vườn ươm rau
- Cách thức tổ chức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ điều tra tại một địa điểm xây dựng vườn ươm rau, báo cáo kết quả điều tra
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo kết lựa chọn địa điểm xây dựng vườn ươm rau
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Phân tích lựa chọn các yếu tố đất đai, địa hình..
2.4. Bài thực hành số 2.1.4: Nhận biết một số loại hạt túi trồng rau đủ tiêu chuẩn đem trồng, gieo hạt và đề xuất một số biện pháp xử lý hạt giống
- Nguồn lực: Các túi hạt giống rau có nguồn gốc và không rõ nguồn gốc - Các thức tổ chức: chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 5 túi hạt giống rau.
- Thời gian hoàn thành: 10 phút/nhóm
- Phương pháp đánh giá: cho học viên nhận diện túi rau có nguồn gốc, đề xuất biện pháp xử lý hạt giống.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được:
+ Xác định đúng chủng loại hạt rau có nguồn gốc
+ Đề xuất biện pháp xử lý hạt giống
2.2. Bài thực hành số 2.2.1: Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ và tiến hành gieo hạt cây cà chua, dưa chuột, xà lách, ớt ngọt,
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm xử lý 0,2 kg hạt giống các loại rau.
- Nguồn lực cần thiết: Nước nóng, nước lạnh, chậu đượng nước, hạt giống