Nghiên cứu đề xuấtmột số biện pháp nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn trong môn toáncho học sinh lớp 1 của nhà trường.. Nghiên cứu đề xuất một số kinh nghiệm có hiệu quả khi dạ
Trang 1ĐỀ TÀI
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT
GIẢI TỐT CÁC BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN
LỜI CẢM ƠN
Qua một thời gian nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm “Biện pháp giúp học
sinh lớp Một giải tốt các bài toán có lời văn” Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới Ban giám hiệu cùng tập thể cán bộ giáo viên và các em học sinh trường Tiểu họcnơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu hoànthành sáng kiến kinh nghiệm này
Trong thời gian ngắn và phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp, mặc dù đã có nhiều
cố gắng song sáng kiến kinh nghiệm không tránh khỏi thiếu sót Tôi mong nhận đượcnhững ý kiến đóng góp, chỉ dẫn, bổ sung của các thầy cô giáo, của các bạn đồngnghiệp để sáng kiến kinh nghiệm ngày một hoàn thiện và đưa vào ứng dụng đạt kếtquả cao ở các nhà trường Tiểu học
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
1 – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Theo Luật phổ cập giáo dục Tiểu học “Giáo dục Tiểu học là bậc học nềntảng của hệ thống giáo dục quốc dân có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tìnhcảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất của trẻ em nhằm hình thành cơ sở banđầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam XHCN”
Môn toán là một môn học chiếm một vị trí rất quan trọng và then chốttrong nội dung chương trình các môn học bậc tiểu học Các kiến thức kĩ năngcủa môn toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, chúng rất cần chongười lao động, rất cần thiết để học các môn học khác ở tiểu học và các lớp trên.Môn toán giúp học sinh nhận biết các mối quan hệ về số lượng và hình dạngkhông gian của thế giới hiện thực Nhờ đó mà học sinh có nhận thức cơ bản vềthế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống Môntoán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ,phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề Nó góp phần phát triểntrí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo, nó đóng góp vào việchình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động như: cần
cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tácphong khoa học
Đối với môn toán lớp 1nó là môn học mở đường cho trẻ em đi vào thếgiới kỳ diệu của Toán học rồi mai đây các em lớn nên nhiều em trở thành vĩnhân, trở thành anh hùng, nhà giáo, nhà khoa học, nhà thơ… trở thành nhữngngười lao động sáng tạo trên mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống Trên tay có máytính xách tay trong túi có máy tính bỏ túi … nhưng không bao giờ các em quênđược những ngày đầu tiên đến trường học đếm và tập viết các số 1, 2, 3 … họccác phép tính cộng, trừ Vì những con số những phép tính đơn giản ấy cần thiếtcho suốt cả đời người Vậy là những người trực tiếp hướng dẫn các em họcnhững kiến thức đầu tiên trong chương trình môn Toán lớp 1 Một bộ phận củachương trình môn Toán ở tiểu học, chúng ta cần hiểu nó thế nào và dạy ra sao? Xuất phát từ vị trí quan trọng của môn toán, qua thực tế giảng dạy vànghiên cứu nhiều năm ở tiểu học Để giúp các em tiếp thu bài tại lớp, nắm kiếnthức môn Toán một cách vững chắc, có hệ thống, có kỹ năng tính toán và giải
