1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

những đặc điểm của nền kinh tế Pháp

43 2K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 448,5 KB

Nội dung

Pháp là một nước có văn hóa lâu đời và nền kinh tế phát triển.Bài tiểu lận này, chúng tôi sẽ đề cập đến mọi mặt về địa lí, lịch sử, đời sống văn hóa chính trị và đặc biệt chú trọng đến việc đề cập đến những đặc điểm của nền kinh tế nước Pháp. Bài tiểu luận này được chia làm bốn chương

Trang 1

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

MỤC LỤC

TÓM TẮT NỘI DUNG 4

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NƯỚC PHÁP 6

I Khái quát chung về nước Pháp 6

1 Địa lý, khí hậu và môi trường 6

2 Dân số và tổ chức hành chính 7

II Lịch sử - Chính trị - văn hóa 7

1 Lịch sử nước Pháp 7

2 Nước pháp, thể chế và chính sách hiện đại 9

3 Nước Pháp, một chính sách văn hóa năng động 13

CHƯƠNG II: NỀN KINH TẾ PHÁP QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ 16

I Giai đoạn cách mạng tư sản Pháp đến chiến tranh thế giới thứ nhất 16

II Nền kinh tế Pháp sau hai cuộc chiến tranh thế giới 17

1 Giai đoạn từ 1945 đến 1957: khôi phục nền kinh tế hậu chiến 18

2 Giai đoạn từ năm 1957 đến 1973: Thời kỳ phát triển phồn thịnh của nền kinh tế Pháp 20

3 Giai đoạn từ 1973 đến 1982: Kinh tế Pháp trước tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng 21

4 Giai đoạn từ 1982 đến 1996 22

III Nền Kinh Tế Pháp những năm Cuối Thế Kỉ 20 Đầu Thế kỉ 21 24

1 Về Tăng trưởng kinh tế 24

2.Về lao động – việc làm 25

3 Về tài chính 25

4.Về các ngành kinh tế 25

CHƯƠNG III: SO SÁNH NỀN KINH TẾ PHÁP VỚI CÁC NỀN KINH TẾ TƯ BẢN KHÁC 28

I So sánh nền kinh tế Pháp với các nền kinh tế tư bản khác 28

1 Quy mô nền kinh tế 28

2 Dân số- việc làm và thất nghiệp 29

3 Về chiến lược phát triển kinh tế 32

Trang 2

II Sự ảnh hưởng của nền kinh tế Pháp đến nền kinh tế Việt Nam 33

1 Mối quan hệ kinh tế đối ngoại Pháp Việt 33

2 Tầm ảnh hưởng của kinh tế Pháp tới nền kinh tế Việt Nam 34

3 Những điều VN cần học hỏi từ nên kinh tế Pháp 36

CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT NỀN KINH TẾ PHÁP 37

1 Đánh giá chung về các ngành kinh tế của Pháp: 38

2 Kinh tế Pháp đang bên bờ vực suy thoái 41

KẾT LUẬN 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

Trang 3

PHỤ LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

EDP : Xử lý dữ liệu điện tử

WTO : Tổ chức thương mại thế giới

OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

OIF : Tổ chức quốc tế Pháp ngữ

EDF : Trụ sở công ty điện lực Pháp

IFM : Quỹ tiền tệ quốc tế

PPP : Sức mua tương đương

GDP : Tổng sản phẩm quốc nội

USD : Đơn vị tiền tệ của Mỹ

EUR : Đơn vị tiền tệ chung Châu Âu

EU : Liên minh Châu Âu

G8 : Nhóm 8 quốc gia dân chủ và công nghiệp hàng đầu thế giớiASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ODA : Nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài

INSEE : Viện thống kê quốc gia Pháp

LME : Dự luật về hiện đại hóa nền kinh tế

DN : Doanh nghiệp

Trang 4

TÓM TẮT NỘI DUNG

Pháp là một nước có văn hóa lâu đời và nền kinh tế phát triển.Bài tiểu lận này, chúng tôi

sẽ đề cập đến mọi mặt về địa lí, lịch sử, đời sống văn hóa chính trị và đặc biệt chú trọng đếnviệc đề cập đến những đặc điểm của nền kinh tế nước Pháp Bài tiểu luận này được chia làmbốn chương

Chương I sẽ trình bày những đặc điểm khái quát nhất về nước Pháp Chương này sẽcung cấp những thông tin cơ bản về vi trí địa lí cũng như khí hậu và tài nguyên thiên nhiêncủa đất nước ở eo biển Măng- xơ.Đồng thời cũng đưa ra bức tranh toàn cảnh về đời sống vănhóa chính trị và lịch sử nước Pháp.Vấn đề kinh tế cũng được nhắc đến một cách tổng quanChương II là chương trọng tâm của bài tiểu luận, qua chương này, chúng tôi sẽ đi sâutìm hiểu những giai đoạn phát triển của nền kinh tế Pháp từ cách mạng tư sản Pháp cho đếnnay Phần này chúng tôi chia ra làm ba giai đoạn lớn là: Từ cách mạng tư sản Pháp cho tớichiến tranh thế giới thứ nhất, Kinh tế Pháp sau thế chiến thứ nhất, Nền kinh tế Pháp sau thếchiến thứ hai Vì giai đoạn ba gắn liền với những đặc điểm của nền kinh tế Pháp hiện tại chonên chúng tôi sẽ đi sâu vào đề cập để thấy rõ những khó khăn và những thành tựu của kinh tếpháp sau chiến tranh thế giới thứ hai Những biến đổi về lịch sử cũng được lồng vào để lý giải

rõ thêm sự lựa chọn đường lối phát triển và mô hình của nền kinh tế Pháp

Chương III chúng tôi sẽ đưa ra những so sánh để thấy rõ được vị thế của nền kinh tếPháp trong bản đồ kinh tế thế giới, đồng thời qua sự so sánh, ta cũng thấy rõ những đặc điểmkhác biệt của kinh tế Pháp với các nền kinh tế khác trong các nước công nghiệp G7 Chúngtôi cũng dành một mục trong trương II để nói về tầm ảnh hương của kinh tế Pháp đến kinh tếViệt Nam thông qua mối quan hệ thượng mại và những kinh nghiệm rút ra cho một nền kinh

tế đi sau

Chương IV sẽ đưa ra những nhận xét và đánh giá về những đặc điểm của nền kinh tếPháp, phân tích những chính sách phát triển và các nhân tố khách quan tác động qua đó làm

rõ hơn những ưu việt và hạn chế của nền kinh tế luôn bị coi là già cỗi này

Trong quá trình thực hiện, cái khó nhất là tìm những tài liệu lịch sử do sư thay đổi củacác phương pháp và trình độ thống kê đồng thời cũng là do sư thay đổi cơ cấu giá trị trongnền kinh tế, do đó chúng tôi không có nhiều số liệu về các giai đoạn trước của kinh tế Pháp.Việc so sánh và đánh giá nền kinh tế cũng là một vấn đề rất phức tạp do vậy bài viết này cònnhiều thiếu xót Rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn và cô giáo

