1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang hiện nay.PDF

31 500 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 815,67 KB

Nội dung

Vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang hiện nay Abstract: Làm rõ quan niệm về vai trò của nông dân, tình hình nông dân Bắc

Trang 1

Vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông

thôn ở Bắc Giang hiện nay

Abstract: Làm rõ quan niệm về vai trò của nông dân, tình hình nông dân Bắc Giang, tính tất yếu

phải phát huy vai trò của đội ngũ này; và về sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Bắc Giang hiện nay, đánh giá vai trò của nông dân trong sự nghiệp đó Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện vai trò của nông dân Bắc Giang trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của nông dân trong

sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang thời gian tới

Keywords: Triết học Mác-Lênin; Nông dân; Nông thôn; Bắc giang

Content:

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 11

Chương 1 KHÁI LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NÔNG DÂN, CÔNG

NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ TÌNH HÌNH NÔNG DÂN BẮC GIANG HIỆN NAY 11

1.1 Khái luận về vai trò của nông dân, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang hiện nay 11 1.2 Tình hình nông dân Bắc Giang và tính tất yếu phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay 34

Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ

CỦA NÔNG DÂN TRONG SỰ NGHIỆP ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở BẮC GIANG HIỆN NAY 46

2.1 Thực trạng thực hiện vai trò của nông dân trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang hiện nay 46 2.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của nông dân trong

sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Bắc Giang hiện nay 73

KẾT LUẬN 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn là chủ trương lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và là nội dung cơ bản của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Trong nông nghiệp và nông thôn, vấn đề nông dân luôn có

vị trí đặc biệt quan trọng và được Đảng ta xác định là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam.Trải qua các giai đoạn cách mạng, nông dân đã có những đóng góp to lớn, góp phần cùng toàn dân làm nên thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Ngày nay, nông dân vẫn là lực lượng đông đảo, nòng cốt

và chủ yếu tham gia trực tiếp vào quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Những thành tựu đạt được trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn vừa qua là thành quả của toàn Đảng, toàn dân, nhưng đặc biệt trong đó có một phần đóng góp đáng tự hào của nông dân

Bắc Giang là một tỉnh nông nghiệp nằm trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc Cùng với xu thế chung của cả nước, Bắc Giang cũng đã đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn một cách toàn diện, trong đó kinh tế trồng trọt, chăn nuôi và kinh tế vườn được xác định là ba ngành kinh tế mũi nhọn,

là khâu đột phá của tỉnh

Hơn 10 năm qua, nông nghiệp Bắc Giang về cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, phát triển tương đối toàn diện, đạt mức tăng trưởng khá (bình quân 4,2%/năm) Công nghiệp, ngành

Trang 4

nghề và dịch vụ ở nông thôn bước đầu phục hồi và phát triển; kết cấu

hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng, môi trường sinh thái và đời sống nông dân được cải thiện rõ rệt Quan hệ sản xuất từng bước được đổi mới, phù hợp với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hoá; hệ thống chính trị ở cơ sở được tăng cường, dân chủ được phát huy tốt hơn; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn được bảo đảm Những thành tựu đó góp phần rất quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề đẩy mạnh CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng, cả nước nói chung

Đến nay, sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang ngày càng đi đúng hướng và thu được được nhiều thành tựu quan trọng Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, nông nghiệp và nông thôn Bắc Giang vẫn còn những hạn chế Nông dân Bắc Giang, mặc dù đóng một vai trò vô cùng to lớn trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, nhưng cho đến nay đời sống của đa số nông dân vẫn còn nghèo, vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn Ở mức độ nhất định, việc thực hiện và phát huy vai trò của nông dân trong phát triển kinh

tế, thực hiện dân chủ ở cơ sở, bảo đảm an toàn xã hội và xây dựng đời sống văn hóa vẫn còn hạn chế

Để quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang đi vào chiều sâu, tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng một nước công nghiệp theo hướng hiện đại những năm đầu của thế kỷ XXI, Bắc Giang phải nỗ lực xây dựng, hoàn thiện hệ thống chủ trương, chính sách, phương hướng, giải pháp đồng bộ nhằm phát triển, để