Trang 3toán có lời văn nhanh và chính xác đạt hiệu quả cao, để áp dụng vào thực tiễntrong cuộc sống hằng ngày Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp vớithời kì phát triển của đất nước Chính vì những lí do trên tôi chọn sáng kiến
“Biện pháp giúp học sinh lớp Một giải tốt các bài toán có lời văn” để góp phần
giúp học sinh lớp 1 giải toán ngày càng tốt hơn
2 – MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, vai trò, ý nghĩa việc dạy giải toán có lời văntrong môn Toán lớp 1 ở trường Tiểu học, qua nghiên cứu thực trạng dạy dạy giảitoán có lời văn của nhà trường trong những năm gần đây Nghiên cứu đề xuấtmột số biện pháp nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn trong môn toáncho học sinh lớp 1 của nhà trường
Nghiên cứu đề xuất một số kinh nghiệm có hiệu quả khi dạy phần giải toán
có lời văn” trong môn toán cho học sinh lớp 1
3 - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung chủ yếu vào nội dung và cácbiện pháp nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn trong môn toán cho họcsinh lớp 1
4 – NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Trong phạm vi đề tài này tôi đặt ra những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu những vấn đề về dạy giải toán có lời văn trong môn toán chohọc sinh lớp 1
- Nghiên cứu thực trạng dạy giải toán có lời văn trong môn toán cho họcsinh lớp 1 của nhà trường trong những năm vừa qua
- Đề xuất những biện pháp dạy giải toán có lời văn trong môn toán cho họcsinh lớp 1
5 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan
đến dạy giải toán có lời văn trong môn toán cho học sinh lớp 1 trường Tiểuhọc
Trang 4- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm dạy giải toán
có lời văn trong môn toán cho học sinh lớp 1 của bản thân cũng như của bạn
bè đồng nghiệp
- Phương pháp điều tra: Điều tra thực trạng việc dạy giải toán có lời văn
trong môn toán cho học sinh lớp 1 trong nhà trường trên cơ sở đó tổng hợpphân tích, bổ xung kinh nghiệm cho bản thân
- Phương pháp trò chuyện với giáo viên, với học sinh: Nắm thực trạng
việc dạy giải toán có lời văn trong môn toán cho học sinh lớp 1
- Phương pháp thống kê toán học: Dùng để sử lý số liệu điều tra, phân
tích số liệu thu được
6 – GIỚI HẠN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
* Giới hạn nghiên cứu: Việc dạy giải toán có lời văn trong môn toán cho
học sinh lớp 1 trong nhà trường Tiểu học
* Phạm vi nghiên cứu: Việc dạy giải toán có lời văn trong môn toán cho
học sinh lớp 1 năm học 2014 – 2015
PHẦN NỘI DUNG
A CƠ SỞ LÍ LUẬN
Dạy học Toán 1 nhằm giúp học sinh :
1 Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm;
về các số tự nhiên trong phạm vi 100 và phép cộng, phép trừ không nhớ trongphạm vi 100 : về độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20cm; về tuần lễ và ngàytrong tuần; về đọc giờ đúng trên mặt đồng hồ; về một số hình hình học (đoạnthẳng, điểm, hình vuông, hình tam giác, hình tròn); về bài toán có lời văn,
2 Hình thành các kĩ năng thực hành : đọc, viết, đếm, so sánh các số trongphạm vi 100; đo và ước lượng độ dài đoạn thẳng (với các số đo là số tự nhiêntrong phạm vi 20cm); nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn, đoạnthẳng, điểm; vẽ đoạn thẳng có độ dài đến 10cm; giải một số dạng toán đơn vềcộng, trừ : bước đầu biết diễn đạt bằng lời, bằng kí hiệu một số nội dung đơngiản của bài học và bài thực hành; tập dượt so sánh, phân tích tổng hợp, trừutượng hoá, khái quát hoá trong phạm vi của những nội dung có nhiều quan hệvới đời sống thực tế của học sinh;
Trang 53 Chăm chỉ, tự tin, cẩn thận, ham hiểu biết và hứng thú trong học tậpToán là cơ sở để học tập các môn học khác.