Trong quá trình thực hiện nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo: TS Phan ThịNhiệm đã giúp đỡ nhóm chúng tôi hoàn thành bài tiểu luận này

Trang 5

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NƯỚC PHÁP

I Khái quát chung về nước Pháp

1 Địa lý, khí hậu và môi trường

Đại dương (phía tây),

Đại trung hải (phía nam), lục địa (trung tâm và phía đông)

* Theo con số thống kê, có 136 loài cây tại Pháp và điều đặc biệt ở một nước châu Âu là

số lượng các loài thú lớn đang tăng lên: trong vòng 20 năm, số hươu đà tăng lên gấp đôi còn

số hoẵng thì tăng lên gấp ba

Nhằm gìn giữ và khôi phục giá trị di sản thiên nhiên, Chính phủ Pháp đã xây dựng:

 7 công viên quốc gia,

 132 khu bảo tồn thiên nhiên,

 463 khu bảo vệ sinh cảnh

 cùng với 389 khu vực được bảo vệ bởi cơ quan bảo tồn sinh thái miền duyên hải

 thêm vào đó còn có 35 công viên thiên nhiên ở các vùng, chiếm hơn 7% diện tích lãnhthổ

Trang 6

 22,11 tỷ euros (145 tỷ francs)dùng để chi bảo vệ môi trường, trung bình khoảng 378euros (2 480 francs)một người dân Trong đó quản lý nước thải và rác chiếm 3/4 tổngchi phí.

Đối với cấp độ quốc tế, Pháp đã tham gia vào nhiều hiệp ước và công ước về khí hậu,

về đa dạng sinh học và sa mạc hoá do Liên hiệp quốc soạn thảo

 4 tỉnh hải ngoại (DOM) - Guadeloupe, Martinique, Guyane, La Réunion

 4 thuộc địa (TOM) - Polynésie française, Nouvelle-Calédonie, Wallis et Futuna, lesTerres australes et antarctiques françaises,

 Những vùng lãnh thổ đặc biệt: Mayotte và Saint-Pierre-et-Miquelon

II Lịch sử - Chính trị - văn hóa

1 Lịch sử nước Pháp

La Mã tới Cách mạng

Các biên giới nước Pháp hiện đại gần tương tự như những biên giới của nước Gaule cổ,

từng là nơi sinh sống của người Gaule Celt Gaule bị La Mã của Julius Caesar chinh phục vàothế kỷ thứ nhất TCN, và người Gaule sau này đã chấp nhận ngôn ngữ Rôma (La tinh, đã dunhập vào ngôn ngữ Pháp) và văn hóa Rôma Thiên chúa giáo bắt đầu bén rễ tại đây từ thế kỷthứ 2 và thứ 3 sau Công Nguyên, và bắt đầu có cơ sở vững chắc từ thế kỷ thứ tư và thứ nămtới mức St Jerome đã viết rằng Gaule là vùng duy nhất “không dị giáo” Ở Thời trung cổ,người Pháp đã chứng minh điều này khi tự gọi mình là “Vương quốc Pháp Thiên chúa giáonhất.”

Trang 7

Ở thế kỷ thứ 4 sau Công Nguyên, biên giới phía đông của Gaule dọc theo sông Rhine bị

các bộ lạc Gécmanh, chủ yếu là người Franks, xâm chiếm, và đó chính là nguồn gốc cho chữ

"Francie" Cái tên "France" xuất phát từ tên một vương quốc phong kiến của các vị vua

Capetian nước Pháp xung quanh Paris Vương quốc này tồn tại như một thực thể riêng biệt từ

Hiệp ước Verdun (843), sau khi Charlemagne phân chia đế chế Carolingian thành ĐôngFrancia, Trung Francia và Tây Francia Tây Francia chiếm vùng gần tương đương lãnh thổnước Pháp hiện đại ngày nay

Người Carolingian cai trị Pháp cho tới năm 987, khi Hugues Capet, Công tước Pháp và

Bá tước Paris, lên ngôi Vua Pháp Những thế hệ sau của ông, các triều đại Capetian, Valois và

Bourbon dần thống nhất đất nước thông qua hàng loạt các cuộc chiến tranh và những vụ thừa

kế đất đai Chế độ phong kiến phát triển đỉnh điểm ở thế kỷ 17 thời vua Louis XIV Ở giaiđoạn này Pháp có dân số đông nhất Châu Âu và có ảnh hưởng to lớn tới chính trị, kinh tế vàvăn hóa Châu Âu Tới cuối thời kỳ này, Pháp đóng vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng

Mỹ khi cung cấp tiền và một số vũ khí cho những người khởi nghĩa chống Anh

Từ quân chủ tới nước Pháp hiện đại

Chế độ quân chủ tồn tại cho tới cuộc Cách mạng Pháp, năm 1789 Vua Louis XVI và vợông, Marie Antoinette, bị giết cùng hàng nghìn công dân Pháp khác Sau thời gian của mộtloạt những chính phủ tồn tại ngắn ngủi, Napoléon Bonaparte nắm quyền kiểm soát nền Cộnghòa năm 1799, tự phong mình làm Tổng tài, và sau này là Hoàng đế của cái hiện được gọi là

Đế chế Pháp thứ nhất (1804–1814) Trong thời của các cuộc chiến tranh, quân đội của ông đãchinh phục hầu hết lục địa Châu Âu và các thành viên gia đình Bonaparte được chỉ định làmvua tại các vương quốc mới được thành lập

Sau khi Napoleon bị đánh bại năm 1815 tại Trận Waterloo, quân chủ Pháp được tái lập.Năm 1830, một cuộc khởi nghĩa dân sự đã thành lập ra Quân chủ tháng 7lập hiến, tồn tại tớinăm 1848 Nền Cộng hòa thứ hai ngắn ngủi chấm dứt năm 1852 khi Louis-NapoléonBonaparte tuyên bố thành lập Đế chế Pháp thứ hai Louis-Napoléon bị hất cẳng sau khi thuatrận trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870 và bị thay thế bởi nền Cộng hòa thứ ba Pháp sở hữu các thuộc địa dưới nhiều hình thức từ đầu thế kỷ 17 cho tới tận thập kỷ

1960 Trong thế kỷ 19 và 20, đế chế thuộc địa toàn cầu của họ lớn thứ hai thế giới chỉ sau Đế

12,347,000 kilômét vuông (4,767,000 sq mi) đất liền Gồm cả Mẫu quốc Pháp, tổng diện tíchđất liền thuộc chủ quyền Pháp đạt tới 12,898,000 kilômét vuông (4,980,000 dặm vuông) trongthập kỷ 1920 và 1930, chiếm 8.6% diện tích đất liền thế giới

