So sánh nền kinh tế Pháp với các nền kinh tế tư bản khác

Một phần của tài liệu những đặc điểm của nền kinh tế Pháp (Trang 27 - 32)

1. Quy mô nền kinh tế

Pháp là thành viên của G7 sau này là G8,là nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới về quy mô, nếu tính theo mức giá hiện hành thi nền kinh tế pháp năm 2007 có giá trị tổng sản phẩm quốc nội lên đến 2.560.26 tỷ USD sau Mĩ, Nhật ,Đức, Trung Quốc, Anh chiếm 4.714% GDP thế giới. Nếu tính theo ngang giá sức mua (PPP) thì Kinh tế Pháp đứng thứ tám thế giới với GDP theo sức mua là 2.116,61 tỉ USD.Là một nước phát triển, Pháp có thu nhập bình quân đầu người là 41.511.5 USD/người. đứng thứ 18 trên thế giới, và đứng thứ tư trong các nước G8 sau Mĩ (45845 USD/ người),Anh(45574) và Canda (43485).Dưới đây là bảng số liệu về tổng sản phẩm quốc nội của các nước G8 và Trung Quốc.

Country Subject Descriptor Units 2000 2007 United States

Gross domestic product, current

prices U.S.D 9,816.98 13,843.83 Japan

Gross domestic product, current

prices U.S. D 4,668.79 4,383.76 Germany Gross domestic product, current prices U.S. D 1,905.80 3,322.15 United

Kingdom Gross domestic product, current prices U.S.D 1,453.84 2,772.57 France

Gross domestic product, current

prices U.S.D 1,333.17 2,560.26 Italy

Gross domestic product, current

prices U.S. D 1,100.56 2,104.67 Canada

Gross domestic product, current

prices U.S. D 725.158 1,432.14 Russia

Gross domestic product, current

prices U.S. D 259.702 1,289.58

Nguồn:IMF

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của Pháp đang chậm lại so với các nước G7 khác, tăng trưởng kinh tế của Pháp năm 2007 là 1.883% chậm hơn hẳn so với Anh (3.12%) hay Đức (2.534%).Tốc độ tăng trưởng bình quân của Pháp từ năm 1980 đến năm 2007 là 2.06 % chậm hơn so với Mĩ, Canada,.. nhưng nhannh hơn Italia và Đức.Tuy nhiên, thì sự khác biệt này không đủ để thay đổi nền vị trí nền kinh tế ít nhất là trong tương lai gần.theo dự báo của IMF thì đến năm 2013. kinh tế Pháp vẫn giữ được vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng các nền kinh tế lớn nhất thế giới. với GDP năm 2013 là 3634.42 tỉ USD.

Country 2000 2005 2006 2007 AV(1980-2007) Canada 5.233 3.066 2.759 2.653 2.771602 France 3.91 1.711 1.989 1.883 2.057336 Germany 3.129 0.763 2.882 2.534 1.893315 Italy 3.582 0.551 1.841 1.457 1.643353 Japan 2.86 1.934 2.424 2.107 2.354683 United Kingdom 3.802 1.839 2.909 3.12 2.388352 United States 3.66 3.07 2.871 2.189 2.915296 Nguồn IMF

2. Dân số- việc làm và thất nghiệp.

Về dân số, Nước Pháp là nước có dân số đông thứ 20 thế giới với 61.676 triệu người.Và đứng thứ sáu trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới.Và đứng thứ tư trong các nước G7.