Đối với mạch kiến thức : “Giải toán có lời văn” là 1 trong 5 mạch kiếnthức cơ bản xuyên suốt chương trình Toán bậc tiểu học Thông qua giải toán cólời văn, các em phát huy được trí tuệ, được rèn luyện kĩ năng tổng hợp: đọc,viết, diễn đạt, trình bày, tính toán Toán có lời văn là mạch kiến thức tổng hợpcủa các mạch kiến thức toán học, giải toán có lời văn các em sẽ được giải cácbài toán về số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học và đại lượng Toán cólời văn là chiếc cầu nối giữa toán học và thực tế đời sống, giữa toán học với cácmôn học khác
B CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trong quá trình giảng dạy ở Tiểu học, đặc biệt dạy lớp Một, tôi nhận thấyhầu như giáo viên nào cũng nhận thấy khó khăn khi dạy đến phần giải toán cólời văn ở lớp Một HS rất lúng túng khi nêu câu lời giải, thậm chí nêu sai câu lờigiải, viết sai phép tính, viết sai đáp số Những tiết đầu tiên của giải toán có lờivăn mỗi lớp chỉ có khoảng 20% số HS biết nêu lời giải, viết đúng phép tính vàđáp số Số còn lại là rất mơ hồ, các em chỉ nêu theo quán tính hoặc nêu miệngthì được nhưng khi viết các em lại rất lúng túng, làm sai, một số em làm đúngnhưng khi cô hỏi lại lại không biết để trả lời Chứng tỏ các em chưa nắm đượcmột cách chắc chắn cách giải bài toán có lời văn Giáo viên (GV) phải mất rấtnhiều công sức khi dạy đến phần này
Kết quả điều tra năm học 2013-2014
TT
số
HS viết đúng câu lời giải
HS viết đúng phép tính
HS viết đúng đáp số
HS giải đúng cả 3 bước
Phân tích những nguyên nhân
1 Nguyên nhân từ phía giáo viên:
- GV chưa chuẩn bị tốt cho các em khi dạy những bài trước Những bài nhìnhình vẽ viết phép tính thích hợp, đối với những bài này hầu như HS đều làm
Trang 6trung vào dạy kĩ năng đặt tính, tính toán của HS mà quên mất rằng đó là nhữngbài toán làm bước đệm, bước khởi đầu của dạng toán có lời văn sau này Đối với
GV dạy lớp Một khi dạy dạng bài nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp, cần cho
HS quan sát tranh, tập nêu bài toán và thường xuyên rèn cho HS thói quen nhìnhình vẽ nêu bài toán Có thể cho những em HS giỏi tập nêu câu trả lời, cứ nhưvậy trong một khoảng thời gian chuẩn bị như thế thì lúc học đến phần bài toán
có lời văn, HS sẽ không ngỡ ngàng và các em sẽ dễ dàng tiếp thu, hiểu và giảiđúng
2 Nguyên nhân từ phía học sinh:
Do HS mới bắt đầu làm quen với dạng toán này lần đầu, tư duy của các emcòn mang tính trực quan là chủ yếu Mặt khác, ở giai đoạn này, các em chưa đọcthông viết thạo, các em đọc còn đánh vần nên khi đọc xong bài toán rồi nhưngcác em không hiểu bài toán nói gì, thậm chí có những em đọc đi đọc lại nhiềulần nhưng vẫn chưa hiểu bài toán Chính vì thế, HS không làm đúng cũng làđiều dễ hiểu;
Vậy làm thế nào để HS nắm được cách giải một cách chắc chắn chính xác,tôi tiến hành nghiên cứu thực nghiệm đề tài bằng các biện pháp ở phần nội dungnghiên cứu sẽ trình bày cụ thể
C NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1 Biện pháp 1 : Rèn kĩ năng nhìn tranh, nêu phép tính
Tôi thấy việc dạy học sinh “Giải toán có lời văn” đối với học sinh lớp 1 là
