Nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 100 giờ và bao gồm 4 bài: Bài 1: Giới thiệu chung về lưới kéo Bài 2: Kiểm tra lưới kéo Bài 3: Sửa chữa lưới bị rách Bài 4: Sửa chữa, thay
Trang 1GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬA CHỮA VÀNG LƯỚI KÉO
Mã số: MĐ 02
BẰNG LƯỚI KÉO Trình độ: Sơ cấp nghề
Hà Nội, năm 2012
Trang 2TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02
Trang 3LỜI GIỚI THIỆU
Ở Việt Nam hiện nay nghề đánh cá xa bờ rất phát triển một trong những nghề đó là nghề đánh bắt hải sản xa bờ bằng lưới kéo
Dựa trên cơ sở đề án: “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020 của Thủ tướng Chính phủ” Chương trình dạy nghề “Đánh bắt hải sản xa
bờ bằng lưới kéo”do tập thể giáo viên ngành Khai thác hàng hải Thủy sản thuộc
khoa Công nghệ Thủy sản, trường Cao đẳng nghề Thủy sản miền Bắc biên soạn Chương trình đào tạo đã tổ hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề thành
5 mô đun, trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề DACUM và bộ phiếu phân tích công việc
Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất trên biển tại các địa phương Bộ giáo trình gồm 5 quyển:
1) Giáo trình mô đun Thực hiện công tác thuỷ thủ
2) Giáo trình mô đun Sửa chữa vàng lưới kéo
3) Giáo trình mô đun Đánh bắt hải sản bằng lưới kéo đơn
4) Giáo trình mô đun Đánh bắt hải sản bằng lưới kéo đôi
5) Giáo trình mô đun Bảo quản hải sản
Giáo trình mô đun Sửa chữa vàng lưới kéo Nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 100 giờ và bao gồm 4 bài:
Bài 1: Giới thiệu chung về lưới kéo
Bài 2: Kiểm tra lưới kéo
Bài 3: Sửa chữa lưới bị rách
Bài 4: Sửa chữa, thay thế phao chì, dây giềng, phụ tùng lưới kéo
Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề -
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Sự hợp tác, giúp đỡ của Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Hải phòng, Viện nghiên cưú Hải sản Hải phòng và một số đơn vị khác v.v Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở nghề cá, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng nghề thuỷ sản miền Bắc Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ
Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi
để hoàn thành bộ giáo trình này
Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài
liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Đánh bắt hải sản xa bờ bằng lưới kéo” Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết
Trang 4kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học
Bộ giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, Ban chủ nhiệm và các tác giả mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn:
Trang 5MỤC LỤC
Bài 1: Giới thiệu chung về lưới kéo 6
1 Nguyên lý đánh bắt của lưới kéo 6
2 Phân loại lưới kéo 7
