1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng lối sống văn hóa trong thanh niên ngoại thành Hà Nội hiện nay

8 315 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 329,17 KB

Nội dung

Xây dựng lối sống văn hóa trong thanh niên ngoại thành Hà Nội hiện nay Nguyễn Hoàng Hiếu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn ThS.. * Nội dung xây dựng lối sống văn hoá

Trang 1

Xây dựng lối sống văn hóa trong thanh niên

ngoại thành Hà Nội hiện nay

Nguyễn Hoàng Hiếu

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn ThS ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Mã số: 60 22 85 Người hướng dẫn: TS Dương Văn Duyên

Năm bảo vệ: 2012

Abstract Làm rõ khái niệm và đặc điểm cơ bản của lối sống văn hóa, đặc điểm lối

sống thanh niên ngoại thành Hà Nội Chỉ ra những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến lối sống của thanh niên ngoại thành Hà Nội và thực trạng xây dựng lối sống văn hóa của thanh niên ngoại thành Hà Nội những năm gần đây Đề ra một

số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả việc xây dựng lối sống văn hóa trong thanh

niên ngoại thành Hà Nội trước những yêu cầu hiện nay

Keywords Xây dựng lối sống; Chủ nghĩa xã hội khoa học; Lối sống văn hóa; Thanh

niên; Hà Nội

Content

1 Lý do chọn đề tài:

- Đảng cộng sản VN trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng luôn đánh giá cao tầm quan trọng của thanh niên, công tác xây dựng thanh niên mới xã hội chủ nghĩa…Do đó, xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên góp phần tạo ra thế hệ thanh niên mới theo quan điểm của Đảng

- Khu vực ngoại thành( phía tây của HN) trong những năm gần đây đang có sự thay đổi nhanh chóng:

+ Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ nhanh( diện tích đất nông nghiệp giảm)

+Sự thay đổi nhanh chóng của nền sản xuất từ sản xuất nhỏ, sản xuất tự nhiên gắn với nông nghiệp sang sản xuất lớn, sản xuất hàng hoá gắn với kinh tế thị trường; cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp, dịch vụ

+ Cơ sở hạ tầng thay đổi, đời sống vật chất tinh thần của một bộ phận nhân dân thay đổi

Tất cả những điều đó dẫn đến diễn biến tâm lý, lối sống khu vực ngoại thành Hà Nội thay đổi theo Sự thay đổi này vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực Trong đó thanh niên

là đối tượng thay đổi nhanh nhất( do đặc điểm của lứa tuổi này) Trước những biểu hiện tiêu cực trong lối sống của một bộ phận thanh niên ngoại thành Hà Nội hiện nay( thực dụng,

……) việc xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên khu vực này là vấn đề có ý nghĩa cấp bách

Trang 2

- Thủ đô HN có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng Do đó xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên ngoại thành HN sẽ góp phần xây dựng người HN văn minh, thanh lịch xứng đáng với vị thế của Thủ đô

Với những lý do như vậy, em đã chọn đề tài “ Xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên ngoại thành Hà Nội” làm nội dung nghiên cứu

2 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 2 chương, 4 tiết

3 Nội dung chính của luận văn

Chương 1 LỐI SỐNG VĂN HOÁ VÀ LỐI SỐNG THANH NIÊN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI Tiết 1 Quan niệm về lối sống văn hoá

Trong tiết này, Em phân tích khái niệm “Lối sống”, lối sống văn hoá và những đặc điểm cơ bản của lối sống văn hoá

- Lối sống: Lối sống là tổng hoà những dạng hoạt động sống ổn định của cộng đồng (dân tộc, giai cấp, nhóm xã hội ) và các cá nhân, được vận hành theo những chuẩn giá trị xã hội nào đó trong sự thống nhất với các điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định

- Lối sống văn hoá: là khái niệm ra đời để nhấn mạnh đến yêu cầu về phẩm chất văn hoá của việc xây dựng lối sống của cộng đồng, đặc biệt là của thế hệ trẻ Lối sống như một phần của văn hoá nhưng trên thực tế lối sống văn hoá đối lập với lối sống thiếu văn hoá, kém văn hoá hay vô văn hoá Văn hoá ở đây được hiểu là giá trị, là sự hài hoà trong ứng xử để đạt đến các chuẩn mực xã hội, đạo đức của cộng đồng

