1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xác định thành phần hóa học trong hạt mướp đắng

13 723 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 135 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Nước ta thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm, rất thích hợp cho việc trồng các loại cây thực phẩm phục vụ các bữa ăn cho con người và nó đã trở thành một nhu cầu cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của người dân.Trong thời đại CNHHĐH đất nước ngày càng phát triển cơ hội tìm việc làm của mọi người trở nên dễ dàng, đời sống người dân được nâng cao.Vì vậy thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn của con người ngày càng được chú trọng.Như chúng ta biết các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người có nhiều trong thịt cá,ngoài ra nguồn dinh dưỡng có trong rau,củ, quả cũng không kém phần quan trọng.Các loại thức ăn thường dùng trong bữa ăn hằng ngày cũng có giá trị rất cao giúp ích cho cuộc sống, trong đó có mướp đắng. Năm 1990, Liên Hiệp Quốc phát hành bộ tem dược thảo, mỗi con tem thuốc được Liên Hiệp QUốc cho là có giá trị chữa bệnh trên thế giới, mướp đắng được chọn làm 6 cây thuốc tiêu biểu. Do đó các nhà dinh dưỡng học dã chọn mướp đắng làm thực phẩm hoàn mĩ phục vụ trong các bữa ăn. Mọi người dường như ai cũng biết trong thịt quả mướp đắng chứa nhiều lượng vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho cơ thể.Ngoài ra nó còn chứa những thành phần chữa và ngăn ngừa các bệnh vì vậy mướp đắng cũng được xem như một loài thuốc rất có hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày. Nhưng trong quá trình chế biến sử dụng mướp đắng, thường người ta chỉ sử dụng phần thịt quả mà không quan trọng đến phần hạt và thường vứt bỏ đi. Vậy hạt có thành phần dinh dưỡng như thế nào và ứng dụng trong cuộc sống ra sao?.Đó là lý do chúng tôi thực hiện đề tài: “Xác định thành phần hóa học trong hạt mướp đắng”. Với hy vọng sau khi hoàn thành đề tài này sẽ giúp mọi người có ý thức hơn trong việc sử dụng hạt mướp đắng tránh trường hợp bỏ đi hoang phí. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Xác định thành phần dinh dưỡng và thành phần hóa học có trong hạt mướp đắng 3. Đối tượng nghiên cứu hạt mướp đắng 4. Nhiệm vụ: Tìm hiểu thành phần và ứng dụng của hạt mướp đắng 5. Các phương pháp nghiên cứu: • Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài • Phương pháp tự nghiên cứu • Phương pháp thực nghiệm

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Nước ta thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm, rất thích hợp cho việc trồng các loại cây thực phẩm phục vụ các bữa ăn cho con người và nó đã trở thành một nhu cầu cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của người dân.Trong thời đại CNH-HĐH đất nước ngày càng phát triển cơ hội tìm việc làm của mọi người trở nên dễ dàng, đời sống người dân được nâng cao.Vì vậy thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn của con người ngày càng được chú trọng.Như chúng ta biết các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người có nhiều trong thịt cá,ngoài ra nguồn dinh dưỡng có trong rau,củ, quả cũng không kém phần quan trọng.Các loại thức ăn thường dùng trong bữa ăn hằng ngày cũng có giá trị rất cao giúp ích cho cuộc sống, trong đó có mướp đắng. Năm 1990, Liên Hiệp Quốc phát hành bộ tem dược thảo, mỗi con tem thuốc được Liên Hiệp QUốc cho là có giá trị chữa bệnh trên thế giới, mướp đắng được chọn làm 6 cây thuốc tiêu biểu. Do đó các nhà dinh dưỡng học dã chọn mướp đắng làm thực phẩm hoàn mĩ phục vụ trong các bữa ăn. Mọi người dường như ai cũng biết trong thịt quả mướp đắng chứa nhiều lượng vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho cơ thể.Ngoài ra nó còn chứa những thành phần chữa và ngăn ngừa các bệnh vì vậy mướp đắng cũng được xem như một loài thuốc rất có hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày. Nhưng trong quá trình chế biến sử dụng mướp đắng, thường người ta chỉ sử dụng phần thịt quả mà không quan trọng đến phần hạt và thường vứt bỏ đi. Vậy hạt có thành phần dinh dưỡng như thế nào và ứng dụng trong cuộc sống ra sao?.