1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH TM XNK VIỄN THÔNG A.docx

80 2K 27
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 294,8 KB

Nội dung

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH TM XNK VIỄN THÔNG A.

Trang 1

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài :

CÔNG TY TNHH TM XNK VIỄN THÔNG A

Ngành : Quản trị kinh doanh

GVHD : Ths Ngô Ngọc Cương SVTH : Hồ Thị Nguyệt Thu MSSV : 09B4010026

Lớp : 09HQT1

TP.HCM, 2011

Trang 2

L I CAM ỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi Những kết quả và các số liệutrong khóa luận được thực hiện tại Công ty TNHH TM XNK Viễn Thông A,không sao chép bất kỳ nguồn nào khác Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhàtrường về sự cam đoan này

TP Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 04 năm 2011

Sinh viên

Hồ Thị Nguyệt Thu

Trang 3

L I C M ỜI CAM ẢM ƠN

Trước tiên tôi xin gửi lời cám ơn đến Khoa Quản Trị Kinh Doanh – Trường ĐạiHọc Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM cùng tất cả các thầy cô trong khoa đã truyềnđạt và giúp tôi trang bị những kiến thức cơ bản và cần thiết trong suốt khóa học vừaqua

Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty Viễn Thông A cùng toàn thểcác anh chị trong công ty đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt khóa luận trongthời gian vừa qua Đặc biệt xin cám ơn anh Hà Văn Minh – phòng tài chính - kếtoán – đã cung cấp số liệu, tư liệu và hướng dẫn tôi trong việc thực hiện bao cáonày

Mặc dù vậy, do còn hạn hẹp về kiến thức và thiếu kinh nghiệm thực tế nênviệc phân tích, đánh giá về tình hình tài chính tại công ty Viễn Thông A còn nhiềuthiếu sót và hạn chế nên tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến, sữa chữa của quýthầy cô, anh chị và bạn bè Xin chân thành cảm ơn

TP.HCM, ngày 11 tháng 04 năm 2011 Sinh viên

Hồ Thị Nguyệt Thu

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

Trang

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 1.1 Khái niệm về phân tích BCTC 4

1.1.1 Khái niệm về phân tích các BCTC .4

1.1.2 Nội dung các BCTC .4

1.2 Ý nghĩa của việc phân tích BCTC .6

1.2.1 Sự cần thiết của việc phân tích BCTC .6

1.2.2 Ý nghĩa của việc phân tích BCTC .6

1.3 Phương pháp phân tích và các công cụ phân tích chủ yếu .7

1.3.1 Phương pháp phân tích .7

1.3.2 Công cụ phân tích chủ yếu .7

1.4 Nội dung phân tích tình hình tài chính .8

1.4.1 Phân tích tổng quát các BCTC .8

1.4.2 Phân tích các tỷ số tài chính .13

1.4.3 Phân tích tài chính Du Pont .17

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 2.1 Lịch sử hình thành .21

2.1.1 Thông tin tổng quan về công ty .21

2.1.2 Lịch sử hình thành .22

2.2 Chức năng nhiệm vụ .23

Trang 5

2.3 Tổ chức bộ máy quản lý .23

2.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý .23

2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận .23

2.4 Tổ chức công tác kế toán – tài chính .26

2.4.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán và tài chính .26

2.4.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán và tài chính .28

2.4.3 Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận .29

2.5 Quá trình phát triển .30

2.5.1 Khái quát quá trình phát triển của công ty từ ngày thành lập đến nay .30

2.5.2 Những thuận lợi và khó khăn hiện nay .31

2.5.3 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới .32

CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TM XNK VIỄN THÔNG A 3.1 Phân tích tổng quát các BCTC .33

3.1.1 Phân tích bảng cân đối kế toán .33

3.1.2 Phân tích bảng kết quả kinh doanh .44

3.2 Phân tích các tỷ số tài chính .54

3.2.1 Các tỷ số kết cấu tài sản – nguồn vốn .54

3.2.2 Các tỷ số thanh toán .55

Trang 6

3.2.4 Các tỷ số doanh lợi .60

3.3 Phân tích tài chính Du Pont .62

3.3.1 Phân tích ROA và các nhân tố ảnh hưởng .62

3.3.2 Phân tích ROE và các nhân tố ảnh hưởng .63

3.5 Giải pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty 66

Tài liệu tham khảo

Trang 7

DANH M C CAC KÍ HI U ỤC CAC KÍ HIỆU ỆU – CH VI T T T Ữ VIẾT TẮT ẾT TẮT ẮT

BCTC : báo cáo tài chính

SXKD : sản xuất kinh doanh

HĐKD : hoạt động kinh doanh

HĐĐT : hoạt động đầu tư

NG : nguyên giáGVHB : giá vốn hàng bán

EBT : lợi nhuận trước thuếEAT : lợi nhuận sau thuế

t : thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

KPT : khoản phải thuBHYT : bảo hiểm y tếBHXH : bảo hiểm xã hộiNVL : nguyên vật liệ

Trang 8

DANH M C CAC B NG S D NG ỤC CAC KÍ HIỆU ẢNG SỬ DỤNG Ử DỤNG ỤC CAC KÍ HIỆU

Bảng 3.1 : Bảng cân đối kế toán ( phần tài sản )với phân tích theo chiều ngang Bảng 3.2 : Bảng cân đối kế toán ( phần nguồn vốn )với phân tích theo chiều ngangBàng 3.3: Bảng cân đối kế toán ( phần tài sản ) quy mô chung

Bàng 3.4: Bảng cân đối kế toán ( phần nguồn vốn ) quy mô chung

Bảng 3.5 : Mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn

Bảng 3.6 : Bảng báo cáo KQHĐKD với phân tích theo chiều ngang

Bảng 3.7 : Bảng báo cáo KQHĐKD qui mô chung

Bảng 3.8 : Các chỉ tiêu đánh giá mức độ sử dụng chi phí

Bảng 3.9 : Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận

Bảng 3.10 : Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu

Trang 9

Bảng 3.19 : Bảng các nhân tố ảnh hưởng đến ROE

Bảng 3.20 : Bảng tổng kết các tỷ số tài chính của công ty TNHH TM XNK ViễnThông A qua các năm 2008 - 2009 - 2010