2.1 Phân loại dựa vào tầng nước hoạt động 7
2.2 Phân loại dựa theo số lượng tàu thuyền 8
2.3 Phân loại dựa theo động lực trang bị 9
2.4 Phân loại dựa theo cấu tạo lưới 10
3 Cấu tạo, tác dụng của các bộ phận lưới kéo 12
3.1 Cánh lưới kéo 12
3.2 Lưới chắn 14
3.3 Thân và túi lưới 15
4 Phụ tùng lưới kéo 19
4.1 Phao lưới kéo 19
4.2 Chì lưới kéo 20
4.3 Que ngáng 20
4.4 Các loại dây giềng 22
5 Các bản vẽ lưới kéo 26
5.1 Bản vẽ tổng thể lưới kéo 26
5.2 Bản vẽ khai triển lưới kéo 27
5.3 Bản vẽ dây giềng và phao chì lưới kéo 30
Bài 2: Kiểm tra lưới kéo 33
1.Kiểm tra phần thịt lưới 33
2.Kiểm tra dây giềng lưới kéo 35
3.Kiểm tra phao lưới kéo 36
4.Kiểm tra chì lưới kéo 38
5.Kiểm tra que ngáng hoặc khung tam giác lưới kéo 39
Bài 3: Vá lưới rách 41
1 Chuẩn bị dụng cụ sửa lưới, dây liên kết 41
2 Xác định chỗ rách 43
3 Xử lý chỗ rách 43
4 Vá chỗ rách 43
4.1 Vá chỗ rách ở phần giữa lưới 43
4.2.Vá chỗ rách ở phần biên lưới 47
4.3.Vá chỗ rách ở đường ghép 49
Bài 4: Sửa chữa, thay thế phao chì, dây giềng, phụ tùng lưới kéo 53
1 Sửa chữa, thay thế dây giềng 53
1.1 Chuẩn bị dụng cụ, dây liên kết, dây giềng cần thay thế 53
1.2 Tháo dây giềng cũ, hỏng 57
1.3 Lắp dây giềng mới 57
1.4 Kiểm tra lần cuối 58
2 Sửa chữa, thay thế phao 58
Trang 62.1 Chuẩn bị dụng cụ, dây liên kết, phao cần thay thế 58
2.2 Tháo phao hỏng 59
2.4 Kiểm tra lần cuối 60
3 Sửa chữa, thay thế chì 60
3.1 Chuẩn bị dụng cụ, dây liên kết, chì cần thay thế 60
3.2.Tháo chì hỏng 61
3.3 Lắp chì mới 61
3.4 Kiểm tra lần cuối 62
4 Sửa chữa, thay thế que ngáng hoặc khung tam giác 62
4.1 Chuẩn bị dụng cụ, ma ní, que ngáng hoặc khung tam giác cần thay thế 62
4.2.Tháo que ngáng hoặc khung tam giác hỏng 62
4.3.Lắp que ngáng hoặc khung tam giác mới 62
4.4.Kiểm tra lần cuối 63
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 65
I Vị trí, tính chất mô đun: 65
III Nội dung chính của mô đun: 65
IV Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 66
V Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 66
5.1 Bài 1: 66
5.2 Bài 2: 66
Kiểm tra được phần thịt lưới 66
Kiểm tra được dây giềng, trang thiết bị phụ tùng lưới kéo 66
Quan sát, theo dõi chú ý thứ tự các bước thao tác của học viên trên để đánh giá mức độ đạt được của học viên 66
5.3 Bài 3: 66
5.4 Bài 4: 67
Phụ lục
MỘT SỐ THUẬT NGỮ TRONG NGHỀ LƯỚI KÉO 68
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH,
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 78
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 78
Trang 7MÔ ĐUN SỬA CHỮA VÀNG LƯỚI KÉO
Mã mô đun: MĐ 02
Giới thiệu mô đun:
- Kiến thức:
+ Hiểu cấu tạo, tác dụng của các bộ phận lưới kéo;
+ Nắm vững phương pháp kiểm tra lưới kéo ;
+ Biết sửa chữa lưới kéo;
+ Biết sửa chữa, thay thế phao, chì, dây giềng, phụ tùng lưới kéo
- Kỹ năng :
+ Kiểm tra lưới kéo ;
+ Sửa chữa lưới kéo;