Trang 5

nhờ đó có thể phát huy vai trò của nông dân trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH Với tư cách

là chủ thể, là lực lượng nòng cốt và chủ yếu trực tiếp tham gia vào

sự nghiệp này, điều quan trọng hơn hết là phải khơi dậy cho được

sự cố gắng, lòng nhiệt tình, tính năng động, tích cực sáng tạo của nông dân Bắc Giang Bởi mỗi bước phát triển của nông nghiệp và nông thôn suy cho cùng cũng là nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân Nông dân là mục tiêu, là động lực phát triển của nông nghiệp, nông thôn Phát triển nông nghiệp và nông thôn là do nông dân và vì nông dân

Quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn dưới tác động của cơ chế kinh tế thị trường đã và đang buộc nông dân phải đối mặt với những thách thức không dễ tránh khỏi Trong

đó trước hết phải kể đến tình trạng một bộ phận nông dân không

có đất hoặc thiếu đất sản xuất; hiện tượng phân hóa giàu nghèo, mất đoàn kết trong nội bộ nông dân; tình trạng ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, Đây là những vấn đề lớn đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người nông dân Vì vậy, sức mạnh của nông dân chỉ có thể phát huy mạnh mẽ khi có sự quan tâm sâu sát,

sự hỗ trợ kịp thời và thường xuyên của các cấp, các ngành địa phương, của cả hệ thống chính trị Đây chính là một trong những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp thiết đang được đặt ra đối với Bắc

Giang Vì thế tôi chọn vấn đề "Vai trò của nông dân trong sự

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang hiện nay " làm chủ đề nghiên cứu của luận văn thạc sĩ,

chuyên ngành CNXH khoa học

Trang 6

2 Tình hình nghiên cứu

Trong những năm qua, vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và vấn đề nông dân luôn giành được sự quan tâm, chú ý của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều nhà khoa học Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu của tập thể cũng như của các nhà khoa học về nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở những góc độ khác nhau

Thứ nhất, các sách chuyên khảo

1 Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ - Trung tâm Hỗ trợ khoa học và công nghệ phát triển

nông thôn (1997), Vấn đề phát triển công nghiệp nông thôn ở

nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

2 Hội khoa học kinh tế Việt Nam - Ban đào tạo và phổ biến

kiến thức (1998), Tài liệu tập huấn: Phát triển nông nghiệp và nông

thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (tập I và II), Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội

3 Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương và Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), Con đường công nghiệp

hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội

4 Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt

Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Thống kê Cuốn sách đã cung cấp cho

chúng ta hệ thống tư liệu về phát triển nông nghiệp, nông thôn nước

ta như là một Niên giám thống kê nông nghiệp thu nhỏ Chỉ ra những vấn đề đầu tư, vấn đề phân hóa giàu nghèo, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu nông sản

Trang 7

Nhìn chung, các công trình khoa học này đã đề cập đến những nội dung như: vai trò của công nghiệp nông thôn trong quá trình CNH, HĐH nông thôn Việt Nam; thực trạng công nghiệp nông thôn Việt Nam; tổng kết những kinh nghiệm CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới; hệ thống hóa những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; những vấn đề đặt ra và đề xuất những phương hướng, giải pháp trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Tuy nhiên, các công trình khoa học này mặc dù nghiên cứu về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhưng chưa đi sâu vào vấn đề nông dân

Thứ hai, các luận án, luận văn

Cho đến nay đã có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ

đã nghiên cứu tìm hiểu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và việc phát huy vai trò của nông dân như:

Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Đức Hướng (1991): Sự

chuyển hướng của giai cấp nông dân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Luận án tiến sĩ triết học của Bùi Thị Thanh Hương

(2000): "Đặc điểm và xu hướng biến đổi của giai cấp nông dân

nước ta trong giai đoạn hiện nay" Trong công trình nghiên cứu

của mình, tác giả cho chúng ta thấy được đặc điểm của giai cấp nông dân Việt Nam, xu hướng biến đổi giai cấp nông dân trong quá trình phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng

xã hội chủ nghĩa đồng thời đề ra một số gải pháp chủ yếu nhằm giải quyết những mâu thuẫn trong quá trình đưa nông dân phát triển theo định hướng XHCN Nhưng luận án cũng còn một số

Trang 8

hạn chế như mới chỉ quan tâm đến nhân tố quy định đặc điểm, xu hướng biến đổi mà chưa thấy được vai trò và tầm quan trọng của nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn thời kỳ mới