Đó là lý do chúng tôi thực hiện đề tài: “Xác định thành phần hóa học trong hạt mướp đắng”. Với hy vọng sau khi hoàn thành đề tài này sẽ giúp mọi người có ý thức hơn trong việc sử dụng hạt mướp đắng tránh trường hợp bỏ đi hoang phí. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Xác định thành phần dinh dưỡng và thành phần hóa học có trong hạt mướp đắng 3. Đối tượng nghiên cứu hạt mướp đắng 4. Nhiệm vụ: Tìm hiểu thành phần và ứng dụng của hạt mướp đắng 5. Các phương pháp nghiên cứu: • Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài • Phương pháp tự nghiên cứu • Phương pháp thực nghiệm 6. Lịch sử nghiên cứu. Trong nước: Thạc sĩ Võ Hồng Thái- Đề tài “Khảo sát thành phần Triterpen Glycosid trong hạt Mướp đắng, Momỏdica Chẩntia L. Họ bầu bí (Cucurceae)”, Tác giả nghiên cứu thành phần hóa học của mướp đắng. Bằng phương pháp chiết suất bởi dung môi, dùng sắc kí cột, sắc kí lớp mỏng và các phương pháp phổ nghiệm như IR, UV, RMN, MS để xác định cấu trúc, Tác giả li trích nhận diện được hai triterpen glycid có trong hạt mướp đắng trồng ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh Ngoài ra còn có nhiều đề tài khác nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng của trái mướp đắng. Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu thành phần hóa họccủa hạt mướp đắng trên địa bàn thành phố Cao Lãnh. NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN I. TÌM HIỂU VỀ CÂY MƯỚP ĐẮNG. - Tên khoa học: Momordica Charantia Linn - Tên gọi khác: Cẩm Lệ Chi, Lại Bồ Đào, Hồng Cô Nương, Lương Qua, Lại Qua, Hồng Dương, Mướp Đắng. - Họ khoa học: Thuộc họ Bầu Bí ( Cucurbitaceae) 1. Mô tả cây mướp đắng. - Thân: dạng thân leo bằng tua cuốn. Thân có cạnh, kích thước thân nhỏ, dây bò từ 5-7m - Lá: mọc so le, dài 5-10cm, rộng 4-8cm, phiến lá chia 5-7 thùy, mép khía răng có lông ngắn, mặt dưới lá có màu nhạt hơn mặt trên. - Hoa: hoa đực và hoa cái mọc riêng lẽ ở nách lá có cuốn dài, cánh hoa màu vàng nhạt. - Qủa: hình thoi dài có đầu nhọn mặt ngoài có nhiều u lồi dài 8-15cm. Quả chưa chín có màu vàng xanh, khi chín màu vàng hồng. - Hạt: hạt dẹp dài 13-15mm, rộng 7-8mm, bề mặt hạt phẳng khi chín xung quanh hạt vó màng đỏ bao quanh. .2. Địa lý phân bố: Cây mướp đắng (khổ qua) có nguồn gốc ở Châu Phi, hiện nay được trồng rộng rãi ở khắp các nơi trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Do có biên độ sinh thái rộng, nên ở vùng nhiệt đới mướp đắng có thể sinh quanh năm, rất dễ mẫn cảm với điều kiện ngập úng. Mướp đắngcó thể trồng trên nhiều loại đất nhưng sinh trưởng thuận lợi nhất trên đất giầu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Nhưng cũng có tài liệu khác cho rằng mướp đắng có nguồn gốc ở Á Châu. Mướp đắng hiện nay có mặt khắp nơi vùng ấm như vùng biển West Indies phía dưới Florida, Phi Châu, Ấn Độ… Ở Việt Nam cây được trồng ở khắp mọi nơi trong nước ta từ Nam đến Bắc, từ các tỉnh từ đồng bằng, trung du đến miền núi để lấy trái làm thực phẩm. 3. Công Dụng Của Mướp Đắng. - Nhiều nước trên thế giới đã dùng mướp đắng làm thuốc. + Tại Pooc-tô-Ri-cô (châu Mỹ) được dùng chữa bệnh đái đường. + Ấn độ ép lá mướp đắng làm thuốc gay nôn, thuốc tẩy trong nững bệnh về đường mật. + Malaysia, Philipin và miền