+ Sửa chữa, thay thế phao, chì, dây giềng, phụ tùng lưới kéo
- Hiểu nguyên lý đánh bắt, cách phân loại, cấu tạo của lưới kéo và các trang
thiết bị, phụ tùng, biết đọc các bản vẽ lưới kéo
- Thái độ: Nghiêm túc, tự giác trong học tập
A Nội dung:
1 Nguyên lý đánh bắt của lưới kéo
Lưới kéo là một trong những ngư cụ quan trọng nhất của của nghề khai thác hải sản, nó có thể hoạt động đánh bắt ở mọi vùng nước, tầng nước, đối tượng đánh bắt đa dạng và thường đạt hiệu quả cao
Hiện nay ở Việt Nam, nghề lưới kéo cũng có vị trí khá quan trọng vì sản lượng khai thác hàng năm của nghề này chiếm khoảng 40 % tổng sản lượng khai thác cá biển , số lượng tàu thuyền của nghề lưới kéo chiếm khoảng 27 % tổng số tàu thuyền lắp máy của cả nước
Lưới kéo là ngư cụ chủ động, nó hoạt động theo nguyên lý “lọc nước lấy cá” Lưới có dạng như một cái túi mở rộng ở phần miệng và thon dần về phía đáy Lưới kéo được kéo chuyển động trong nước nhờ các tàu, thuyền thông qua
hệ thống dây cáp kéo
Trang 82 Phân loại lưới kéo
2.1 Phân loại dựa vào tầng nước hoạt động
- Lưới kéo tầng đáy, luôn làm việc sát đáy
Hình1.1 Lưới kéo tầng đáy
- Lưới kéo tầng giữa, làm việc ở lớp nước ở gần đáy lên tới mặt nước
Trang 9
Hình 1.2 Lưới kéo tầng giữa
Trong đó lưới kéo tầng đáy chiếm đa số
2.2 Phân loại dựa theo số lượng tàu thuyền
Căn cứ vào số lượng tàu thuyền kéo lưới, có 2 loại:
Lưới kéo đơn (giã đơn): một tàu kéo lưới, chia 2 loại: đơn đuôi , đơn mạn
Hình 1.3 Lưới kéo đơn đuôi
Hình 1.4 Lưới kéo đơn mạn
Lưới kéo đôi hay giã đôi: hai tàu kéo lưới
Trang 10
Hình 1.5 Lưới kéo đôi
2.3 Phân loại dựa theo động lực trang bị
- Lưới kéo thuyền buồm lắp máy (ít sử dụng)
- Lưới kéo cơ giới
Trang 11Hình1.6 Lưới kéo cơ giới
2.4 Phân loại dựa theo cấu tạo lưới
- Lưới kéo có cánh
Hình1.7 Lưới kéo có cánh lưới Chú thích: 1 Dây cáp kéo 2 Dây đỏi 3 Giềng phao
4 Giềng chì 5.Thân lưới 6 Túi lưới
- Lưới kéo không cánh
Hình1.8 Lưới kéo không cánh
Trang 12
- Lưới kéo 2 thân (2 tấm)
Hình1.9 Lưới kéo 2 thân
- Lưới kéo 4 thân (4 tấm)
Hình1.10 Lưới kéo 4 thân
Trang 133 Cấu tạo, tác dụng của các bộ phận lưới kéo
Lưới kéo đáy thường có cấu tạo gồm các thành phần chủ yếu là: cánh lưới, thân lưới và túi lưới
- Cánh lưới là nơi mở rộng ra trong quá trình hoạt động để chắn, lùa cá đi vào trong thân lưới
- Thân lưới có dạng hình nón cụt là nơi dẫn cá đi vào túi lưới
- Túi lưới là nơi chứa cá
Kích thước mắt lưới, độ thô chỉ lưới từng phần của lưới kéo được thay đổi tuỳ theo vị trí và tác dụng của tấm lưới Nhìn chung, kích thước mắt lưới thường giảm dần từ cánh đến túi còn độ thô chỉ lưới giảm dần từ cánh đến cuối thân và tăng lên ở phần túi lưới
3.1 Cánh lưới kéo