vô cùng khó Mặc dù đến tận tuần 23, học sinh mới chính thức học cách giảitoán có lời văn, song tôi đã phải có ý thức chuẩn bị từ xa cho việc làm ngay từbài : Phép cộng trong phạm vi 3 - tiết luyện tập ở tuần 7 Ở thời điểm này, họcsinh lớp tôi chỉ có vài em đọc thông viết thạo, nhưng tôi đã rèn luyện cho họcsinh kĩ năng làm các bài tập: “Nhìn tranh nêu phép tính”
- Xem tranh vẽ;
- Nêu bài toán bằng lời;
- Nêu câu trả lời;
- Điền phép tính thích hợp với tình huống trong tranh
Mục đích cho học sinh hiểu bài toán qua hình vẽ, suy nghĩ chọn phép tính thích hợp
Thông thường sau mỗi phép tính ở phần luyện tập có một hình vẽ gồm 5 ôvuông cho học sinh chọn ghi phép tính và kết quả phù hợp với hình vẽ Ban đầu
để giúp học sinh dễ thực hiện sách giáo khoa ghi sẵn các số và kết quả :
Trang 7Từ đó học sinh viết vào dãy 5 ô trống để có phép tính
Chỉ yêu cầu học sinh viết dấu cộng vào ô trống để có: 1 + 2 = 3
b) Đến câu này nâng dần mức độ, học sinh phải viết cả phép tính và kết quả
Trang 8
Và yêu cầu tăng dần, học sinh có thể nhìn từ một tranh vẽ bài 4 trang 77 diễn đạt theo 2 cách
Học sinh quan sát và cần hiểu được:
Lúc đầu trên cành có 10 quả Sau đó rụng 2 quả Còn lại trên cành 8 quả
Trang 9Khi dạy bài này cần hướng dẫn học sinh diễn đạt trình bày động viên các emviết được nhiều phép tính để tăng cường khả năng diễn đạt cho học sinh
Cứ như thế đến tuần 17, học sinh lớp tôi đã có được khoảng 17 em quenvới việc đọc, tóm tắt, rồi nêu bài toán bằng lời, sau đó nêu bài giải và tự điền sốvào phép tính thích hợp theo mẫu trên Nhưng ở đây, mức độ nâng dần lên,không còn dựa vào các ô nữa mà học sinh tự ghi được phép tính và kết quả phéptính
Ví dụ 2 : Ở tiết : Bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10 Tôi đã cho họcsinh tiếp cận với giải toán ở học kì II
Học sinh có thể nêu bài toán bằng nhiều cách khác nhau
* Cách 1: Có 4 con chim đang đậu, 1 con nữa bay đến Hỏi có tất cả mấy conchim ?
Trang 10* Cách 2 : Có 1 con chim đang bay đến và 4 con chim đậu trên cành Hỏi trêncành có tất cả mấy con chim ?
Từ bài này, tôi cứ làm như vậy, học sinh quen dần với cách nêu bài toánbằng miệng, các em sẽ dễ dàng viết câu lời giải sau này
Như vậy, ở học kì 1, chủ yếu giúp học sinh thực hiện thao tác đọc đề toán,khâu này sẽ có hai tác dụng đó là : Học sinh rèn kĩ năng đọc hiểu và thao tácxem tranh vẽ, tập phát biểu bài toán bằng lời, tập nêu câu trả lời và điền phéptính thích hợp (với tình huống trong tranh)
Sang học kì 2, chính thức học giải toán có lời văn từ tuần 23 Lúc này,học sinh được học về cấu tạo của bài toán có lời văn gồm hai phần chính :Những cái đã cho (đã biết) và cái phải tìm (chưa biết), nhưng khó có thể giảithích cho học sinh bài toán là gì nên tôi chỉ giới thiệu 2 bộ phận của bài toán cụthể : Những cái đã cho (dữ kiện) cái cần tìm (câu hỏi)
Ví dụ 1 : Bài 1- trang 115 có yêu cầu : Viết số thích hợp vào chỗ chấm để
có bài toán
Bài toán : Có….bạn, có thêm….bạn đang đi tới Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn ?