DANH M C CAC BI U ỤC CAC KÍ HIỆU ỂU Đ , S Ồ, S Ơ Đ S D NG Ồ, S Ử DỤNG ỤC CAC KÍ HIỆU

Trang 10

Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH TM XNH

Viễn Thông A

Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán tại công ty TNHH TM XNK Viễn Thông A

Sơ đồ 2.3 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán và tài chính công ty Viễn Thông ABiểu đồ 3.1 : Biểu đồ bảng cân đối kế toán ( phần tài sản ) quy mô chung năm 2009Biểu đồ 3.2 : Biểu đồ bảng cân đối kế toán ( nguồn vốn ) quy mô chung năm 2010Biểu đồ 3.3 : Biểu đồ bảng cân đối kế toán (nguồn vốn ) quy mô chung năm 2009Biểu đồ 3.4 : Biểu đồ bảng cân đối kế toán (nguồn vốn ) quy mô chung năm 2010Biểu đồ 3 5 : Biểu đồ các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí

Biểu đồ 3.6 : Biểu đồ sự biến động của lợi nhuận sau thuế tại công ty Viễn Thông Aqua các năm

Trang 11

L I M ỜI MỞ Ở Đ U ẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nền Kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thịtrường Các doanh nghiệp của chúng ta hiện đang có nhiều cơ hội để phát triểnnhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đặc biệt là trong quá trìnhhội nhập kinh tế quốc tế, môi trường kinh doanh ngày càng thay đổi đa dạng hơn và

sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn giữa các thành phần kinh tế Trong bối cảnh

đó, để có thể khẳng định được mình, mỗi doanh nghiệp cần phải nắm vững tìnhhình cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Để đạt được điều

đó, các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến tình hình tài chính vì nó có quan hệtrực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp và ngược lại Vì vậy để kinh doanh đạthiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra, doanh nghiệp phải phân tích hoạt độngkinh doanh của mình, đồng thời dự đoán điều kiện kinh doanh trong thời gian tới,vạch ra chiến lược phù hợp Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tàichính sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp thấy rõ thực trạng tài chính hiện tại,mặtmạnh mặt yếu của mình, xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân, mức độ ảnhhưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính Và đây cũng là những thông tin rấtquan trọng làm cơ sở để có thể đánh giá được tiềm năng, hiệu quả sản xuất kinhdoanh cũng như rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp để họ có thểđưa ra những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chấtlượng công tác quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, ổn định vàtăng cường tình hình tài chính của doanh nghiệp

Phân tích tình hình tài chính chính là công cụ cung cấp thông tin cho các nhàquản trị, nhà đầu tư, nhà cho vay mỗi đối tượng quan tâm đến tài chính doanhnghiệp trên góc độ khác nhau để phục vụ cho lĩnh vực quản lý, đầu tư của họ Chính

vì vậy, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là công việc làm thường xuyênkhông thể thiếu trong quản lý tài chính doanh nghiệp, nó có ý nghĩa thực tiễn và là

Trang 12

Nhận thức được rõ tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính đốivới sự phát triển của doanh nghiệp kết hợp giữa kiến thức lý luận được tiếp thu ởnhà trường và tài liệu tham khảo thực tế, tôi chọn đề tài “ Phân tích tình hình tàichính tại công ty TNHH TM XNK Viễn Thông A” để làm đề tài cho khóa luậntốt nghiệp của mình.

2 Mục đích nghiên cứu

Phân tích báo cáo tài chính là cơ sở quan trọng giúp cho nhà quản trị xácđịnh được tình hình tài chính, phát hiện những khả năng còn tiềm ẩn cũng nhưnhững hạn chế tiềm tàng của doanh để từ đó đưa ra các chiến lược thích hợp hỗ trợcho kế hoạch tăng trưởng của doanh nghiệp, để kinh doanh có hiệu quả Đồng thời

nó còn giúp cho các đối tượng khác thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp

để từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn Do đó mà mục tiêu nghiên cứu của đề tài

“Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH TM XNK Viễn Thông A” là đểđánh giá sức mạnh tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh và những hạn chế còntồn tại của công ty Qua việc nghiên cứu này tôi có thể vận dụng những kiến thức đãđược học vào thực tiễn, tiến hành xem xét, tổng hợp phân tích các số liệu, các báocáo tài chính được công ty cung cấp, từ các cơ sở đó đánh giá tình hình tài chínhcủa công ty Trên thực tế đó tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp với mong muốnđóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển chung của cả doanh nghiệp

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nói trên, đề tài phải thực hiện được các nhiệm vụ nhưsau:

_ Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp._ Phân tích, nắm rõ tình hình tài chính công ty TNHH TM XNK Viễn Thông A để

từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá cũng như biện pháp nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động cũng như lợi nhuận cho công ty

Trang 13

4 Phương pháp nghiên cứu

_ Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu qua các báo cáo và tài liệu của cơquan thực tập

_ Phương pháp xử lý số liệu: lý luận cơ bản là chủ yếu sau đó tiến hành phân tíchcác số liệu thực tế thông qua các báo cáo, tài liệu của cơ quan thực tập So sánh,phân tích, tổng hợp các biến số biến động qua các năm, qua đó có thể thấy thựctrạng doanh nghiệp trong những năm qua, trong hiện tại và cả những định hướngtrong tương lai

_ Phương pháp thu thập thông tin : thu thập thông tin, lý luận cơ bản từ các sáchchuyên đề, sách kinh tế, giáo trình và internet

Trang 14

1.1.1 Khái niệm về phân tích các BCTC :

Phân tích BCTC là xem xét, đánh giá tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêutài chính trên BCTC Nhằm tìm hiểu nội dung, thực trạng, tiềm năng, đặc điểm, xuhướng tài chính DN Để xây dựng các giải pháp quản lý, kiểm soát, khai thác tàichính hữu ích

1.1.2 Nội dung các BCTC :

Có bốn bảng BCTC cơ bản :