Luận văn thạc sĩ Triết học của Đặng Thị Phương Duyên

(2001): Phát huy vai trò của nông dân Thái Bình trong sự nghiệp

công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Luận văn

đã đề cập đến vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân Thái Bình trên con đường CNH, HĐH; thực trạng và giải pháp phát huy vai trò của nông dân trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Thái Bình Tuy nhiên, vai trò của nông dân trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là như thế nào; những điều kiện để phát huy vai trò của nông dân trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói chung, ở một tỉnh nói riêng là vấn đề cần phải đi sâu hơn nữa

Luận văn thạc sĩ của Phạm Huỳnh Minh Hùng (2005):

“Phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bến Tre hiện nay” Luận

văn đã chỉ ra được phương hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH; Chỉ ra được vai trò của nông dân trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn tỉnh Bến Tre; đồng thời chỉ ra quan điểm giải pháp phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bến Tre Tuy nhiên, luận văn vẫn còn có một số nhược điểm như: Chưa làm rõ được quan niệm về CNH, HĐH; CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn; Chưa làm nổi bật hết vai trò của nông dân trong quá trình CNH, HĐH và giải pháp mà tác giả luận văn đưa ra chú trọng nhiều về vấn đề nâng cao nhận thức của nông dân mà chưa

Trang 9

bám sát vào vai trò của nông dân trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn

Các đề tài này bước đầu đi vào nghiên cứu sự phân hóa giàu nghèo, đặc điểm của giai cấp nông dân trong giai đoạn đổi mới đất nước, làm rõ xu hướng biến đổi khách quan của giai cấp nông dân Việt Nam trong thời gian tới, trình bày một số phương hướng đưa giai cấp nông dân Việt Nam phát triển theo hướng XHCN, Các đề tài, luận án này tuy bàn đến đối tượng là nông dân nhưng chưa đi sâu vào vai trò của nông dân cũng như việc phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Do mỗi một địa phương có một đặc điểm riêng, cho nên vai trò của nông dân ở mỗi địa phương trong xây dựng và phát triển kinh

tế - xã hội cũng có sự khác nhau nhất định Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào bàn đến vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và vai trò của nông dân ở Bắc Giang Vì thế, trong công trình của mình, tác giả cố gắng làm rõ hơn vai trò của nông dân Bắc Giang phù hợp với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phưong Bắc Giang

Thứ ba, các văn kiện của Bắc Giang

- "Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ

Trang 10

năm 2020 Nghị quyết xác định xây dựng nông thôn mới theo

phương châm: “Kinh tế phát triển - Đời sống ấm no - Thôn bản văn

minh - An ninh ổn định - Quản lý dân chủ"

Các văn kiện, Nghị quyết này đều đề cập đến vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và vấn đề nông dân Nhưng cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào ở cấp tỉnh làm rõ vai trò của nông dân Bắc Giang và việc phát huy vai trò của nông dân Bắc Giang trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH Vì vậy, vấn đề phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang hiện nay rất cần được quan tâm nghiên cứu

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích

Làm rõ vai trò của nông dân Bắc Giang trong sự nghiệpđẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện vai trò và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của đội ngũ này trong quá trình đẩy mạnh

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang thời gian tới

- Nhiệm vụ

Thứ nhất, làm rõ quan niệm về vai trò của nông dân, thực

trạng đội ngũ nông dân Bắc Giang, tính tất yếu phải phát huy vai trò của đội ngũ này; và về sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Bắc Giang hiện nay Từ đó đánh giá vai trò của nông dân trong

sự nghiệp đó

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện vai trò của

nông dân Bắc Giang trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông

nghiệp, nông thôn hiện nay

Trang 11

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của

nông dân trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện vai trò của nông dân trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang hiện nay

Từ khoảngnăm 2002 đến nay, tức là từ khi thực hiện Nghị quyết số 15-NQTW của Hội nghị TW 5, khóa IX, về đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010 (ngày18-3-2002)

5 Cơ sở lý luận và phương pháp luận của luận văn

- Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở

những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản Việt Nam về nông dân

- Về phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện luận

văn, tác giả sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, lôgic - lịch sử và so sánh, trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu đã có, nhất

là kế thừa kết quả khảo sát thực tế và tổng kết thực tiễn của các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh Bắc Giang

6 Đóng góp chính của luận văn

- Làm rõ vai trò của nông dân Bắc Giang trong sự nghiệpđẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của nông dân Bắc Giang trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Trang 12

