1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIÁO DỤC VĂN HÓA GIAO TIẾP TRONG NHÀ TRƯỜNG: GIÁO DỤC CÁI TÂM, CÁI ĐẸP

5 9,7K 169

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 49,5 KB

Nội dung

GIÁO DỤC VĂN HÓA GIAO TIẾP TRONG NHÀ TRƯỜNG: GIÁO DỤC CÁI TÂM, CÁI ĐẸP TS. Đoàn Trọng Thiều Trường ĐH Sư phạm TPHCM Bài viết được trích từ Kỷ yếu Hội thảo Giáo dục Văn hoá giao tiếp trong nhà trường do Trung tâm Phát triển Nghiệp vụ Sư phạm (CDPP) tổ chức tại Tp.HCM tháng 12 năm 2009. Thực trạng hạn chế của văn hóa giao tiếp (VHGT) trong nhà trường người ta đã nói nhiều. Nguyên nhân của thực trạng này người ta cũng đã liệt kê, phân tích không ít. Nào là do tác động của mặt trái của kinh tế thị trường, nào là do nhà trường và gia đình chưa chú ý đúng mức đến việc giáo dục VHGT cho con em, …. Những lý do đó không sai. Người ta cũng đã đề xuất nhiều giải pháp để giáo dục VHGT trong nhà trường như phải xây dựng được các chuẩn giao tiếp, cần có nhiều hình thức bồi dưỡng VHGT, … Tất cả những giải pháp đó đều đúng. Nhưng trong nhiều giải pháp giáo dục VHGT trong nhà trường, những giải pháp nào thuộc loại quan trọng nhất, nếu không có những cái đó thì dù các giải pháp khác có làm tốt bao nhiêu đi nữa thì chất lượng giáo dục VHGT vẫn bị hạn chế? Hay nói cách khác, những giải pháp quan trọng cần giải quyết trong giáo dục VHGT trong nhà trường là những giải pháp nào? Chúng tôi cho rằng đó là giáo dục về cái tâm, giáo dục cho mọi người có cái tâm trong sáng, lương thiện, giáo dục cho con người cái đẹp và xây dựng các nguyên tắc giao tiếp.

GIÁO DỤC VĂN HÓA GIAO TIẾP TRONG NHÀ TRƯỜNG: GIÁO DỤC CÁI TÂM, CÁI ĐẸP TS. Đoàn Trọng Thiều Trường ĐH Sư phạm TPHCM Bài viết được trích từ Kỷ yếu Hội thảo "Giáo dục Văn hoá giao tiếp trong nhà trường" do Trung tâm Phát triển Nghiệp vụ Sư phạm (CDPP) tổ chức tại Tp.HCM tháng 12 năm 2009. Thực trạng hạn chế của văn hóa giao tiếp (VHGT) trong nhà trường người ta đã nói nhiều. Nguyên nhân của thực trạng này người ta cũng đã liệt kê, phân tích không ít. Nào là do tác động của mặt trái của kinh tế thị trường, nào là do nhà trường và gia đình chưa chú ý đúng mức đến việc giáo dục VHGT cho con em, …. Những lý do đó không sai. Người ta cũng đã đề xuất nhiều giải pháp để giáo dục VHGT trong nhà trường như phải xây dựng được các chuẩn giao tiếp, cần có nhiều hình thức bồi dưỡng VHGT, … Tất cả những giải pháp đó đều đúng. Nhưng trong nhiều giải pháp giáo dục VHGT trong nhà trường, những giải pháp nào thuộc loại quan trọng nhất, nếu không có những cái đó thì dù các giải pháp khác có làm tốt bao nhiêu đi nữa thì chất lượng giáo dục VHGT vẫn bị hạn chế? Hay nói cách khác, những giải pháp quan trọng cần giải quyết trong giáo dục VHGT trong nhà trường là những giải pháp nào? Chúng tôi cho rằng đó là giáo dục về cái tâm, giáo dục cho mọi người có cái tâm trong sáng, lương thiện, giáo dục cho con người cái đẹp và xây dựng các nguyên tắc giao tiếp. Quan hệ giao tiếp trong trường được thể hiện ở rất nhiều mối quan hệ, quan hệ thầy với trò, quan hệ trò với trò, thấy với thầy, cán bộ quản lý với nhân viên, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên với phụ huynh, …Các mối quan hệ giao tiếp cá nhân này nhiều khi lại đại diện cho mối quan hệ tập thể, ví dụ, giữa nhà trường với phụ huynh, giữa lãnh đạo với quần chúng. Các mối quan hệ giao tiếp nói trên sẽ tốt nếu những người tham gia