Trang 8

Dù là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp phải chịu những tổn thất

to lớn cả về con người và vật chất khiến họ trở nên suy yếu trong những thập kỷ tiếp sau.Những năm 1930 được đánh dấu bởi nhiều cuộc cải cách xã hội do Chính phủ Mặt trận Bìnhdân đưa ra

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, sau một một trận đánh ngắn, dữ dội và mang tính sailầm chiến lược, giới lãnh đạo Pháp đã quyết định đầu hàng Đức năm 1940 Chính sách hợptác với kẻ thù, một hành động khiến một số người phản đối, dẫn tới việc thành lập Các lực

Minh giải phóng năm 1944

Nền Đệ tứ Cộng hòa Pháp được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai, và đấu tranhnhằm lấy lại vị thế kinh tế, chính trị của một cường quốc Pháp đã nỗ lực giữ vững đế chế

nhằm giành lại quyền kiểm soát Đông Dương thuộc Pháp dẫn tới cuộc Chiến tranh ĐôngDương lần thứ nhất, chấm dứt với thất bại và việc rút quân của họ năm 1954 Chỉ vài thángsau, Pháp phải đối mặt với một cuộc xung đột mới và ác liệt hơn cuộc chiến tại nước thuộcđịa chính và lâu đời nhất của họ, Algeria

Cuộc tranh luận việc có nên giữ quyền kiểm soát Algeria hay không sau này đã khiếnhơn 1 triệu người định cư Châu Âu tại đây trở về nước, gây ra sự bất đồng và hầu như đã dẫntới nội chiến Năm 1958, nền Đệ tứ Cộng hòa ốm yếu và bất ổn phải nhường chỗ cho nền ĐệNgũ Cộng hoà, với việc mở rộng quyền lực tổng thống; trong vai trò này, Charles de Gaulle

đã tìm cách củng cố đất nước và tiến hành những bước đi nhằm chấm dứt chiến tranh Chiến

Algeria giành lại độc lập

Trong những thập kỷ gần đây, sự hòa giải và hợp tác của Pháp với Đức đóng vai tròtrung tâm của họ trong việc hội nhập chính trị và kinh tế của Liên minh Châu Âu, gồm việcphát hành đồng tiền chung Châu Âu euro tháng 1, 1999 Pháp luôn là nước đứng đầu trong sốcác quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu tìm cách khai thác lợi thế của một đồng tiềnchung nhằm tạo ra một Liên minh Châu Âu với quan điểm thống nhất, đồng nhất chính trị,quốc phòng và an ninh ở mức cao hơn Tuy nhiên, cử tri Pháp bỏ phiếu phản đối Hiệp ước

2 Nước pháp, thể chế và chính sách hiện đại

Cộng hòa Thứ Năm : một nền Cộng hòa hiện đại

Hiến pháp ngày 4 tháng 10 năm 1958 điều chỉnh sự vận hành của các thể chế của nền

Trang 9

phương thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp (1962), đưa thêm một mục mới liên quan đến tráchnhiệm hình sự của các thành viên chính phủ (1993), thiết lập kỳ họp duy nhất ở Nghị viện và

mở rộng quy mô trưng cầu dân ý (1995), rút ngắn nhiệm kỳ tổng thống từ 7 năm xuống 5 năm(2000)

Tổng thống và Thủ tướng

Theo Hiến pháp năm 1958, người đứng đầu Nhà nước là trụ cột cho các thể chế Đó làngười đảm bảo để các thể chế vận hành tốt Là người đứng đầu quân đội, chịu trách nhiệmcho độc lập dân tộc, Tổng thống có một số đặc quyền trong thời kỳ khủng hoảng nghiêmtrọng Tổng thống có thể đưa ra trưng cầu dân ý một số dự thảo luật và giải tán Quốc hội.Trên thực tế, Tổng thống có một vai trò hàng đầu trong việc xác định các phương hướng củachính sách đối ngoại Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng, cũng như các thành viên của chínhphủ theo đề nghị của Thủ tướng, và chủ trì Hội đồng Bộ trưởng

Thủ tướng Chính phủ, người chịu trách nhiệm về quốc phòng và có nhiệm vụ thực thicác đạo luật, lãnh đạo hoạt động của Chính phủ Chính phủ xác định và thi hành chính sáchQuốc gia Chính phủ có bộ máy hành chính và lực lượng vũ trang Chính phủ chịu tráchnhiệm trước Nghị viện

Một hệ thống lưỡng viện

Với một Nghị viện có hai Viện, Pháp có một hệ thống lưỡng viện đóng một vai tròchính trong sự vận hành dân chủ Thật vậy, thông qua hai viện, những khác biệt về chính trị

và tranh luận ý kiến được diễn ra một cách rộng rãi

Quốc hội được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp, đơn danh quá bán haivòng, cho nhiệm kỳ 5 năm Thượng viện được bầu cho nhiệm kỳ 6 năm, theo hình thức phổthông đầu phiếu gián tiếp và không thể bị giải tán như Quốc hội (577 đại biểu - bầu cử cácngày 9 và 16 tháng 6 năm 2002)

Trang 10

Hội đồng hiến pháp

Cơ quan này là một trong những phát kiến lớn của nền Cộng hoà thứ V Hội đồng hiếnpháp gồm chín thành viên, được bổ nhiệm cho nhiệm kỳ 9 năm và không thể được tái bổnhiệm Ba thành viên, trong đó có Chủ tịch Hội đồng do Tổng thống bổ nhiệm, trong sáuthành viên còn lại, ba thành viên do Chủ tịch Quốc hội và ba thành viên do Chủ tịch Thượngviện bổ nhiệm Khởi đầu với chức năng đảm trách theo dõi việc phân chia quyền lực giữaNghị viện và Chính phủ, vai trò của Hội đồng hiến pháp ngày càng tăng lên Hội đồng hiếnpháp ngày càng tăng cường kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật, trở thành cơ quan bảo vệcác quyền tự do cơ bản

Mặt khác, Hiến pháp nhiều lần được sửa đổi để phù hợp hơn với những đòi hỏi mới củaNhà nước pháp quyền và những vấn đề bức thiết của châu Âu

Một nền ngoại giao đã được khẳng định

Được xây dựng dựa trên những nguyên tắc của nền cộng hoà, chính sách đối ngoại củaPháp nhằm hai mục đích : gìn giữ độc lập quốc gia đồng thời phấn đấu vì sự phát triển củatình đoàn kết khu vực và quốc tế

Bảo vệ Liên minh châu Âu

Bất chấp những kết quả của cuộc trưng cầu dân ý ngày 29 tháng 5 năm 2005, châu Âuluôn là trung tâm trong chính sách đối ngoại của Pháp Tướng De Gaulle, các Tổng thốngGeorges Pompidou, Valéry Giscard d’Estaing, Mitterand và Chirac đã không ngừng phấn đấucho việc xây dựng và phát triển Liên minh châu Âu để biến tổ chức này thành một cườngquốc kinh tế và một cơ cấu chính trị được tôn trọng