+ Bảng Cân đối kế toán : là một bảng BCTC tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn

bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại mộtthời điểm nhất định, được lập vào một thời điểm nhất định trong năm ( thường vàongày 31 tháng 12 hằng năm ) Bảng Cân đối kế toán có ý nghĩa rất quan trọng đốivới nhiều đối tượng có quan hệ sở hữu, quản lý kinh tế tài chính trong quá trình sảnxuất kinh doanh của một DN Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần: phần tàisản và phần nguồn vốn

_ Phần tài sản: các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện

có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tạitrong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Tài sản được phân chia như sau: A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn _ Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có tại doanh nghiệptại thời điểm báo cáo Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý củadoanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp Nguồn vốnđược chia ra:

A: Nợ phải trả B: Nguồn vốn chủ sở hữu

Trang 15

+ Bảng Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh ( Báo cáo thu nhập ): là một

BCTC tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của

DN, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác; tình hình thựchiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác Số liệu trên bảngbáo cáo thu nhập cung cấp những thông tin tổng hợp nhất vế tình hình và kết quả sửdụng các tiềm năng về vốn, lao động và kỹ thuật cũng như kinh nghiệm quản lý củamột DN Báo cáo kết quả kinh doanh gồm 2 phần chính:

- Phần 1: Lãi, lỗ Phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác

- Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: phản ánh tình hình thựchiện nghĩa vụ với Nhà nước về:thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí côngđoàn và các khoản phải nộp khác

+ Bảng Báo cáo ngân lưu : là bản tường trình quá trình thu chi tiền mặt trong năm

để thực hiện các nghiệp vụ kinh tế Qua báo cáo ngân lưu chúng ta có thể thấy cáchoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư và tài trợ vốn có ảnh hưởng như thế nào đếnngân lưu ròng của DN Báo cáo ngân lưu giải thích xuất xứ của lượng tiền mặt trongmột thời đoạn và tiền này được chi vào đâu Thông qua bảng báo cáo này , các chủ

sở hữu vốn, các nhà đầu tư có thể đánh giá việc thu và chi tiền mặt trong năm cóhợp lý hay không

+ Bảng Báo cáo lợi nhuận giữ lại : là bảng báo cáo về lợi nhuận của DN được giữ

lại không dùng để thanh toán lợi tức cho cổ đông Phần lợi nhuận này được dùng đểtái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, có nghĩa là nó được dùng để đầu tư vàonhà xưởng, thiết bị máy móc cũng như các TS dự trữ khác chứ không phải để đemgửi vào tài khoản ở ngân hang Công thức tính lợi nhuận giữ lại ở năm t như sau : LNGLt = LNGLt-1 + LNGLphát sinh trong kỳ

Trang 16

Trong đó :_ LR : lãi ròng

_ CT : cổ tức ( lợi tức thanh toán cho cổ đông )

1.2 Ý nghĩa của việc phân tích BCTC :

1.2.1 Sự cần thiết của việc phân tích BCTC :

Phân tích BCTC giúp thiết lập một hệ thống thông tin làm cơ sở cho viêc ra cácquyết định hợp lý về quản lý tài chính như các quyết định về đầu tư, quyết định vềtài trợ vốn, quyết định về cơ cấu vốn hay quyết định về phân chia lợi nhuận … Các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm cho thấy lợi nhuận dự kiến trong việcđầu tư vào một công ty có quan hệ với khả năng sinh lời của công ty Các nhà đầu

tư nghiên cứu, phân tích thu nhập trong quá khứ của một công ty để hiểu được hoạtđộng của nó và để dự báo trong khả năng sinh lời của nó trong tương lai

1.2.2 Ý nghĩa của việc phân tích BCTC :

Phân tích BCTC là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh các số liệu tàichính hiện hành và quá khứ Thông qua đó giúp người sử dụng thông tin đánh giátiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai để ra cácquyết định kinh tế BCTC là phương pháp thể hiện và truyền tải thông tin kế toánđến người ra quyết định kinh tế Các BCTC phản ánh kết quả và tình hình các mặthoạt động của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu giá trị

_ Đối với nhà quản lý : đánh giá đều đặn tình thình tài chính nhằm xác lập giải phápquản lý tài chính phù hợp

_ Đối với chủ sở hữu : đánh giá thực trạng và tiềm năng tài chính của đồng vốn đầu

tư vào DN

_ Đối với khách hàng, nhà tín dụng : đánh giá thực trạng, khả năng đảm bảo choquan hệ thanh toán

Trang 17

_ Đối với cơ quan quản lý chức năng : đánh giá tình hình thực hiện chính sách tàichính quốc gia và những ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng.

1.3 Phương pháp phân tích và các công cụ phân tích chủ yếu :

1.3.1 Phương pháp phân tích :

Phân tích BCTC chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh So sánh giữa thực hiện kỳnày với kỳ trước để thấy xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp So sánhgiữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu (mức độ đạt được mụctiêu).So sánh giữa doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh hoặc mức trung bình củangành để thấy sức mạnh tài chính của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh hoặc tìnhtrạng tốt hay xấu so với ngành

1.3.2 Công cụ phân tích chủ yếu :

_ Phân tích theo chiều ngang : bằng cách tính số tiền chênh lệch và tỷ lệ % chênhlệch từ năm này so với năm trước Tỷ lệ % chênh lệch phải được tính toán để chothấy qui mô thay đổi tương quan ra sao với qui mô của số tiền liên quan Chênh lệch

1 triệu đồng doanh thu không quá lớn như chênh lệch 1 triệu đồng lợi nhuận, vìdoanh thu lớn hơn lợi nhuận

_ Phân tích theo chiều dọc : tỷ lệ % được sử dụng để chỉ mối quan hệ của các bộphận khác nhau so với tổng số trong một báo cáo Con số tổng số của một báo cáo

sẽ được đặt là 100% và từng phần của báo cáo sẽ được tính tỷ lệ % so với con số

đó Báo cáo bao gồm kết quả tính toán của các tỷ lệ % trên được gọi là báo cáo qui

mô chung Phân tích theo chiều dọc có ích trong việc so sánh tầm quan trọng củacác thành phần nào đó trong hoạt động kinh doanh Nó cũng có ích trong việc chỉ ranhững thay đổi quan trọng về kết cấu của một năm so với năm tiếp theo ở báo cáo