Nam Trung Quốc (Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Chiết Giang) …thường dùng hạt tươi, quả phơi khô làm thuốc. + Các nhà y học Mỹ những năm gần đây còn cho rằng có thể chiết từ trong quả mướp đắng ra được 3 loại protein có thể tiêu diệt virut gây bệnh AIDS. - Ở Việt Nam, trong dân gian mướp đắng được dùng làm thức ăn (nấu với thịt làm canh, các món xào…) để giảm nhiệt. Theo y học phương Đông mướp đắng cóa vị đắng, tính hàn, không độc được dùng làm thuốc chữa ho, tắm cho trẻ trị rom sẩy, chữa sốt. + Ăn mướp đắng sống bổ mắt, khỏi viêm nhiệt, đau đầu, trong mướp đắng sống có nhiều vitamin C, ăn sống 100g mướp đắng sẽ được 200g vitamin C. + Mướp đắng chữa được nhiều bệnh như: đái tháo đường, phòng ngừa ung thư, thuốc gây nôn, trừ giun… + Mướp đắngcòn dùng như là chất diệt côn trùng và có tính hạ huyết áp. + Quả mướp đắng xanh đem ép chữa đau bụng kinh niên, kiết lỵ. + Mướp đắng có khả năng tiềm tàng chống ung thư và chống siêu vi như HIV & HSV. Đây là điều các bạn trẻ Việt Nam trong ngành cần nghiên cứu và triển khai. + Mướp đắng giúp kiện tỳ khai vị (kích thích chức năng tiêu hóa). Ankaloit trong mướp đắng có công hiệu lợi niệu hoạt huyết (lợi não máu lưu thông), tiêu viêm thoái vị (chống viêm, hạ sốt), thanh tâm minh mục (mát tim sáng mắt). + Nước cốt mướp đắng chứa thành phần protein tựa như hoạt chất ankaloit giúp tăng cường chức năng nuốt của tế bào. + Thịt quả có 1 chất protein đặc biệt gọi là cucurmisin, chất này thuộc loại serine proteaz, có khả năng tiêu hóa thịt, nó không bị phân hủy bởi nhệt nên sau khi nấu chín vẫn có tác dụng. + Lá mướp đắng phơi khô hãm như pha trà, lá thuốc giải độc, kích thích tiêu hóa, tẩy giun. + Lá mướp đắng khô, tán thành bột, hòa vào rượu uống chữa bệnh đơn chân (chân voi), lỡ léc, đau nhức. + Lá mướp đắng giã nát đắp vào hậu môn để chữa lòi đom. Dịch lá hơi nhuận tràng hạ sốt. + Dây và lá khổ qua tươi đem nấu (hoặc giã lấy nước) để uống có công dungjhaj sốt, hoặc giã lá và dây để đắp trị mụn nhọt. Ở một số nơi còn dùng cả trái, dây và lá để trị các chứng thuộc về gan. + Dây mướp đắng còn dùng trị các chứng lụy đặc biệt là lụy amip. + Hoa chữa đau dạ dày, chữa đau mắt, chữa chứng lụy cấp tính. + Hạt mướp đắng có tính bổ dương, tráng khí, dùng chữa ho, trẻ em lên cơn kinh giật do sốt cao hoặc kinh phong. + Hạt mướp đắng chín có vị đắng, ngọt, chữa khỏi viêm họng bằng cách cho hạt mướp đắng vào nước sắc lên uống, hoặc cho mấy hạt vào miệng nhai rồi ngâm, nước tứa ra đến đâu, nuốt đến đấy. + Dân gian thường dùng hạt mướp đắng chữa trị mỗi khi bị côn trùng cắn – dùng khoảng 10g hạt nhai, nuốt nước, còn xác hạt đắp lên vết cắn. + Quả và hạt mướp đắng có chứa nhiều chất, có tác động lên lượng đường gluocse hoặc isulin. Ngoài ra mướp đắng còn có một số tác hại như: + Mướp đắng không nên dùng cho phụ nữ có thai vì độc hại cho hệ sinh sản kể cả làm hệ tử cung xuất huyết và co thắt làm hư thai, đột biến gen + Quả mướp đắng có thể hại cho tế bào gan thú vật, enzim gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng làm thay đổi hình dáng tế bào gan. + Hạt mướp đắng có chứa một chất là vicine là một độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favisim), một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê. Lớp màng đỏ bao quanh hạt mướp đắng độc cho trẻ con. 4. Thành phần của mướp đắng a.Thành phần dinh dưỡng: Theo tài liệu của Viện Đại Học Purdue về các loại rau quả Á Châu hội nhập vào Mỹ (Willsetal 1 phần dinh dưỡng tính bằng gam trong 100g quả mướp đắng như sau: Phần ăn được 84 Nước 93,8 Protein 0,9 Sinh tố A 0,04mg Sinh tố B1 0,05 Sinh tố B2 0,03 Niacin 0,4 Sinh tố C 50 Chất béo 0,1 Carbohidrate 0,2 Calsium 22mg