Hai mươi lăm nước thành viên Liên minh châu Âu tập hợp 450 triệu dân Khối này sánhngang với lục địa Bắc Mỹ về kinh tế và nhân lực Liên minh châu Âu có đồng tiền của riêngmình là đồng euro (€), có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 ở mười hai nước trong đó cóPháp, là một trong các vùng kinh tế quan trọng nhất trên thế giới

Tăng cường vai trò của Liên hiệp quốc

Trên trường quốc tế - chiến tranh tại Irak đã khẳng định điều này- chính sách đối ngoạicủa Pháp là tôn trọng các nguyên tắc và mục tiêu của tổ chức Liên Hiệp Quốc, vốn như hìnhthức phản ánh các lý tưởng cộng hoà Chính vì vậy, từ năm 1945, nước Pháp không ngừngbảo vệ tổ chức này với khoản đóng góp tài chính đứng hàng thứ tư Pháp cũng là một trong sốnăm thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, cơ quan quyền lực cao nhấtcủa Liên Hiệp Quốc

Ưu tiên phát triển bền vững

Trang 11

Các công cụ của chính sách hợp tác của Pháp đã được thay đổi để thích nghi với nhữngmục tiêu mới

Hoạt động hợp tác được xoay quanh hai trục lớn : một bên là ngoại giao - Ngoại giao vàHợp tác, và bên kia là tài chính - Kinh tế, Tài chính và Công nghiệp Thông qua Uỷ ban liên

bộ về hợp tác quốc tế và phát triển (CICID), hoạt động hợp tác nhằm vào một khu vực đoànkết ưu tiên (ZSP) bao gồm những nước mà Pháp mong muốn thiết lập quan hệ đối tác chophát triển lâu dài Từ nay đóng một vai trò bên cạnh những thể chế công cộng, xã hội dân sựtham gia vào việc nghiên cứu về những định hướng và phương pháp hợp tác quốc tế tại Hộiđồng Cấp cao về hợp tác quốc tế (HCCI)

Hoạt động chủ yếu của các dự án và chương trình viện trợ cho phát triển được giao cho

Cơ quan phát triển Pháp (AFD), cơ quan tài chính đóng vai trò điều phối chủ chốt Chính sách hợp tác của Pháp cũng nhằm vào việc tăng cường các hoạt động văn hoá và giatăng các dự án song phương về khoa học kỹ thuật Sự hiện diện của nước Pháp được thể hiệnqua đông đảo các trung tâm và học viện văn hoá, các trường trung học và trường học theochương trình Pháp (150 000 học sinh) và qua Alliance Franỗaise, có mặt ở trên 140 nước (hơn

1200 văn phòng)

Hợp tác khoa học kỹ thuật cũng rất tích cực Các tổ chức như Trung tâm Nghiên cứuKhoa học Quốc gia (CNRS), Viện Y tế và Nghiên cứu Y học Quốc gia (INSERM) hay ViệnNghiên cứu khoa học Nông nghiệp Quốc gia (INRA) hoạt động tại nhiều nước

Phát triển viện trợ nhân đạo

Khi dành một vị trí đặc biệt cho hoạt động nhân đạo trong chính sách đối ngoại, nướcPháp thể hiện mong muốn được tiếp tục ở cấp độ cao nhất những giá trị mà Pháp đã là nước

đi tiên phong

Các Tổ chức Phi Chính phủ của Pháp (ONG) hoạt động thường xuyên tại những nơi xẩy

ra thiên tai và trong các cuộc xung đột vũ trang Trong số đó, có các tổ chức Bác sỹ khôngbiên giới (MSF), Bác sỹ thế giới (MDM), Dược sỹ không biên giới (PSF), Hoạt động Quốc tếchống lại nạn đói (AICF), Cân bằng

Nước Pháp, một đất nước hấp dẫn

Cơ quan đầu tư quốc tế Pháp (AFII), do bà Clara Gaymard, Đại sứ ủy quyền về đầu tưquốc tế làm Chủ tịch, là cơ quan của chính phủ chuyên trách về khuyến khích, thăm dò và tiếpnhận đầu tư quốc tế tại Pháp Với hệ thống mạnh mẽ gồm 22 văn phòng và 75 đại biện tạinước ngoài (Bắc Mỹ, châu á, châu Âu) và được sự cộng tác chặt chẽ của các văn phòng VụQuan hệ Kinh tế Đối ngoại, AFII tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp trong các dự án hoạt động vàphát triển tại Pháp Cơ quan này làm thành một mạng lưới có thẩm quyền thực thi, đặc biệt

Trang 12

thông qua sự hợp tác với các địa phương của Pháp với sự liên hệ của với Cơ quan ủy quyền

về Qui hoạch Lãnh thổ và Hoạt động Khu vực, và là nơi đối thoại thường xuyên với các tácnhân kinh tế

3 Nước Pháp, một chính sách văn hóa năng động

Một nền văn hóa không biên giới

Hình ảnh nước Pháp không thể tách rời khỏi nền văn hóa Pháp : du khách nước ngoàibiết rõ điều này, rất đông du khách tham quan bảo tàng Louvre hay Trung tâm GeorgesPompidou và tham dự vào các buổi biểu diễn của nhà hát Opera-Bastille hay Comédie-Franỗaise Sự sôi động của nền nghệ thuật đôi lúc được gắn với chính sách văn hóa truyềnthống độc đáo của Pháp với sự tác động thường xuyên của Nhà nước

Cũng phải nhấn mạnh đến cam kết hỗ trợ văn hóa của các hiệp hội và doanh nghiệp.Các hiệp hội sử dụng gần 20 000 nhân công Một số hiệp hội gắn hoạt động của mình với mộtcông trình hay một bảo tàng và tham gia vào các hoạt động phục chế thường có sự cộng táccủa các đối tác nước ngoài hay các nhà tài trợ, như quá trình tu bổ kiên nhẫn và lâu dài lâu đàiVersailles

Tài trợ tư nhân là một hiện tượng đã có từ lâu trong lĩnh vực văn hóa nhưng sự pháttriển tài trợ của các doanh nghiệp, tương tự như hoạt động tài trợ doanh nghiệp đã có từ lâu tại

Mỹ, là hiện tượng gần đây mới xuất hiện Thông qua đạo luật ngày 23 tháng 7 năm 1987, nhànước đã thiết lập một khung pháp lý cho các hoạt động trên, với các khoản đóng góp hàngnăm lên tới hơn 150 triệu euro dành cho các ngành nghệ thuật Việc lập các quĩ hay tài trợ chocác hoạt động có uy tín giờ đây trở thành chính sách truyền thông của nhiều tập đoàn lớn CácQuĩ Cartier dành cho nghệ thuật tạo hình, Vuitton cho nghệ thuật âm nhạc, GAN cho điện ảnh

và các Quĩ khác, đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa và giúp đỡcác nghệ sĩ trẻ Các hoạt động bảo vệ di sản vốn rất tốn kém cũng được các doanh nghiệp chitrả hay đồng tài trợ : EDF đã tham gia vào công tác trùng tu mái vòm lâu đài Invalides, Kodaktham gia công tác tái tạo hang động Lascaux