Có thể hiểu lối sống văn hoá mà chúng ta đang xây dựng là lối sống Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được hình thành trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước như một yêu cầu của nhân cách con người phát triển toàn diện

- Những đặc điểm cơ bản của lối sống văn hoá:

Có thể nhận thấy những đặc điểm của lối sống văn hoá chính là những giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam biểu hiện trong các quan hệ ứng xử hàng ngày, vốn được hình thành

từ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, có sự vận động và biến đổi để đáp ứng những yêu cầu cụ thể của thời đại Những đặc điểm cơ bản của lối sống thời kỳ hiện nay là:

+ Có tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội;

+ Có tình yêu lao động và lao động sáng tạo;

+ Có đạo đức trong sáng và tình nghĩa, trung thực và tiết kiệm;

+ Có tinh thần tập thể và ý thức kỷ luật;

+ Không ngừng học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt;

+ Có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái

Những đặc điểm trên đây hợp thành một chỉnh thể thống nhất làm nên lối sống văn hóa của con người và cộng đồng Về bản chất, chúng không hề tách rời mà tồn tại trong nhau, yếu tố này qui định yếu tố kia và ngược lại, trong đó, tinh thần yêu nước là đặc trưng bao trùm nhất Tất cả những đặc điểm này làm nên nhân cách, tạo ra sự hài hòa trong các quan hệ ứng xử của cá nhân và cộng đồng Nói cách khác, chúng tạo nên một lối sống văn hóa Đây là những giá trị dân tộc, có sự kết hợp với những giá trị của thời đại dựa trên yêu cầu của sự phát triển, của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Xây dựng lối sống văn hoá là phải đạt được những nội dung này Chúng vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển như Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định

Tiết 2: Lối sống thanh niên ngoại thành Hà Nội

Trong Tiết này, Em tập trung phân tích

Một số nét khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ngoại thành Hà Nội – đây

là những nhân tố tác động đến lối sống thanh niên ngoại thành Hà Nội

Trang 3

Một số nét khái quát về thanh niên ngoại thành Hà Nội và đặc điểm lối sống thanh niên ngoại thành Hà Nội

Trên cơ sở làm rõ khái niệm thanh niên; quan niệm về thanh niên ngoại thành Hà Nội

em tập trung phân tich những đặc điểm lối sống thanh niên ngoại thành Hà Nội dưới hai góc độ:

* Những mặt tích cực:

Thứ nhất: Thanh niên ngoại thành HN có tinh thần cần cù, sáng tạo, chịu khó trong lao động sản xuất, can đảm, gan dạ trong xây dựng cuộc sống mới, yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên

Thứ hai: Thanh niên ngoại thành HN có tâm hồn phóng khoáng, hào hiệp, thích tự do, trọng nghĩa tình, giàu sáng tạo, dám nghĩ, dám làm

Thứ ba: Thanh niên ngoại thành HN có lòng yêu nước, yêu quê hương, gắn bó với Đảng, với sự nghiệp đổi mới của đất nước

Thứ tư: Thanh niên ngoại thành HN có tinh thần ham học hỏi, vươn lên trong cuộc sống để tự khẳng định mình, có khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của hoàn cảnh sống

* Những mặt hạn chế:

Thứ nhất: một bộ phận thanh niên ngoại thành HN thiếu tầm nhìn xa trong lao động sản xuất, chủ yếu là sản xuất nhỏ, manh mún, tác phong công nghiệp kém, trình độ thấp

Thứ hai: một bộ phận thanh niên ngoại thành HN trọng danh hơn thực, sống theo lệ làng, lối sống thiên về kinh nghiệm là chủ yếu, thiếu lý trí, ý thức chấp hành phápluật kém

Thứ ba: một bộ phận thanh niên ngoại thành HN có lối sống mang nặng tư tưởng gia trưởng, thích học đòi, thiếu bản lĩnh

Tiết 3: Sự cần thiết, nội dung và chủ thể xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên ngoại thành Hà Nội

Trong phần này em tập trung làm rõ:

* Sự cần thiết phải xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên ngoại thành HN

+ Hiện nay còn một bộ phận thanh niên ngoại thành Hà Nội lười lao động, lười học, sống chưa có văn hoá

+ Ngoại thành Hà Nội đang phát triển mạnh sản xuất công nghiệp, tốc độ đô thị hoá nhanh đòi hỏi phải có một lối sống phù hợp