Trước tiên, tôi yêu cầu học sinh đọc thầm, tự nêu nhiệm vụ cần thực hiện(Viết số thích hợp vào chỗ chấm) Sau đó, tôi cho học sinh quan sát mô hình, tôiđính trên bảng lớp, học sinh nhìn và nêu miệng các số liệu vào chỗ các dữ kiện
để được bài toán ;
Trang 11
=
Học sinh có thể nêu nhiều ý kiến, đây là cơ hội để tôi rèn kĩ năng nói cho học sinh Chắc chắn sẽ có nhiều học sinh nêu
Ví dụ như “Có 3 bạn, có thêm 2 bạn nữa Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn ?”Tôi hỏi, học sinh trả lời :
+ Bài toán cho biết gì ? (Có 3 bạn, thêm 2 bạn nữa)
Tôi yêu cầu học sinh nêu câu hỏi của bài toán (hỏi có tất cả bao nhiêu bạn ?) Tôi hỏi tiếp : Theo câu hỏi này em phải làm gì ? (Tìm xem có tất cả bao nhiêu bạn ?)
Ví dụ 2 : Bài 4- trang 116 lại thiếu cả dữ kiện và câu hỏi
Bài 4 : Nhìn tranh vẽ tiếp vào chỗ chấm để có bài toán
Có con chim đậu trên cành, có thêm con chim bay đến Hỏi ?
Ở bài này, tôi cũng cho học sinh quan sát tranh, gọi học sinh nêumiệng đề toán và cho học sinh điền số vào dữ kiện và điền từ vào chỗ chấm củacâu hỏi Sau đó, tôi tập cho học sinh nhận xét;
=
Trang 12Tôi gợi ý câu hỏi : Bài toán thường có những gì ? (Bài toán có các số liệu)
và có câu hỏi Nếu trường hợp học sinh không trả lời được tôi hướng dẫn họcsinh trả lời, học sinh trả lời đúng rồi, tôi cho học sinh khác nhắc lại, kết hợp tôisửa lỗi diễn đạt bằng lời cho học sinh;
Qua các thao tác này, bước đầu, tôi đã dẫn dắt học sinh tìm được hai phầnchính của bài toán có lời văn Đây là điểm tựa cơ bản để tôi tập cho học sinh làmquen với việc tóm tắt bài toán Học sinh làm tốt yêu cầu nhìn tranh nêu các dữliệu bài toán thành thạo, tôi tiến hành biện pháp 2
2 Biện pháp 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán
Đến giai đoạn này, tiết học tiếp theo về giải toán có lời văn, đã có đầy đủ
dữ kiện và câu hỏi, tôi đi sâu vào hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán Tôi chohọc sinh đọc to, rõ nội dung bài toán, hướng dẫn học sinh đọc và hiểu một số từ
khóa quan trọng có trong đề toán như : thêm, tất cả; bớt hay bớt đi; ăn mất, còn
lại; bay đến, bay đi,… kết hợp hình minh họa để học sinh hiểu thêm.
Vấn đề quan trọng ở đây là làm như thế nào để giúp học sinh hiểu đượcbài toán thông qua việc giúp học sinh tóm tắt được bài toán Tôi luôn trăn trở,đắn đo và tôi đã đưa ra cách làm như sau :
+ Đàm thoại : bài toán cho biết gì ? bài toán hỏi gì;
+ Bút đàm : dùng bút chì gạch chân dữ kiện bài toán, sau đó xóabằng bút chì;
+ Dựa vào câu trả lời của học sinh tôi viết tóm tắt ở bảng lớp;
+ Dựa vào tóm tắt, tôi cho học sinh nêu lại nội dung bài toán; Đâycũng là cách tốt nhất để giúp học sinh biết phân tích đề toán
Học sinh xác định rõ được cái đã cho và cái phải tìm, học sinh viết thẳngcột và có thể lựa chọn phép tính giải nhưng dòng cuối phần tóm tắt là một câuhỏi (viết gọn lại) cần phải đặt dấu chấm hỏi (?) ở cuối
Ví dụ 1 : Tuấn có 4 viên bi, Nam có 3 viên bi Hỏi cả hai bạn có baonhiêu viên bi ?
