Biện pháp thứ 9: Kiểm tra lại bài giải và khắc sâu loại “Giải bà

Một phần của tài liệu Biện pháp giúp học sinh lớp một giải tốt các bài toán có lời văn (Trang 25)

- Giáo viên chỉ cần những thao tác rất đơn giản: đưa chuột, kích chuột là đã

10. Biện pháp thứ 9: Kiểm tra lại bài giải và khắc sâu loại “Giải bà

toán có lời văn"

- Tập cho học sinh thói Học sinh Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp Một thường có thói quen khi làm bài xong không hay xem, kiểm tra lại bài đã làm. Giáo viên cần giúp học sinh xây dựng thói quen học tập này.Cần kiểm tra về lời giải, về phép tính, về đáp số hoặc tìm cách giải hoặc câu trả lời khác.

- Nên hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài làm của mình, của bạn.

- Khuyến khích học sinh tự nói ra những hạn chế của mình, của bạn khi tự kiểm tra, tự đánh giá…

* Tập cho học sinh thói quen không thỏa mãn với bài làm của mình, với các cách giải đã có:

- Sau mỗi tiết học, tiết luyện tập nên tạo cho học sinh niềm vui vì đã hoàn thành công việc được giao, niềm tin vào sự tiến bộ của bản thân (bằng khuyến khích, nêu gương…)

- Tạo cho học sinh mong muốn tìm được giải pháp tốt nhất cho bài làm của mình. Vì vậy cho dù đã hoàn thành bài học hoặc bài làm, học sinh cũng vẫn không thỏa mãn những gì đã đạt được. Cần tự kiểm tra, tự đánh giá và luôn luôn tìm cách hoàn thiện việc đã làm.

Các “bài tập mở” trong Toán 1 là phương tiện để giáo viên động viên học sinh tìm nhiều phương án giải quyết một số vấn đề và biết tự lựa chọn phương án hợp lý nhất. Đừng bao giờ “áp đặt” học sinh theo phương án có sẵn, hãy động viên các em tìm và lựa chọn phương án tốt nhất.

Ngoài việc dạy cho học sinh hiểu và giải tốt "Bài toán có lời văn" giáo viên cần giúp các em hiểu chắc, hiểu sâu loại toán này. Ở mỗi bài, mỗi tiết về "Giải toán có lời văn" giáo viên cần phát huy tư duy, trí tuệ, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh bằng việc hướng cho học sinh tự tóm tắt đề

toán, tự đặt đề toán theo dữ kiện đã cho, tự đặt đề toán theo tóm tắt cho trước, giải toán từ tóm tắt, nhìn tranh vẽ, sơ đồ viết tiếp nội dung đề toán vào chỗ chấm (...), đặt câu hỏi cho bài toán.

Ví dụ 1: Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán, rồi giải

bài toán đó:

Bài toán: Dưới ao có ... con vịt, có thêm ... con vịt nữa chạy xuống. Hỏi ...?

Ví dụ 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau:

Có: 7 hình tròn

Tô màu: 3 hình tròn

Không tô màu:... hình tròn?

Qua cách gợi ý các em biết đặt lời giải và giải bài toán như trên là giáo viên đã thành công vì đây là học sinh lớp Một nên GV không nên yêu cầu các em đặt lời giải một cách máy móc rập khuôn và đầy đủ như các lớp trên. Vì đây là bước đầu giúp các em hình thành kỹ năng giải toán có lời văn, các em đã hiểu được lời giải của bài toán phải phụ thuộc vào cái cần tìm. Mỗi bài toán có nhiều cách đặt lời giải khác nhau.

Tóm lại: Tuỳ từng dạng bài mà giáo viên nghiên cứu để lựa chọn cách

thiết kế bài giảng sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình để giúp các em hiểu được đề bài toán và biết cách giải bài toán dẫn đến kết quả chính xác. Tùy theo từng loại bài mà giáo viên sẽ củng cố cho các em những kiến thức đã học một cách có hệ thống khoa học và lo gic. Từ đó các em sẽ nắm vững các kiến thức hơn và biết áp dụng làm các bài tập thực hành một cách thành thạo kết quả chính xác góp phần nâng cao hiệu quả tiết dạy.

D. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua việc nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy toán có lời văn cho học sinh lớp Một cho thấy giải toán có lời văn ở lớp Một không khó ở việc viết phép

tính và đáp số mà chỉ khó ở câu lời giải của bài toán. Sau quá trình nghiên cứu và áp dụng kinh nghiệm sáng kiến thì HS biết viết câu lời giải đã đạt kết quả cao, dẫn tới việc HS đạt tỉ lệ cao về hoàn thiện bài toán có lời văn.

Sau đây là kết quả của lớp thực nghiệm (1A) và lớp đối chứng (1B), chứng tỏ kết quả của lớp 1A và 1B là do tác động sư phạm thông qua các biện pháp mà có chứ không phải ngẫu nhiên:

Bảng so sánh đối chứng: Các lần khảo sát Lớp sĩ số HS viết đúng câu lời giải HS viết đúng phép tính HS viết đúng đáp số HSviết đúng cả 3 bước trên 1A 30 27 90 % 26 86,6% 25 83,3% 25 83,3% 1B 28 25 89,2 % 24 65.7% 23 82,1% 23 82,1% 1A 30 29 96,6 % 29 96,6% 28 93,3% 28 93,3% 1B 28 26 92,8% 25 89,2% 27 96,4% 25 89,2% E. KẾT LUẬN

Phương pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp Một giúp học sinh

hoàn thiện một bài giải đủ 3 bước : câu lời giải - phép tính - đáp số là vấn đề đang được các thầy cô trực tiếp dạy lớp Một rất quan tâm. Vấn đề đặt ra là giúp

học sinh lớp Một viết câu lời giải của bài toán sao cho sát với yêu cầu mà câu hỏi của bài toán đưa ra.

Quá trình thực nghiệm, tôi rút ra kinh nghiệm mới : Để dạy tốt phần “Giải toán có lời văn” cho học sinh lớp Một, giáo viên cần xây dựng quy trình hướng dẫn ở 4 mức độ đó là:

+ Mức độ 1 :

Ngay từ đầu học kỳ I, các bài toán được giới thiệu ở mức độ nhìn hình vẽ - viết phép tính. Mục đích cho học sinh hiểu bài toán qua hình vẽ, suy nghĩ chọn phép tính thích hợp. Thông thường sau mỗi phép tính ở phần luyện tập có một hình vẽ gồm 5 ô vuông cho học sinh chọn ghi phép tính và kết quả phù hợp với hình vẽ.

+ Mức độ 2 :

Đến cuối học kì I, học sinh đã được làm quen với tóm tắt bằng lời. Học sinh từng bước làm quen với lời thay cho hình vẽ, học sinh dần dần thoát ly khỏi hình ảnh trực quan từng bước tiếp cận đề bài toán. Yêu cầu học sinh phải đọc và hiểu được tóm tắt, biết diễn đạt đề bài và lời giải bài toán bằng lời, chọn phép tính thích hợp nhưng chưa cần viết lời giải. Tuy không yêu cầu cao, tránh tình trạng quá tải với học sinh, nhưng có thể động viên học sinh khá giỏi làm nhiều cách, có nhiều cách diễn đạt từ một hình vẽ hay một tình huống sách giáo khoa.

+ Mức độ 3 :

Giới thiệu bài toán có lời văn bằng cách cho học sinh tiếp cận với một đề bài toán chưa hoàn chỉnh kèm theo hình vẽ và yêu cầu hoàn thiện. Tư duy HS từ hình ảnh phát triển thành ngôn ngữ, thành chữ viết. Giải toán có lời văn ban đầu được thực hiện bằng phép tính cộng là phù hợp với tư duy của HS. Cấu trúc một đề toán gồm 2 phần : phần cho biết và phần hỏi, phần cho biết gồm có 2 yếu tố.

+ Mức độ 4 :

Để hình thành cách giải bài toán có lời văn, sách giáo khoa đã nêu một bài toán, phần tóm tắt đề toán và giải bài toán hoàn chỉnh để học sinh làm quen. Giáo viên cần cho học sinh nắm vững đề toán, thông qua việc tóm tắt đề toán. Biết tóm tắt đề toán là yêu cầu đầu tiên dể giải bài toán có lời văn. Chú ý rằng, tóm tắt không nằm trong lời giải của bài toán, nhưng phần tóm tắt cần được luyện kĩ để học sinh nắm được bài toán đầy đủ, chính xác. Câu lời giải trong bài giải không yêu cầu mọi học sinh phải theo mẫu như nhau, tạo diều kiện cho HS

diễn đạt câu trả lời theo ý hiểu của mình. Quy ước viết đơn vị của phép tính trong bài giải HS cần nhớ để thực hiện khi trình bày bài giải.

