Cây giống ớt ngọt

Một phần của tài liệu Giáo trinh MD2 sản xuất cây giống nghề trồng rau công nghệ cao (Trang 39)

4.1. Tiêu chuẩn cây giống xuất vườn

- Cây con đủ tiêu chuẩn trồng là cây có chiều cao 10-12cm, có khoảng 6 lá thật, khỏe mạnh, thân thẳng, tuổi cây khoảng 25-30 ngày sau khi gieo.

Hình 2.3.5: Cây ớt đủ tiêu chuẩn đem trồng 4.2. Huấn luyện ớt ngọt trước khi xuất vườn

- Khi cây chuẩn bị đem trồng thì ngừng tưới nước 1-2 ngày nhằm làm cho cây cứng cáp.

- Trước khi trồng nên tưới đẫm cho dễ nhổ cây khỏi khay, không bị vỡ bầu, đứt rễ.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành1. Các câu hỏi1. Các câu hỏi 1. Các câu hỏi

1.1. Cây giống đem trồng cần có những tiêu chuẩn gì ? 1.2. Các kỹ thuật huấn luyện cây con trước khi đem trồng ?

2. Các bài thực hành

2.1. Bài thực hành số 3.3.1: Phân loại cây giống trước khi xuất vườn 2.2. Bài thực hành số 3.3.2: Sắp xếp cây giống vào thùng và vận chuyển

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí:

+ Mô đun sản xuất cây giống là mô đun được bố trí sau mô đun chuẩn bị trước gieo trồng rau công nghệ cao.

- Tính chất:

+ Đây là mô đun kỹ năng chuyên môn nghề kỹ thuật trồng rau công nghệ cao.

II. Mục tiêu:

- Trình bày được các bước công việc chuẩn bị làm cây giống;

- Xác định loại vườn ươm và hình thức gieo ươm đối với từng loại cây rau cà chua, dưa chuột, xà lách, ớt ngọt;

- Thực hiện được các công việc trong sản xuất giống cây và huấn luyện cây trước lúc đem trồng

III. Nội dung chính của mô đun:

bài

Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ1 Chuẩn bị làm cây giống Tích hợp Vườn rau 16 4 11 1 MĐ2 Gieo ươm và chăm

sóc cây giống Tích hợp

Vườn rau

30 8 20 2 MĐ3 Chuẩn bị cây giống

xuất vườn Tích hợp

Vườn rau

12 2 9 1

Kiểm tra hết mô đun 2 2

Cộng 60 14 40 6

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành Bài 1: Chuẩn bị làm cây giống

2.1. Bài thực hành số 2.1.1: Điều tra đánh giá các yếu tố xây dựng vườn ươm trồng rau công nghệ cao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguồn lực: Gấy, bút, địa điểm xây dựng vườn ươm rau

- Cách thức tổ chức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ điều tra tại một địa điểm xây dựng vườn ươm rau

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo kết quả điều tra mỗi nhóm báo cáo công tác điều tra

- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Phân biệt, lựa chọn các yếu tố xây dựng vườn ươm trồng rau

2.2. Bài thực hành số 2.1.2:Thiết kế các khu sản xuất của vườn ươm trồng rau công nghệ cao

- Nguồn lực: Gấy, bút, địa điểm xây dựng vườn ươm rau

- Cách thức tổ chức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thiết kế các khu vườn ươm, vườn trồng tại một địa điểm xây dựng vườn ươm trồng rau

- Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo kết quả điều tra mỗi nhóm báo cáo công tác điều tra

- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Phân biệt, lựa chọn các yếu tố xây dựng vườn ươm trồng rau

2.3. Bài thực hành số 2.1.3. Lựa chọn địa điểm xây dựng vườn ươm trồng rau công nghệ cao ?

- Nguồn lực: Gấy, bút, các địa điểm xây dựng vườn ươm rau

- Cách thức tổ chức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ điều tra tại một địa điểm xây dựng vườn ươm rau, báo cáo kết quả điều tra

- Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo kết lựa chọn địa điểm xây dựng vườn ươm rau

- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Phân tích lựa chọn các yếu tố đất đai, địa hình..

