4. Nội dung phân tích tình hình tài chính
3.2.2. Các tỷ số thanh toán
Bảng 3.14 : Bảng các tỷ số thanh toán nhanh của công ty Viễn Thông A qua các năm.
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
CR = TSLĐ / Nợ NH 1,17 1,02 1,09
QR = (TSLĐ - TK) / Nợ NH 0,33 0,20 0,22
TIE = EBIT / I 197,82 2247,00 8,25
Năm 2009 : tỷ số thanh toán hiện thời của công ty là 1,02 có nghỉa là cứ một đồng nợ ngắn hạn thì được bào đảm bằng 1,02 đồng tài sản lưu động, giảm 0,15 đồng so với tỷ lệ 1,17 của năm 2008, tức là giảm 12,95% so với năm 2008. Nguyên nhân là do tỷ lệ tăng của tài sản lưu động thấp hơn nợ ngắn hạn. Và công ty chỉ có 0,2 đồng tài sản lưu động để thanh toán cho 1 đồng nợ ngắn hạn nếu không bán hàng tồn kho hay vay mượn thêm, giảm 0,13 đồng tức là giảm tới 38,09% so với mức 0,33 đồng của năm 2008. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty còn khá chậm nếu không thanh lý hàng tồn kho, tính thanh khoản của tài sản lưu động không cao do lượng hàng tồn kho quá lớn. Tuy nhiên,lại có tới 2247 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay để đảm bảo cho 1 đồng chi phí lải vay. Tăng 1135,9% là do EBIT tăng nhiều trong khi chi phí lãi vay lại giảm.
Năm 2010 : tỷ số thanh toán hiện thời tăng 0,08, tức là tăng 7,49% so với năm 2009, đạt được mức có 1.09 đồng tài sản lưu động để đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Có được điều đó là do dù nợ ngắn hạn của công ty có tăng 27,75% trong khi tài sản lưu động tăng tới 37,07%. Trong khi, dù QR có tăng nhẹ thì cũng chỉ có 0,22 đồng tài sản lưu động có thể thanh toán nhanh cho 1 đồng nợ ngắn hạn cho thấy khả
năng thanh toán nhanh của công ty đã được cải thiện chút ít. Nhưng nguyên nhân là do tài sản lưu động tăng nhanh hơn chứ lượng hàng tồn kho còn rất lớn, điều này đã làm ứ đọng một khoản tiền mặt lớn của công ty. Ngược lại, do công ty đã vay thêm một khoản lớn ( 62,52 tỷ ) làm cho chi phí lãi vay tăng đột biến, khiến cho TIE giảm trầm trọng, công ty chỉ còn có 8,25 đồng lợi nhuận sau thuế và lãi vay để đảm bảo cho 1 đồng lãi vay.
Ta thấy rằng dù có khó khăn nhưng nhưng khả năng thanh thoán hiện thời của công ty ngày càng được cải thiện, và việc này cũng sẽ rất có lợi cho công ty trong việc vay vốn trong thời gian tới. Nhưng tỷ số thanh toán nhanh của công ty là tương đối thấp, và còn một khoản cách khá lớn so với tỷ số thanh toán hiện thời : nếu ở tỷ số thanh toán hiện thời, mỗi một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,17 đồng tài sản lưu động trong năm 2008 thì với tỷ số thanh toán nhanh chỉ bằng 0,33 đồng… Phần chênh lệch này chỉ ra rằng vẫn còn nhiều tài sản lưu động ở dạng tồn kho và công ty có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán. Do đó, công ty nên nhanh chóng giải phóng bớt lượng hàng tồn đọng để càng đảm bảo khả năng thanh toán. Tuy nhiên, công ty vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán lãi vay của mình.
Mối quan hệ giữa CR và QR :
Ta có : CR = TSLĐ / Nợ NH
QR = ( TSLĐ - TK ) / Nợ NH
CR - QR = TK / Nợ NH
Từ việc triển khai công thức trên ta thấy rằng, phần chênh lệch giữa tỷ số thanh toán hiện thời và tỷ số thanh toán nhanh là tỷ lệ hàng tồn kho trên tổng nợ NH, cũng chính là tỷ lệ tiền mặt bị ứ đọng làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty.
