1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trên địa bàn Quận Sơn Trà

26 404 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 502,1 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Công tác an toàn vệ sinh lao động luôn là một trong nh ng ch trương, chính sách kinh tế - xã hội lớn c a Đảng và Nhà nước ta nhằm chăm lo cải thiện điều kiện l

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HOÀNG BÁCH TÙNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ

Chuyên ngành : Kinh tế phát triển

Mã số: 60.31.05

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2015

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI QUANG BÌNH

Phản biện 1: TS LÊ BẢO

Phản biện 2: TS NGUYỄN NGỌC QUANG

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kinh tế tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 01 năm 2015

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công tác an toàn vệ sinh lao động luôn là một trong nh ng ch trương, chính sách kinh tế - xã hội lớn c a Đảng và Nhà nước ta nhằm chăm lo cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ người lao động, bảo vệ tài sản c a nhà nước và cơ sở lao động, giảm thi u đến mức thấp nhất, ho c không đ xảy ra cháy

n , tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Do đó quan tâm thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy n là trách nhiệm c a các cấp, các ngành, các cơ sở lao động và c a bản thân

m i người lao động

Với nhận thức đó, trong nh ng năm qua, các cấp, các ngành đã làm tốt công tác chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn và tuyên truyền sâu rộng nh ng quy định c a pháp luật, tiêu chuẩn quy phạm về an toàn

vệ sinh lao động - phòng chống cháy n đến các cơ quan, đơn vị, các

cơ sở lao động và người lao động nhờ đó công tác an toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy n đã có nh ng chuy n biến tích cực, hiệu quả, từng bước đi vào đời sống xã hội

Tuy nhiên vẫn còn nh ng đơn vị, địa phương, cơ sở lao động

và cá nhân người lao động chưa nhận thức đúng vị trí, ý nghĩa, vai trò và lợi ích c a công tác an toàn vệ sinh lao động nên trong quá trình lao động sản xuất còn thiếu tính nghiêm túc, ch quan, coi nhẹ công tác này… dẫn đến nh ng bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, cháy n xảy ra Bên cạnh đó, công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động vẫn còn một số bất cập

Thực tế, theo thống kê cho thấy cả nước trung bình hàng năm xảy ra khoảng 6.000 vụ tai nạn lao động, cháy n làm chết và bị

Trang 4

thường nhiều người Khi tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra, bản thân người lao động và thân nhân c a họ không nh ng bị mất mát về con người, suy giảm sức khỏe mà khả năng làm việc, thu nhập cũng bị giảm sút và nh ng đau đớn về th xác và tinh thần Người sử dụng lao động bị thiệt hại về kinh tế là rất lớn khi tai nạn xảy ra và uy tín c a doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng, hoạt động sản xuất bị gián đoạn do phải ngừng việc đ khắc phục hậu quả

Quận Sơn Trà nằm về phía Đông thành phố Đà Nẵng ó diện tích tự nhiên không lớn khoảng 6.081 ha, t ng dân số 119.564 người Trong nh ng năm gần đây Quận Sơn Trà tập trung phát tri n kinh tế theo hướng ưu tiên phát tri n công nghiệp đ thúc đẩy phát tri n các ngành du lịch, dịch vụ và thu hút đầu tư nước ngoài vào, với t ng số doanh nghiệp trên địa bàn quận là 756 doanh nghiệp đang hoạt động theo Luật doanh nghiệp

Với nh ng lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trên địa bàn quận Sơn

Trà ” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế phát tri n

Với kết quả nghiên cứu đề tài c a mình, qua đó sẽ góp phần đánh giá đúng thực trạng c a công tác an toàn vệ sinh lao động hiện nay và đề xuất nh ng giải pháp giúp cải thiện tình hình đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ sức khỏe cho người lao động trên địa bàn quận

2 Mục tiêu của đề tài

- Đáng giá thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động trên địa bàn quận Sơn Trà (Đánh giá thông qua công cụ quản

lý c a cơ quan nhà nước, đánh giá việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ c a các doanh nghiệp và đánh giá vai

Trang 5

trò c a t chức Công đoàn với công tác ATVSLĐ)

- Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trên địa bàn quận Sơn Trà

- Kiến nghị với Đảng, Nhà nước và t chức Công đoàn Việt Nam tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về an toàn vệ sinh lao động

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống thanh tra, ki m tra về an toàn vệ sinh lao động quận Sơn Trà Đối tượng khảo sát là người quản lý, người sử dụng lao động và Công đoàn cơ sở ở một số doanh nghiệp trên địa bàn quận Sơn Trà

Đề tài tiếp cận nghiên cứu vấn đề từ nhiều phía như: các cơ quan quản

lý nhà nước ở địa phương, t chức công đoàn, người sử dụng lao động, người quản lý

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp hồi cứu, sưu tầm, tra cứu thu thập và chọn lọc

thông tin có liên quan Các văn bản pháp luật quy định về ATVSLĐ, các báo cáo chuyên ngành, các công trình nghiên cứu và các tài liệu

có liên quan

- Phương pháp tổng hợp so sánh và phân tích thống kê: Khai

thác tư liệu, số liệu c a các cơ quan quản lý ở địa phương, tham khảo thông tin truyền thông khác như mạng Internet T ng hợp phân tích,

sử dụng kết quả đã công bố

- Phương pháp khảo sát thực tế: tiếp xúc với các đối tượng

nghiên cứu đ tìm hi u các nội dung liên quan nhằm đáng giá thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động ở đơn vị đ có cơ sở thực tiễn c a luận văn

- Phương pháp chuyên gia: Tham vấn ý kiến c a các ban,

Trang 6

ngành liên quan về an toàn vệ sinh lao động - Bảo hộ lao động và Bảo vệ môi trường

5 Những đóng góp của luận văn

- Về lý luận: Hệ thống hóa công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trên địa bàn quận Sơn Trà

- Về thực tiễn: thông qua việc phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trên địa bàn quận Sơn Trà

đề tài đưa ra các giải pháp hoàn thiện, phù hợp với thực tế địa phương, nhằm cải thiện tình hình đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ sức khỏe cho người lao động trên địa bàn quận

6 Kết cấu của luận văn

Kết cấu c a luận văn: gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp

Chương 2 Thực trạng quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn quận Sơn Trà

Chương 3 Giải pháp quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn quận Sơn Trà

Trang 7

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.1.1.Khái niệm

An toàn, vệ sinh lao động: là các hoạt động đồng bộ trên các

m t pháp luật, t chức quản lý, KTXH, KHCN nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho con người trong lao động

1.1.2.Vai trò và tính chất của quản lý nhà nước về an toàn,

vệ sinh lao động

a Vai trò của quản lý an toàn, vệ sinh lao động

Là một chính sách lớn c a Đảng với Nhà nước, mang lại

nh ng lợi ích về kinh tế, chính trị và xã hội

+ Ý nghĩa chính trị:

Công tác này th hiện quan đi m coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu c a sự phát tri n Một đất nước có tỷ lệ tai nạn lao động thấp, người lao động khoẻ mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn luôn coi con người là vốn quý nhất, sức lao động, lực lượng lao động luôn luôn được bảo vệ và phát tri n + Ý nghĩa xã hội:

Lao động tạo ra c a cải vật chất, làm cho xã hội tồn tại và phát tri n Bất cứ dưới chế độ xã hội nào, lao động c a con người cũng là yếu

tố quyết định nhất Xây dựng quốc gia giàu có, tự do, dân ch cũng nhờ người lao động Trí thức mở mang cũng nhờ lao động (lao động trí óc)

Trang 8

vì vậy lao động là động lực chính c a sự tiến bộ loài người

+ Lợi ích kinh tế:

Thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động sẽ đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt Trong sản xuất, nếu người lao động được bảo vệ tốt, có sức khoẻ, không bị đau ốm, bệnh tật, điều kiện làm việc thoải mái, không nơm nớp lo sợ bị tai nạn lao động, bị mắc bệnh nghề nghiệp thì sẽ an tâm, phấn khởi sản xuất, sẽ có ngày công, giờ công cao, năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt, luôn luôn hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất và công tác là điều kiện đảm bảo cho sản xuất phát tri n và đem lại hiệu quả kinh tế cao

b Tính chất của quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động

Có 3 tính chất ch yếu là: Pháp lý, Khoa học kỹ thuật và tính quần chúng Chúng có liên quan mật thiết và h trợ lẫn nhau