vào quá trình giao tiếp ấy có lương tâm trong sáng, hiểu biết về cái đẹp và nắm được các nguyên tắc giao tiếp. Sự non nớt, lung túng, vụng về nhưng chân thực trong giao tiếp có thể cảm thông, nhưng không thể chấp nhận những cử chỉ giao tiếp giả dối. Nhiều khi người ta bị hại về những hành vi giao tiếp giả dối, có vẻ có văn hóa nhưng thực chất không có văn hóa này. Văn hóa là sự sống có ý thức, văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo trong quá trình lịch sử (1), mang đậm bản sắc dân tộc. Tính giá trị của văn hóa thể hiện ở chổ nó có giá trị thúc đẩy sự sống chân chính phát triển. Những hành vi giao tiếp có tác dụng góp phần làm cho con người tốt hơn, thúc đẩy cuộc sống chân chính phát triển tốt hơn, mới được gọi là hành vi ứng xử, giao tiếp có văn hóa. Nội dung giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường rất nhiều. Nhưng chúng tôi cho rằng nội dung quan trọng nhất đó là giáo dục về chữ tâm. Người có cái tâm tốt là người có cái nhìn nhân hậu đối với con người, mong mọi người được tốt hơn, người xấu trở thành tốt, người tốt trở nên tốt hơn. Lương tâm trong sáng là chiếc gương soi để mọi người tự kiểm tra sự trong sáng trong hành vi giao tiếp của mình. Không ít trường hợp, hành vi giao tiếp đã không bộc đúng bản chất thật của con người. Một học trò chào thầy giáo khi chưa có kết quả học tập chưa đủ để khẳng định học trò này giao tiếp có văn hóa? Sau khi đủ điểm thi, người học trò này có thể không chào thầy giáo đã dạy mình nữa! Đây có lẽ không phải là hiện tượng hy hữu trong nhà trường. Một học trò gặp thầy giáo, vô tình hay vì một lý do nào đó, đã không chào hay chậm chạp trong chào hỏi, cũng chưa đủ để kết luận người học trò này không lễ phép với thầy giáo dạy mình, thiếu hay yếu về văn hóa? Cái có thể cho chúng ta lời giải đáp đúng đắn nhất đó là cái tâm của người học trò này. Người học trò này có văn hóa hay không, ở những hành vi cụ thể, có lẽ chỉ có người đó biết. Muốn đánh giá được bản chất văn hóa của một người nào đó chúng ta phải xem xét hành vi ứng xử văn hóa của họ trong hệ thống. Giáo dục chữ tâm – với nghĩa là lương tâm, nhân tâm, chữ tâm trong sáng – cho các thành viên trong nhà trường không đơn giản chút nào. Chúng tôi quan niệm, mọi thành viên trong nhà trường đều là những chủ thể và khách thể của văn hóa giao tiếp học đường, đều là đối tượng cần được giáo dục về chữ tâm. Ngay những người đã có cái tâm trong sáng, việc bồi dưỡng thêm về chữ tâm cũng không thừa, điều này chỉ làm cho chữ tâm của họ trong sáng, phong phú thêm lên. Làm thế nào để giáo dục chữ tâm có hiệu quả? Điều này còn tùy thuộc vào đối tượng, cấp học. Mỗi cấp học, mỗi đối tượng có cách giáo dục khác nhau. Cách dạy của Khổng Tử về chữ Nhân đối với học trò đã cho chúng ta bài học này. Cha ông chúng ta rất chú ý giáo dục chữ tâm – nhân tâm - cho con em mình, chú ý giáo dục từ đầu đời của mỗi con người. Lớp học đầu tiên của trẻ được gọi là lớp vỡ lòng, lớp khai tâm. Những ấn tượng có được từ đầu đời này sẽ ảnh hưởng suốt cuộc đời của mỗi con người. Xem ra cái lòng, cái tâm quan trọng biết chừng nào. Nội dung và hình thức giáo dục về chữ tâm – nhân tâm – rất phong phú, sinh động, tùy vào từng loại đối tượng, tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể, như chúng tôi vừa nói ở trên. Chúng ta phải vừa coi trọng tính tự giác vừa coi trọng việc bắt buộc trong giáo dục chữ tâm cho