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 TK / Nợ NH (%) 84,15 81,50 87,67
CR - QR 0,84 0,82 0,88
Từ bảng 3.15 trên ta có thể kết luận rằng, tỉ lệ hàng TK trên nợ NH càng lớn tức là lượng tiền mặt bị ứ đọng càng nhiều thì phần chênh lệch giữa tỷ số thanh toán hiện thời và tỷ số thanh toán nhanh càng lớn, và ngược lại, cũng có nghĩa là khả năng thanh toán nhanh của công ty càng bị hạ thấp mặt dù khả năng thanh toán hiện thời là không đổi. Ta cũng có thể hiểu rằng, khả thanh thanh toán hiện thời của công ty có thể cao nhưng khả năng thanh toán nhanh thì chưa chắc cao vì còn phụ thuộc vào lượng hàng TK. Nhưng nếu khả năng thanh toán nhanh của công ty là cao thì khả năng thanh toán hiện thời nhất định là cao hơn. Cho thấy mức độ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của lượng hàng TK – lượng tiền bị ứ đọng.
3.2.3. Các tỷ số hoạt động :
Bảng 3.16 : Bảng các tỷ số hoạt động của công ty Viễn Thông A qua các năm.
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
DSO = (KPThu * 360) / DT 1,12 1,53 4,38
VTK = DT / TK 16,95 17,95 14,23
VTSCĐ = DT / TSCĐ 35,00 58,82 26,08
VTS = DT / Tổng TS 9,04 11,55 7,93
Năm 2009 :
Ta thấy trong 2 năm 2008 và 2009, công ty có kỳ thu tiền bình quân gần như nhau. DSO = 1,53 có nghĩa là công ty phải mất 1 hoặc 2 ngày để thu được tiền từ khách hàng mua theo phương tức tín dụng. Kết quả này cho thấy tốc độ luân chuyển khoản phải thu của công ty là rất cao.
Vòng quay hàng tồn kho là 17,95 có nghĩa thời gian hàng hóa ở trong kho trước khi bán ra trung bình là 17,95 ngày, tăng 1 ngày so với năm 2008. Nguyên nhân là do doanh thu tăng 94,63%, trong khi hàng tồn kho chỉ tăng 83,79%. Điều này giúp cho tình hình thanh toán của công ty được tốt hơn vì khả năng chuyển thành tiền của hàng tồn kho tăng.
VTSCĐ là 58,82 có nghĩa là trên 1 đồng TSCĐ công ty có thể tạo ra 58,82 đồng DT, nhiều hơn 23,82 đồng của năm 2008, tương đương tăng 68,96%, cho thấy việc sử dụng TSCĐ của công ty rất có hiệu. Nguyên nhân là do DT của năm 2009 tăng tới 94,63% so với năm 2008, trong khi TSCĐ chỉ tăng 44,89%.
Do doanh thu tăng 94,63% trong khi tổng tài sản chỉ tăng được 52,42% nên vòng quay tài sản đã tăng được 2,51%, tức là tăng 27,76 % so vớì năm 2008, thành 11,55 vòng. Điều này cũng có nghĩa là mỗi 1 đồng đầu tư vào tài sản, công ty có thể thu về 11,55 đồng doanh thu. Cũng cho thấy rằng hiệu quả sử dụng tài sản của công ty đang được nâng cao.
Năm 2010 :
Công ty phải mất 4 hoặc 5 để thu được tiền, tăng từ 2 đến 4 ngày so với năm 2009. Cho thấy tốc độ quay của khoản phải thu đã chậm lại do khoản phải thu tăng mạng đến 211,54% trong khi doanh thu chỉ tăng được 8,72% so với năm 2009.
Vòng quay hàng tồn kho lại giảm tới 20,73% so với năm 2009, xuống chỉ còn 14,23%. Nguyên nhân là do doanh thu chỉ tăng có 8,72% trong khi hàng tồn kho tăng tới 43,34 tỷ đồng. Điều này cho thấy tình hình bán ra của năm 2010 chưa tốt.
Do TSCĐ tăng tới 371,27% trong khi doanh thu chỉ tăng 8, 72% đã làm cho số vòng quay tài sản cố định giảm 32,74 vòng, tức giảm 55,66% so với năm 2009, chỉ còn tạo được 26,08 đồng doanh thu từ 1 đồng tài sản cố định. Rõ ràng là hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty bị giảm đi và tình hình này cần được cải thiện trong năm nay
hiệu quả sử dụng tài sản của công ty bị giảm xuống một cách trầm trọng. Giảm 31,34% so với năm 2009, chỉ còn tạo được 7,93 đồng doanh thu từ 1 đồng tài sản cố định. Nguyên nhân là do tổng tài sản tăng mạnh tới 58,3% trong khi doanh thu chỉ tăng được 8,72% so với năm 2009.