+ Hà Nội là trái tim của cả nước, là nơi ngàn năm văn hiến; thanh niên Hà Nội nói chung, thanh niên ngoại thành nói riêng phải giữ gìn truyền thống đó

+ Hà Nộ là nơi giao lưu quốc tế, là trung tâm văn hoá của cả nước Bạn bè quốc tế đến Việt Nam trước hết đến thủ đô Hà Nội Hà Nội đại diện cho cả nước đón tiếp bạn bè quốc tế

* Nội dung xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên ngoại thành Hà Nội

Nội dung lối sống xây dựng trong thanh niên ngoại thành Hà Nội phải là lối sống văn hoá, lối sống mới, lối sống mang đặc trưng của người Hà Nội văn minh, thanh lịch, phù hợp với văn hoá Hà Nội; lối sống phù hợp với những chuẩn mực của người Việt Nam mới mà Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII(1998) đã xác định Theo

đó con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới cần có những đức tính sau: “ Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kêt với nhân dân thế giới ….thể lực”

* Chủ thể xây dựng lối sống văn hoá đối với thanh niên ngoại thành Hà Nội

Xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên ngoại thành Hà Nội là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội trong đó trực tiếp và quan trọng nhất là của Đảng bộ và Chính quyền Thành phố, của chính quyền các huyện, thị xã ngoại thành, của các

tổ chức Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên Thành phố và các huyện, thị xã ngoại

Trang 4

thành, của các gia đình có thanh niên, của các nhà trường, của các xóm, làng, nơi thanh niên sinh sống và của chính bản thân thanh niên ngoại thành Hà Nội

Chương 2 XÂY DỰNG LỐI SỐNG VĂN HOÁ TRONG THANH NIÊN NGOẠI THÀNH

HÀ NỘI MỘT SỐ NĂM QUA THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Là chương trọng tâm của luận văn Được trình bày trong 2 tiết

Tiết 1: Thực trạng xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên ngoại thành Hà Nội một số năm qua

Trong phạm vi giới hạn của luận văn thạc sỹ Ở tiết này em tập trung trình bày khái quát những hoạt động của các chủ thể xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên ngoại thành Hà Nội

Từ những hoạt động đó để đánh giá kết quả xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên ngoại thành

Hà Nội một số năm qua dưới hai góc độ cơ bản là những thành tựu đạt được và những hạn chế

Việc đánh giá những thành tựu đạt được và những hạn chế dựa trên những đặc điểm cơ bản của lối sống văn hoá đã trình bày ở chương 1, đó là:

- Về giáo dục tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội cho thanh niên

- Việc giáo dục tình yêu lao động và sáng tạo của thanh niên

- Về giáo dục đạo đức cách mạng, sống có nghĩa tình, trung thực, tiết kiệm

- Về giáo dục và xây dựng tinh thần tập thể, ý thức kỷ luật

- Về giáo dục ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái

Về những nguyên nhân đạt được thành tựu và nguyên nhân của những hạn chế

Về nguyên nhân thành tựu:

+ Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Trong đó coi trọng đúng mức xây dựng những đức tính của con người Việt Nam trong thời kỳ mới

+ Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Thành phố Hà Nội nói chung và nhân dân ngoại thành Hà Nội nói riêng đã có sự cải thiện nhiều

+ Sự quan tâm của Đảng bộ và chính quyền Thành phố Hà Nôị cũng như các huyện ngoại thành đối với thanh niên

+Việc tuyên truyền, giáo dục, tổ chức các phong trào, các chương trình thanh niên ở các cấp bộ Đoàn ở khu vực ngoại thành

Về nguyên nhân hạn chế

+ Nguyên nhân khách quan:

Một là: Xây dựng lối sống văn hoá của thanh niên ngoại thành Hà Nội đang chịu tác động lớn của mặt trái cơ chế thị trường

Hai là: Xây dựng lối sống văn hoá của thanh niên ngoại thành Hà Nội đang chịu tác động lớn của đời sống chính trị - kinh tế - văn hoá trên thế giới

Ba là: Thanh niên là một lực lượng lớn là đại diện cho tương lai xã hội, của đất nước Đây cũng là đối tượng mà các thế lực thù địch đang hướng đến để thực hiện âm mưu “ diễn biến hoà binh”

+ Nguyên nhân chủ quan:

Một là: nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc của một số cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị nói chung, của cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng ở Hà Nội về tầm quan trọng của lối sống văn hoá trong các tầng lớp dân cư, nhất là trong thanh niên ngoại thành