Tác dụng của cánh lưới lưới là để tăng diện tích vây quét cá, tôm Cánh lưới càng dài thì diện tích vây vét càng lớn, nhưng sức cản cũng tăng lên Để giảm lực cản cho cánh lưới, người ta nối thêm giềng trống Tác dụng của giềng trống giúp đưa ván lưới ra xa cánh, giảm sự cố gây rách cánh lưới, đồng thời tạo điều kiện cho ván làm việc an toàn, ổn định Giềng trống đồng thời cũng là một cánh lưới giả có khả năng lùa quét cá, tôm Biên ngoài của cánh lưới thường có 3 dạng sau: hình nón, hình phỏng nón và hình chữ nhật
Trang 14Hình 1.11 Hình dạng cánh lưới kéo
Hình1.12 Cánh lưới kéo
Đầu cánh lưới cũng có nhiều loại khác nhau:
Hình 1.13 Một số hình dạng của đầu cánh lưới kéo
Trang 153.2 Lưới chắn
Lưới chắn là phần nằm ở phía trên và trước miệng lưới kéo,
gắn kết với hai cánh và thân trên của lưới Tác dụng của lưới chắn là
ngăn không cho cá vượt lên phía trên của miệng lưới kéo để thoát ra
ngoài Ngưới ta thường chọn độ thô và kích thước lưới chắn gần giống
như độ thô và kích thưới cánh lưới
Hình 1.14 Lưới chắn nối với cánh lưới
Hình1.15 Lưới chắn 3.3 Thân và túi lưới
a Thân lưới
Tác dụng của thân là tiếp tục lùa và hướng cá vào đụt Do thân lưới phải dài nên thân có thể được phân thành nhiều đoạn thân có kích thước cạnh mắt lưới và độ thô chỉ lưới khác nhau
Trang 16Hiện nay có 3 dạng thân lưới sau: thân hình nón; thân phỏng nón; và thân hình chữ nhật
Hình 1.16 Các dạng thân lưới kéo
Hình1.17 Thân 1 lưới kéo
Trang 17Hình1.18 Thân 2 lưới kéo
Hình1.19 Thân 3 lưới kéo
Hình 1.20 Thân 4 lưới kéo
Trang 18Hình 1.22 Cấu tạo áo lưới kéo
b Túi lưới ( đụt lưới)
Túi lưới (đụt lưới) là nơi giữ cá, chứa cá và bắt cá Do đó nhiệm vụ của túi lưới là không để cho cá thoát ra ngoài, cũng như không cho cá đóng vào lưới Vì thế, túi lưới là nơi có kích thước mắt lưới là nhỏ nhất và độ thô chỉ lưới lớn nhất
so với các phần thân và cánh Ta có các dạng kiểu đụt lưới sau:
Trang 19Hình 1.21 Hình dạng túi (đụt) lưới
4 Phụ tùng lưới kéo
4.1 Phao lưới kéo
Trong lưới kéo người ta dùng phao để nâng miệng lưới, Trước đây chủ yếu là dùng phao thủy tĩnh, ngày nay người ta kết hợp giữa phao thủy tĩnh và phao thủy động Phao dùng trong lưới kéo chủ yếu là phao cầu bằng nhựa hoặc thủy tinh tổng hợp Nhưng nhược điểm của phao hình cầu thủy tinh thường bị vỡ và ở
độ sâu lớn dễ bị ngấm nước, nên chủ yếu dùng ở độ sâu nhỏ hơn 100 m nước Ở
độ sâu lớn người ta phải dùng phao kim loại
Để nâng độ mở đứng cho miệng lưới kéo, người ta còn lắp thêm ở giềng phao bởi một số phao thủy động, phao này sẽ có sức nổi tăng lên rất lớn một khi làm việc trong môi trường có lưu tốc dòng chảy hoặc vận tốc tàu
Hình 1.22 Các loại phao lưới kéo
Trang 204.2 Chì lưới kéo
Chì được lắp vào giềng chì để giúp lưới kéo chìm ở độ sâu nào đó Đối với lưới kéo đáy, lượng chì cần thiết trang bị sao cho giềng chì luôn bám sát đáy Lực chìm của chì trang bị cho lưới kéo đáy được xác định theo phương pháp tương tự hoặc theo công thức kinh nghiệm Vật liệu thường được dùng làm chì lưới kéo là chì, xích, cao su, thép