Tóm lại, ta thấy kỳ thu tiền bình quân tăng tức là tốc độ chuyển đổi thành tiền của các KPThu ngày càng chậm sẽ có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và hoạt động của công ty. Công ty cần tích cực hơn nũa trong việc thu hồi các khoản nợ để giảm lượng vốn bị chiếm dụng, để giảm kỳ thu tiền bình quân.Nhưng giá trị tồn kho cuối kỳ thấp hơn nhiều so với giá vốn hàng bán ra trong năm cho thấy tình hình tiêu thu của công ty tương đối tốt. Tuy nhiên, tốc độ luân chuyển hàng hóa có chiều hướng giảm xuống, do đó cần đẩy manh tiêu thụ hơn nữa để đẩy nhanh quá trình chuyển thành tiền của hàng hóa, đảm bào cho nhu cầu thanh toán. Đồng thời, qua việc tốc độ luân chuyển tài sản của công ty bị giảm sút nghiêm trọng, cho thấy công ty đang gặp vấn đề trong việc sử dụng vốn, đây sẽ là một bất lợi của công ty cho việc phát triển trong thời gian tới. Do đó, công ty cần có biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của mình.
3.2.4. Các tỷ số doanh lợi :
Bảng 3.17 : Bảng các tỷ số doanh lợi của công ty Viễn Thông A qua các năm.
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 LNM = LN gộp / DT 0,09 0,06 0,09
ROS = EAT / DT * 100 0,58 1,41 0,91
ROA = EAT / TS * 100 5,24 16,23 7,20
ROE = EAT / VCSH * 100 14,44 77,53 19,90
Do lãi gộp chỉ tăng có 36,93% trong khi doanh thu tăng tới 94,63% đã làm cho tỷ lệ lãi gộp của năm 2009 giảm 0,03, tức là giảm 33,33% so với năm 2008, chỉ còn 0,06 đồng có thể dùng để trang trải cho chi phí hoạt động trong 1 đồng doanh thu, điều này cho thấy công tác quản lý giá vốn hàng bán của công ty ngày càng kém hiệu quả.
ROS = 1,41 cho thấy công ty có được 1,41 đồng lợi nhuận sau thuế trên 100 đồng doanh thu tạo ra, tăng 0,83 đồng tức tăng 143,1% so với năm 2008. Đạt được điều này là do lợi nhuận sau thuế tăng tới 371,98% trong khi doanh thu chỉ tăng 94,63%. Tuy nhiên đây cũng là con số khá thấp, cho thấy khả năng tạo lợi nhuận của công ty còng kém.
ROA của công ty là 16,23 có nghĩa là với 100 đồng đầu tư vào tài sản, công ty thu được 16,23 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 10,99 đồng tức tăng 209,73% so với năm 2008. Có được điều này là do lợi nhuận sau thuế của công ty tăng tới 371,98% trong khi tài sản chỉ tăng 54,42%. Cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty đã được tăng lên đáng kể.
ROE = 77,53 có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 77,53 đồng lợi nhuận, tăng mạnh so với năm 2008, cụ thể là tăng 63,09 đồng tức tăng 436,91%. Nguyên nhân là do lợi nhuận tăng tới 371,98% trong khi vốn chủ sở hửu chỉ giảm 12,11%.
Năm 2010 :
Nhờ lãi gộp tăng được 53,76% trong khi doanh thu chỉ tăng được 8,72% đã làm cho tỷ lệ lãi gộp của công ty tăng lên lại mức 0,09 của năm 2008. Cũng có nghĩa rằng, trong năm 2010, với 1 đồng doanh thu thuần thì khả năng trang trải cho chi phí hoạt động đã tăng trở lại thành 0,09 đồng. Đây là dấu hiệu tích cực chứng tỏ công ty đã có biện pháp tốt hơn trong công tác quản lý giá vốn hàng bán.
Do doanh thu tăng 8,72% trong khi lợi nhuận sau thuế giảm 29,73% đã làm cho ROS của công ty giảm 35,46% so với năm 2009, tức là giảm 0.5 đồng, chỉ còn tạo ra 0.91 đồng lợi nhuận sau thuế trong 100 đồng doanh thu.
Không phát huy được những gì đã được ở năm trước, do lợi nhuận sau thuế giảm 29,75% trong khi tài sản lại tăng đến 58,3% đã làm cho ROA của công ty bị giảm 55,64%, tức là giảm đi 9,93 đồng so với năm 2009, chỉ còn tạo được 7,2 đồng lợi nhuận sau thuế khi đầu tư 100 đồng vào tài sản. Điều này cũng chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty đang đi xuống.