Country Type Country Subject Descriptor Units 2000 2007 GPO 2007(%) China LDC Population Persons 1,267.43 1,321.05 0.4998 United States DC - G7 Population Persons 282.31 301.967 0.9663 Brazil NICs Population Persons 171.28 189.335 1.3728 Japan DC - G7 Population Persons 126.831 127.761 0.0117 Germany DC - G7 Population Persons 82.26 82.2 -0.1130 France DC- G7 Population Persons 59.049 61.676 0.5232 United

Kingdom DC - G7 Population Persons 58.886 60.836 0.5006 Italy DC - G7 Population Persons 57.044 58.671 0.4039 Spain NICs Population Persons 40.263 44.874 1.8290 Canada DC - G7 Population Persons 30.651 32.934 1.0121

Nguồn IMF

Sự biến động dân số của Pháp có sự khác biệt rõ rệt so với các nước Tây Âu khác. Bắt đầu từ thế kỷ 19, lịch sử phát triển dân số Pháp bắt đầu trở nên khác biệt rõ nét so với Thế giới phương Tây. Không như phần còn lại của Châu Âu, Pháp không trải qua thời kỳ phát triển dân số mạnh trong thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20. Trái lại, ở nửa sau thế kỷ 20 dân số nước này lại tăng nhanh hơn các nước Châu Âu khác và vì thế cũng ở mức cao hơn trong các thế kỷ trước.

Sau năm 1974, mức tăng dân số Pháp trở nên ổn định, và hạ xuống mức thấp nhất trong thập kỷ 1990 với mức tăng hàng năm 0.39%, tương tự với Châu Âu vốn đang ở giai đoạn giảm sút dân số. Tuy nhiên, những kết quả đầu tiên của cuộc điều tra dân số năm 2004 của Pháp cho thấy mức tăng dân số đã lại tăng mạnh sau cuộc điều tra năm 1999, một điều không ai từng nghĩ tới trước đó. Từ năm 1999 đến năm 2003, mức tăng dân số hàng năm là 0.58%. Năm 2004, tốc độ tăng dân số ở mức 0.68%, hầu như tương đương với Bắc Mỹ. Năm 2004 cũng là năm tốc độ tăng dân số Pháp đạt mức cao nhất kể từ năm 1974. Mức tăng dân số của Pháp vượt

xa các nước Châu Âu (ngoại trừ Cộng hòa Ireland). Năm 2003, tăng trưởng dân số tự nhiên Pháp (trừ nhập cư) hầu như chiếm toàn bộ mức tăng trưởng dân số tự nhiên Châu Âu: dân số Liên minh Châu Âu tăng 216,000 người (không tính nhập cư), trong số đó 211,000 là từ riêng nước Pháp, và 5,000 từ toàn bộ các nước khác cộng lại.Nhìn vào bảng số liệu ở trên ta thấy Pháp có mức tăng dân só nhanh nhất so với các nước khác của G7 ở phương tây. Kết quả này sẽ có thể đưa nước Pháp thành nước đông dân nhất liên minh châu Âu. Hiện nay các nhà nhân khẩu học ước tính, tới năm 2050 dân số Mẫu quốc Pháp sẽ là 75 triệu người, và lúc đó dân số Pháp sẽ trên Đức (71 triệu), Anh Quốc, và Italia.

Về mặt lao động, lực lượng lao động Pháp chiếm hơn 40% dân số.bảng số liệu sau đây cho thấy quy mô và tỉ lệ so với dân số của lực lượng lao động Pháp.

Nguồn IMF

Trong báo cáo OECD in Figures xuất bản năm 2005, OECD cũng ghi chú rằng Pháp hiện dẫn đầu các nước G7 về hiệu năng sản xuất (tính theo GDP trên giờ làm việc). Năm 2004, GDP trên giờ lao động tại Pháp là $47.7, xếp hạng trên Hoa Kỳ ($46.3), Đức ($42.1), Anh Quốc ($39.6), hay Nhật Bản ($32.5). Dù có năng suất trên giờ làm việc cao hơn Hoa Kỳ, GDP trên đầu người của Pháp lại thấp hơn khá nhiều so với GDP trên đầu người Hoa Kỳ, trên thực tế chỉ tương đương mức GDP trên đầu người của các nước Châu Âu khác, trung bình thấp hơn 30% so với mức của Hoa Kỳ. Lý do giải thích vấn đề này là phần trăm dân số tham gia lao động của Pháp thấp hơn so với Mỹ, khiến GDP trên đầu người của Pháp ở mức thấp dù có năng suất lao động cao hơn. Trên thực tế, Pháp là một trong những nước có tỷ lệ người lao động trong độ tuổi 15-64 thấp nhất khối OECD. Năm 2004, 68.8% dân số Pháp trong độ tuổi 15-64 có việc làm, so với 80.0% tại Nhật Bản, 78.9% tại Anh Quốc, 77.2% tại Hoa Kỳ, và 71.0% tại Đức. Hiện tượng này là kết quả của tình trạng thất nghiệp hầu như trong ba mươi năm liền tại Pháp, dẫn tới ba hậu quả làm giảm sút số lượng dân số lao động: khoảng 9% dân số ở độ tuổi lao động không có việc làm; sinh viên phải trì hoãn càng lâu càng tốt thời gian tham gia thị trường lao động của mình; và cuối cùng, chính phủ Pháp đã đưa ra nhiều biện pháp khuyến khích người lao động nghỉ hưu sớm ngay từ độ tuổi 50, dù những biện pháp này đang được giảm bớt.