Hai là: việc giáo dục về chính trị, tư tưởng đạo đức của các cấp uỷ Đảng và các cấp bộ đoàn đối với thanh niên còn nhiều hạn chế

Ba là: đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp của Thành phố, đặc biệt là cấp cơ sở nhiều hạn chế, nhất là về năng lực trình độ và cơ cấu đội ngũ

Trang 5

Bốn là: hoạt động của Đoàn nói chung còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, các thiết chế văn hóa cần thiết

Năm là: ý thức phấn đấu, rèn luyện trau dối đạo đức, tư tưởng, lối sống của một bộ phận thanh niên ngoại thành còn thấp

Sáu là: sự đấu tranh phê phán những thói hư tật xấu, lối sống thực dụng trong một bộ phận thanh thiếu niên còn yếu

Tiết 2: Những phương hướng cơ bản và giải pháp thực hiện tốt hơn xây dựng lối sống văn hoá của thanh niên ngoại thành Hà Nội

Sau khi phân tích thực trạng xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên ngoại thành

Hà Nội một số năm qua, chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra phương hướng và các giải pháp thực hiện tốt hơn xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên ngoại thành Hà Nội thời gian tới

- Về phương hướng cơ bản:

+ Xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên ngoại thành gắn liền với phát triển kinh

tế - xã hội ngoại thành

+ Xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên ngoại thành là công việc của toàn xã hội

+ Xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên ngoại thành phải kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động giáo dục lý luận và hoạt động thực tiễn

+ Xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên ngoại thành phải gắn liền với quá trình xây dựng nông thôn mới

- Về những giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả việc xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên ngoại thành Hà Nội giai đoạn hiện nay

* Nhóm giải pháp về nhận thức

* Nhóm giải pháp về giáo dục tư tưởng, công tác tổ chức thực hiện

+ Về công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng cho thanh niên ngoại thành Hà Nội

+ Về công tác tổ chức thực hiện( về phía gia đình, nhà trường, đoàn thể, khu dân cư, nhà nước)

* Nhóm giải pháp về tạo điều kiện cho xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên ngoại thành

+ Xây dựng những điều kiện vật chất( cơ sở hạ tầng, trường học, nông thôn mới) + Xây dựng tổ chức Hội thanh niên, Đoàn thanh niên cộng sản

+ Giải quyết việc làm cho thanh niên ngoại thành

+ Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí và xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh cho thanh niên ngoại thành

+ Củng cố và tăng cường hệ chuẩn giá trị, tạo cơ sở xã hội vững chắc cho sự hình thành những nhân tố tích cực

+ Tích cực, chủ động phòng chống các tệ nạn xã hội, các loại tội phạm và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội

KẾT LUẬN

1 Lối sống, cùng với tư tưởng và đạo đức, được xem là những lĩnh vực then chốt của văn hóa Xây dựng lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh là một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Lối sống văn hoá mà hạt nhân là các khuôn mẫu ứng xử và thể chế xã hội mang tính đặc trưng văn hóa điển hình đóng vai trò định hình và định tính cho nhân cách con người Xây dựng một lối sống Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, kế thừa những giá trị truyền thống, tiếp thu những tinh hoa trong lối sống tốt đẹp của các dân tộc trên thế giới vừa

là mục tiêu, vừa là điều kiện để phát triển đất nước

Trang 6

2 Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước Ở họ luôn tràn đầy sức sống, giàu nhiệt huyết, năng động, sáng tạo, say mê học hỏi, sẵn sàng cống hiến thanh niên là nguồn lực quan trọng trong nguồn lực con người Để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới của đất nước, cần phát huy một cách tối đa nguồn lực thanh niên

Lối sống văn hóa là mục tiêu quan trọng cần xây dựng để hoàn thiện nhân cách của người thanh niên mới Xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên là xây dựng những giá trị của nhân cách để họ có thể cống hiến nhiều nhất cho đất nước

3 Thành phố Hà Nội là một trung tâm lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế, có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Để đảm đương được vai trò này, vấn đề thiết yếu là phải phát huy được nguồn lực con người - nguồn lực của mọi nguồn lực Trong đó, thanh niên ngoại thành là một bộ phận đặc biệt quan trọng Xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên ngoại thành Hà Nội hiện nay là góp phần xây dựng một lối sống đô thị văn minh, lịch sự, đồng thời góp phần bồi dưỡng nguồn nhân lực trẻ cho yêu cầu xây dựng và phát triển một Thành phố xứng đáng với vị trí là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của

cả nước

References

1 Allen, R.E( 1994): The Oxford Dictionary of current English, Oxford University Press, page 877

2 Bác Hồ với văn nghệ sĩ (1985),Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội

3 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn( 2011) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ IX (Báo điện tử dannthanhniên.vn)

