1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp để từng bước xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường tiểu học

28 264 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 15,57 MB

Nội dung

1 B – NỘI DUNG PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Tên đề tài: Một số giải pháp “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” trong trường Tiểu học 2. Lý do chọn đề tài: a - Cơ sở lý luận. Trường học là cái nôi đầu tiên cho mỗi học sinh bắt đầu cuộc sống lao động,học tập, rèn luyên Trong nhà trường, học sinh cần phải tiếp thu những tri thức khoa học một cách có hệ thống, những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp ban đầu của con người mới. Môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành phát triển nhân cách con người thông qua các mối quan hệ xã hội đa dạng. Trong nhiều năm qua, phần lớn các trường tiểu học ở nước ta vẫn tồn tại phương pháp giảng dạy và giáo dục mang tính áp đặt, gò bó, chưa quan tâm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của học sinh. Việc đánh giá, sửa sai học sinh còn có những biểu hiện khắt khe, thiếu dân chủ. Học sinh còn những khiếm khuyết về nhân cách : rụt rè, thụ động, thiếu tự tin vào bản thân, không dám đề đạt ý kiến, không mạnh dạn thể hiện khả năng của mình … Tình hình trên đòi hỏi trường Tiểu học phải chọn lựa con đường, cách thức giáo dục phù hợp, để chuẩn bị thật tốt cho các em thành những công dân tương lai có đạo đức, trí tuệ và thể lực tốt. Một trong các con đường đó là phải xây dựng cho được môi trường thân thiện trong trường tiểu học. Đó là hệ thống các điều kiện để tập thể học sinh quan hệ với cộng đồng một cách cởi mở, tích cực, cần thiết cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo các mục tiêu giáo dục của trường Tiểu học. Để xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đầu năm học 2008 – 2009, Ngành đã ban hành một số văn bản rất quan trọng : - Chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013. - Kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD & ĐT về triển khai phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013. 2 - Công văn số 529/SGD&ĐT-HSSV ngày 04/05/2009 về việc hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Công văn số 543/PGD&ĐT ngày 22/11/2011 của PGD&ĐT huyện Mỹ Đức hướng dẫn thực hiện phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường Tiểu học năm học 2013-2014 và những năm tiếp theo. b- Cơ sở thực tiễn Trường Tiểu học Đốc Tín được thành lập vào năm 1993, được Sở Giáo dục & Đào tạo công nhận là trường Tiểu học chuẩn quốc gia mức độ 1 vào tháng 06/2008. Thư viện đạt chuẩn năm 2008. Đạt danh hiêu cơ quan đơn vị văn hóa năm 2009, Cơ sở vật chất của trường được xây dựng đúng qui cách và có khá đầy đủ các phòng học,phòng chức năng. Cảnh quan sư phạm được tu bổ hàng năm. Chất lượng giảng dạy và các hoạt động giáo dục của trường được Ngành đánh giá cao.Từ ngày thành lập đến nay, trường luôn đạt trường tiên tiến và tiên tiến xuất sắc. Tuy nhiên, đối chiếu với 2 mục tiêu, 5 yêu cầu và 5 nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ GD & ĐT, trường Tiểu học Đốc Tín thấy nhiều điểm còn bất cập chưa hợp lý. Tuy vậy trong quá trình củng cố các tiêu chí đạt chuẩn quốc gia và nội dung xây dựng THTT, HSTC thì nổi lên nhiều vấn đề cần phải quan tâm tháo gở. Qua 6 năm đạt chuẩn, do các yếu tố khách quan lẩn chủ quan đã có những tiêu chí bị giảm sút, không đạt chuẩn. Là cán bộ quản lí, thực hiện phong trào” xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. thực sự là một ý tưởng mà tôi rất tâmhua đắc và nhận thấy có tính khả thi cao. Phong trào này vừa là mục tiêu vừa là phương tiện để người quản lí lãnh đạo ,tập thể hội đồng sư phạm nhà trường làm tròn nhiệm vụ của mình. Qua 5 năm chỉ đạo và thực hiện tuy thành công còn khiêm tốn nhưng bản thân xin góp bàn những giải pháp để xây dựng thành công phong trào “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại trường tiểu học Đốc