Country Subject Descriptor 1990 2000 2005 2006 2007 Canada employment rate 47.34 48.17 50.12 50.56 51.21 France employment rate 40.32 41.21 41.13 41.20 41.48 year 1980 1990 2000 2005 2006 2007 employment 22.029 22.863 24.332 25.089 25.28 25.585 population 53.731 56.709 59.049 60.996 61.355 61.676 employment rate 40.99868 40.31635 41.20646 41.13221 41.20284 41.48291 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Germany employment rate 48.08 47.47 46.97 47.40 47.52 Italy employment rate 39.88 36.95 38.80 39.34 40.18 Japan employment rate 50.63 50.82 49.75 49.96 50.19 United Kingdom employment rate 46.95 46.65 47.77 47.94 48.01 United States employment rate 47.51 48.49 47.84 48.29 48.37

Nguồn IMF

Bảng số liêu trên cho chúng ta thấy tỷ lệ lao động của Pháp thấp hơn hẳn các nước G7 khác, đặc biệt là so với Nht Bản, Anh Quốc, Hoa Kì và Canada.

Thất nghiệp cũng là nỗi lo lớn của nền kinh tế Pháp.

Country Subject Descriptor 2000 2005 2006 2007 Canada Unemployment rate 6.833 6.75 6.317 6.025 France Unemployment rate 9.083 9.258 9.208 8.3 Germany Unemployment rate 6.883 10.6 9.825 8.425 Italy Unemployment rate 10.1 7.7 6.775 6 Japan Unemployment rate 4.724 4.426 4.132 3.9 United Kingdom Unemployment rate 5.526 4.788 5.408 5.417 United States Unemployment rate 3.967 5.067 4.608 4.642

Nguồn IMF

Trong các nước G7, Pháp là nước có tỉ lệ thất nghiệp cao 8.3%, chỉ thấp hơn Đức (8.425%), nhưng cao hơn rất nhiều so với Nhật Bản (3.9%), Mĩ (4.642%), Anh Quốc (5.417%).

Về cơ cấu lao động, Pháp có cơ cấu lao động thể hiện rõ đặc điiểm của một nước phát triển:lao động trong nông nghiệp là 4.1%, công nghiệp là 24.4% và dịch vụ là 71.5%.Tuy nhiên, so với các nước công nghiệp khác phát triển khác thì tỉ lệ lao đọng trong nông nghiệp của Pháp tương đối cao.Ví dụ so với Mĩ thì tỉ lệ lao động trong nông nghiệp chỉ khoảng 0.9% lực lượng lao động.dưới đây là biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động của Pháp và của Mĩ.

3. Về chiến lược phát triển kinh tế

Ở các nước tư bản phát triển, mô hình kinh tế thị trường đã trải qua nhiều giai đoạn biến đổi thăng trầm, tiến hóa theo thời gian cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và các quan hệ kinh tế, dưới tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật, ngày nay là cách mạng khoa

học - công nghệ. Các mô hình kinh tế thị trường của các nước này có những sự biến đổi, thích nghi để tồn tại và phát triển. Trong những năm gần đây, dựa theo những nét khác biệt và tương đồng, người ta đã chia các mô hình kinh tế thị trường đang vận hành ở các nước tư bản phát triển trên thế giới thành 3 nhóm tiêu biểu:

- Mô hình thể chế kinh tế thị trường tự do (tiêu biểu là nền kinh tế thị trường của Mỹ, Anh, Ốx-trây-li-a,…).