4 Ban Chấp hành Thành đoàn Thành phố Hà Nội( 2006), Văn kiện Đại hội đại biểu

Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của Thành phố Hà Nội lần thứ XII (nhiệm kỳ 2006 - 2010)

5 Ban Chấp hành Thành đoàn Thành phố Hà Nội ( 2011) “ Báo cáo kết quả công tác

Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi Thủ đô 6 tháng đầu năm 2011”

6 Chu Xuân Biên ( 2002) “ Cơ sở văn hoá Việt Nam”, Nxb Đại học Quốc gia Thành

phố Hồ Chí Minh

7 Trần Văn Bính( Chủ biên)( 2000), Giáo trình lý luận văn hoá và Đường lối văn hoá

của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

8 Cục Thống kê Thành phố Hà Nội (2010), “ Niên giám thống kê 2009”

9 Hồ Tuyết Dung, “ Văn hóa thẩm mỹ với việc xây dựng lối sống cho thanh niên đô thi hiện nay”, Tạp chí, Nghiên cứu lý luận,(1), tr 24 - 25, 32

10 Đảng cộng sản Việt Nam(1960), “ Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần

thứ III ”, Nxb Sự thật, Hà Nội

11 Đảng cộng sản Việt Nam(2010), “ Báo cáo chính trị của BCH Đảng Bộ Thành

phố Hà Nội khóa X IV” trình Đại hội Đại biểu lần thứ XV Đảng Bộ Thành phố Hà Nội

12 Đảng cộng sản Việt Nam(1977)“ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

IV”,Nxb Sự thật, Hà Nội

13 Đảng cộng sản Việt Nam(1981)“ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V”,

tập 1,Nxb Sự thật, Hà Nội

14 Đảng cộng sản Việt Nam(1991)“ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VII”,Nxb Sự thật, Hà Nội

15 Đảng cộng sản Việt Nam(1991), “ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ

quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, Nxb Sự thật, Hà Nội

16 Đảng cộng sản Việt Nam(1993), “ Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành

Trung ương khóa VII”, Tài liệu lưu hành nội bộ

Trang 7

17 Đảng cộng sản Việt Nam(1996)“ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VIII”,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

18 Đảng cộng sản Việt Nam(1997), “ Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành

Trung ương khóa VIII ”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

19 Đảng cộng sản Việt Nam(1998), “ Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành

Trung ương khóa VIII ”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

20 Đảng cộng sản Việt Nam(2001), “ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

IX”,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

21 Đảng cộng sản Việt Nam(2006), “ Văn kiện Hội nghị lần thứ mười Ban chấp hành

Trung ương khóa IX ”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

22 Đảng cộng sản Việt Nam(2006), “ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

X”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

23 Đảng cộng sản Việt Nam(2008), “ Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành

Trung ương khóa X ”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

24 Đảng cộng sản Việt Nam(2011), “ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XI”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

25 Đoàn TNCSHCM, Ban Chấp hành Thành phố Hà Nội, “ Báo cáo công tác Đoàn

và phong trào thanh thiếu nhi Thành phố năm 2009”

26 Đoàn TNCSHCM, Ban Chấp hành Thành phố Hà Nội, “ Báo cáo công tác Đoàn

và phong trào thanh thiếu nhi Thành phố sáu tháng đầu năm 2010”

27 Đoàn TNCSHCM, Ban Chấp hành Thành phố Hà Nội, “ Báo cáo công tác Đoàn

và phong trào thanh thiếu nhi Thành phố sáu tháng đầu năm 2011”

28 Đoàn TNCS HCM, Ban Chấp hành Thị đoàn Sơn Tây( 2010), “ Báo cáo tổng kết

công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2011”

29 Đoàn TNCSHCM, Ban Chấp hành Thị đoàn Sơn Tây( 2011), “ Báo cáo tổng kết

công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2011 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2012”

30 Đoàn TNCSHCM, Ban Chấp hành Huyện đoàn Thạch thất( 2011), “ Báo cáo tổng

kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2012”

31 Đoàn TNCSHCM, Ban Chấp hành Huyện đoàn Thạch thất( 2010), “ Báo cáo tổng

kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2011”