Bài toán giải bằng phép tính trừ được giới thiệu khi HS đã thành thạo giải bài toán có lời văn bằng phép tính cộng. GV chỉ hướng dẫn cách làm tương tự, thay thế phép tính cho phù hợp với bài toán. (ném bài cho HS)

Ở lớp Một, HS chỉ giải toán về thêm, bớt với 1 phép tính cộng hoặc trừ, mọi HS bình thường đều có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách nhẹ nhàng nếu được giáo viên hướng dẫn cụ thể.

F. ĐỀ NGHỊ

Nội dung đề tài mà tôi thực nghiệm đã được áp dung trên lớp 1A, bước đầu đã có kết quả khả quan, đã tạo điều kiện cho học sinh phát huy được tính

năng động, sáng tạo trong học tập. Để nâng cao hiệu quả của đề tài trong thời gian đến, tôi có một số đề nghị cụ thể :

+ Giáo viên cần nhận thức rõ việc dạy học “Giải toán có lời văn” ở lớp Một là nền tảng cho việc giải toán sau này. Do đó giáo viên không được phép chủ quan trong phần “Nhìn hình, nêu phép tính” mà dạy kĩ phần này, tập trung rèn kĩ năng quan sát và diễn đạt bằng lời nói cho học sinh một cách cô đọng, tường minh, súc tích;

+ Kịp thời sửa chữa những lỗi máy móc khi vận dụng nòng cốt câu giải từ câu hỏi ở phần tóm tắt, tránh tình trạng học sinh dùng từ “Số” ở đầu câu giải một cách cơ học, không hiểu ý nghĩa cụ thể của bài toán;

+ Phải tổ chức tiết học làm sao phát huy được tính tích cực, dạy học theo hướng cá thể hóa nhằm nâng cao khả năng tư duy, trình bày ý kiến cá nhân học sinh một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Để làm được điều này, tôi gợi ý thầy cô nên có sự nghiên cứu chu đáo nội dung chương trình Toán 1 để có sự chuẩn bị tốt cho các tiết dạy cụ thể.

Trên đây là nội dung đề tài mà tôi đã thực nghiệm trong năm học 2014- 2015 bước đầu có tính khả thi, nó góp phần nâng cao chất lượng cả về nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động theo hướng tích cực. Kính đề nghị Hội đồng nghiên cứu Khoa học các cấp quan tâm, xem xét, đánh giá để bản thân tôi rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung và vận dụng trong những năm tới được tốt hơn.

Rất mong nhận được những ý kiến chân thành của quý cấp và đồng nghiệp.

Để nghiên cứu và thực nghiệm đề tài này tôi căn cứ vào các tài liệu

chuẩn như:

- Chuẩn kiến thức kĩ năng toán 1

- Phương pháp dạy các môn học ở lớp 1

- Mục tiêu dạy học môn toán 1- sách giáo viên. - Toán 1- sách giáo khoa.

- Một số tài liệu khác.

- Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy và học cấp Tiểu học.

- Một số vấn đề về môn toán bậc tiểu học. (Nhà xuất bản giáo dục)

MỤC LỤC

Lời cảm ơn 1

Phần mở đầu 2

1- Lý do chon đề tài 2

2- Mục đích nghiên cứu 2

3- Đối tượng nghiên cứu 3

4- Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5- Phương pháp nghiên cứu 3

6- Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 4

Phần nội dung 4

A. Cơ sở lý luận 4

B. Cơ sở thực tiền 5

C. Nội dung nghiên cứu 6

D. Kết quả nghiên cứu 27

E. Kết luận 28

G. Đề nghị 30

Tài liệu tham khảo Mục lục

31 32

Một phần của tài liệu Biện pháp giúp học sinh lớp một giải tốt các bài toán có lời văn (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w