Potassium 260mg Magnesium 16mg Sắt 0,9mg Zinc 0, mg Trong 100g mướp đắng theo bảng hiện hành thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam. Tỷ lệ thải bỏ 20% Năng lượng 16g Nước 94,4g Protein 0,9g Tinh bột 3,0g Chất xơ 1,1g Tro 0,6g Calci 18mg Sắt 0,6mg Phospho 29mg Beta-caroten 40mcg Vitamin B1 0.07mg Vitamin B2 0.04mg Vitamin PP 0.3mg Vitamin C 22mg b. Thành phần hóa học: Theo tài liệu của Viện Đại học Purdue về các loại rau quả Á Châu hội nhập vào Mỹ(Willsetal 1984), thành phần hóa học toàn cây, quả và hạt được phân chất và mô tả như sau: Glycosid: momordicin và charantin. Charantin là một hỗn hợp steroid làm hạ đường. Một glycosid khác gốc pyrimidin được tìm thấy.Ngoài ra còn có allkaloid momordicin và dầu thực vật.Một peptid giống insulin hạ đường tên “pollipeptid-P” có trong mướp đắng. Chất này được cô lập từ quả, hạt và các mô trong thân cây và có phân tử lượng 11.000. Đã có nghiên cưứ tính chất hạ đường của mướp đắng. Hạt Mướp đắng: chứa 32% dầu với các acid béo stearic, linoleic, oleic. Hạt cũng chứa nucleosid pyrimidin vicine. Glycoprotein alpha-momorcharin (tác dụng phá thai) và lectin. Thành phần acid amin trong hạt cũng được mô tả kĩ. Những phân tử giống insulin cũng được tìm thấy trong hạt. Hạt quả mướp đắng chín có một loại protein được định danh là MAP 30. Chất này có khả năng chống HIV và ung thư. - Một số hợp chất axit béo tiêu biểu: + axit Stearic: • trong hệ thống UIPAC gọi tên là octandecanoic acid, • công thức ptử là C18H36O2. • là chất rắn dạng xốp có CTHH C18H36O2, nồng đọ phân tử gam 284.47724, d= 0.847g/cm3 ở 70oC , nhiệt đọ nóng chảy 69.6oC, nhiệt độ sôi 383oC. + axit linoleic • trong hệ thống IUPAC gọi tên là cis, cis-9,12-octadecadienoic acid. • Công thức phân tử CH3(CH2)4CH = CHCH2CH = CH(CH2)7COOH hay C17H31COOH • Là dịch lỏng nhờn, không màu; tnc = 5 - 5,2 oC. Thường gặp ở dạng glixerit trong dầu lanh, dầu bông, dầu vừng (mè) và các loại dầu thực vật khác (còn gọi là dầu không no). Ở thực vật bậc cao, AL được tổng hợp từ axit oleic. + axit olenic • Theo IUPAC, tên của axít oleic là axít cis-9-octadecenoic (cis-9- octadecenoic acid), và tên ngắn gọn là 18:1 cis-9. • Công thức: C18H34O2 (hay CH3(CH2)7CH=CH(CH2)7COOH. • Chất lỏng dạng dầu, nhớt, không màu; tnc = 13,4 oC; ts = 286 oC; khối lượng riêng ở 20 oC: 0,891 g/cm3; chiết suất với tia D ở 20 oC: 1,4582. Không tan trong nước; tan trong etanol, ete. Hiđro hoá thành axit stearic (chất xúc tác niken). - lectin - axit amin: Cấu trúc chung của một phân tử axít amin, với nhóm amin ở bên trái và nhóm axít cacbonxylic ở bên phải. Nhóm R tùy vào từng axít amin cụ thể.Trong hóa học, một amino acid hay axít amin là một phân tử chứa cả nhóm amin và axít cacboxylic. Trong hóa sinh, thuật ngữ này còn để chỉ alpha amino acids: những axít amin mà trong đó nhóm amin và cacbonxylic gắn vào cùng một carbon, nên gọi là α–carbon. - 5. Các phương pháp tác biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ. a. phương pháp chưng cất - Phương pháp chưng cất là quá trình chuyển hóa chất lỏng thành hơi rồi ngưng tụ hơi thành chất lỏng. Muốn chuyển hóa chất thành hơi cần phải đun sôi chất lỏng. Chất lỏng sôi khi áp suất hơi của nó ở mỗi điểm trong lòng chất lỏng bằng áp suất bên ngoài khí quyển. - Cơ sở lý thuyết của phương pháp chưng cất: dựa vào định luật Konovalop: hai chất A và B có thể đơn giản để tác ra nhưng chúng hòa tan vào nhau, không tạo thành hỗn hợp đẳng phí. Đối với các loại hợp chất này thì áp suất hơi alf trị số trung bình giữa áp suất hơi riêng lẻ của từng chất, nó biến đổi một cách tuyến tính theo thành phần tức là chất óc điểm sôi thấp tạo áp suất hơi cao và ngược lại. Gọi áp suất hơi