Xây dựng tiêu chí đánh giá các báo cáo sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bạc Liêu 93 tr.. Nguyễn Văn Kim Năm bảo vệ: 2013 Abtracts: Trình bày cơ sở lý luận c
Trang 1Xây dựng tiêu chí đánh giá các báo cáo sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào
tạo tỉnh Bạc Liêu
93 tr.
Trịnh Phước Quang
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ; Mã số: 60 34 04 12
Người hướng dẫn: PGS TS Nguyễn Văn Kim
Năm bảo vệ: 2013
Abtracts: Trình bày cơ sở lý luận cuả tiêu chí đánh giá các báo cáo sáng kiến kinh
nghiệm: Một số khái niệm cơ bản liên quan; Thực tiễn công tác đánh giá sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo Nghiên cứu thực trạng đánh giá các sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bạc Liêu, làm rõ các khó khăn trong việc đánh giá các sáng kiến kinh nghiệm và tiêu chí đánh giá sáng kiến kinh nghiệm Đưa
ra một số tiêu chí đánh giá các sáng kiên kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bạc Liêu, các ý kiến đánh giá chuyên gia, các kết quả thực nghiệm các tiêu chí đánh
giá các báo cáo sáng kiến kinh nghiệm trong ngành GD&ĐT tỉnh Bạc Liêu
Keywords: Báo cáo; Sáng kiến kinh nghiệm; Khoa học công nghệ; Tiêu chí đánh giá Content
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Từ trước đến nay, việc đánh giá sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) thường được nhiều cơ sở giáo dục “phó thác” cho các hội đồng đánh giá khoa học của ngành Phần lớn các hội đồng này chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm nghiên cứu và lương tri của các thành viên để đưa ra quyết định về kết quả của công trình, chứ không dựa trên một khung đánh giá cụ thể, chi tiết để tăng mức độ chính xác của việc đo lường phẩm chất khoa học của sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) Cách làm này tiềm ẩn nhiều bất cập, khiến cho việc đánh giá mang nặng cảm tính, thiếu chính xác, thậm chí có thể gây ra những tác động tiêu cực đến công tác đào tạo Vì thế, yêu cầu cần phải xây dựng các tiêu chí đánh giá SKKN là rất cấp
Trang 2thiết Ngoài mục đích bảo đảm tính khách quan, việc xây dựng các tiêu chí này còn có ý nghĩa rất quan trọng trong dạy học tích cực, cả cho người dạy lẫn người học
1.1 Đảm bảo tính khách quan và chính xác trong việc đánh giá SKKN
1.2 Định hướng cho người viết SKKN
1.3 Thống nhất phương pháp khoa học trong đội ngũ giảng viên
Ngay trong cùng một bộ môn, giảng viên có thể có nhiều quan niệm khác nhau về phương pháp nghiên cứu và về cách thức tiến hành viết SKKN, vì họ thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau, có trình độ học vấn khác nhau, được đào tào từ nhiều nguồn khác nhau,…Có những sự khác nhau có thể chấp nhận được (chẳng hạn về các trình bày SKKN, về cách gọi tên từng đề mục của SKKN,…), nhưng cũng có không ít sự dị biệt cần phải mổ xẻ để đi đến thống nhất để bảo đảm tính khoa học của công trình nghiên cứu
Trên cơ sở đó, là cán bộ đang công tác tại Sở GD&ĐT tôi chọn đề tài nghiên cứu “Xây
dựng tiêu chí đánh giá các báo cáo sáng kiến kinh nghiệm trong ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bạc Liêu”
2 Lịch sử nghiên cứu
Ở Việt Nam bàn về công tác đánh giá nghiên cứu khoa học trước hết phải kể đến: Quyết định số 19/2007/QĐ-BKHCN ngày 18 tháng 9 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc đánh giá nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản trong khoa học tự nhiên, trong đó có đưa ra tiêu chí đánh giá thông qua: Kết quả nghiên cứu; kết quả tham gia đào tạo sau đại học; tiến độ thực hiện đề tài và tình hình sử dụng kinh phí Tuy nhiên, những tiêu chí còn gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học trong nước
3 Mục tiêu nghiên cứu:
Xây dựng bộ tiêu chí phục vụ việc đánh giá các báo cáo sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bạc Liêu
Trang 34 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề xuất xây dựng tiêu chí đánh giá các báo
cáo sáng kiến kinh nghiệm trong ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bạc Liêu có nhiều cách tiếp cận, khía cạnh để nghiên cứu Trong đó, Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục (SKKN) là tổng thể những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà cán bộ, giáo viên tích luỹ được trong thực tiển, là cơ sở của nghệ thuật giáo dục, là cơ sở quan trọng của lý luận giáo dục Do vậy, trong khuôn khổ nghiên cứu của một luận văn để đạt kết quả cao tôi lựa chọn nghiên cứu vấn đề quan trọng nhất các báo cáo sáng kiến kinh nghiệm trong ngành Giáo dục và Đào tạo, từ đây tôi tập trung vào nghiên cứu