 Tính pháp lý

Nh ng quy định và nội dung về an toàn vệ sinh lao động được

th chế hóa thành nh ng luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn và được hướng dẫn cho mọi cấp ngành, mọi t chức và cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành

 Tính khoa học kỹ thuật

Mọi hoạt động c a công tác an toàn lao động nhằm loại trừ các yếu tố nguy hi m, có hại, phòng và chống tai nạn, các bệnh nghề nghiệp… đều xuất phát từ nh ng cơ sở c a KHKT

Trang 9

cơ sở sản xuất và trước hết là người trực tiếp lao động Nó liên quan đến quần chúng lao động, bảo vệ quyền lợi và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà, cho toàn xã hội, vì thế an toàn lao động luôn mang tính chất quần chúng sâu rộng

1.2 NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

Nội dung của quản lý an toàn, vệ sinh lao động bao gồm các nội dung sau:

1.2.1 Ban hành và quản lý thống nhất các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp

M i vùng, địa phướng có các yếu tố tự nhiên rất khác nhau Nên tùy theo điều kiện cụ th c a địa phương mà các cơ quan quản

lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động sẽ cụ th hóa các quy phạm

đó và xây dựng các quy trình an toàn lao động phù hợp với điều kiện sản xuất tại các doanh nghiệp Đồng thời sẽ tiến hành tri n khai và giám sát việc thực hiện các quy phạm và các quy trình chính sách và chuẩn mực về an toàn lao động đảm bảo ngăn ngừa tai nạn lao động đến mức tối đa Giám sát thường xuyên việc ki m tra và đối chiếu về báo cáo hoạt động an toàn và sức khỏe

1.2.2 Tổ chức tuyên truyền quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp

Công tác t chức tuyên truyền không chỉ nâng cao nhận thức

mà còn cung cấp thông tin về quy định ATVSLĐ cho tất cả người sử dụng lao động và người lao động đ nắm được quyền và nghĩa vụ trong chấp hành các quy định này

Với nhiều hình thức khác nhau ngoài phương tiện thông tin đại chúng, thì nh ng hình thức khác như phát tờ rơi, t chức lớp học, hay hội thi … rất h u ích

Trang 10

1.2.3 Tổ chức đào tạo và tập huấn về quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp

T chức đào tạo tập huấn về quản lý ATVSLĐ sẽ tiến hành theo hai nội dung : Các quy định c a pháp luật về ATVSLĐ; T chức quản lý công tác ATVSLĐ trong doanh nghiệp

Cơ quan t chức sẽ bao gồm: Sở lao động và Thương binh xã hội với chức năng quản lý nhà nước về công tác này Các cơ quan phối hợp bao gồm Công đoàn, hiệp hội doanh nghiệp …

Đối tượng đào tạo và tập huấn gồm: các nhà quản trị doanh nghiệp, lãnh đạo t chức công đoàn trong các doanh nghiệp ATVSLĐ, người lao động

Hình thức t chức đào tạo: ch yếu đào tạo ngắn hạn và đào tạo lại

Kinh phí cho quá trình này bao gồm nguồn c a cơ quan quản

lý nhà nước và nguồn đóng góp c a các doanh nghiệp

1.2.4 Tổ chức thanh kiểm tra về thực hiện an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp

T chức thanh ki m tra về thực hiện an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp là nội dung rất cần thiết đ thực hiện quản lý về ATVSLĐ Dù đã có các quy phạm và quy trình bảo hộ lao động cũng như các quy định quyền và nghĩa vụ c a các bên trong quan hệ lao động nhưng đ bảo đảm hiệu lực c a chúng và chấp hành c a các doanh nghiệp nhất thiết phải thực hiện thanh tra, ki m tra về an toàn lao động Công việc này phải tiến hành thường xuyên nghiêm túc không hình thức đ nhắc nhở và điều chỉnh nh ng sai xót trong việc thực hiện là mục tiêu chính

1.2.5 Điều tra, thống kê tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Điều tra, thống kê tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là nội