nguyên chất của chất A là P A , chất B là P B . p A ,p B là áp suất hơi riêng phần của chúng ở pha hơi, ta có” p A = P A .X A p B = P B .X B =P B (1-X A ) Vì hệ hai cấu tử nên : X B = 1- X A Với X A ,X B là phân số mol của A và B ở pha lỏng. Y A , Y B là phân số mol của A và B ở pha hơi. Ta có: Y B = 1 – Y A Lập tỉ lệ: Y A P A X A Y A P A X A = x ⇒ = x Y B P B X B 1- Y A P B 1- X A Tỉ số PA/PB = α (biết trước) được gọi là độ bay hơi tương đối. Do đó : Y A X A = α 1- Y A 1- X A - Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước Một số chất không tan trong nước nhưng dễ bị hơi nước nóng cuốn theo. Người ta lợi dụng tính chất này để tách chất ra khỏi hỗn hợp phản ứng. Một số chất thường gặp dễ bay hơi với hơi nước. Muốn biết chất cuốn theo hay không thì lấy một ống nghiệm, cho một ít chất vào đó vad 2ml nước, úp hở một ống nghiệm khác trên miệng ống nghiệm. Đun sôi cho bay hơi nước, nếu thấy ống nghiệm trên có hơi nước động lại đục, chứng tỏ bị hơi nước cuốn theo. Khi hai cấu tử không hòa tan vào nhau thì áp suất hơi của hỗn hợp tuân theo định luật Đanton: “Áp suất hơi của hỗn hợp bằng tổng áp suất hơi riêng phần của các cấu tử hợp thành” - Cách tiến hành chưng cất lôi cuốn hơi nước. Cho chất định cất cuốn hơi nước vào bình cầu (cho tối đa bằng 1/3 thể tích bình). Nối hệ thống bình cầu với bình đun hơi nước nóng. Bình nước nóng có thể là bình cầu hoặc bình đồng có nối với ống thủy tinh dài tận đáy để theo dõi áp suất của hệ thống cất . Khi áp suất trong hệ thống cao (bị tắc chẳng hạn) thì nước ở ống thủy tinh tăng cao hoặc phun ra nghoài, líc đó cần phải mở khóa để thông với áp suất khí quyển. Sau khi lắp xong hệ thống, mở khóa thông để theo dõi áp suất của hệ thống, đun nước sôi ở bình chứa nước, đồng thời đun nhẹ bình đựng chất cất. Nước ở bình sôi chỉ chứa khoảng 2/3 thể tích bình. Nếu là bình bằng đồng chuyên dụng thì ta tyheo dõi lượng nước qua ống thủy bình bên cạnh bình. Mở nước ở sinh hàn để làm lạnh hơi. Đóng khóa thông với nước sôi qua bình cầu cất. Theo dõi lượng chất cất ra, cất ra cho đên khi nước cất ra trong suôt thì ngừng cất. Khi kết thúc, ngừng đun, mở khóa thông ra, lấy chất cất ra. Dùng phiễu chiết lấy sản phẩm , dùng dung môi thích hợp để lấy chất tan hoặc huyền phù trong nước rồi tinh chế theo phương pháp thông thường. Khi chưng cất chú ý chất có thể đóng rắn trong sinh hàn gây tắc ống, dễ nổ nên cần phải thận trọng khi sử dụng sinh hàn b.Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ. - Phương pháp chiết. Định nghĩa. Phương pháp chiết dùng để tách chất ra khỏi hỗn hợp chất rắn hoặc dung dịch hoặc huyền phù bằng dung môi thích hợp ở nhiệt độ phòng hoặc ở nhiệt độ sôi của dung môi. Cơ sở vật lí của phương pháp lầ dựa vào dịnh luật phân bố Nernst: Khi them một cấu tử thứ ba vào hệ dung dịch có hai cấu tử không tan hoàn toàn vào nhau hoặc tan có giới hạn thì sự hòa tan của cấu tử này vào hai cấu tử theo một tỷ lệ nhất định ở nhiệt độ không đổi, gọi là hằng số phân bố Nernst K: S 1 C 1 K= = S 2 C 2 C 1, C 2 là nồng độ của các cấu tử trong dung môi S 1 , S 2 là độ tan của hai cấu tử S 1 K càng lớn khi càng lớn thì việc lấy ra rất khó khăn, phải dùng dung môi S 2 chiết nhiều lần. Cùng một lượng dung môi để chiết, cần phải chia nhiều lần chiết. Có thể tính được lượng chất còn lại sau lần chiết thứ n dựa vào hằng số Nerst: kV G=G 0 ( ) n kV + S G n là lượng chất chiết còn lại sau n lần chiết; G 0 là lượng chất ban đầu có trong thể tích V; S là số ml thể tích dung môi cho vào Như vậy muốn G n càng nhỏ thì n phải lớn và S phải nhỏ, nghĩa là muốn chất định chiết ra còn lại trong dung dịch càng nhỏ thì cùng một lượng dung môi cần phải chiết nhiều lần. Lựa chọn