Tín. Ngay sau khi học tập quán triệt các văn bản nói trên của ngành, tôi đã chọn đề tài : Một số giải pháp để từng bước xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường tiểu học. C -Tính cấp thiết Trường tiểu học là cái nôi đầu tiên cho mỗi học sinh bắt đầu cuộc sống lao động,học tập, rèn luyên Trong nhà trường, học sinh cần phải tiếp thu những tri thức khoa học một cách có hệ thống, những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp ban đầu của con người mới. 3 Trong nhiều năm qua, phần lớn các trường tiểu học ở nước ta vẫn tồn tại phương pháp giảng dạy và giáo dục mang tính áp đặt, gò bó, chưa quan tâm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của học sinh. Việc đánh giá, sửa sai học sinh còn có những biểu hiện khắt khe, thiếu dân chủ. Học sinh còn những khiếm khuyết về nhân cách : rụt rè, thụ động, thiếu tự tin vào bản thân, không dám đề đạt ý kiến, không mạnh dạn thể hiện khả năng của mình … Tình hình trên đòi hỏi trường Tiểu học phải chọn lựa con đường, cách thức giáo dục phù hợp, để chuẩn bị thật tốt cho các em thành những công dân tương lai có đạo đức, trí tuệ và thể lực tốt. Một trong các con đường đó là phải xây dựng cho được môi trường thân thiện trong trường tiểu học. Đó là hệ thống các điều kiện để tập thể học sinh quan hệ với cộng đồng một cách cởi mở, tích cực, cần thiết cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo các mục tiêu giáo dục của trường Tiểu học. Từ thực tiễn như trên đã đặt ra cho tôi nhiệm vụ là tìm : Một số giải pháp để từng bước xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường tiểu học. 3. Mục đích nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của giáo viên và nâng cao chất lượng học tập của học sinh, trong thực tế thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là mang tính chất toàn diện và đa dạng về mọi mặt như: trí tuệ, cần cù, thông minh, sáng tạo, luôn yêu mến con người và có tấm lòng nhân ái vị tha cao đẹp phù hợp với bản sắc dân tộc Việt Nam… 4. Đối tượng nghiên cứu. Thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trường tiểu học Đốc Tín. 5. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm. Là cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trường tiểu học Đốc Tín. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Yêu cầu lãnh đạo trường Tiểu học phải chọn lựa con đường, cách thức giáo dục phù hợp, để chuẩn bị thật tốt cho các em thành những công dân tương lai có đạo đức, trí tuệ và thể lực tốt. Một trong các con đường đó là phải xây dựng cho được môi trường thân thiện trong trường tiểu học. Đó là hệ thống các điều kiện để tập thể học sinh quan hệ với cộng đồng một cách cởi mở, tích cực, cần thiết cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo các mục tiêu giáo dục của trường Tiểu học. 4 Từ thực tiễn như trên đã đặt ra cho tôi nhiệm vụ là tìm : Một số giải pháp để từng bước xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường tiểu học. 7. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu là khảo sát thực tế, quan sát, tổng hợp, đối chiếu, so sánh với các tiêu chuẩn “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của bộ đề ra và tổ chức thực hiện. 8. Phạm vi nghiên cứu. Là đi sâu vào nghiên cứu một số giải pháp, quản lí, chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”trường tiểu học Đốc Tín năm học 2010 – 2011, 2011 – 2012, 2012 – 2013, 2013 – 2014. 