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Luận văn góp phần vào việc hình thành được nhận thức đúng đắn về vai trò của nông dân Bắc Giang Từ đó giúp lãnh đạo địa phương đưa ra những chủ trương, giải pháp tiếp tục phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang hiện nay

- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy ở trường chính trị tỉnh; và có thể dùng làm tài liệu tham khảo nghiên cứu ở các cấp uỷ đảng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Bắc Giang

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương với 4 tiết

Trang 13

1.1.1 Khái luận về vai trò nông dân

1.1.1.1 Về giai cấp nông dân

Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về nông dân Chẳng hạn, theo từ điển tiếng Việt, nông dân được định nghĩa là “Người lao động sống bằng nghề làm ruộng” Theo từ điển chủ nghĩa cộng sản khoa học thì “Nông dân là một giai cấp chuyên sản xuất những sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở tư hữu tư nhân hoặc sở hữu hợp tác xã

về tư liệu sản xuất và tham gia sản xuất bằng lao động của chính mình Là một giai cấp đặc biệt, giai cấp nông dân hình thành trong quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy và quá trình phát triển của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và tồn tại cho tới khi xây dựng xong chủ nghĩa cộng sản”

Tóm lại, có thể quan niệm nông dân là những người lao động

cư trú ở nông thôn, sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng, và bằng các ngành, nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai; ở mức độ khác nhau, họ có quyền sở hữu về ruộng đất; và đóng vai trò trực tiếp, chủ yếu trong quá trình phát triển của nông nghiệp và nông thôn Những người này hình thành nên giai cấp nông dân

1.1.1.2 Về vai trò của nông dân

Theo V.I.Lênin, điều kiện để chế độ HTX của nông dân thành công và phát huy được vai trò của nông dân ở một nước tiểu

Trang 14

nông là: 1/ giai cấp công nhân nắm chính quyền; 2/ Nhà nước nắm các tư liệu sản xuất chủ yếu; 3/ giai cấp công nhân phải liên minh và lãnh đạo giai cấp nông dân; 4/ Nhà nước phải có chính sách phù hợp cho các HTX được hưởng những “ưu đãi thuần túy vật chất”; 5/ Nhà nước kiểm soát được sự kết hợp lợi ích tư nhân và lợi ích chung của nông dân; 6/ sự tham gia tự nguyện của nông dân vào HTX

Trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, vai trò của nông dân Việt Nam, trong đó có nông dân Bắc Giang, được nâng cao, được thể chế hóa thành quyền và trách nhiệm ngày càng cụ thể hơn, phù hợp với quá trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta Nhìn chung, nông dân Việt Nam, trong đó

có nông dân Bắc Giang, có các vai trò sau trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn:

- Nông dân là chủ thể tham gia tích cực và sáng tạo vào quá trình xây dựng quy hoạch và trực tiếp thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH

- Nông dân là chủ thể tham gia tích cực và sáng tạo vào quá trình xây dựng quy hoạch và đóng vai trò chủ yếu, trực tiếp thực hiện quy hoạch xây dựng mô hình nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH

- Nông dân là chủ thể tham gia tích cực, sáng tạo vào việc xây dựng đời sống văn hóa - xã hội và môi trường lành mạnh ở nông thôn trên cơ sở bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa ở địa phương

- Nông dân là nhân tố góp phần quan trọng vào việc xây dựng hệ thống chính trị - xã hội vững mạnh, thực hiện dân chủ, bảo đảm an toàn toàn xã hội ở cơ sở nông thôn

Những yếu tố quy định vai trò của nông dân bao gồm:

- Đường lối, chủ trương, chính sách luật pháp của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn, nông dân

Trang 15

– Bản thân người nông dân

– Bản thân sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

1.1.2 Khái luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

1.1.2.1 Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

CNH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí và điện tử - tin học

- HĐH là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội

- CNH, HĐH ở Việt Nam là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh tế và quản lý kinh tế, xã hội từ

sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao

- CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và trong toàn bộ nền kinh tế - xã hội nông thôn nói chung Đây

là quá trình biến lao động thủ công thành lao động cơ giới có tính hiện đại, đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế; và là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng

tỷ trọng các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp nhằm khai thác mọi tiềm năng để tạo ra năng suất lao động, hiệu quả kinh tế - xã hội cao

Ngày đăng: 26/06/2015, 14:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w