dung mội khi chiết Dung môi để chiết phải đẳm bảo các yêu cầu sau: - Dung môi phải có khả năng hòa tan chất định chiết lớn hơn dung môi cũ. - Không trộn lẫn với dung môi cũ, nghĩa là co tỉ khối khác nhiều với dung môi cũ. - Dung môi này dễ tách ra khi tinh chế lại và ít có khả năng tạo nhũ tương và ít độc. Khi lựa chọn dung môi chiết phải chú ý đến độ tan của chất vào dung môi. Độ tan của chất phụ thuộc vào bản chất của chất tan, bản chất của dung môi, nhiệt độ và bề mặt tiếp xúc giữa chất tan và dung môi. Vì vậy, khi chiết người ta phải lắc kĩ. Tuy nhiên nếu có hiện tượng tạo huyền phù, nhũ tương khi lắc thì phải phá sự tạo huyền phù. Kĩ thuật chiết chất lỏng Dụng cụ phải chiết là phễu chiết. Trước khi chiết phải kiễm tra lại khóa và bôi trơn vazolin vào khóa phễu. Đỗ dung dịch vào phiễu chiết, them dần dung môi vào sao cho thể tích chỉ chiếm khoảng 2/3 thể tích của phễu. Lượng dung môi cho vào chỉ khoảng 1/5 đến 1/3 thể tích dung dịch. Đậy nút, một tay giữ nút và phễu, một tay giữ khóa phễu, cẩn thận sốc nhẹ và dốc lên dốc xuống phễu nhiều lần. Khi lắc thường làm tăng áp suất trong phễu, do đó cần phải để ngược phễu, mở khóa phễu cho cân bằng vói áp suất bên ngoài rồi đóng khóa phễu, lắc mạnh tiếp khoảng 1-2 phút. Lắc xong, cặp phễu vào giá để yên một lúc cho phân lớp hai chất lỏng. Sau đó mở khóa phễu và tách lấy các phần khác nhau tùy thuộc vào tỷ khối của dung dịch. Nếu lớp dưới là dung dịch cần lấy thì để lại một ít trong phễu; nếu lớp trên thì cho chảy quá một ít chất lỏng. Khi chiết những chất dễ tạo thành nhũ tương, phải chú ý lắc nhẹ. Nếu nhũ tương tạo thành do một lượng kết tủa tạo thành trên bề mặt phân chia hai chất lỏng thì phải lọc; nếu do sức căng bề mặt thì thường thêm rượi etylic để phá sức căng bề mặt phân chia giữa hai pha. Nếu do sự khác nhau về tỷ khối của hai chất lỏng không lớn lắm thì thường thêm dung dịch NaCl bão hòa để tăng tỷ khối của dung dịch nước. Tốt nhất là để yên lắng trong một thiowif gian lâu. Khi chiết những chất tan trong nước nhiều hơn tan trong dung môi hữu cơ có thể dùng chiết liên tục trên dụng cụ chiết chất với tỷ khối khác nhau so với nước. Nếu chiết với chất rất ít, có thể dùng ống nghiệm hơi nhọn đầu rồi thêm dung môi vào bằng một pipet nhỏ. Để yên cho táh lớp, dùng pipet sạch để tách lấy lớp dung dịch đã hòa tan chất định chiết. Chiết các chất rắn Phương pháp đơn giản là ngâm chiết chất rắn trong dung môi hoặc hòa tan trong dung môi ở nhiệt đọ thường hay ở nhiệt độ sôi của dung môi, sau đó lọc hoặc gạn lấy dung dịch. Muốn lấy chất từ dung dịch thì cất đuổi dung môi ở máy cất quay có áp suất giảm hoặc bằng các phương pháp thong thường. Sự chiết chất trong hỗn howpjrawns phụ thuộc nhiều vào độ hòa tan của chất vào dung môi và nhiệt độ. Để tăng khả năng chiết, người ta thường phải nghiền nhorchaats rắn rồi ngâm chiết ở nhiệt độ thường hay nhiệt độ sôi của dung môi. Trong phòng thí nghiệm thường chiết bằng bộ Soklet để chiết liên tục. Cách làm như sau: Chất rắn định chiết đã nghiền nhỏ được gói trong giấy lọc đặc vào phần B của máy chiết. Cho dung môi vào bình cầu (tùy thuộc lượng chất chiết mà cho lượng dung môi khoảng ½ thể tích bình cầu, lắp sinh hàn hồi lưu ở trên rồi đun cho sôi dung môi. Hơi dung môi bay lên và hòa tan chất trong bọc giấy lọc rơi xuống bình cầu qua ống dẫn hơi ngưng tụ. Cứ như vậy nồng độ của chất tan trong dung môi tăng dần theo thời gian đun hồi lưu. Nếu chất tinh khiết hòa vào dung môi thu được dung dịch chất tinh chế trong bình cầu, cô quanh đuổi dung môi rồi kết tủa lại chất rắn. Nếu trong hỗn hợp chất rắn, các chất bẩn hòa tan vào dung môi thì phần chất rắn sẽ được là chất sạch. Nếu chất tan là chất phụ và chất tinh chế sẽ còn lại trong bình chiết chỉ việc lấy chất rắn trong giấy lọc ra, làm khô sẽ thu được chất sạch c.Phương pháp sắc kí: *Mục đích của phương pháp săc kí Phương pháp sắc kí dùng để tách các chất thành phần các cấu tử riêng rẽ khi các chất có tính chất giống nhau về thành phần và tính chất hóa học. Người ta cũng dùng phương pháp này để tinh chế những chất có nhiệt độ sôi cao nhưng không bền với nhiệt. Phương pháp sắc kí để xác định thành phần định tính, định lượng chất có trong hỗn hợp hoặc theo dõi quá trình phản ứng. Mặt khác, nó cũng chỉ ra đôi tinh khiết của chất tách được. Phương pháp này được dùng nhiều trong lĩnh vực hóa hợp chất tự nhiên. * Cơ sở vật lý của phương pháp Svet (Schwet) và Kun (Kuhn) (1930-1936) là người đặt nền móng cho phương pháp. * nguyên tắc: Dựa vào hiên tượng hấp phụ của các chất hữu cơ trên chất hấp phụ (trong phướng pháp này chất hấp phụ gọi là pha tĩnh và tính tan của chúng trong dung môi hữu cơ gọi là pha động khi đi qua chất hấp phụ). Sự hấp phụ phụ thuộc vào cấu tạo phân tử của chất hấp phụ, theo nguyên tắc chất phân cực hấp phụ chất phân cực và ngược lại, chất không phân cực hấp phụ chất không phân cực. Độ tan của chất hữu cơ trong dung môi phụ thuộc vào cấu trúc của chất và dung môi, … Tùy thuộc vào cách thực hiện, ngày nay có nhiều loại sắc kí: sắc kí khí, sắc kí khí mao quản, sắc kí bản mỏng, sắc kí khí lỏng cao áp,… Khi tiến hành sắc kí thường xảy ra sự cạnh tranh giữa tính chất bị hấp phụ của chất nghiên cứu trên chất hấp phụ và tính giải hấp phụ của nó khi có dung môi đi qua. Nếu chất bị hấp phụ hoàn toàn thì chất không bị di chuyển khi dung môi dội qua. Nếu chất hòa tan hoàn toàn trong dung môi đi qua (giải hấp phụ) thì chất được giải phóng và đi cùng dung môi. Nếu quá trình giải hấp chỉ manh hơn sự hấp phụ một ít thì quá trình hấp phụ và giải hấp xảy ra một cách lien tucjkhi dung môi đi qua. Kết quả là chất nghiên cứu sẽ đi được một khoảng nhất định dược gọi là độ chuyển dịch sác kí . Độ chuyển dịch sắc kí ngày nay gọi là thời gian lưu tính bằng thời gian, đó là thời gian từ lúc bơm mẫu cho đến lúc xuất hiện chất trong sắc kí đồ của sắc kí khí, sắc kí khí lỏng cao áp. Con trong bản sắc kí giấy và sắc kí bản mỏng, thời gian lưu nay được đặc trưng bởi giá trị R f : Khoảng cách từ diểm xuất phát đến tâm vệt R f = Khoảng cách từ điểm xuất phat đến tuyến dung môi Mỗi chất, mỗi hệ chay khác nhau có các giá trị R f khác nhau. Dựa vào đọ phân cực mà chia chất hấp phụ làm hai loại chính: loại chất hấp phụ phân cực (như Fe 2 O 3 > Al 2 O 3 > silicagel > cacbohidrat) và chất hấp phụ không phân cực ( như than [...]... hình xong đánh dấu tâm của các vệt Tinh Rf của các chất *CÁC PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC THÔNG THƯỜNG - Xác định mức độ không no của chất béo bằng chỉ số iot Hóa chất: dd dầu thực vật 10% trong CHCl3, dd iot 0,05% trong ancol etylic, dd hồ tinh bột 2% Dụng cụ: bình tam giác (dung tích 50-100ml), buret Cách làm: cho 10ml dd dầu thực vật 10% trong CHCl3 vào bình hình nón và nhỏ thêm vào đó 2 giọt dung dịch hồ tinh... hấp phụ phân cực thường hay hút nuwowcstrong không khí ẩm, làm cho bề mặt của nó không có khả năng hấp phụ nữa Vì vậy trước khi tiến hành thí nghiệm, người ta phải hoạt hóa lại để đuổi nước khỏi bề mặt hấp phụ ở nhiệt độ 110-1200C từ 1.5 giờ đến 2 giờ Tùy theo lượng nước có trong oxit nhôm trung bình (hãng Merk) cỡ hạt 0,063-0,200nm mà chia chúng thành 5 độ hoạt hóa khác nhau Hoạt độ I: 0-o,5% nước;... Đặt các bảng mỏng đã tráng lên bàn phẳng qua đêm cho hơi nước bốc đi sau đó hoạt hóa các bảng tính ở 110 - 1200C trong 1 giờ, để nguội, cho vào bình hút ẩm để bảo quản và bảo quản sau 