2014 – 2015. PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận. Trường học là cái nôi đầu tiên cho mỗi học sinh bắt đầu cuộc sống lao động,học tập, rèn luyên Trong nhà trường, học sinh cần phải tiếp thu những tri thức khoa học một cách có hệ thống, những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp ban đầu của con người mới. Môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành phát triển nhân cách con người thông qua các mối quan hệ xã hội đa dạng. Trong nhiều năm qua, phần lớn các trường tiểu học ở nước ta vẫn tồn tại phương pháp giảng dạy và giáo dục mang tính áp đặt, gò bó, chưa quan tâm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của học sinh. Việc đánh giá, sửa sai học sinh còn có những biểu hiện khắt khe, thiếu dân chủ. Học sinh còn những khiếm khuyết về nhân cách : rụt rè, thụ động, thiếu tự tin vào bản thân, không dám đề đạt ý kiến, không mạnh dạn thể hiện khả năng của mình … Tình hình trên đòi hỏi trường Tiểu học phải chọn lựa con đường, cách thức giáo dục phù hợp, để chuẩn bị thật tốt cho các em thành những công dân tương lai có đạo đức, trí tuệ và thể lực tốt. Một trong các con đường đó là phải xây dựng cho được môi trường thân thiện trong trường tiểu học. Đó là hệ thống các điều kiện để tập thể học sinh quan hệ với cộng đồng một cách cởi mở, tích cực, cần thiết cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo các mục tiêu giáo dục của trường Tiểu học. 5 II.Tình hình thực tế khi chưa thực hiện đề tài. Sau khi nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Ngành : Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ; Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22.7.2008 của Bộ Giáo dục Đào tạo ; Kế hoạch liên ngành số 7575/KHLN/BGDĐT giữa Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch - Bộ GD- ĐT – Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày 19/8/2008 về phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” giai đoạn 2008 – 2013, trường Tiểu học Đốc Tín quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, tham gia phong trào này ngay từ năm học 2008 – 2009 và những năm tiếp theo. Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng của trường bám theo 2 mục tiêu, 5 yêu cầu và 5 nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Việc khảo sát này giúp cho Trường thấy rõ tình hình, điều kiện của mình khi tham gia phong trào. Kết quả khảo sát là căn cứ giúp trường đề ra kế hoạch xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong năm học 2010 – 2011, 2011 – 2012,2012 – 2013, 2013 -2014,2014 – 2015. Qua thực tế khảo sát cho thấy. Điều kiện phát triển của trẻ em tại xã Đốc Tín còn hạn chế, cơ hội học tập, sinh hoạt vui chơi giải trí cũng như các điều kiện khác. Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Mặt khác sự kì vọng quá nhiều của phụ huynh học sinh vào học tập của con cái, gây sức ép học tập của học sinh khiến nhiều em không còn thời gian vui chơi và sinh hoạt. Mối quan hệ ứng xử hàng ngày của học sinh chưa được quan tâm giáo dục. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã mang đến cho trẻ em cơ hôi tiếp cận, nhiều ứng dụng internet đa dạng, nhưng ảnh hưởng không nhỏ trong học tập như việc chơi game bị tác động các xu hướng bạo lực, các luồng văn hóa không lành mạnh tác động đến các em. Với thực trạng trên đã đặt ra yêu cầu về xây dựng môi trường học tập, vui chơi thân thiện với trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em tích cực phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần. III. Một số giải pháp thực hiện để xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong nhà trường. A- Công tác tuyên truyền vận động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Sau khi thành lập Ban chỉ đạo, ban hành kế hoạch thực hiện xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, trường đã tổ chức các cuộc họp để tuyên truyền và đặt yêu cầu phối hợp thực hiện : 6 a. Cuộc họp với lãnh đạo Đảng ủy, UBND, MTTQ và các đoàn thể trong xã như : Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Khuyến học và Ban Đại diện cha mẹ học sinh Trường theo từng năm học. Tại cuộc họp này, Trường đã giới thiệu 3 văn bản của TW ( chỉ thị 40, kế hoạch 307 của Bộ Giáo dục – Đào tạo, Kế hoạch liên ngành giữa Bộ GD-ĐT, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh), kế hoạch xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của trường năm học 2010 – 2011, 2011 – 2012, 2012 -2013, 2013- 2014 ,2014 -2015 và đã tranh thủ được sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương để tuyên truyền sâu rộng chủ trương này đến các lực lượng xã hội; Ban đại diện cha mẹ học sinh, trường đã đề ra chủ trương vận động cha mẹ học sinh xây dựng gia đình thân thiện gắn với cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa. Cũng tại cuộc họp, Ban đại diện cha mẹ học sinh đã đề nghị UBND xã cho phép mở rộng khuôn viên trường, tu bổ tường bao và nâng cấp sân trường, xây dựng khu nhà hiệu bộ và các phòng chức năng, mua sắm bàn ghế học sinh, ghế đá, trang trí trường ,lớp, trong những năm học này từ nguồn quỹ vận động trong cha mẹ học sinh, và kinh phí nhà nước để thực hiện nội dung thứ nhất “ Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn”. b. Cuộc họp với các đoàn thể và giáo viên trong Trường để quán triệt kế hoạch xây dựng THTT-HSTC. Các đoàn thể, giáo viên đã thảo luận sâu kỹ kế hoạch của Trường và đưa 5 yêu cầu, 5 nội dung của phong trào vào kế hoạch công tác năm, hàng tháng của mỗi đoàn thể và cá nhân. Cuộc họp còn tập trung thảo luận các giải pháp thực hiện 3 nội dung “Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh”. “Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh”, “Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương”. Trường còn thông báo kết quả khảo sát giáo viên và học sinh; và tổ chức cho giáo viên góp ý bảng dự thảo các nội quy thân thiện dành cho GV và HS trước khi triển khai thực hiện. Việc khen thưởng cuối năm đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xây dựng THTT,HSTC cũng được đặt ra nhằm tạo thêm động lực cho phong trào. c. Cuộc họp các tổ trưởng chuyên môn hàng năm nhằm xây dựng chuyên đề “Thân thiện trong giảng dạy và trong công tác chủ nhiệm ” để thực hiện tốt “dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi lứa tuổi giúp các em tự tin trong học tập. B - Các công việc cụ thể đã thực hiện Căn cứ vào 5 nội dung của phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà bộ giáo dục phát động. Căn cứ vào 7 đặc điểm tình hình của nhà trường bản thân tôi nhận thấy cần đầu tư vào các nội dung, tiêu chí và lộ trình cụ thể sau đây: 1- Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp: a) Nội dung xây dựng: Tiến hành đầu tư san lấp mặt bằng, đổ bê tông lát gạch sân trường, trồng cây xanh bóng mát, cây cảnh, làm cống thoát nước, làm nhà để xe cho học sinh,tu sữa hệ thống điện, quạt của các phòng chức năng, phòng học, trang trí các biểu bảng khẩu hiệu hành động, nội quy của giáo viên , học sinh, trang trí phòng thư viện, các phòng chức năng , phòng học… đầu tư xây dựng (mua sắm bàn ghế làm việc của cán bộ giáo viên, bàn ghế học sinh, nâng cấp máy tính, kết nối mạng Internet cho phòng chức năng , phòng học ) Lộ trình xây dựng dứt điểm trong năm học 2010 – 2011, 2011 – 2012, 2012- 2013, 2013- 2014. b) Giải pháp tiến hành: - Mua sắm bàn ghế giáo viên và học sinh trên 400 triệu - San lấp mặt bằng, đổ bê tông lát gạch sân trường trên 1000 mét vuông. - Đầu tư xây dựng phòng chức năng khu nhà hiệu bộ . - Làm nhà để xe cho học sinh và giáo viên 120 mét vuông. Với tổng kinh phí 5.7 tỷ đồng - Trồng cây xanh, làm cống thoát nước, xây khu vệ sinh cho giáo viên và học sinh 160 mét vuông - Nâng cấp hệ thống điện, quạt, nước uống, trang trí trường lớp. Tổng kinh phí 1,3 tỷ đồng. 8 Một số hình ảnh quang cảnh trường, lớp năm học 2014 - 2015 9 10 . thiện, học sinh tích cực” tại trường tiểu học Đốc Tín. Ngay sau khi học tập quán triệt các văn bản nói trên của ngành, tôi đã chọn đề tài : Một số giải pháp để từng bước xây dựng trường học thân thiện,. cách học sinh theo các mục tiêu giáo dục của trường Tiểu học. Từ thực tiễn như trên đã đặt ra cho tôi nhiệm vụ là tìm : Một số giải pháp để từng bước xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích. cách học sinh theo các mục tiêu giáo dục của trường Tiểu học. 4 Từ thực tiễn như trên đã đặt ra cho tôi nhiệm vụ là tìm : Một số giải pháp để từng bước xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích

Ngày đăng: 29/06/2015, 08:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w