con người. Sau chữ tâm, chúng tôi nghĩ cần giáo dục cho mọi người trong trường chuẩn mực về cái đẹp. Trên hai cơ sở này, người ta sẽ tìm được hành vi ứng xử giao tiếp thích hợp. Văn hóa gắn liền với cái đẹp. Cái tốt gắn liền với cái đẹp. Vì “biết rung cảm trước cái đẹp sẽ rất khó làm điều xấu”. (2) Có được cái tâm tốt, có được quan niệm về cái đẹp đúng, người ta sẽ có hành vi ứng xử văn hóa đúng, đẹp. Nhiều khi không cần lời chào, chỉ một cái gật đầu, chỉ một ánh mắt, con mắt là cửa sổ tâm hồn, như có người đã nói, cũng là hành vi ứng xử có văn hóa rồi. Những hành vi ứng xử phi ngôn ngữ ấy rất quan trọng đối với con người. Sự giao tiếp trong tình yêu, ban đầu, nhìn chung là sự giao tiếp phi ngôn ngữ. Sự giao tiếp phi ngôn ngữ ấy thường là sự mở đầu cho hạnh phúc của những gia đình mới. Sự giao tiếp đó quan trọng biết chừng nào. Cái gì đã tạo ra hiệu quả của hành vi giao tiếp không lời đó? Đó là cái tâm, đó là ý thức về cái đẹp của chủ thể và khách thể giao tiếp trong kênh thông tin. Dân gian có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau, nhưng cũng có câu: Im lặng là vàng. Cả hai câu đều đúng. Đó hình thức giao tiếp linh hoạt của con người. Người ta đã nói tới nhiều những quy định về hành vi, cử chỉ, lời nói, … ở dạng hiển ngôn, mà không chú ý hay chưa chú ý đến những quy định về ứng xử văn hóa ở dạng phi ngôn ngữ. Trong thực tế đời thường, sự tồn tại và biểu hiện của giao tiếp phi ngôn ngữ rất nhiều, thậm chí nhiều hơn ngôn ngữ giao tiếp trực tiếp. Nếu không có hai cơ sở trên, thì dù có quy định hình thức ra hỏi, về chào, … và người ta thực hiện nghiêm túc bao nhiêu đi nữa thì bản chất văn hóa đích thực của văn hóa giao tiếp vẫn không có được. Những hành vi có vẻ có văn hóa trong giao tiếp bề ngoài nhiều khi lại chứa đựng bản chất vô văn hóa bên trong, sự dối lừa, nếu họ không trung thực với nhau, không ưa nhau, không có cái tâm trong sáng. Nói như trên, không có nghĩa là chúng tôi phản đối việc xây dựng các chuẩn mực giao tiếp trong nhà trường, phản đối tổ chức các hoạt động rèn luyện về giao tiếp, … Những hoạt động đó cũng cần thiết, nhưng ưu tiên hàng đầu phải là sự giáo dục về chữ tâm, tiếp đó là sự giáo dục về chữ mỹ, giáo dục về cái đẹp của con người, của văn hóa ứng xử. Một nội dung quan trọng thứ ba cần giáo dục cho mọi thành viên trong trường, đó là giáo dục các nguyên tắc giao tiếp. Nguyên tắc giao tiếp là nơi thể hiện cái tâm và cái đẹp trong quan hệ giao tiếp ứng xử giữa con người với con người. Mác đã khẳng định, về bản chất, con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Di truyền tạo ra nhân hình, giao tiếp tạo ra nhân tính ở mỗi con người. Ở những môi trường khác nhau, con người có những hành vi giao tiếp khác nhau. Nói như vậy không có nghĩa là không có cái chung, cái chung đó là chất văn hóa của giao tiếp. Giao tiếp đó phải có văn hóa, nghĩa là phải có tính chất người, phải góp phần cho sự phát triển chất người chân chính. Điều đó có nghĩa là không phải giao tiếp lúc nào cũng cần sự hòa nhã, cảm thông, nhẹ nhàng. Văn hóa “trọng âm” của người Việt đã tạo ra chuẩn tắc ứng xử: “Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Thực ra không ít lúc lời nói trực tiếp không vừa lòng nhưng lại rất cần thiết, “Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng”. Hành động nói thật này lại có chất văn hóa cao, vì sau hành động nói thật đó, một sự điều chỉnh đã