Do vốn chủ sở hữu tăng 173,67% trong khi lợi nhuận lại giảm 29,75% đã khiến cho ROE của năm 2010 giảm 57,63 đồng, tức giảm 74,33% so với năm 2009, chỉ còn tạo được 19,9 đồng lợi nhuận từ 100 đồng vốn chủ sở hữu. Điều này cho thấy công ty chưa khai thác hết khả năng của vốn chủ sở hửu, cần cải thiện công tác quản lý cũng như hoạt động kinh doanh, đầu tư để nâng cao hiệu quả và lợi nhuận trên số vốn sẵn có chứ không cần phải tăng thêm vốn.
Tóm lại ta thấy rằng trong những năm qua doanh thu của công ty không ngừng gia tăng nên sự giảm sút của các tỷ lệ lợi nhuận ( Mặc dù, ta cũng thấy rằng, khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu là cao hơn và cao hơn nhiều so với khả năng tạo ra lợi nhuận của tài sản và của DT.) là do biện pháp kiểm soát giá thành cũng như các loại chi phí chưa tốt, hiệu quả chưa cao. Điều này làm cho khả năng tạo lợi nhuận của công ty ngày càng thấp, cần phải thiện công tác quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như lợi nhuận của công ty.
3.3. Phân tích tài chính Du Pont :
3.3.2. Phân tích ROA và các nhân tố ảnh hưởng :
Bảng 3.18 : Bảng các nhân tố ảnh hưởng đến ROA.
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
ROS 0,58 1,41 0,91
ROA = ROS * VTS 5,24 16,23 7,20
Ta thấy rằng năm 2007 ROS chỉ có 0,58 nhưng với tác dụng của vòng quay tài sản, ROA đạt được 8,47.
Năm 2009 : ROS chỉ tăng 143,1% nhưng do vòng quay tài sản tăng 2,51%, làm cho ROA tăng đến 209,73% so với năm 2008.
Năm 2010 : ROS chỉ giảm 35,46% nhưng do vòng quay tài sản cũng giảm 31,34% đã làm cho ROA giảm tới 55,64% so với năm 2009.
Ta thấy rằng số vòng quay tài sản có khả năng làm tăng doanh lợi tài sản, tài sản có số vòng quay càng lớn, luân chuyển càng nhiều thì lợi ROA càng lớn và ngược lại, dù ROS là không đổi.
3.3.2. Phân tích ROE và các nhân tố ảnh hưởng :
Bảng 3.19 : Bảng các nhân tố ảnh hưởng đến ROE.
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 ĐBTC = TS / VCSH 2,75 4,78 2,76
ROA 5,24 16,23 7,20
ROE = ĐBTC * ROA 14,44 77,53 19,90
Ta thấy rằng doanh lợi tài sản năm 2008 chỉ là 5,24 đồng nhưng với tác dụng của đòn bẩy tài chính mà ROE đạt đến 14,44 đồng.
Năm 2009 : ROA chỉ tăng 209,73% nhưng do đòn bẩy tài chính tăng thêm 73,82% đã giúp ROE tăng tới 436,91% so với năm 2008. Trong trường hợp này sự gia tăng đòn bẩy tài chính có tác dụng tích cực, giúp làm gia tăng doanh lợi vốn chủ sở hữu. Năm 2010 : ROA chỉ giảm 55,63% so với năm 2009 nhưng do đòn bẩy tài chính cũng giảm 42,26% đã kéo theo ROE giảm tới 74,33%. Trong trường hợp này ta thấy rằng do công ty đã tăng vốn chủ sở hữu với tỷ lệ cao trong khi tỷ lệ tăng của tài sản không theo kịp nên đã làm giảm đòn bẩy tài chính kéo theo ROE giảm xuống.
Đòn bẩy không chỉ có khả năng làm tăng mà còn có thể kéo doanh lợi vốn chủ sở hữu giảm xuống. Vì vậy, đây là con dao hai lưỡi mà công ty cần phải thật cân nhắc và thận trọng khi sử dụng.
Nhận xét và đánh giá chung tình hình tài chính công ty Viễn Thông A :
Từ những phân tích trên, ta có thể tóm tắt tình hình tài chính của công ty THHH TM XNH Viễn Thông A qua bảng sau đây :
Bảng 3.20 : Bảng tổng kết các tỷ số tài chính của công ty TNHH TM XNK Viễn Thông A qua các năm 2008 - 2009 - 2010.
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1. Kết cấu (%) :
* Cơ cấu TS :