- Giữ cho cánh lưới hoạt động ổn định trong nước;
- Que ngáng đóng góp vào việc tăng độ mở cao của miệng lưới;
- Nhờ que ngáng mà dây giềng trống và dây tam giác lùa được cá
Que ngáng có thể làm bằng gỗ hay kim loại hai đầu có khuyết hoặc lỗ để liên kết với dây giềng trống và dây tam giác
Trang 21Hình 1.25 Các loại que ngáng Kim loại
Hình 1.26 Que ngáng gỗ
Một số nơi que ngáng đƣợc thay bằng khung tam giác
Hình 1.27 Khung tam giác
Trang 224.4 Các loại dây giềng
a Giềng phao
Giềng phao là dây giềng được lắp phao, giềng phao được bố trí dọc theo phần trên của miệng lưới kéo Tác dụng của giềng phao là nâng phần trên của miệng lưới kéo, nhằm làm tăng tiết diện hứng cá của miệng lưới kéo
Để đảm bảo đủ sức nâng phần trên miệng lưới kéo người ta cần phải tính toán chọn phao lưới kéo sao cho đạt yêu cầu đối với từng vàng lưới cụ thể Thông thường phao lưới kéo được chọn là dạng phao cầu, đường kính từ 150-
200 mm, nguyên liệu là nhựa hoặc thủy tinh tổng hợp Số lượng phao thường từ 7-15 cái tuỳ theo qui mô lưới, bố trí dọc theo giềng phao
Chiều dài giềng phao thì bằng với chiều dài phía trên của miệng lưới kéo
Từ chiều dài giềng phao ta có thể dự đoán
được độ mở ngang của miệng lưới kéo Thông thường độ mở ngang của miệng lưới kéo bằng 60% chiều dài giềng phao
Hình 1.28 Các dây giềng ở đầu cánh lưới
b Giềng chì
Giềng chì là phần lắp đặt phía dưới của miệng lưới kéo Trên giềng chì người
ta lắp chì và các con lăn bằng gỗ, mục đích làm cho phần dưới của miệng lưới kéo bám sát được với nền đáy, giảm ma sát, nhưng không gây cản trở lưới trong quá trình làm việc
Việc tính toán độ nặng cho giềng chì phải đảm bảo sao cho giềng chì luôn bám được nền đáy, do vậy tùy từng vàng lưới cụ thể mà chọn trọng lượng chì thích hợp Chì luôn được lắp đặt suốt chiều dài giềng chì Nguyên liệu chế tạo chì thường là chì hoặc xích sắt
Trang 23Chiều dài của giềng chì trong lưới kéo tầng đáy thì dài hơn giềng
phao bởi giềng chì kết nối liền với thân dưới, trong khí đó giềng phao lại
kết với lưới chắn
Trong lưới kéo tôm ngoài giềng chì, người ta còn lắp đặt thêm ở
phía trước giềng chì một sợi xích lùa, tác dụng của xích lùa là nhằm
đánh bật các loại tôm, cá đang vùi bùn khi lưới kéo quét qua
Hình 1.29 Giềng chì bằng cáp mềm và xích lùa
Hình 1.30. Giềng chì bằng xích và vòng đệm cao su
Trang 24Hình 1.31 Giềng chì có vòng đệm cao su và con lăn bằng sắt
c Các dây giềng khác
- Các giềng lực hông của thân lưới có chức năng gánh bớt các lực tải cho lưới trong quá trình dắt lưới Đảm bảo cho lưới không bị rách do tải quá lớn tác dụng lên lưới Các giềng này được lắp dọc từ đầu cánh ra tới đụt lưới kéo