Trang 18

Chúng cho phép nhà phân tích so sánh các đặc điểm hoạt động và đặc điểm tài trợ

có qui mô khác nhau trong cùng một ngành

_ Phân tích tỉ số tài chính : là một phương pháp quan trọng để thấy được các mốiquan hệ có ý nghĩa giữa hai thành phần của một BCTC Mục đích chính của việcphân tích tỉ số là chỉ ra những lĩnh vực cần được nghiên cứu nhiều hơn Nên sửdụng các tỉ số gắn với hiểu biết chung về DN và môi trường của nó

Trong đó, những phân tích các tỉ số tài chính là công cụ được sử dụng rộng rãi vàchủ yếu trong phân tích BCTC Các nhà phân tích khảo sát các mối liên hệ giữa cáckhoản mục khác nhau trong các BCTC dưới hình thức các tỉ số tài chính, so sánhchúng với nhau và cho chúng ta thấy được lợi ích của chúng trong việc đánh giá khảnăng sinh lời và rủi ro của một công ty

1.4 Nội dung phân tích tình hình tài chính :

1.4.1 Phân tích tổng quát các BCTC :

1.4.1.1 Phân tích bảng cân đối kế toán :

+ Phân tích biến động TS và NV (chiều ngang) :

Sử dụng phương pháp phân tích theo chiều ngang để phân tích sự biến độngcủa tài sản và nguồn vốn

+ Phân tích kết cấu TS và NV (chiều dọc) :

Sử dụng phương pháp phân tích theo chiều dọc để phân tích kết cấu TS và NV.Qua bảng kết cấu TS có thể đánh giá quy mô về vốn của doanh nghiệp tăng haygiảm Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp có được tăng cường hay không thểhiện qua tình hình tăng thêm tài sản cố định

Trang 19

Khoản đầu tư dài hạn tăng sẽ tạo nguồn lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp Việcđầu tư chiều sâu đầu tư mua sắm trang thiết bị được đánh giá thông qua chỉ tiêu tỷsuất đầu tư Tỷ suất này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiệnnăng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp

Phân tích cơ cấu NV nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tàichính của DN cũng như tự chủ, chủ động trong KD hay những khó khăn mà DNphải đương đầu Điều đó thể hiện qua tỷ suất tự tài trợ, càng cao thể hiện khả năngđộc lập cao về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của DN càng tốt

VCSH

Tỷ suất tự tài trợ = x 100%

∑ NV

+ Phân tích mối quan hệ giữa TS NH và Nợ NH :

_ TSNH > Nợ NH và phần chênh lệch do VCSH đảm bảo  quan hệ cân bằng hợplý

_ TSNH < Nợ NH  quan hệ mết cân đối  xảy ra rối loạn tài chính, tín dụng

1.4.1.2 Phân tích bảng kết quả kinh doanh :

+ Phân tích biến động DT, CP và LN (chiều ngang) :

Trang 20

Đánh giá xu hướng chuyển biến DT – CP – LN : sự chuyển biến được cho là hợp

lý khi luôn đảm bảo mức lợi nhuận tối thiểu, giá trị và tỷ trọng DT, CP, LN HĐKDtăng dần Những dấu hiệu bất thường có thể tìm thấy khi giá trị, tỷ trọng các khoảnmục DT, CP thay đổi bất ngờ

+ Phân tích kết cấu CP và LN (chiều dọc) :

Đánh giá giá trị, kết cấu của CP và LN của từng hoạt động, những tiềm năng hayrủi ro liên quan đến

Các chỉ tiêu đánh giá mức độ sử dụng chi phí :

_ Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần: cho biết trong tổng số doanh thuđược, giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu % hay cứ 100 đồng doanh thu thuần thuđược doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán Chỉ tiêu này càngnhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt vàngược lại

Chi phí bán hàng

Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần = x 100%

DT Thuần

Trang 21

_ Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần: cho biết đã thu được 100đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải chi bao nhiêu chi phí quản lý.Tỉ lệ chi phíquản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả quản lýcàng cao và ngược lại

Trang 22

LN sau thuế

Tỷ suất LN sau thuế trên DT thuần = x 100 %

DT Thuần

+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến DT, CP và LN :

 Nhân tố ảnh hưởng đến DT : các khoản giảm trừ DT

 Nhân tố ảnh hưởng đến CP : CP tài chính ( CP lãi vay ), CP bán hàng, CP quản

TSLĐ

CR =

Nợ NH

 CR thấp : khả năng thanh toán không đáng tin cậy

 CR cao : khả năng thanh toán đáng tin cậy nhưng dễ rơivào tình trạng ứ đọng vốn

_ Tỷ số thanh toán nhanh : đo lường mối quan hệ của các TSNH có khả năngchuyển đổi thành tiền nhanh so với nợ ngắn hạn Đây là con số cho biết cứ 1 đồng

nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo thanh toán bằng bao nhiêu đồng tiền và kể cả khoảnphải thu

TSLĐ - TK

Trang 23

QR =

Nợ NH

QR > 1 : khả năng thanh toán rất tốt nhưng ứ động tiền mặt nhiều 0,1 < QR < 0,5 là hợp lý hơn cả

Mối quan hệ giữa CR VÀ QR :

Một trong những thiếu sót của tỷ số thanh toán ngắn hạn là không quan tâm đếnđặc điểm của các TSNH khi tính toán Rõ ràng, một đồng tiền mặt hay ngay cả mộtđồng các KPT có thể đáp ứng nghĩa vụ thanh toán tốt hơn một đồng của hầu hết cáckhoản TK Hệ số thanh toán nhanh được lập ra để khắc phục vấn đề này

1.4.2.2 Các tỷ số về đòn cân nợ :

_ Tỷ số nợ : Cho thấy tỷ lệ vốn vay dưới mọi hình thức ( có lãi và không có lãi )trong tổng số vốn được đưa vào sử dụng trong sản xuất kinh doanh của một doanhnghiệp, số TS của DN được tài trợ từ các chủ nợ Tỷ số nợ lớn ám chỉ rằng các cổđông đang thực hiện chính sách thâm dụng nợ và công ty trở nên rủi ro hơn

Trang 24

_ Tỷ số thanh toán lãi vay : cho thấy khả năng thanh toán lãi vay từ thu nhập củamột DN, có nghĩa với mỗi đồng chi phí lãi vay thì có bao nhiêu đồng EBIT đảm bảothanh toán Nó còn đo lường rủi ro mất khả năng thanh toán nợ NH.