- Mô hình thể chế kinh tế thị trường xã hội (tiêu biểu là Đức, Thụy Điển và các nước Bắc Âu khác).

- mô hình kinh tế thị trường có sự định hương của nhà nước (tiêu biểu là nền kinh tế Pháp, Nhật Bản).

Pháp là một nước đi theo con đường kinh tế thị trường có định hướng của nhà nước. Kinh tế Pháp bao gồm số lượng lớn doanh nghiệp tư nhân (gần 2.5 triệu công ty đã đăng ký) với sự can thiệp đáng kể (dù đang giảm bớt) từ phía chính. Chính phủ giữ ảnh hưởng khá lớn trên những lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng, sở hữu đa số vốn trong các ngành đường sắt, điện, hàng không và các công ty viễn thông. Nước này đã dần nới lỏng kiểm soát từ đầu thập kỷ 1990. Chính phủ dần bán ra các cổ phần đang nắm giữ trong France Télécom, Air France, cũng như trong các ngành bảo hiểm, ngân hàng và công nghiệp quốc phòng.Điều này có sự khác biệt rất lớn so với các nên kinh tế khác như Mỹ, với nền kinh tế bị lũng đoạt bởi hầu hết các công ty tư nhân,các tâp đoàn lớn và có ít sự can thiệp của chính phủ, nền kinh tế có sự tư do cao.

Chính phủ pháp tham gia sâu vào các hoạt động kinh tế như chính phủ đặt ra luật tiền lương tối thiểu, tỉ lệ đầu tư vào các doanh nghiêp nhà nước của Pháp tương đối cao, tỉ lệ chi tiêu chính phủ cao là 46.6 % GDP( năm 1998) cao hơn nhiều so với nước các nước khác như Nhật Bản (18.4% GDP - - năm 1980) hay Đức ( 32.9% -năm 1998) hay nước có nền kinh tế tư do như Mĩ là 21.1% GDP (năm 1998). Tỉ lệ thuế trong GDP cao so vơi các nước khácdo chính sách thuế cao đặc biệt là các nguòn thuế gian thu:.Dưới đây là một số số liệu về tỉ lệ thuế trong GDP của các nước phát triển.

Pháp 39.40% Anh(UK) 35.20%

Mỹ 30.40%

Nhật Bản 22.20% CHLB Đức 38%

Sự can thiêp của chính phủ đã góp phần tạo ra sự bình đẳng trong xã hội Pháp về mặt kinh tế.Nươc Pháp là nước có tỉ lệ người dân nghèo thuộc loại thấp nhất ở các nước phát triển, tỉ lệ người nghèo của Pháp chỉ là 6.2 % thấp hơn nhiều so với các nước khác như Mỹ (13%), Nhật Bản (13.5%), Anh Quốc (14%).pháp cũng là nước có chỉ só phát triển con người cao thứ

12 thế giới (vị trí cao hơn vị trí GDP/người là thứ 18).và chỉ số bất bình đẳng thấp so với các nước cùng trình độ phát triển.

Kinh tế pháp là một nền kinh tế phát triển đi theo mô hình kinh tế thi trường có sự định hướng của nhà nước. Sự can thiệp sâu của chính phủ vào nền kinh tế đã giúp Pháp đạt được những chỉ tiêu lớn về xã hội, sự bất bình đẳng, và tỉ lệ ngừi nghèo ở mức thấp.Tuy nhiên nước kinh tế Pháp cũng gặp phải một số vấn đề như sự kém năng động của nền kinh tế, tỉ lệ thất nghiệp cao do những quy định bảo vệ người lao động.

Một phần của tài liệu những đặc điểm của nền kinh tế Pháp (Trang 27 - 32)