-Dây giềng trống gồm có hai dây giềng trống phao và giềng trống chì nối giữa đầu cánh phao, đầu cánh chì và dây đỏi hoặc hoặc ván lưới Dây giềng trống chì được làm bằng cáp bọc dây tổng hợp có đường kính lớn hơn giềng trống phao Chiều dài giềng trống tỉ lệ thuận với độ mở cao miệng lưới
Hình 1.32 Dây giềng trống liên kết giữa que ngáng và đầu cánh lưới
- Dây tam giác dùng để nối dây đỏi với que ngáng thông qua ma ní Dây tam giác thường làm bằng dây cáp mềm mạ kẽm
Trang 25Hình 1.33 Dây tam giác liên kết với dây đỏi và que ngáng
- Vòng dây thắt miệng đụt được lắp được lắp quanh đụt lưới kéo thông qua hệ thống các vòng khuyên Khi thu sản lượng người ta dùng máy tời và cần cẩu để thu dây này để nâng sản lượng lên tàu
- Vòng dây phân chia sản lượng được dùng khi sản lượng khai thác cao nhằm tránh trường hợp đụt bị rách do sản lượng quá nặng
Hình 1.34 Dây thắt miệng túi và dây phân chia sản lượng
-Dây đỏi nối dây giềng trống với ván lưới (lưới kéo đơn) hoặc dây kéo (lưới kéo đôi) Dây đỏi có tác dụng lùa cá vào vùng tác dụng của lưới và giúp miệng lưới chìm, luôn ổn định ở sát đáy Dây đỏi thường làm bằng cáp bọc dây tổng hợp có trọng lượng nặng làm cho đầu cánh lưới và ván lưới làm việc ổn định sát đáy
Trang 26Chiều dài cáp kéo được chọn tùy thuộc vào độ sâu ngư trường khai thác, thông thường chiều dài cáp kéo được thả dài ra gấp 3-4 lần độ sâu ngư trường nếu độ sâu nhỏ hơn 30 m Nhưng nếu độ sâu lớn hơn 30m thì người ta chỉ thả dây cáp kéo dài khoảng từ (2,5 - 3,0) lần độ sâu ngư trường
Hình1.35 Dây giềng lưới kéo đơn
5 Các bản vẽ lưới kéo
Bản vẽ lưới kéo là một khâu kỹ thuật quan trọng Trong các bản vẽ lưới kéo người ta đề cập đến cấu tạo chi tiết của lưới kéo ( bản vẽ tổng thể lưới kéo) các thông số kỹ thuật của lưới ( bản vẽ khai triển lưới kéo) Đồng thời nhìn vào bản
vẽ ta có thể biết phương hướng thi công sửa chữa lưới, dây giềng, phao chì lưới kéo ( bản vẽ phao chì, dây giềng )
- Cấu tạo: bản vẽ lưới cho ta biết từng bộ phận của áo lưới cấu tạo như thế nào, hình dạng ra sao Các thiết bị, phụ tùng, phao chì dây giềng bố trí như thế nào
- Các thông số kỹ thuật: nhìn vào bản vẽ ta có thể thấy được chiều dài kéo căng của toàn bộ lưới và của từng tấm lưới, chiều dài của từng bộ phận lưới ( số mắt lưới theo chiều ngang, chiều dài tính bằng mét), kích thước mắt lưới của từng phần (a), độ thô chỉ lưới (d), chu kỳ cắt…vv
- Phương hướng thi công, sửa chữa: qua các bản vẽ lưới kéo người ta sẽ biết được phương pháp, cách chọn tấm lưới, biết cách cắt theo chu kỳ đã biết, biết thứ tự lắp ráp từng tấm lưới và từng phần với nhau Trong quá trình sản xuất trên biển nếu lưới kéo bị rách quan sát phần lưới bị rách và nhìn vào bản vẽ ta có thể vá hoặc thay thế được ngay
Thường có các loại bản vẽ lưới kéo sau:
Trang 275.1 Bản vẽ tổng thể lưới kéo
Hình 1.36 Bản vẽ tổng thể lưới kéo