EBIT

TIE =

I

1.4.2.3 Các tỷ số hoạt động (hay hiệu suất sử dụng TS) :

_ Kỳ thu tiền bình quân : đo lường thời gian trung bình thu tiền từ khách hàng muatheo phương thức tín dụng

VTK cao : DN bán hàng nhanh và không ứ đọng hàng TK

VTK quá cao : lượng TK không nhiều, không có khả năng cung cấp nếu nhucầu thị trường tăng đột ngột , dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sảnxuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ Vì vậy VTK kho cần phải

đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất, đáp ứng được nhu cầu khách hàng

Trang 25

_ Hiệu suất sử dụng TSCĐ : đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệpcho biết 1 đồng giá trị bình quân TSCĐ thuần tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu

DT

VTSCĐ =

∑ TSCĐ

VTSCĐ lớn : khả năng luân chuyển vốn nhanh

VTSCĐ thấp hoặc bị giảm : có thể hiểu công ty đang mở rộng sản xuất đểphát triển trong tương lai, hoặc cũng có thể hiểu DT của DN bị giảm sút khi TSCĐkhông thay đổi

_ Vòng quay TS : cho biết mỗi đồng tài sản tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu đồngdoanh thu Tỷ số này càng cao thì DN sử dụng TS càng có hiệu quả

Trang 26

_ Tỷ lệ LG : thể hiện khả năng trang trải các CP hoạt động khác như CPBH,CPQL…, tức là cho biết trong 100 đồng DT có bao nhiêu đồng đóng góp cho CPhoạt động và LN.

ROS > 0 : công ty kinh doanh có lãi

ROS < 0 : công ty kinh doanh thua lỗ

_ Doanh lợi TS (ROA) : đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của DN,đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp

EAT

ROA = x 100 %

TS

ROA > 0 : DN làm ăn có lãi

ROA < 0 : DN làm ăn thua lỗ

_ Doanh lợi VCSH (ROE) : cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiềuđồng lợi nhuận

EAT

ROE = x 100 %

VCSH

Trang 27

ROE > 0 : có lãi

ROE < 0 : thua lỗ

Đây là chỉ số mà cổ đông quan tâm vì là phần được chia cổ tức

1.4.3 Phân tích tài chính Du Pont :

1.4.3.1 Phân tích ROA và các nhân tố ảnh hưởng :

Ta có :

ROA = ROS x V TS

Từ công thức trên ta thấy ROA bi ảnh hưởng bởi 2 yếu tố là doanh lợi tiêu thụ vàvòng quay TS, do đó khi muốn tăng ROA thì có 2 cách :

Cách 1 : DN có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao DT và

đồng thời tiết giảm CP nhằm gia tăng doanh lợi tiêu thụ

Cách 2 : DN có thể nâng cao hiệu quả KD bằng cách sử dụng tốt hơn các TS

sẵn có của mình nhằm nâng cao vòng quay TS Hay nói cách khác là DN cần tạo ranhiều DT hơn từ những TS sẵn có

1.4.3.2 Phân tích ROE và các nhân tố ảnh hưởng :

Ta có :

ROE = ROS x VTS x Đòn bẩy tài chính

= ROA x Đòn bẩy tài chính

∑ TS

Trong đó : Đòn bẩy tài chính =

Trang 28

Qua công thức trên ta thấy ROE được cấu thành bởi ba yếu tố chính là doanh lợitiêu thụ, vòng quay TS và đòn bẩy tài chính; có nghĩa là để tăng hiệu quả SXKD(tức là gia tăng ROE ) DN có 3 lựa chọn cơ bản là tăng một trong ba yếu tố trên :

1 DN có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao DT và đồng thời

tiết giảm CP nhằm gia tăng doanh lợi tiêu thụ

2 DN có thể nâng cao hiệu quả KD bằng cách sử dụng tốt hơn các TS sẵn

có của mình nhằm nâng cao vòng quay TS Hay nói cách khác là DN cần tạo ranhiều DT hơn từ những TS sẵn có

3 DN có thể nâng cao hiệu quả KD bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính

hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư Nếu mức LN trên tổng TS của DNcao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư của DN là hiệu quả

Đòn bẩy tài chính ( Financial Leverage ) :Liên quan đến việc sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí cố định

Đối với doanh nghiệp, ngoài nguồn vốn sẵn có để đảm bảo cho quá trình kinhdoanh được diễn ra liên tục và ngày càng mở rộng quy mô, đầu tư mua sắm và đầu

tư vào những hoạt động khác, thì doanh nghiệp cần phải huy động vốn từ bên ngoài.Những khoản này gọi là những khoản nợ

Đòn bẩy tài chính xuất hiện khi doanh nghiệp quyết định tài trợ cho phần lớntài sản của mình hoặc đầu tư bằng nợ vay, nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận củadoanh nghiệp Vì vậy, đòn bẩy tài chính đề cập tới việc doanh nghiệp sử dụngnguồn tài trợ từ các khoản vay thay cho vốn cổ phần, là công cụ sử dụng nợ vayhoặc các nguồn tài trợ có chi phí lãi vay tài chính nhằm gia tăng tỷ suất sinh lợi củacác nhà đầu tư

Về mặt tích cực, nợ là một dạng tài trợ tài chính quan trọng và tạo lợi thế lá chắnthuế cho doanh nghiệp do lải suất tiền vay được tính như một khoản chi phí hợp lệ

và miễn thuế Tuy nhiên, đây cũng là một con dao hai lưỡi, các phép đo đòn bẩy tàichính cũng là công cụ để xác định xác suất doanh nghiệp mất khả năng thanh toáncác hợp đồng nợ Doanh nghiệp càng nợ nhiều thì càng có nguy cơ cao mất khả

Trang 29

năng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ Nói cách khác, nợ quá nhiều sẽ dẫn tới xác suấtphá sản và kiệt quệ tài chính cao.