Trang 11

dung rất quan trọng vì nh ng kết quả điều tra sẽ cho phép rút ra

nh ng bài học và nguyên nhân dẫn tới tai nạn lao động từ đó phát hiện nh ng khiếm khuyết trong các quy phạm về an toàn lao động cũng như công tác quản lý đ có điều chỉnh cần thiết

1.2.6 Xử lý các vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động

Xử lý các vi phạm về an toàn lao động là công việc cần thiết

đ bảo đảm tính hiệu lực và hiệu quả c a các quy phạm về ATVSLĐ Chỉ có xử lý nghiêm mới có tác dụng với cả doanh nghiệp

và người lao động

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP

1.3.1 Điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế xã hội

Điều kiện tự nhiên c a m i vùng là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới

an toàn và vệ sinh lao động Điều kiện tự nhiên bao gồm nhiệt độ, độ

ẩm, lượng mưa, gió, nắng và thời gian nắng… là nh ng nhân tố tạo ra điều kiện vi khí hậu quyết định tới môi trường làm việc c a lao động Ngoài ra điều kiện tự nhiên còn tác hại tới điều kiện an toàn lao động khi nó chính là nhân tố gây xuống cấp các thiết bị an toàn lao động

1.3.2.Quản lý Nhà nước

Quản lý nhà nước về bảo hộ lao động là một trong nh ng nhân

tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác vệ sinh và an toàn lao động Đảng

và nhà nước ban hành và quản lý thống nhất hệ thống tiêu chuẩn VS

và ATLĐ đối với máy, thiết bị, nơi làm việc có liên quan đến điều kiện lao động, tiêu chuẩn chất lượng, quy cách các loại phương tiện bảo vệ cá nhân Đây là cơ sở quan trọng đ hình thành các nội dung

về quản lý vệ sinh lao động

1.3.3.Nhân tố người sử dụng lao động, người quản lý

Trang 12

Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo môi trường làm

việc an toàn cho người lao động Họ là người ch động thực hiện và quyết định thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động trong m i doanh nghiệp, nên nhận thức và mức độ nhiệt tình c a họ khi tham gia thực hiện là nhân tố quyết định đến hiệu quả c a công tác

Người cán bộ công đoàn cơ sở: nắm được nh ng quy định

pháp luật về ATVSLĐ đ phối hợp t chức thực hiện và vận động NSDLĐ, NLĐ thực hiện Có điều kiện thực hiện chức năng ki m tra, giám sát việc thực hiện nh ng chế độ, quy định pháp luật về ATVSLĐ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng c a NLĐ theo luật định

1.3.4.Nhân tố người lao động tại doanh nghiệp

Người lao động là người hoạt động trong môi trường lao

động và chịu ảnh hưởng trực tiếp c a các nhân tố trong đó Một phần trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động là phụ thuộc vào ý thức chấp hành kỷ luật trong khi làm việc c a họ Nếu tất cả mọi người lao động trong cùng một công xưởng đều thực hiện tốt công việc c a mình theo đúng các tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh lao động thì sự an toàn c a m i người đều được nâng cao

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nghiên cứu Cơ sở lý luận và phương pháp luận, gồm các nội dung

- Sự cần thiết c a hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp;

- Nội dung quy trình quản lý an toàn, vệ sinh lao động;

- Kinh nghiệm xây dựng tiêu chí và áp dụng hệ thống quản lý

an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp

Trang 13

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ

2.1 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

2.1.1 Vị trí điều kiện tự nhiên

Sơn Trà nằm về phía Đông thành phố Đà Nẵng, trải dài theo

hạ lưu phía h u ngạn sông Hàn, có toạ độ địa lý

về quốc phòng - an ninh, có cảng nước sâu Tiên Sa là cửa khẩu quan

hệ kinh tế quốc tế không chỉ c a thành phố Đà Nẵng mà c a cả khu vực, có bờ bi n đẹp, là khu vực tập trung các cơ sở quốc phòng, có vị trí quan trọng trong chiến lược an ninh khu vực và quốc gia

Đây là các nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý

về an toàn vệ sinh lao động trong đó đ c biệt là mô trường làm việc

c a lao động

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế của quận Sơn Trà

- Tăng trưởng giá trị SX trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN thể hiện qua bảng 2.1

Ngày đăng: 26/06/2015, 16:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w