4 giờ để ổn định mới sử dụng  Cách đưa chất nghiên cứu lên bảng mỏng Lấy ống thủy tinh mao quản coa đường kính 0,6mm để hút chất đã hòa tan thành dung dịch rồi chấm lên bản mỏng sau cho vết chấm cách mép dưới bản mỏng 1,5cm,... độ tinh khiết hoặc định tính chất thì Rf ≥ 0,7 Cách tìm tỉ lệ pha chế dung môi có thể đơn giản như sau: Giả sử một chất X nào đó cần có Rf, sắc nét, vệt tròn, người ta tiến hành: - Tìm một dung môi I tan tốt X, thực hiện chạy sắc kí với dung môi này, đo RfI=0,97 Tìm một dung môi II khác tan tốt trong môi trường I nhưng lại hòa tan kém chất X hoặc không hòa tan X Chạy sắc kí chất X trong dung môi này... chấm nhiều lần,sau mỗi lần phải để dung môi bay hết (dùng máy sấy tóc hoặc để lâu trong không khí) Lượng chất có thể chấm khoảng 5-10µg Khi cần so sánh định tính các chất có thể chấm 2-3 chất trên cùng một bản mỏng sao cho chuhngs cách nhau theo chiều ngang 1,5cm Khi cần sắc kí điều chế thì chấm hỗn hợp một cách liên tục thành một dãy thẳng hàng ngang, cách đều mép dưới 1,5cm lên bảng kính 20x 20cm ... phải kín, phẳng đáy và phải bảo hòa dung môi rồi mới đặt bản mỏng nghiêng vào thành bình Nếu bình không kín hoặc không bão hòa dung môi thì vệt sẽ không tròn hoặc vệt đi không thẳng Dung môi cho vào vừa phải, không được ngập vết chấm trên bnar mỏng Khi cho bản mỏng phaircho dứt khoát, không sữa đi sữa lại làm long lỡ bản mỏng Trong quá trình chạy không được di chuyển bình Theo dõi quá trình chạy khi tuyến... hình thích hợp Ví dụ: các hidrocacbon thơm, các olefin thì hiện hình bằng hơi iot bão hòa trong lọ kín màu nâu, các andehit xeton thì dùng 2,4đinitrophenylhiđrazin tạo màu vàng, các ancol thì hiện hình bằng H2SO4 đặc rồi hơ nóng ở trên 1000C tạo màu tối các phenol và dẫn xuất của nó thì bằng dung dịch FeCl3 tạo thành màu tím đậm, xanh…Có thể bơm nhiều chât hiện lên bản mỏng khi nghiên cứu nhiều chất... chromatography) TLC Sắc kí bản mỏng dùng chất hấp phụ tráng lên bảng mỏng bằng kính nhôm dùng để phân tích định tính hay tinh chế chất hoặc theo dõi quá trình phản ứng và quá trình chạy sắc kí cột Bảng mỏng là các tấm kính phẳng có kích thước 5 x 12cm Chất hấp phụ dùng cho sắc kí bảng mỏng thường là silicagel cỡ hạt 25-40µm có thêm 3% bột bó (CaSO4.1/2 H2O) hay nhôm oxit hoạt độ III  Cách tráng bản mỏng Ngâm... trong CHCl3 vào bình hình nón và nhỏ thêm vào đó 2 giọt dung dịch hồ tinh bột 2% Lắc đều hỗn hợp và từ buret nhỏ từ từ tuwnngf giọt dd iot 0,05% cho đến khi xuất hiện màu xanh Tính chỉ số iot đã dùng trong thí nghiệm (biết rằng chỉ số iot là số gam iot đã phản ứng với 100g chất béo) - Phản ứng màu của protein + Phản ứng với Ninhidin Cho vào ống ngiệm 1ml dung dich protein, 2-3ml giọt dung dich ninhidin... (thường có màu tím đỏ) Gần đây, ninhidin được thay thế bởi cá chất chỉ thị khác có đọ nạy cao hơn như 1fluro-2,4dinitrobenzen, fluorescamin hoặc dansynchlorit… Chương II.THỰC NGHIỆM 1.Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, nguyên liệu 2 Thực nghiệm Chương III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . protein được định danh là MAP 30. Chất này có khả năng chống HIV và ung thư. - Một số hợp chất axit béo tiêu biểu: + axit Stearic: • trong hệ thống UIPAC gọi tên là octandecanoic acid, • công. chiết phải chú ý đến độ tan của chất vào dung môi. Độ tan của chất phụ thuộc vào bản chất của chất tan, bản chất của dung môi, nhiệt độ và bề mặt tiếp xúc giữa chất tan và dung môi. Vì vậy,. dần độ phân cực:hidrocacbon < ankyl halogenua < cac ete < amin bậc 3 và hợp chất nitro < andehit, xeton < amin bậc 1 < amit cua axit < ancol < axit cacboxylic. Để có

Ngày đăng: 26/06/2015, 20:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w