Trang 285.2 Bản vẽ khai triển lưới kéo
Hình 1.37 Bản vẽ khai triển lưới kéo đơn
Trang 29Hình 1.38 Bản vẽ khai triển lưới kéo đôi
Trang 305.3 Bản vẽ dây giềng và phao chì lưới kéo
Hình 1.39 Bản vẽ dây giềng lưới kéo
Trang 31Hình 1.40 Bản vẽ Phao lưới kéo
Trang 32- Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết
- Kết quả cần đạt được: trình bày được nguyên lý đánh bắt và phân loại
- Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết
- Kết quả cần đạt được: trình bày được cấu tạo của lưới kéo
C Ghi nhớ: Cần chú ý nội dung trọng tâm:
Cấu tạo của lưới kéo
Trang 33Bài 2: Kiểm tra lưới kéo
Mã bài: MĐ 02-02 Mục tiêu:
- Hiểu quy trình và kiểm tra được các bộ phận của lưới kéo
- Thái độ: Nghiêm túc, tự giác trong học tập
A Nội dung:
1.Kiểm tra phần thịt lưới
Hình 2.1 Thịt lưới kéo Quy trình kiểm tra phần thịt lưới gồm các bước sau
- Kiểm tra phần cánh lưới: trước tiên kiểm tra các mắt lưới xem có thuôn đều không, có bị rách hay biến dạng không, sau đó kiểm tra chu kỳ cắt ở biên lưới
Hình 2.2 Cánh lưới kéo
Trang 34- Kiểm tra phần thân lưới: cách kiểm tra cũng tương tự như phần cánh lưới
Hình 2.3 Thân lưới kéo
- Kiểm tra phần túi lưới: gồm có kiểm tra túi 1, túi 2 và kiểm tra bọc túi
Hình 2.4 Túi lưới kéo
Trang 35Hình 2.5 Quy trình kiểm tra phần thịt lưới
2.Kiểm tra dây giềng lưới kéo
Quy trình kiểm tra gồm các bước sau:
- Kiểm tra dây giềng phao
Hình 2.6 Dây giềng phao
- Kiểm tra dây giềng chì
Trang 36Hình 2.7 Dây giềng chì
- Kiểm tra dây giềng hông
- Kiểm tra dây kéo túi
- Kiểm tra dây phân sản lượng
- Kiểm tra dây thắt túi
Hình 2.8 Dây kéo túi, dây phân chia sản lượng và dây thắt túi
Hình 2.9 Quy trình kiểm tra dây giềng lưới kéo Khi kiểm tra cần xem các dây giềng có bị sờn, bị giãn dài, bị đứt không
Trang 373.Kiểm tra phao lưới kéo
Quy trình kiểm tra phao lưới kéo gồm:
- Kiểm tra phao phần cánh lưới
Hình 2.10 Phao phần cánh lưới
- Kiểm tra phao phần giữa lưới
Hình 2.11 Phao phần giữa lưới
- Kiểm tra phao các phần còn lại
Khi kiểm tra cần chú ý xem các phao có đúng chủng loại, kích thước không, có bị vỡ, đứt quai không, dây buộc phao có bị tuột không, nếu có
hư hỏng phải đánh dấu để riêng để sửa chữa, thay thế ngay
Trang 38Hình 2.12 Quy trình kiểm tra phao lưới kéo
4.Kiểm tra chì lưới kéo
Quy trình kiểm tra chì lưới kéo gồm:
- Kiểm tra chì phần cánh lưới
Hình 2.13 Chì phần cánh lưới
- Kiểm tra chì phần giữa lưới
Hình 2.14 Chì phần giữa lưới
- Kiểm tra chì các phần còn lại
Khi kiểm tra cần chú ý xem chì có đúng chủng loại, kích thước không,
có bị vỡ, mòn vẹt không, chì hoặc dây buộc chì có bị tuột không, nếu có
hư hỏng phải đánh dấu để riêng để sửa chữa, thay thế ngay
Trang 39Hình 2.15 Quy trình kiểm tra chì lưới kéo
5.Kiểm tra que ngáng hoặc khung tam giác lưới kéo
Hình 2.16 Que ngáng
Hình 2.17 Khung tam giác