và đề xuất: “Xây dựng tiêu chí đánh giá các báo cáo sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo
dục và đào tạo tỉnh Bạc Liêu”
- Phạm vi về không gian và thời gian: Nghiên cứu này tập trung áp dụng thử nghiệm tại
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bạc Liêu
- Phạm vi về loại hình đánh giá: Nghiên cứu này tập trung vào 02 loại hình đánh giá chính
đó là:
+ Tự đánh giá của cán bộ, giáo viên
+ Cán bộ quản lý đánh giá giáo viên
5 Mẫu khảo sát:
Sau khi nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí có thể áp dụng thử nghiệm:
- Chọn 200 sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ, giáo viên để phát phiếu tự đánh giá
- Chọn 10 cán bộ quản lý phát phiếu hỏi ý kiến về độ tin cậy các tiêu chí
6 Câu hỏi nghiên cứu:
Phải chăng có thể sử dụng các tiêu chí đánh giá công trình nghiên cứu khoa học để đánh giá sáng kiến kinh nghiệm?
7 Giả thuyết nghiên cứu:
Trang 4Sáng kiến kinh nghiệm thực chất là công trình khoa học, các nhà quản lý giáo dục có thể dựa trên tiêu chí đánh giá công trình khoa học để đánh giá sáng kiến kinh nghiệm
8 Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận, luận thuyết của Vũ Cao Đàm trong cuốn “Đánh giá nghiên cứu khoa học” – NXB KH&KT, năm 2007, cuốn “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” – NXB Giáo dục, năm 2007 cũng như các tiêu chí, quan điểm đánh giá sáng kiến kinh nghiệm trong ngành Giáo dục và Đào tạo, hay trong các trường đại học, cao đẳng khác và các tổ chức khoa học trong và quốc tế Các chủ trương chính sách của Việt Nam
về đánh giá nghiên cứu khoa học
Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
8.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nội dung 1: Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học
Nội dung 2: Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học
Nội dung 3: Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học
Nội dung 4: Phương pháp viết tài liệu khoa học
Nội dung 5: Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học
8.2 Phương pháp bảng hỏi
8.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
9 Kết cấu của luận văn
References
1 Nguyễn Văn An: Một số vấn đề trong đánh giá và nghiệm thu kết quả nghiên cứu khoa học
tạp chí “Hoạt động khoa học” số 4/2005;
2 Hồ Tú Bảo: Đánh giá định lượng kết quả nghiên cứu khoa học tạp chí “Hoạt động khoa học”, số
7/2010;
Trang 53 Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thông tư số 12/2010/TT-BGĐT ngày 29 tháng 03 năm 2010 Ban
hành Quy định về quản lý đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010;
4 Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quy định về quản lý đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ (Ban
hành kèm theo Thông tư số 12/2010/TT-BGĐT ngày 29 tháng 03 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), 2010;
5 Bộ khoa học và công nghệ: Quyết định số 19/2007/QĐ-BKH&CN Quy định đánh giá nghiệm thu
đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên, 2007;
6 Bộ Khoa học và Công nghệ: Thông tư số 07/2009/TT-BKHCN ngày 03 tháng 4 năm 2009 Hướng dẫn
việc đánh giá, nghiệm thu đề tài khoa học xã hội cấp nhà nước;
7 Vũ Cao Đàm: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục, Hà Nội, (1999);
8 Vũ Cao Đàm: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội,
(2003);
9 Vũ Cao Đàm: Đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội,
(2007);
10 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật khoa học và công nghệ, 2000;
11 Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2005;
12 Từ điển Xã hội học của Nguyễn Khắc Viện, Nhà xuất bản thế giới, 1994;
13 Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2003;
14 Sở giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu: “Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bạc Liêu;
15 www most.gov.vn: Bộ Khoa học và Công nghệ;
16 www moet.gov.vn: Bộ giáo dục và Đào tạo;
17 www tiasang.com.vn;
18 www khoahoc.baodatviet.vn;
Trang 619 www khoavanhoc-ngonngu.edu.vn;
20 www thuvienkhoahoc.com.vn;
21 www.ebook.edu.vn