có thể xảy ra, người được góp ý sống tốt hơn, có văn hóa hơn. Sự thẳng thắn trong giao tiếp là một nguyên tắc cần bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên trong nhà trường. Trong giao tiếp hiện đại, thời kỳ hội nhập, sự thẳng thắn là một trong những nguyên tắc mới cần được nhấn mạnh. Thấy một người có lỗi, vì tế nhị, tôi không nói, hay không nói thẳng, không nói đủ cho họ hiểu về lỗi lầm của họ, để họ tiếp tục phạm lỗi, thì đó là cái lỗi của tôi, là sự hạn chế trong văn hóa giao tiếp của tôi. Tôn sư, trọng đạo là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của dân tộc. Nhưng, trong thực tế ứng xử, người ta nhấn mạnh cái tôn sư, còn cái trọng đạo thì không chú ý mấy, hoặc thậm chí không chú ý đến điều này. Trong đạo, phải làm cho cái đạo làm người chân chính giữ được vị trí ưu thắng. Nếu thầy có lỗi, vi phạm đạo đức của người thầy, thì học sinh, sinh viên cần đóng góp ý kiến cho thầy, đó mới là trọng đạo. Nhưng thực tế là, nếu học sinh, sinh viên làm điều này thì có khi lại bị coi là không tôn sư. Đó là một nhận thức không đầy đủ, cần có sự uốn nắn, điều chỉnh. Chúng tôi muốn nói, ngoài những nguyên tắc giao tiếp truyền thống, chúng ta cần xác lập và giáo dục cho học sinh, sinh viên những nguyên tắc mới, phù hợp với hoàn cảnh mới. Nguyên tắc giao tiếp và cũng là mục tiêu của giao tiếp là phải có văn hóa, phải đảm bảo tính giá trị của văn hóa, góp phần làm cho quan hệ giữa những người giao tiếp được tốt hơn. Hình thức giao tiếp thể hiện nguyên tắc giao tiếp này rất đa dạng. Tùy vào từng hoàn cảnh khác nhau, người ta có những hành vi giao tiếp khác nhau. Có những hành vi thiên về tình, có những hành vi thiên về lý, có những hành vi vừa thấu lý vừa đạt tình, tất cả những hành vi đó đều có văn hóa nếu đạt được mục tiêu, nguyên tắc nói trên. Có thể và cần xây dựng những hình thức giao tiếp cụ thể ở các cấp học cụ thể, chứ rất khó xây dựng các hình thức giao tiếp chung cho các cấp học. Ở cấp độ chung, có lẽ chỉ nên xây dựng các nguyên tắc giao tiếp. Nguyên tắc giao tiếp thì hữu hạn, còn hình thức giao tiếp có thể nói là vô hạn, vì trong những hoàn cảnh cụ thể khác nhau, mỗi người có cách giao tiếp khác nhau. Tóm lại, giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường là một việc làm cần thiết. Lâu nay, nhà trường nhìn chung thiên về dạy chữ, dạy tri thức, ít chú ý dạy cách giao tiếp giữa con người với con người. Trong nhiều giải pháp giáo dục văn hóa giao tiếp cho con người, có lẽ những giải pháp quan trọng nhất, có tính quyết định chất lượng văn hóa giao tiếp trong nhà trường, văn hóa học đường, đó là giáo dục cái tâm, giáo dục cái đẹp và xây dựng các nguyên tắc giao tiếp. Tháng 4/ 2012. . hạn, còn hình thức giao tiếp có thể nói là vô hạn, vì trong những hoàn cảnh cụ thể khác nhau, mỗi người có cách giao tiếp khác nhau. Tóm lại, giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường là. những người giao tiếp được tốt hơn. Hình thức giao tiếp thể hiện nguyên tắc giao tiếp này rất đa dạng. Tùy vào từng hoàn cảnh khác nhau, người ta có những hành vi giao tiếp khác nhau. Có những. hơn. Sự thẳng thắn trong giao tiếp là một nguyên tắc cần bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên trong nhà trường. Trong giao tiếp hiện đại, thời kỳ hội nhập, sự thẳng thắn là một trong những nguyên

Ngày đăng: 26/06/2015, 21:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w