Trang 13Ví dụ 2: Nhà An có 5 con gà,mẹ mua thêm 4 con gà.Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?
- Bài toán cho gì? (Nhà An có 5 con gà)
- Còn cho gì nữa? (Mẹ mua thêm 4 con gà)
- Bài toán hỏi gì? (Nhà An có tất cả mấy con gà?)
Giáo viên nêu tiếp: Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà em làmtính gì? (tính cộng) Mấy cộng mấy? (5 + 4) ; 5 + 4 bằng mấy? (5 + 4 = 9);Hoặc: Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà em tính thế nào? (5 + 4 = 9);Hoặc: Nhà An có tất cả mấy con gà? Em tính thế nào để được 9? (5 + 4 = 9) Tới đây giáo viên gợi ý để học sinh nêu tiếp "9 này là 9 con gà", nên taviết "con gà" vào trong dấu ngoặc đơn: 5 + 4 = 9 (con gà)
Sau khi học sinh đã xác định được phép tính, nhiều khi việc hướngdẫn học sinh đặt câu lời giải còn khó hơn việc chọn phép tính và tính ra đáp
số Với học sinh lớp 1, lần đầu tiên được làm quen với cách giải loại toánnày nên các em rất lúng túng.Có thể dùng một trong các cách sau:
Cách 1 : Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu (Hỏi) và cuối
(mấy con gà ?)để có câu lời giải:"Nhà An có tất cả:" hoặc thêm từ "là" để cócâu lời giải:Nhà An có tất cả là:
Cách 2 : Đưa từ "con gà" ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ "Hỏi"
và thêm từ Số (ở đầu câu), là ở cuối câu để có: "Số con gà nhà An có tất cảlà:”
Cách 3 : Dựa vào dòng cuối cùng của tóm tắt, coi đó là "từ khoá" của
câu lời giải rồi thêm thắt chút ít
Ví dụ: Từ dòng cuối của tóm tắt: "Có tất cả: con gà ?" Học sinh
viết câu lời giải: "Nhà An có tất cả:"
Cách 4 : Giáo viên nêu miệng câu hỏi: "Hỏi nhà An có tất cả mấy con
gà?" để học sinh trả lời miệng: "Nhà An có tất cả 9 con gà" rồi chèn phéptính vào để có cả bước giải (gồm câu lời giải và phép tính):
Nhà An có tất cả:
Trang 14Cách 5 : Sau khi học sinh tính xong: 5 + 4 = 9 (con gà), giáo viên chỉ
vào 9 và hỏi: "9 con gà ở đây là số gà của nhà ai?" (là số gà nhà An có tấtcả) Từ câu trả lời của học sinh ta giúp các em chỉnh sửa thành câu lời giải:
"Số gà nhà An có tất cả là" v.v
Ở đây giáo viên cần tạo điều kiện cho các em tự nêu nhiều câu lời giảikhác nhau, sau đó bàn bạc để chọn câu thích hợp nhất Không nên bắt buộchọc sinh nhất nhất phải viết theo một kiểu
3 Biện pháp 3 : Hướng dẫn học sinh lựa chọn lời giải và phép tính
Sau khi học sinh đã biết tóm tắt bài toán một cách chắc chắn, thành thạo,tôi hướng dẫn học sinh thao tác viết lời giải và phép tính dựa vào câu hỏi bàitoán để trả lời Ví dụ bài toán trên, tôi gợi ý, hướng dẫn để học sinh lồng cốt câulời giải vào trong tóm tắt để dựa vào đó học sinh dễ viết câu lời giải hơn Chẳnghạn, học sinh dựa vào dòng cuối của phần tóm tắt có thể viết lại ngay câu lờigiải với nhiều cách khác nhau chứ không phải gò ép học sinh phải trả lời theomột kiểu;
+ Cả hai bạn có số viên bi là;
+ Số viên bi của hai bạn có tất cả là;
+ Cả hai bạn có là (nên hạn chế câu trả lời này) Đây là dịp để học sinh phát huy khả năng sáng tạo của mình, các em đượctrình bày ý kiến của bản thân;
Việc dạy cho trẻ đặt câu lời giải còn vất vả hơn dạy trẻ lựa chọn các phéptính và thực hiện các phép tính ấy để tìm ra đáp số Vì vậy từ tuần 23, học sinhlớp tôi đã đọc thông, viết thạo, tôi chỉ chọn câu hỏi trong đề toán sao cho chỉ cầnchỉnh sửa một chút thôi là được ngay câu lời giải Còn khi viết phép tính, tôi bắtbuộc học sinh viết bằng chữ số (kèm theo tên đơn vị đặt trong dấu ngoặc sau kếtquả) mà thôi;
Ví dụ : Từ bài toán trên, tôi hỏi : Cả hai bạn có mấy viên bi ? Em làmphép tính gì ? (Tính cộng) mấy cộng mấy ? (3+4); 3+ 4 bằng mấy ? (7) hoặcmuốn biết cả hai bạn có mấy viên bi ? (7) Em tính thế nào để được 7 ? (3+4=7);
Tới đây, tôi để học sinh nêu tiếp 7 là 7 viên bi Ta viết “viên bi” vào trongdấu ngoặc đơn 3 + 4 = 7 (viên bi), còn đối với đáp số thì không cần viết tên đơn
vị trong dấu ngoặc đơn nữa (Đáp số : 7 viên bi); Khâu này tôi làm chậm và ghi
Trang 15bảng rõ ràng để học sinh nhìn mẫu trình bày bài toán hoàn chỉnh, khoa họcnhằm giáo dục tính cẩn thận, thẩm mĩ cho học sinh;
Sau đây, tôi hệ thống hóa lại nội dung các bài toán giải có lời văn đểhướng dẫn học sinh một cách hiệu quả Trong phạm vi 17 tiết dạy từ tiết 81 đếntiết 108 tôi đặc biệt chú ý vào 1 số tiết chính sau đây :
Tiết 81: Bài toán có lời văn
Có bạn, có thêm bạn đang đi tới Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn ?
HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
Điền vào chỗ chấm số 1 và số 3
- Bài 2 tương tự
Qua tìm hiểu bài toán giúp cho học sinh xác định được bài có lời văn gồm 2phần :
- Thông tin đã biết gồm 2 yếu tố
- Câu hỏi (thông tin cần tìm)
Từ đó, học sinh xác định được phần còn thiếu trong bài tập ở trang 116 :
Có 1 con gà mẹ và 7 con gà con Hỏi có tất cả bao nhiêu con gà ?
Kết hợp giữa việc quan sát tranh và trả lời câu hỏi gợi ý của giáo viên, học sinhhoàn thành bài toán 4 trang 116 :
Có 4 con chim đậu trên cành, có thêm 2 con chim bay đến Hỏi có tất cả bao
nhiêu con chim ?
Tiết 82: Giải toán có lời văn
- Giáo viên nêu bài toán Học sinh đọc bài toán
- Đây là bài toán gì ? Bài toán có lời văn
-Thông tin cho biết là gì ? Có 5 con gà, mua thêm 4 con gà
- Câu hỏi là gì ? Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà ? Dựa vào tranh vẽ và tóm tắt mẫu, GV đưa ra cách giải bài toán mẫu :
Trang 16Và giải bài toán.
Bài 1 và bài 2 trang 121 tương tự bài 1, 2, 3 trang 117 Nhưng câu lời giải được
mở rộng hơn bằng cách thêm cụm từ chỉ vị trí vào trước cụm từ có tất cả là
Cụ thể là
- Bài 1 trang 121 : Trong vườn có tất cả là :
- Bài 2 trang 121 : Trên tường có tất cả là :
Tiết 85 Luyện tập
Bài 1 trang 122 : HS đọc đề toán – phân tích bài toán (như trên)
Điền số vào tóm tắt