32 Đoàn TNCSHCM, Ban Chấp hành Huyện đoàn Quốc oai( 2010), “ Báo cáo tổng

kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2011”

33 Trần Văn Giàu( 1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội

34 Lê Như Hoa(Chủ biên)(1996), “Lối sống đô thị miền trung, mấy vấn đề lí luận và

thực tiễn”, Nxb Văn hóa -Thông tin, Hà Nội

35 Lê Như Hoa( 1998), Bản sắc dân tộc trong lối sống hiện đại, Nxb Văn hoá –

Thông tin, Hà Nội

36 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh( 1993), Văn hóa xã hội chủ nghĩa, NXB

Chính trị Quốc gia

37 Đỗ Huy (1999), “ Vấn đề xây dựng lối sống dân tộc hiện đại ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học ,(6), tr.5-7

38 Đỗ Huy (2008), “ Lối sống dân tộc - Hiện đại mấy vấn đề lý luận và thực tiễn”

,Nxb Văn hóa Thông tin và Viện văn hóa, Hà Nội

Trang 8

39 Đặng Cảnh Khanh(1993), “ Về lối sống tiểu nông trong xã hội đô thị Lối sống

trong đời sống đô thị hiện nay”, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội

40 Vũ Khiêu( 1999) “ học tập tư tưởng, đạo đức, lối sống của Bác Hồ trong hoàn

cảnh hiện nay”, Tư tưởng - Văn hóa,(5)

41 “ Lối sống xã hội chủ nghĩa” ( 1982), Nxb Sự thật, Hà Nội

42 Phạm Bá Lượng(1995),“ Mấy vấn đề về lối sống và xây dựng lối sống trong

chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”, Luận văn thạc sỹ,

chuyên ngành Triết học, mã số 5.01.02 Học viện chính Trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội

43 Mác –Ph.Ăng ghen( 1995), “ Hệ tư tưởng Đức”, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội

44 Mác – Ph Ăng ghen (1993), “ Vai trò của lao động trong quá trình vượn biến

thành người” , Tuyển tập, tập 5, Nxb Sự thật, Hà Nội

45 Hồ Chí Minh(1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

46 Hồ Chí Minh(2000), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

47 Hồ Chí Minh(1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

48 Hồ Chí Minh(1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

49 Hồ Chí Minh(2000), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

50 Hồ Chí Minh(1996), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

51 Hồ Chí Minh về giáo dục, bồi dưỡng thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội ( 2007)

52 A.M Ru–mi–an- txép chủ biên( 1996), Từ điển chủ nghĩa cộng sản khoa học,

Nxb Tiến bộ, Matxcơva – Nxb Sự thật, Hà Nội

53 Tổng cục thống kê, “Niên giám thống kê”, Nxb thống kê - Hà Nội, ( 2010)

54 Từ điển triết học ( 1975), Nxb Tiến bộ, Matxcơva

55 Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, “Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh

tế - xã hội năm 2009 và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh

tế xã hội năm 2010 của Thành phố Hà Nội”

56 Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, “Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh

tế - xã hội năm 2010 và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh

tế xã hội năm 2011 của Thành phố Hà Nội”

57 Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội: “ Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội 9

tháng năm 2011 và nhiệm vụ 3 tháng cuối năm trên địa bàn Thành phố Hà Nội”

58 Ủy ban nhân dân Thị xã Sơn Tây, “Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế -

xã hội năm 2010 và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế

xã hội năm 2011 của Thị xã Sơn Tây”

59 Ủy ban nhân dân Huyện Thạch Thất, “Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh

tế - xã hội năm 2010 và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh

tế xã hội năm 2011 của Huyện Thạch Thấti”

60 Ủy ban nhân dân Huyện Quốc Oai, “Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế

- xã hội năm 2010 và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế

xã hội năm 2011 của Huyện Quốc Oaii”

61 Huỳnh Khái Vinh ( chủ biên)( 2001), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị đạo đức xã hội, NXB Chính trị Quốc gia

62 Hoàng Vinh ( 1999), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa nước ta,

Viện văn hóa và NXB Văn hóa - Thông tin

63 http://www Xuctienthuongmai.vn :Giới thiệu về Thành phố Hà Nội( Thủ đô) ngày

10/1/2010)

64 VOVNews : Việc làm cho thanh niên Hà Nội ngày 25/3/2011

Ngày đăng: 26/06/2015, 13:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w