Phổ cập việc tiếp cận với văn hóa

Chính quyền tích cực tiến hành chính sách phổ biến văn hóa, trước hết thông qua nỗ lựcgiáo dục và đào tạo thanh thiếu niên Vị trí được dành cho giảng dạy nghệ thuật- chủ yếu là

âm nhạc và nghệ thuật tạo hình- trước đây vốn khiêm tốn, đã được phát triển rộng hơn rấtnhiều Một hệ thống dày đặc các học viện âm nhạc cấp khu vực và thành phố, cho phép thựchành âm nhạc, kịch nghệ và nghệ thuật múa chỉ với ít chi phí Cuối cùng : nhiều cơ sở chấtlượng cao được dành cho công tác đào tạo các nghệ sĩ chuyên nghiệp tương lai : hai Nhạc

Trang 13

viện quốc gia, Trường Mỹ thuật quốc gia, Trường kịch nghệ quốc gia, Trường Nhiếp ảnhquốc gia và Quĩ Châu Âu các nghề hình ảnh và âm thanh (FEMIS).

Các đài truyền hình công cộng từ lâu đã dành một phần chương trình cho lĩnh vực vănhóa Ngoài ra, từ năm 1992, công chúng được xem một kênh dành riêng cho văn hóa, đàitruyền hình Arte, đây là thử nghiệm đầu tiên kiểu này ở Châu Âu, do Pháp và Đức phối hợptiến hành, với các chương trình song ngữ Ngoài Arte, kênh chỉ phát sóng vào buổi tối, còn cókênh giáo dục La Cinquième, kênh truyền hình tri thức phát sóng suốt ngày

Các thư viện là một trong số các địa điểm văn hóa được nhiều người lui tới nhất ở Pháp.Ngoài các thư viện trường học và đại học, có khoảng 3000 thư viện thành phố Mỗi một tỉnhquản lý một thư viện cho mượn, toàn bộ các thư viện tỉnh có gần 21 000 điểm phục vụ trong

đó có 17 000 điểm cố định và 4000 điểm lưu động, kiểu ô Thư viện xe buýt ằ Paris có các thưviện nổi tiếng như thư viện của Trung tâm Georges Pompidou, Thư viện Arsenal, các thư việnSaint-Genevière và Mazarine Thủ đô có Thư viện Quốc gia Pháp, mở cửa năm 1996, có khảnăng chứa 30 triệu tác phẩm và tiếp nhận các kho sách, bản in, ấn phẩm định kỳ và kho âmthanh của Thư viện quốc gia Richeulieu trước đây

 Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF)

 Cơ quan Liên Chính phủ Pháp ngữ (AIF)

 Tổ chức Nghị viện Pháp ngữ quốc tế (AIPLF)

 Tổ chức các trường Đại học sử dụng hoàn toàn hay một phần tiếng Pháp (AUPELF)

 Trường đại học Sedar Senghor d’Alexandrie

 Mạng lưới trường Đại học nói tiếng Pháp (UREF)

 Đài TV5 Quốc tế

 Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI)

 Tổ chức Báo chí Pháp ngữ quốc tế (AIPF)

 Hiệp hội quốc tế các Phóng viên Báo chí Pháp ngữ (UIJPLF)

 Cộng đồng các Đài phát thanh quốc gia Pháp ngữ (CRPLF)

Song song với hoạt động phát triển tiếng Pháp, OIF góp phần vào quá trình dân chủ hóa

và phát triển của các nước thành viên Trên bình diện rộng hơn, tiếng nói của khối Pháp ngữ

Trang 14

được lắng nghe trong các cuộc thảo luận quốc tế lớn (WTO, giải trừ vũ khí, nợ của các nướcNam bán cầu ) Cuộc họp thượng đỉnh lần thứ IX của khối Pháp ngữ đã được tổ chức tạiBeyrouth vào mùa thu năm 2002.

Sự hiện diện của Pháp trên thế giới

Có 1 774 200 người Pháp sốngở nước ngoài, phân bổ theo vùng địa lý như sau :

 52,7% tại Châu Âu, 934 444người-* 25,4% tại Châu Mỹ, 450 831 người

 8,2% tại Bắc Phi, Trung Đông và Cận đông, 145 000 người

 8% tại cận Sahara châu Phi, 142 013 người

 5,7% tại Châu á và châu Đại dương, 101 919 người

Đa số người Pháp cư trú tạm thời ở nước ngoài (thời hạn lưu trú trung bình là 4 năm).Chủ yếu họ là các cán bộ hay kỹ thuật viên của các doanh nghiệp Pháp, các nhân viên nhànước hay thành viên của các tổ chức nhân đạo

Trang 15

CHƯƠNG II: NỀN KINH TẾ PHÁP QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ

I Giai đoạn cách mạng tư sản Pháp đến chiến tranh thế giới thứ nhất.

Ngày 14/07/1789 là ngày đánh dấu bước chuyển đổi quan trọng trong lịch sử nướcPháp, đó chính là bước chuyển từ chế độ cũ sang một nhà nước dân chủ hiện đại khi cuộckhởi nghĩa chống lại sự phân biệt tầng lớp của Hoàng tộc đã chiếm giữ nhà ngục Bastille, giếtquản tù và lính canh gác của hắn

Nhà nước mới hình thành, quyền của người đàn ông và các công dân được công bố bởihội đồng quốc gia vào tháng 8 năm 1789 như bước đầu trong lịch sử để hình thành nên hiếnpháp Nó được xem là một điểm báo trước để đưa ra một lời tuyên ngôn độc lập xác địnhquyền cá nhân, quyền tập thể của tất cả các tầng lớp như một

Ngày 04/08/1789 chế đị phong kiến bị chấm dứt, nó được biết đến như một bản ántháng 8, quét đi bọn cầm quyền lãnh chúa

Cuộc cách mạng mang lại sức mạnh của sự chuyển đổi với quy mô lớn, từ nhà thờ thiênchúa giáo La Mã sang nhà nước Dưới chế độ cũ, nhà thờ sở hữu vùng đất rộng lớn nhất trênđất nước Sau đó đã bị chấm dứt khi nhà nước mới hình thành Các quyền lợi đặc biệt của nhàthờ như quyền đánh thuế trên các đồng cỏ đã chấm dứt và xung công tài sản

Hiến Pháp năm 1791, Pháp có chức năng như một nhà nước quân chủ lập hiến Nhà vuaphải chia sẻ quyền lực với các đại biểu hội đồng luật pháp, nhưng ông vẫn được duy trì quyềnbầu cử và khả năng lựa chọn tổng thống

Sau thời gian dài rối loạn trong chính quyền Pháp, hội nghị quốc gia đã thay đổi hiếnpháp cũ, hiến pháp mới được công bố ngày 20/09/1792, thay chế độ quân chủ bởi một nềncộng hoà

Hội nghị ngày 17/08/1795 đã tán thành hiến pháp mới, cùng với việc thong qua của mộtcuộc trưng cầu dân ý và nó đem lại kết quả vào ngày 26/09/1795 Hiến pháp mới tạo ra "cuốnsách chỉ dẫn" và tạo ra thượng - hạ nghị viện đầu tiên trong lịch sử nước Pháp Nghị viện baogồm 500 đại diện cho chính phủ, 250 thượng viện

Trang 16

- Vào năm 1838 vị Vua Pháp cuối cùng thoái vị Và cộng hoà Pháp thứ hai được tuyên

bố ra đời

- Louis Napoleon Bonparte được chọn làm tổng thống tiếp theo một cuộc đảo chính đóđược xác định và chấp nhận trong cuộc trưng cầu dân ý đáng ngờ Napoleon đệ tam của Phápmang đế chế nhỏ vào năm 1852 và giữ nó co đến khi ông ta suy sụp và năm 1870

- Thời kỳ này thấy được nền công nghiệp hóa, đô thị hoá và tăng trưởng kinh tế, nhưngchính sách quốc tế thì không thành công.Vào năm 1856 Pháp gia nhập chiến tranh cùng vớiAnh chống lại Trung Quốc

Cộng hoà thứ ba ra đời

- Nền cộng hoà vào giai đoạn đầu trong tác động xui khiến bởi những người trongHoàng tộc Nhưng những người cộng Hoà và những người Bonaparte tranh giành quyền lực,giai đoạn 1879 – 1899 quyêng lực đến tay người cộng hoà

- Trong một sự ra sức cách ly Đức, Pháp chịu thiệt hại lớn cùng với Nga và Anh

- Đầu tiên là sự liên kết giữa Pháp, Nga năm 1894, và năm 1904 là hiệp định than thiệnvới Vương quốc Anh, và cuối cùng là biểu hiện của hiệp định Nga – Anh vào năm 1907 Nótrở thành ba phần của hiệp định Hậu quả dẫn đầu là Nga, Anh tham gia vào chiển tranh thếgiới thứ nhất Pháp vẫn còn ở lại Châu Á tìm kiến cho khối lien minh và tháy ở Nhật có thể làbạn đồng minh

- Trong giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX Mặc dầu kết hợp với nhiềunền văn hoá tiên tiến và các trò tiêu khiển phổ biến (múa hát, nhảy , chiếu phim,…) songPháp là một quốc gia có nội bộ chia rẽ trong tư tưởng tôn giáo, tầng lớp, khu vực hoá và tiền

tệ Chiển tranh thế giới thứ nhất không thể tránh được, và nó đã tiêu tốn con người và tàichính một cách thảm hại của Pháp

II Nền kinh tế Pháp sau hai cuộc chiến tranh thế giới

Dù là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp phải chịu những tổn thất

to lớn cả về con người và vật chất khiến họ trở nên suy yếu trong những thập kỷ tiếp sau.Những năm 1930 được đánh dấu bởi nhiều cuộc cải cách xã hội do Chính phủ Mặt trận Bìnhdân đưa ra

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, sau một một trận đánh ngắn, dữ dội và mang tính sailầm chiến lược, giới lãnh đạo Pháp đã quyết định đầu hàng Đức năm 1940 Chính sách hợptác với kẻ thù, một hành động khiến một số người phản đối, dẫn tới việc thành lập Các lực

Minh giải phóng năm 1944

Trang 17

1 Giai đoạn từ 1945 đến 1957: khôi phục nền kinh tế hậu chiến

Chiến tranh thế giới thứ hai và sự chiếm đóng của phát xít Đức đã gây thiệt hại nặng nềcho nền kinh tế Pháp: sản xuất công nghiệp giảm xuống gấp ba lần, sản xuất nông nghiệpgiảm hai lần tuy nhiên,trong những năm 1947_1957 Nước pháp đã có sự khôi phục kinh tếthời hậu chiến

Trong những năm 1945 – 1950, kinh tế Pháp phát triển chậm chạp, gặp nhiều khó khănTướng Charles de Gaulle, người đứng đầu nước Pháp trong thời gian chiến tranh, được bầulàm người đứng đầu chính phủ vào năm 1945 Ông đã lập tức thông báo sẽ quốc hữu hóa cácnhà máy điện và các tổ chức tín dụng Sau đó, chính phủ của De Gaulle tiếp tục thực hiện việcquốc hữu hóa đối với các mỏ than, các ngân hàng lớn và các công ty bảo hiểm lớn, các công

ty năng lượng và công ty gas, hãng hàng không Pháp Chính phủ Pháp năm giữ hơn 20%ngành công nghiệp

Chính sách này đã phù hợp với chính sách thương mại trong hệ thông chính sách chỉhuy kinh tế Mặc dù,có sự ủng hộ rộng dãi với những chính sách kinh tế của chính phủ nhưngcũng có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ đã không tán đồng với biện pháp này Do đó một số đơn

vị đã tự tách ra Đảng cộng sản và đảng xã hội Pháp đã rút ra khỏi chính phủ vào năm 1947 và1949

Jean Monnet tìm cách níu kéo các mục tiêu mà nước Pháp đặt ra vào năm 1945 cho nênkinh tế Pháp đến năm 1950.Thêm vào đó là mục tiêu mà Monnet đã gọi là “hiện đại hóa côngnghiêp”.Monnet chú ý rằng: chính phủ Pháp không có đủ nguồn lực dể khôi phục tất cả nênkinh tế Pháp, do đó, ông đã gội những khu vực đầu tư của chinh phủ la khu vực “keyeconomy”.Khu vực này bao gồm hệ thông giao thông, điện, luyện kim, than, may nồngnghiệp Sau đó, dàu mỏ và phân bón cũng được thêm vào danh sách này Cách thức củaMonnet, đến năm 1952, trở thành kế hoach Monnet

Trong mỗi khu vực “ key economic”của kế hoạch Monnet, mỗi thành phần trong kếhoạch được chuyển đến ủy ban hiện đại hóa tạo lên các ủy ban chuyên trách, đơn vị quản líkhu vực, các công ty công và các hiệp hội, chuyên viên kĩ thuật

Sự phân công này không tạo ra được khả năng để giải quyết các vấn đề của nền kinh tếPháp Lạm phát trở thành vấn đề kinh niên thời kì hậu chiến Nhưng giá cả đã không đươckiểm soát

Trang 18

Dưới đây là các số liệu về lạm phát:

Những khoảng chi cho quân đội Pháp trong cuộc chiến tranh Việt Nam và chiến tranhAlgeria đã tác động xấu đến ngân sách chính phủ Thâm hụt ngân sách góp phần làm trầmtrọng hơn tình trạng lạm phát đang diễn ra.Lạm phát dai dẳng là kết quả của việc chính phủchi tiền trợ cấp cho các công ty để tăng khả năng cạnh tranh quốc tế

Mặc dù kinh tế Pháp có tăng trưởng nhưng nó khong tăng trưởng nhah như nền kinh tếcủa Tây Đức.Đặc biệt ngành nông nghiệp còn có bước dật lùi Những nhận thc về sự thànhcông của kế hoạch Monnet đã hình thành nên kế hoạch từ năm 1954 đến năm 1957.Kế hoạchnày được gọi là kế hoạch Hirsch.Mục tiêu của kế hoạch Monnet là chỉ có tăng 10 phần trămtrong khu vưc “key economy” trong khoảng 5 năm Kế hoạch Hirsh đã đặt ra mức tăng trưởng25% trong 3 năm cho phần lớn các lĩnh vực trong ngành công nghiệp.Nước Pháp đã dạt đượcmục tiêu kế hoạch đó

Bên cạnh đó, Chính phủ Pháp lại thực hiện những chính sách đối nội, đối ngoại ngượclại lợi ích của nhân dân Pháp

+ Về đối nội, thu hẹp các quyền tự do dân chủ của nhân dân, xoá bỏ những cải cách tiến

bộ đã thực hiện trước đây: tăng thuế, giảm trợ cấp phúc lợi xã hội…

+ Về đối ngoại, tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược thực dân hao người, tốn của

ở Đông Dương, Angiêri, gia nhập khối quân sự xâm lược NATO và để cho Mĩ đóng quân vàthiết lập các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Pháp, tán thành tái vũ trang lại cho Tây Đức và phụchồi chủ nghĩa quân phiệt phục thù Tây Đức vốn là kẻ thù nguy hiểm của nước Pháp… Donhững chính sách đối nội, đối ngoại phản động của giới cầm quyền, tình hình nước Pháp trởnên không ổn định, cao trào đấu tranh của công nhân và nhân dân Pháp bùng nổ Ngày càngtạo ra nhiều những khó khăn cho nền kinh tế Pháp

Trang 19

Năm 1948, Pháp nhận "viện trợ" kinh tế của Mĩ theo kế hoạch "phục hưng châu Âu" do ngoạitrưởng Mĩ Macsan đề ra Nhờ đó, kinh tế có những bước phát triển mới, nhưng bị phụ thuộcvào kinh tế Mĩ

Tập trung chủ yếu vào khu vực sản xuất: than, thép, xi măng, máy nông nghiệp, phươngtiện giao thông công nghiệp, xây dựng nhà ở, mở rộng hàng xuất khẩu Phát triển nông nghiệptận dụng lợi thế về diện tích đất nông nghiệp chiến ¾ diện tích, cơ giới hoá nông nghiệp.Nhờ vào sự viện trợ của Mỹ và các định hướng kinh tế của Pháp thực hiện hiệu quả, nềnkinh tế Pháp đã dần thoát ra khỏi thời kỳ đen tối sau chiến tranh, bước vào thời kỳ phát triểnthinh vượng của nền kinh tế Pháp

2 Giai đoạn từ năm 1957 đến 1973: Thời kỳ phát triển phồn thịnh của nền kinh tế Pháp.

Nền kinh tế Pháp liên tục phát triển ổn định trong gần 20 năm cho đến khi cuộc khủnghoảng khí đốt toàn cầu diễn ra

Trong thời kỳ này, Pháp tiếp tục tập trung chủ yếu vào khu vực phát triển sản xuất:Than, thép, xi măng, máy nông nghiệp,…Đầu tư máy móc thiết bị, phân bón, tận dụng lợi thế

so sánh về diện tích đất đai sử dụng cho nông nghiệp để phát triển nông nghiệp Phát triểncác nông trang lớn, chuyên canh, đăc biệt chú trọng vào sản xuất lương thực thực phẩm phục

vu nhu cầu trong nước và viện trợ cho quân đội

Nền kinh tế Pháp trong thời kỳ này phát triển nhanh và ổn định với tốc độ tăng trưởngkinh tế cao: 5 – 6%/ năm, tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn khá cao Vì thế mục tiêu chínhcủa thời kỳ này là tập trung duy trì ổn định nền tài chính, tiền tệ Ổn định cán cân thanh toánquốc tế, duy trì tăng trưởng 5 – 6% và phấn đấu có việc làm đầy đủ

Nhà nước Pháp kiểm soát và nắm giữ cổ phần chủ yếu các ngành công nghiệp chủ yếunhư: Giao thông, năng lượng, viễn thông, cơ sở hạ tầng; và trong ngành ngân hàng đồng thờikhuyến khích đa dạng hoá các loại hình kinh doanh, kết hợp, giao kết với nhau trong những

dự án kinh doanh chính yếu, quan trọng, đặc biệt là trong các lĩnh vực đang được chính phủkhuyến khích

Điều kiện địa lý cùng với những địa danh lịch sử cũng là một lợi thế lớn cho nền kinh tếPháp tận dụng và khai thác cho phát triển Trong thời kỳ này, ngành du lịch Pháp phát triểnđóng góp đáng kể cho GDP Đăch biệt là những năm 60s Pháp là một đất nước được viếngthăm nhiều nhất trên thế giới với trên 75 triệu du khách mỗi năm Đặc biệt là các bãi trượttuyết trên dải Alpers phát triển nhanh chóng trở thành điểm thu hút tiêu dùng của nước ngoàivào Pháp, kéo theo đó là hàng loạt các dịch vụ đi kèm bổ trợ: Khách sạn, nhà hàng, ngânhàng, Giúp tạo ra không ít việc làm cho Pháp nhẹ gánh hơn trong việc giải quyết thất nghiệp

Trang 20

Tuy nhiên không thể không kể đến các yếu tố góp phần chủ yếu vào phát triển nền kinh

tế Pháp trpng thời kỳ này đó là:

- Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật làm cho năng suất lao động và khối lượng sảnphẩm hàng hoá tăng tiến vượt bậc

- Giá nhập nguyên nhiên liệu từ thế giới thứ ba rẻ

- Chính sách mở cửa của nhà nước ra thị trường châu Âu và thế giới

- Vai trò điều tiết nền kinh tế của Nhà nước phát huy hiệu quả

Nhìn chung, giai đoạn này Pháp đã thực sự phát huy được các huy được các lợi thế vềmọi mặt cho phát triển, đưa Pháp từ một nước thất bại trong chíên tranh, nền kinh tế suy giảmnghiêm trọng trở thành một nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu trên thế giới