2.4. Bài thực hành số 2.1.4: Nhận biết một số loại hạt túi trồng rau đủ tiêu chuẩn đem trồng, gieo hạt và đề xuất một số biện pháp xử lý hạt giống

- Nguồn lực: Các túi hạt giống rau có nguồn gốc và không rõ nguồn gốc - Các thức tổ chức: chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 5 túi hạt giống rau.

- Thời gian hoàn thành: 10 phút/nhóm

- Phương pháp đánh giá: cho học viên nhận diện túi rau có nguồn gốc, đề xuất biện pháp xử lý hạt giống.

- Kết quả và sản phẩm cần đạt được:

+ Xác định đúng chủng loại hạt rau có nguồn gốc

+ Đề xuất biện pháp xử lý hạt giống

2.2. Bài thực hành số 2.2.1: Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ và tiến hành gieo hạt cây cà chua, dưa chuột, xà lách, ớt ngọt,

- Công việc của nhóm: mỗi nhóm xử lý 0,2 kg hạt giống các loại rau.

- Nguồn lực cần thiết: Nước nóng, nước lạnh, chậu đượng nước, hạt giống rau, giá, vải ủ. rơm, cuốc

- Địa điểm: Khu nhân giống cây con

- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 8 giờ

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất làm vườn ươm.

- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Hạt nẩy mầm đồng đều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Gieo các loại hạt rau trên các khay

2. Bài thực hành số 2.2.2 : Tưới nước cho cây cà chua, dưa chuột, xà lách, ớt ngọt ở các giai đoạn sinh trưởng

- Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên tiến hành tưới nước cho 100 m2 cây cà chua, dưa chuột, xà lách, ớt ngọt

- Nguồn lực cần thiết: Hệ thống tưới nước - Địa điểm: Vườn sản xuất rau

- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 8 giờ

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng tưới nước cho cây cà chua, dưa chuột, xà lách, ớt ngọt .

- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:

+ Nước tưới đều cho toàn bộ vườn cây cà chua, dưa chuột, xà lách, ớt ngọt

+ Đảm bảo lượng nước tưới đầy đủ, phù hợp từng giai đoạn sinh trưởng 3. Bài thực hành số 2.2.3: Kiểm soát sâu bệnh hại cho cây cà chua, dưa chuột, xà lách, ớt ngọt

- Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên tiến kiểm soát sâu bệnh hại cho 200 cây cà chua, dưa chuột, xà lách, ớt ngọt.

- Nguồn lực cần thiết: Mẫu sâu bệnh, thuốc phòng, trừ sâu bệnh hại cà chua, dưa chuột, xà lách, ớt ngọt

- Địa điểm: Vườn trồng cây ớt công nghệ cao - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng kiểm soát sâu bệnh hại cho cây cà chua, dưa chuột, xà lách, ớt ngọt.

- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:

+ 200 cây cà chua, dưa chuột, xà lách, ớt ngọt được kiểm soát sâu bệnh hại

+ Đảm bảo số cây cà chua, dưa chuột, xà lách, ớt ngọt giảm đến mức tối thiểu sâu bệnh hại cho cây ớt

Bài 3: Chuẩn bị cây giống xuất vườn

3.1. Bài thực hành số 2.3.1: Phân loại cây giống trước khi xuất vườn - Công việc của nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị nhổ 10 m2 cây giống - Nguồn lực cần thiết: Rổ, lạt buộc cây giống

- Địa điểm: Khu vườn ươm trồng giống rau cà chua, bắp cải. - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 5 giờ

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất ở vườn sản xuất.

- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:

+ Xếp loại các giống theo cấp độ phân loại A, B, C

3.2. Bài thực hành số 2.3.2: Sắp xếp cây giống vào thùng và vận chuyển - Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên sắp xếp 2.000 cây giống vào thùng để vận chuyển đi trồng.

- Nguồn lực cần thiết: Cây giống, thùng đựng

- Địa điểm: Khu sản xuất giống đến khu trồng rau ở ngoài đồng. - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng sắp xếp đóng gói/

- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Đóng đầy đủ cây giống vào trong thùng + Đảm bảo cây không bị dập nát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo trinh MD2 sản xuất cây giống nghề trồng rau công nghệ cao (Trang 39)