 Sử dụng đòn bẩy tài chính với mục đích gia tăng lợi nhuận cho cổ đông thường.Tuy nhiên việc đạt được lợi nhuận gia tăng này sẽ kéo theo rủi ro gia tăng

Các công ty sử dụng đòn bẩy tài chính với hy vọng là sẽ gia tăng được lợinhuận cho cổ đông thường Vì khi doanh nghiệp vay nợ, chủ nợ và chủ sở hữu cổphần của doanh nghiệp có thể gặp những xung đột về quyền lợi Chủ nợ có thểmuốn doanh nghiệp đầu tư ít rủi ro hơn so với mong muốn của những người đầu tưvào cổ phiếu của doanh nghiệp Nếu sử dụng phù hợp, công ty có thể dùng cácnguồn vốn có chi phí cố định, bằng cách phát hành trái phiếu hoặc đi vay từ ngânhàng hoặc các tổ chức tín dụng khác để tạo ra lợi nhuận cao nhất Điều này sẽ đượcthể hiện rõ nét nhất khi phân tích mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và tỷ suất sinhlợi của vốn chủ sở hữu Hay nói cách khác, đó chính là sự tác động của đòn bẩy tàichính lên mức sinh lợi của vốn chủ sở hữu

Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính ( DFL ) phản ánh nếu lợi nhuận trước

thuế và lãi vay thay đổi 1% thì lợi nhuận vốn chủ sở hữu sẻ thay đổi bao nhiêu %

( + / - ) % ROE

DFL =

( + / - ) % EBIT

Từ công thức trên ta có công thức đo lường sự tác động của đòn bẩy tài chính đến

sự thay đổi tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu như sau :

( + / - ) % ROE = DFL x ( + / - ) % EBIT

 đòn bẩy tài chính thể hiện cách thức sử dụng nguồn tài trợ vốn của DN

Trang 30

Tuy nhiên, do tính hai mặt của đòn bẩy tài chính mà doanh nghiệp chỉ sử dụng đến

nó khi nhu cầu vốn cho đầu tư khá cao mà vốn chủ sở hữu không đủ để tài trợ.Khoản nợ vay của công ty sẽ trở thành khoản nợ phải trả, lãi vay được tính dựa trên

số nợ gốc này Và doanh nghiệp chỉ sử dụng nợ khi có thể tin chắc rằng tỷ suất sinhlợi trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH TM

XNK VIỄN THÔNG A

Trang 31

2.1 Lịch sử hình thành :

2.1.1 Thông tin tổng quan về công ty :

Tên công ty: CÔNG TY TNHH SX-TM-XNK VIỄN THÔNG A

Đại diện pháp nhân: Bà Hoàng Ngọc Vy – Tổng giám đốc

Vốn điều lệ: 65.000.000.000 ( Sáu mươi lăm tỷ đồng)

 Linh phụ kiện điện thoại di động, laptop

 Sửa chữa bảo hành

 Sim số, dịch vụ hòa mạng, dịch vụ thu cước

 Dịch vụ Giá trị gia tăng

Trang 32

 Commitment / cam kết : luôn cam kết sự tăng trưởng bền vững, chuyênnghiệp trong mọi hoạt động, và tự hào với mỗi sản phẩm cung cấp đến khách hàng  Community / trách nhiệm xã hội : coi trách nhiệm xã hội là một nghĩa vụ củacông dân cũng như của doanh nghiệp, khuyến khích nhân viên tham gia các hoạtđộng xã hội nhằm xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

 Viễn Thông A không ngừng phát triển để giữ vững vị trí dẫn đầu trongngành bán lẻ các thiết bị công nghệ hiện đại dành cho cá nhân tại Việt Nam:

2.2 Chức năng nhiệm vụ :

_ Chức năng : xuất nhập khẩu, kinh doanh hàng công nghệ di động và linh phụ kiện

Trang 33

_ Nhiệm vụ : hoạt động đúng chức năng và tham gia các hoạt động cộng đồng.

2.3 Tổ chức bộ máy quản lý :

2.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý :

Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH TM XNK

Chức năng: Quản lý, điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp Kiểm

soát, đôn đốc thực hiện các chính sách chiến lược của công ty đề ra Quản

lý và xử lý mọi vấn đề đối nội, đối ngoại

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG THƯƠNG MẠI

PHÒNG KỸ THUẬT

PHÒNG TÀI CHÍNH, KẾ

TOÁN

PHÒNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

PHÒNG

NHÂN

SỰ

Trang 34

Nhiệm vụ: Đảm trách mọi công tác đối ngoại và quản lý chung mọi hoạt động của công ty Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể của đơn vị cho từng

thời kỳ, từng giai đoạn Đảm bảo mọi hoạt động của công ty được vận hànhtheo đúng thủ tục

Phòng nhân sự:

Gồm có:

_ Nhân sự và tiền lương

_ Đào tạo và phát triển nhân lực

_ Hành chính

Soạn thảo, triển khai quy chế làm việc, lập dự thảo điều lệ hoạt động, quản lý nhân

sự toàn bộ công ty, tổ chức chặt chẽ công tác văn thư lưu trữ tài liệu theo đúng quyđịnh, thực hiện các chính sách cho người lao động

Chức năng: Thực hiện và tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức

nhân sự, quản lý hành chánh văn phòng, cung cấp dịch vụ hành chánh Đảm

bảo mọi hoạt động thông suốt Chăm lo, giải quyết các chế độ chính sách

cho người lao động và quản lý toàn bộ tài sản tại văn phòng của đơn vị

Nhiệm vụ: Thực hiện các chủ trương chính sách về quản lý sức khỏe, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động Tổ chức và phục vụ các hội

nghị, lễ tết do công ty tổ chức Theo dõi và cập nhật sự biến động nhân sự

đồng thời có kế hoạch sắp xếp tuyển dụng nhân sự Thiết lập và duy trì các

mối quan hệ của đơn vị với các ban ngành có liên quan

Phòng hoạt động kinh doanh:

Gồm có:

_ Bảo hành

Trang 35

_ Hệ thống siêu thị

_ Bán buôn

_ An ninh bảo trì và phát triển hệ thống

Chức năng và nhiệm vụ: Là một bộ phận rất quan trọng trong công ty thực

hiện khâu tiêu thụ, thực hiện dịch vụ sau bán hàng, đảm bảo an ninh chotoàn hệ thống siêu thị của công ty, phát triển hạ tầng hệ thống siêu thị.Nghiên cứu và phát triển hệ thống siêu thị, vị trí địa lý xu hướng phát triểncủa thị trường

Chức năng và nhiệm vụ: Đảm bảo nguồn hàng cung cấp cho công ty, liên

hệ và đặt hàng với nhà cung cấp, nhà phân phối Điều phối lượng hàng tồn kho giữa các hệ thống siêu thị Chịu trách nhiệm về vấn đề tồn kho của

hàng hóa, tính luân chuyển của hàng hóa tới các hệ thống siêu thị trước ban

giám đốc công ty Phát triển các chiến lược marketing, các chương trình

quảng cáo khuyến mãi do nhà cung cấp và công ty tổ chức

Phòng tài chính, kế toán:

Tổ chức chặt chẽ công tác hoạch toán, giám sát toán bộ hoạt động kinh doanh, hoạtđộng tài chính của công ty Lập các báo cáo quyết toán theo định kỳ, cung cấp tàiliệu khi có yêu cầu của các bên có liên quan và cơ quan có thẩm quyền theo dõitình hình và cân đối thu chi, thu hồi công nợ kịp thời, chính xác không làm thấtthoát tài sản của công ty

Chức năng : Quản lý tài chính và hoạch định các chiến lược về tài chính

Trang 36

đến tài chính Tổ chức hệ thống kế toán sao cho phù hợp với luật quy định.

Cân đối thu, chi công nợ, lập các báo cáo về tài chính, thuế…

Nhiệm vụ: Hoạch định ngân sách trong từng thời điểm nhằm cung cấp

đúng, đủ, kịp thời và chính xác các nguồn tài chính cho đơn vị Dự kiến kế

hoạch thu chi cho các kỳ tiếp theo để đảm bảo cho việc kinh doanh Lập

báo cáo tài chính, kiểm kê, đánh giá tài sản, khấu hao tài sản và sử dụngnguồn vốn sao cho hiệu quả nhất Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc vềcáo báo cáo và tính trung thực của nó

Phòng kỹ thuật:

Theo dõi, giám sát, bảo dưỡng sửa chữa các phương tiện của công ty đồng thờitham mưu cho Ban giám đốc trong lĩnh vực kỹ thuật

Chức năng: Quản lý, bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị máy móc theo định

kỳ và khi có yêu cầu Quản lý các trang thiết bị của phòng

Nhiệm vụ: Sửa chữa máy móc khi bị hư hỏng, đưa ra kế hoạch bảo trì và

định kỳ bảo trì các máy móc thiết bị

2.4 Tổ chức công tác kế toán – tài chính :

2.4.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán và tài chính :

_ Công ty hiện đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung

_ Hệ thống tài khoản áp dụng tại công ty là hệ thống tài khoản kế toán được banhành theo quyết định số 141/QĐ/CDDKT, ngày 01/11/1995, và quyết định 15 do bộtài chính ban hành

_ Phương pháp tính khấu hao TSCĐ tại công ty theo phương pháp đường thẳng._ Phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ

_ Phương pháp tính giá thực tế hàng hóa xuất kho theo phương pháp Nhập trướcxuất

Trang 37

Chứng từ gốc

Sổ nhật ký chung

Sổ chi tiết

Sổ Cái Sổ tổng hợp chi

tiết

Bảng cân đối phát sinh

Báo cáo tài chính

trước (FIFO), kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

_ Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung tại công ty TNHHSX- TM- XNK Viễn Thông A:

Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán tại công ty TNHH TM XNK

Viễn Thông A

: Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Kiểm tra đối chiếuHằng ngày căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ

kế toán, trước hết ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào Nhật ký chung, sau đó căn cứ

số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo từng tài khoản phù hợp

Trang 38

các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ chi tiết có liên quan Cuối tháng, cuối

kỳ , cuối năm cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối phát sinh Sau khi đã kiểmtra, đối chiếu khớp số liệu ghi sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết ( được lập từ các sổ

kế toán chi tiết) dùng để lập báo cáo tài chính

Ngoài ra công ty còn áp dụng 2 phần mềm kế toán để phục vụ cho hệ thống kế toáncủa công ty:

1 Hệ thống quản lý bán hàng ( POS/RMS)

2 Hệ thống quản lý, điều hành doanh nghiệp ( PERP)

2.4.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán và tài chính :

Sơ đồ 2.3 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán và tài chính công ty Viễn Thông A

2.4.3 Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận :

Kế toán trưởng :

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Kế toán kho

Kế toán công nợ

Kế toán

tiền mặt

và thanh toán

Kế toán thuế

Trang 39

Là người trực tiếp điều hành công tác tài chính của công ty, có quyền yêu cầu các

bộ phận kế toán khác cung cấp đầy đủ kịp thời các tài liệu cần thiết cho công tác kếtoán, các báo cáo kề toán, hợp đồng kinh tế với các đơn vị khác và những chứng từliên quan đến tài chính của doanh nghiệp đều phải thông qua kế toán trưởng mới cógiá trị đưa vào sổ sách kế toán

Xây dựng chế độ hoạch toán kế toán của công ty theo yêu cầu đổi mới của luật Nhànước ban hành Báo cáo lên Ban giám đốc những báo cáo liên quan đến tài chínhcủa công ty Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về sự chính xác và tính trungthực của nó Có quyền tham gia sắp xếp, đề xuất khen thưởng, kỷ luật đội ngũ nhânviên kế toán công ty Thiết kế quy trình và tổ chức công tác kế toán, luân chuyểnchứng từ, mở sổ, ghi sổ, cung cấp số liệu, biểu mẫu, sổ sách kế toán Tổ chức kiểmtra định kỳ theo từng tháng, quý, năm trong lĩnh vực kế toán

Kế toán tổng hợp:

Giúp kế toán trưởng kiểm tra các số liệu từ các kế toán viên cung cấp

Kiểm tra, đối chiếu số liệu của kế toán thanh toán, kế toán cộng nợ để lập báo cáo.Theo dõi, thống kê, xử lý số liệu chi phí và doanh thu mỗi kỳ để xác định kết quảkinh doanh

Tham gia các cuộc hội họp khi có yêu cầu, báo cáo quỹ tiền mặt hàng ngày chocông ty

Kế toán thanh toán:

Theo dõi các kế hoạch thanh toán cho khách hàng và kế hoạch thanh toán cho các

kỳ tiếp theo Theo dõi tình hình thu chi của đơn vị

Kế toán công nợ:

Trang 40

Theo dõi công nợ của từng nhân viên, từng khách hàng, nhà cung cấp, thườngxuyên đối chiếu, kiểm tra xác nhận công nợ với đối tác đảm bảo chính xác từng con

số và hợp lệ về chứng từ

 Kế toán kho

Căn cứ vào các chứng từ, hóa đơn (phiếu nhập, xuất kho…) mở sổ ghi chép vào cácnghiệp vụ có liên quan Theo dõi hàng hóa nhập, xuất và tồn kho của từng mặt hàngphải thực sự chính xác Lập báo cáo gởi lên kế toán tổng hợp

2.5 Quá trình phát triển :

2.5.1 Khái quát quá trình phát triển của công ty từ ngày thành lập đến nay :

_ Thành lập từ năm 1997, Với thương hiệu đầu tiên là “ Fonemart Viễn Thông A” _ Năm 2006 đạt được giải thưởng “Doanh nghiệp Việt Nam uy tín – chất lượngnăm 2006” do Mạng doanh nghiệp Việt Nam tặng (Việt Nam Enterprise) và “Doanh nghiệp _ doanh nhân tiêu biểu năm 2006” do UBND quận 10, TP HCM traotặng

_ Năm 2007 : Giải thưởng “ Doanh nghiệp Việt Nam uy tín – chất lượng năm 2007”

do Mạng doanh nghiệp Việt Nam tặng (Việt Nam Enterprise)

_ 1/2008 đổi tên thành “ Viễn Thông A”, 7/2008 chính thức có mặt tại Hà Nội, cũngtrong năm đạt được các giải thưởng :

+ Giải thưởng “ Doanh nghiệp Việt Nam uy tín – chất lượng năm 2008”

do Mạng doanh nghiệp Việt Nam tặng (Việt Nam Enterprise)

+ Giải thưởng “Doanh nghiệp vừa và nhỏ uy tín – chất lượng năm 2008’

do câu lạc bộ Doanh Nhân Sài Gòn tặng

+ Giải thưởng “ Doanh nghiệp - doanh nhân tiêu biểu năm 2008” doUBND quận 10, TP HCM trao tặng

Ngày đăng: 21/09/2012, 17:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1 : Bảng cân đối kế toán ( phần tài sản ) với phân tích theo chiều ngang - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH TM XNK VIỄN THÔNG A.docx
Bảng 3.1 Bảng cân đối kế toán ( phần tài sản ) với phân tích theo chiều ngang (Trang 47)
Bảng 3.2 : Bảng cân đối kế toán ( phần nguồn vốn ) với phân tích theo chiều ngang. - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH TM XNK VIỄN THÔNG A.docx
Bảng 3.2 Bảng cân đối kế toán ( phần nguồn vốn ) với phân tích theo chiều ngang (Trang 51)
Bảng 3.4 : Bảng cân đối kế toán ( phần nguồn vốn ) quy mô chung - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH TM XNK VIỄN THÔNG A.docx
Bảng 3.4 Bảng cân đối kế toán ( phần nguồn vốn ) quy mô chung (Trang 58)
Bảng 3.5 : Mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH TM XNK VIỄN THÔNG A.docx
Bảng 3.5 Mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn (Trang 60)
Bảng 3.6 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với phân tích theo chiều ngang. - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH TM XNK VIỄN THÔNG A.docx
Bảng 3.6 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với phân tích theo chiều ngang (Trang 62)
Bảng 3.7 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quy mô chung - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH TM XNK VIỄN THÔNG A.docx
Bảng 3.7 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quy mô chung (Trang 65)
Bảng 3.8 : Bảng các chỉ tiêu đánh giá mức độ sử dụng chi phí. - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH TM XNK VIỄN THÔNG A.docx
Bảng 3.8 Bảng các chỉ tiêu đánh giá mức độ sử dụng chi phí (Trang 66)
Bảng 3.9 : Bảng chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH TM XNK VIỄN THÔNG A.docx
Bảng 3.9 Bảng chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận (Trang 67)
Bảng 3.10 : Bảng các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu. - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH TM XNK VIỄN THÔNG A.docx
Bảng 3.10 Bảng các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu (Trang 68)
Bảng 3.11 : Bảng các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí. - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH TM XNK VIỄN THÔNG A.docx
Bảng 3.11 Bảng các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí (Trang 69)
Bảng 3.12 : Bảng các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH TM XNK VIỄN THÔNG A.docx
Bảng 3.12 Bảng các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận (Trang 70)
Bảng 3.16 : Bảng các tỷ số hoạt động của công ty Viễn Thông A qua các năm. - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH TM XNK VIỄN THÔNG A.docx
Bảng 3.16 Bảng các tỷ số hoạt động của công ty Viễn Thông A qua các năm (Trang 75)
Bảng 3.17 : Bảng các tỷ số doanh lợi của công ty Viễn Thông A qua các năm. - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH TM XNK VIỄN THÔNG A.docx
Bảng 3.17 Bảng các tỷ số doanh lợi của công ty Viễn Thông A qua các năm (Trang 77)
Bảng 3.18 : Bảng các nhân tố ảnh hưởng đến ROA. - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH TM XNK VIỄN THÔNG A.docx
Bảng 3.18 Bảng các nhân tố ảnh hưởng đến ROA (Trang 79)
Bảng 3.19 : Bảng các nhân tố ảnh hưởng đến ROE. - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH TM XNK VIỄN THÔNG A.docx
Bảng 3.19 Bảng các nhân tố ảnh hưởng đến ROE (Trang 80)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w