3 Giai đoạn từ 1973 đến 1982: Kinh tế Pháp trước tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng

Kinh tế Pháp trước tác động Sau cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng toàn cầunăm 1973, cũng giống như các nước tư bản khác, kinh tế Pháp bước vào thời kỳ phát triểnkhông ổn định, thường xuyên diễn ra suy thoái, lạm pháp, thất nghiệp, và mức tăng trưởngkinh tế giảm xuống còn 2,4% năm

Đứng trước tình hình đó của nền kinh tê, Pháp đã chủ trương tăng cường kiểm soát lạmphát Coi đây là mục tiêu chính cho các bước phát triển tiếp theo, cho tương lai của nền kinhtế

Tiếp tục phát huy lợi thế sẵn có và phát triển một số ngành mới có triển vọng cả về mặtkinh tế và xã hội

Cùng với khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu trong cuộc khủng hoảng về nănglượng Pháp chính sách chủ động về các nguồn năng lượng, cacs nguồn nguyên liệu thô Tăngcường đầu tư phát triển thuỷ điện, khuyến khích các ngành sản xuất hang hoá có tiêu thụ điệnhơn là các ngành sản xuất hang hoá tiêu thụ hoặc trực tiếp tiêu thụ xăng dầu

Cân bằng cán cân thương mại: tập trung sản xuất các mặt hang có chứa hàm lượng côngnghệ cao: máy móc, sắt, thép,… và các mặt hang thời trang: quần áo, nước hoa,…Nhập khẩuchủ yếu là dầu thô và các sản phẩm thô từ nông nghiệp từ các nước đang phát triển khác.Tuy vậy, Pháp vẫn ưu tiên đặc biệt cho quân đội và an ninh xã hội Tăng chi tiêu chokhu vực này lên chiếm tới 45%GDP Đây là một con số không nhỏ trong mọi nền kinh tế thời

kỳ này Tiêu dung các nhân cũng tăng lên con số đáng kể: 31% GDP

Trang 21

4 Giai đoạn từ 1982 đến 1996

Về tăng trưởng kinh tế

Năm 1990 tỉ lệ đầu tư tăng đến 18% nhưng vào những năm 1991-1993 do nhu cầu thịtrường giảm nên đầu tư cũng giảm (năm 1993 giảm 8.3%) Sang năm 1994 với việc phục hồikinh tế , đầu tư có phần tăng lên (0.5%)và sang năm 1995 tăng lên nhiều (5.7% trong 6 thángđầu)

Khả năng của các xí nghiệp Pháp còn to lớn,bởi vì tính trung bình trong công nghiệpcác xí nghiệp mới sử dụng 79.7% năng lực sản xuất của mình vào cuối năm 1993

Năm 1993 sau 2 năm tăng trưởng kinh tế mạnh (1988 và 1990) và 2 năm thuyên giảmkinh tế (1991-1992) Pháp đã rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng, với GDP giảm 1%, cuộcsuy thoái lần này thể hiện ở 2 mặt: Suy thoái mang tính chất chu kỳ và sản xuất dư thừa mangtính cơ cấu

Do giảm nhu cầu cả trong và ngoài nước ,nhu cầu trong nước giảm 1.3%,đầu tư giảm8.3%

Do tình trạng suy thoái cung của châu Âu

Sau quý I năm 1994 kinh tế được phục hồi lại nhưng vẫn ở tình trạng suy thoái,chínhphủ đã có những biện pháp như:

+ chính sách chống lạm phát

+ chính sách đồng phrăng mạnh của chính phủ

+ chính sách đẩy mạnh đầu tư nước ngoài

Vì thế GDP tăng 2.7%,vốn cố định tăng 1.1% , đầu tư thiết bị tăng 1.4% ,nhu cấu trongnước tăng 0.7%,tỉ lệ lạm phát 1.6% ,nam 1994 xuâts khẩu tăng 4.6%,nhập khẩu tăng3.6%,mức đáp ứng thương mại là 87.3 tỉ phrăng

2 tháng đầu năm 1995 ngoại thương đạt mức xuất siêu kỷ lục là 19.6 tỉ phrăng

Đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh,Pháp chiếm vị trí thứ 4 thế giới ,chiếm 5% tổng đầu

tư thế giới Nhờ chính sách của chính phủ :

+ Ổn định tiền tệ

+ Giảm thâm hụt ngân sách

+ Giúp đở các hoạt động, giảm gánh nặng chi phí xã hội cho các xí nghiệp

Về thâm hụt tài chính công:

Tăng trong giai đoạn này 3.8% GDP năm 1992, 5.8% năm 1993, 6% năm 1994, kéotheo tăng nợ nước ngoài : 35.5% GDP năm 1991

39.6%GDP năm 1992

45.8% GDP năm 1993

Ngày đăng: 10/04/2013, 17:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Quốc hội được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp, đơn danh quá bán hai vòng, cho nhiệm kỳ 5 năm - những đặc điểm của nền kinh tế Pháp
u ốc hội được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp, đơn danh quá bán hai vòng, cho nhiệm kỳ 5 năm (Trang 9)
Về mặt lao động, lực lượng lao động Pháp chiếm hơn 40% dân số.bảng số liệu sau đây cho thấy quy mô và tỉ lệ so với dân số của lực lượng lao động Pháp. - những đặc điểm của nền kinh tế Pháp
m ặt lao động, lực lượng lao động Pháp chiếm hơn 40% dân số.bảng số liệu sau đây cho thấy quy mô và tỉ lệ so với dân số của lực lượng lao động Pháp (Trang 29)
Bảng số liêu trên cho chúng ta thấy tỷ lệ lao động của Pháp thấp hơn hẳn các nước G7 khác, đặc biệt là so với Nht Bản, Anh Quốc, Hoa Kì và Canada. - những đặc điểm của nền kinh tế Pháp
Bảng s ố liêu trên cho chúng ta thấy tỷ lệ lao động của Pháp thấp hơn hẳn các nước G7 khác, đặc biệt là so với Nht Bản, Anh Quốc, Hoa Kì và Canada (Trang 30)
Bảng số liêu trên cho chúng ta thấy tỷ lệ lao động của Pháp thấp hơn hẳn các nước G7  khác, đặc biệt là so với Nht Bản, Anh Quốc, Hoa Kì và Canada. - những đặc điểm của nền kinh tế Pháp
Bảng s ố liêu trên cho chúng ta thấy tỷ lệ lao động của Pháp thấp hơn hẳn các nước G7 khác, đặc biệt là so với Nht Bản, Anh Quốc, Hoa Kì và Canada (Trang 30)
Kinh tế pháp là một nền kinh tế phát triển đi theo mô hình kinh tế thi trường có sự định hướng của nhà nước - những đặc điểm của nền kinh tế Pháp
inh tế pháp là một nền kinh tế phát triển đi theo mô hình kinh tế thi trường có sự định hướng của nhà nước (Trang 32)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w